Ba yếu tố căn bản của đường đạo – Lý Do để Quán Chiếu về Chánh Kiến – W9

Tuần 9: Lý Do để Quán Chiếu về Chánh Kiến

[9] Nếu không có trí huệ chứng được thực trạng tối thượng (chân đế),
Thì dẫu có phát tâm buông xả chân thật và tâm bồ đề
Cũng không thể chặt đứt được nhân gốc rễ của luân hồi.
Vì thế hãy nỗ lực mọi cách chứng ngộ duyên khởi.

Hôm nay chúng ta nói về “tính không” và tầm quan trọng của việc hiểu về tính không. Tầm quan trọng của việc chứng ngộ tính không qua lý do của phụ thuộc lẫn nhau là điểm rất thâm sâu mà chúng ta sẽ luận bàn hôm nay. Những thi kệ mà chúng ta sẽ đi qua hôm nay sẽ mang một ý nghĩa sâu sắc rất lớn mà có lẽ nhiều hành giả Phật giáo còn thiếu sót trong thực hành của họ.

Những thi kệ mà chúng ta sẽ xem hôm nay chắc chắn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ để chúng ta có thể nâng cao sự thực hành của mình, sau đó có thể loại bỏ một số vô minh thông thường mà mọi người có thể mắc phải khi đang thực hành một số tu tập Phật giáo.

Trước khi chúng ta đi qua điểm đó, tôi nghĩ sẽ chỉ nói vài lời về tính không. Có lẽ chúng ta có thể bắt đầu phần này với thời thiền ngắn có thể là một phút nơi chúng ta có thể cố gắng quán chiếu hoặc cố gắng suy ngẫm về ý nghĩa chúng ta muốn nói về tính không. Bất kể nghĩ gì về tính không, chúng ta có thể thiền định về điều đó, để trong suốt buổi học, bạn có thể làm rõ đó là gì, chứ không phải đó được cho là như thế nào.

Dựa vào hiểu biết về tính không, chúng ta hãy cùng thiền định chỉ trong một phút. Vì vậy, tính không sẽ là chủ đề mà chúng ta sẽ thiền định trong một phút. Đừng lo lắng là bạn có hiểu về tính không đúng hay sai, chỉ cần thiền định về nó. Nếu chưa rõ, chưa ổn thì lát nửa bạn có thể hiểu rõ tính không trong buổi học, còn nếu đúng thì có thể kiểm chứng lại xem có đúng hay không hoặc bạn có thể điều chỉnh nếu chưa đúng. Dù sao chúng ta sẽ bắt đầu thiền về nó, tính không mà chúng ta có thể phát khởi động lực của mình. Được rồi, ba, hai và một [thời thiền trong một phút]

Để hiểu tại sao tính không lại quan trọng như vậy, thì chúng ta phải hiểu “Tính không là gì?” Chúng ta có thể hiểu về tính không từ nhiều cách khác nhau. Có nhiều lý luận và lý lẽ đang được nói đến để chứng minh sự tồn tại của tính không.

Nói cách khác, tính không giống như là thực tại của các hiện tượng, bản chất rốt ráo của các hiện tượng, cách mà sự vật thực sự tồn tại, sự thật tối thượng – đây chỉ là một số từ khác để chỉ tính không. Đó là lý do tại sao trong nhiều kinh điển và bản văn Phật giáo, bất cứ thứ gì trình hiện với chúng ta, đều thể hiện như là ảo ảnh. Trong một số bản văn, nói rằng chúng ta thức, nhưng chúng ta đang ở trong một giấc mơ. Bất cứ điều gì chúng ta thấy đều không đúng, chúng ta đang ở trong một giấc mơ lớn hơn, nơi chúng ta bị nhầm lẫn hơn với thế giới. Mọi thứ trình hiện với chúng ta không tồn tại theo cách nó trình hiện với chúng ta, chúng ta không thể nhìn thấy sự vật như sự vật thực sự tồn tại, tất cả chỉ là một loại ảo ảnh.

Nếu là ảo ảnh, nếu tất cả chỉ như một giấc mơ, thì đâu là sự thật, đâu là thực tại, sự vật thực sự tồn tại như thế nào, bản chất rốt ráo của sự vật hiện tượng ra sao? Nếu bạn hỏi như là, điều đó như thế nào, điều đó là gì, điều gì là sự thật, điều gì là thực tại, cách sự vật thực sự tồn tại, thì Đức Phật đã giải thích về tính không. Khi bạn nói về tính không, mỗi một sự vật mà chúng ta thấy, nghe, nếm, ngửi, cảm nhận, tất cả mọi thứ, chúng ta đều không nhận được như cách mà sự vật thực sự tồn tại. Vì vậy, làm thế nào chúng ta nhận được sự vật, làm thế nào chúng ta hiểu sự vật, làm thế nào sự vật trình hiện với chúng ta, làm thế nào chúng ta giả định sự vật? Đó là vấn đề. Mọi thứ trình hiện với chúng ta, trình hiện như nó vốn dĩ tồn tại. Sự tồn tại vốn dĩ là như vậy, khi chúng ta nhìn chiếc xe hơi, nó trình hiện như là chiếc xe tồn tại bởi chính nó mà không phụ thuộc vào ý nghĩ dựa trên khái niệm [ý nghĩ phân biệt] hoặc không phụ thuộc đơn thuần vào tên được gọi.

Khi chúng ta nhìn chiếc xe hơi, nó trình hiện như là chiếc xe tồn tại ngoài kia bởi chính nó. Nhưng sự thực, tính không là chiếc xe không tồn tại theo cách nó trình hiện như nó tồn tại bởi chính nó mà không phụ thuộc ngay cả vào ý nghĩ phân biệt được quy cho. Tất cả ngôn ngữ cho là “Ồ, đó là chiếc xe hơi”. Khi bạn nhìn chiếc xe hơi, nó trình hiện như là chiếc xe tồn tại bởi chính nó mà không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, sự  tồn tại vốn dĩ bởi chính nó. Nhưng cuối cùng, nếu bạn phân tích sâu hơn, bạn có thể hiểu rằng, nếu nhìn kỹ thì không có chiếc xe hơi nào ở đó bởi chính nó, không có chiếc xe nào ở bất kỳ bộ phận nào của nó. Nếu bạn nhìn bánh xe – không có xe, nhìn động cơ – không phải là xe, thân xe – không phải là xe, màu sắc không phải là xe. Nếu bạn cố gắng xác định, nếu bạn cố gắng chạm vào chiếc xe, bạn sẽ không chạm được vào chiếc xe đó. Bạn nghĩ rằng chiếc xe là cái được tạo thành mà bạn có thể chạm vào và cảm nhận và mọi thứ. Nhưng nếu bạn đi đến đó và nếu bạn chạm vào chiếc xe, khi bạn chạm từ phía trước, đó chỉ là thân xe, đó không phải là chiếc xe.

Ngay cả khi bạn thay đổi thân xe, chiếc xe vẫn ở đó, đó là cách chúng ta thấy, phải không? Thân xe chắc chắn không phải là chiếc xe. Nếu bạn chạm vào bên dưới, có thể là bánh xe, bánh xe không phải là xe nếu không nó sẽ giống như là bốn chiếc xe. Thân xe không phải là chiếc xe, bởi vì ngay cả khi bạn thay đổi thân xe hoặc thậm chí trước khi thân xe tồn tại, thậm chí trước khi bạn đặt thân xe vào, thì vẫn là một chiếc xe. Ngay cả thân xe nếu bạn nhìn gần hơn, thân xe bao gồm mặt trước, mặt cửa sổ, mặt cửa xe, mặt sau, tất cả mọi thứ. Vì vậy, dù cho bạn xác định chính xác đó chính là thân xe, nếu bạn nhìn kỹ, nếu bạn chạm qua cánh cửa xe, cánh cửa đó không phải là chiếc xe. Ngay cả khi bạn tháo cánh cửa, chiếc xe vẫn ở đó, như vậy có nghĩa là phần cửa xe không phải là chiếc xe; phần trước không phải là chiếc xe, nếu dỡ bỏ phần trước thì xe vẫn ở đó. Do đó, bất cứ phần nào mà bạn xác định đều không phải là xe hơi, bạn sẽ không tìm thấy. Nếu bạn phân tích toàn bộ, bạn sẽ không thể nào tìm thấy chiếc xe mà bạn có thể chạm vào bằng các ngón tay của mình. Nếu được nhìn thấy nơi chiếc xe thực sự tồn tại, bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ bộ phận nào của chiếc xe đó. Cho nên, chiếc xe không phải ở đó bởi chính nó, chiếc xe chỉ là khi tất cả những bộ phận nhỏ này kết hợp lại với nhau, ý nghĩ phân biệt mới cho là có một chiếc xe hơi. Đó là thứ được tạo ra, được phóng chiếu đơn thuần bởi ý nghĩ dựa trên khái niệm, rằng ‘à, đây là một chiếc xe hơi’.

Ngay cả khi chúng ta nhìn chính mình, chúng ta đang ở đâu vậy? Bàn tay này chắc chắn không phải là tôi, đôi chân tôi chắc chắn không phải là tôi, khuôn mặt tôi chắc chắn không phải là tôi. Vậy thì, tôi đang ở đâu? Nếu bạn nghĩ rằng cơ thể của chúng ta là chúng ta, thì cũng hãy suy nghĩ thật kỹ rằng nếu ai đó hỏi bạn, bạn có thể thay đổi cơ thể với người đó được không? bạn có thể cảm thấy như là “được mà, chúng ta thay đổi cơ thể với nhau”. Ngay cả trong tương lai, một nhà khoa học hoặc một bác sĩ rất giỏi đến và nói rằng “ồ, tôi có thể thay đổi cơ thể của bạn với một người khác”, bạn có thể cảm thấy như vậy là ổn. Một người đang bị bệnh nặng hoặc có vấn đề về thể chất, nếu bác sĩ nào đó nói rằng ‘ồ, có một cơ thể mới, và nếu bạn đồng ý, tôi sẽ thay cơ thể mới với cơ thể của bạn, giống như là cấy ghép, thì rất có thể bạn cảm thấy như “dạ được, tiến hành đi”. Như vậy, ‘tôi’ chắc chắn chính là cơ thể của chúng ta, không phải là chúng ta.

Một số người có lẽ nghĩ rằng đó là tâm của chúng ta, rất phức tạp, vì đó là một cuộc tranh luận lớn. Có một số trường phái Phật giáo nói rằng, “Đúng, tâm thức của bạn là bạn, bạn là tâm thức của bạn”, nhưng khi họ đi đến kết luận cuối cùng là Đức Phật cho những lời dạy sau cùng, thì Đức Phật nói “Ngay cả tâm thức của bạn cũng không phải là bạn”. Bạn chỉ đơn thuần bị áp đặt bởi ý nghĩ dựa trên khái niệm, không có gì ở đó như chúng ta thấy. Nếu bạn nghĩ điều đó khó, thì điều đó khó, nếu bạn nghĩ rằng mọi thứ dễ dàng, thì dễ dàng, nếu bạn nghĩ rằng đó là cuộc sống hạnh phúc, thì đó là cuộc sống hạnh phúc, nếu bạn nghĩ rằng đó không phải là cuộc sống hạnh phúc, thì đó không phải là cuộc sống hạnh phúc. Sự vật không tồn tại ở đó, chỉ là tâm của bạn tạo ra, tưởng ra mọi thứ, quy cho mọi thứ.

Ví dụ, ở một số nơi của Ấn Độ, có một số người ăn xin – tôi hiểu rằng ở một số quốc gia, ăn xin là một loại bất hợp pháp. Nhưng ở Ấn Độ, tôi không rõ điều đó trong luật như thế nào, nhất là xung quanh một số thánh địa quan trọng của Phật giáo, có một loại người ăn xin vì các Phật tử thực hành bố thí nên họ nhận được nhiều thứ từ những hành giả đến thăm nơi đó – vì vậy, cùng một từ ‘người ăn xin’ nếu bạn nói từ này với những người đó [người ăn xin], họ có thể cảm thấy rất nhẹ nhàng đối với họ, nếu bạn nói “này ăn xin” thì họ có thể cảm thấy giống như “hey/ hello”, đó chính xác là cách họ cảm thấy hoặc nhìn thấy. Nhưng nếu bạn nói ‘một kẻ ăn xin’ với bạn của mình, bạn có thể đã thực sự không khéo léo với bạn của mình, người bạn có thể tức giận hoặc ít nhất cảm giác khó chịu hoặc có thể chán nản hoặc có thể tự hỏi chuyện gì đang xảy ra vậy. Như vậy, cùng một từ ‘ăn xin’, nếu bạn nói với một người rất giàu có, tình huống có vẻ như là bạn bị điên. Từ ngữ thì giống nhau – người ăn xin, nhưng đối với những người khác nhau, nó lại khác nhau. Đối với một số người, đó chỉ là điều bình thường như ‘chào bạn’, đối với một số người đó là điều to lớn, đối với một số người, họ có thể rất tổn thương, một số người lại coi đó như một trò đùa.

Đó không phải là các hiện tượng, không phải là sự vật, mà đó là tâm của chúng ta tạo ra. Chủ thể hoặc đối tượng có thể là cùng sự vật, nhưng chính tâm làm nên mọi thứ. Người ăn xin nghe dễ chịu đối với một số người, đối với một số người là không dễ chịu, từ ăn xin nghe tử tế, nghe không tử tế, nghe không tốt không xấu, một cái gì đó để cười nhạo khi mọi người xem nó như một loại trò đùa hoặc đại loại như thế. Cùng một sự vật, lại rất khác nhau đối với những người khác nhau, đều là do tâm, nếu chúng ta nghĩ rằng nó tốt đẹp, thì tốt đẹp, nếu chúng ta nghĩ rằng từ ‘ăn xin’ nghe dễ chịu, thì nghe dễ chịu, nếu chúng ta nghĩ thực sự khủng khiếp, thì nó khủng khiếp, nếu chúng ta nghĩ rằng đó là một loại bình thường, thì là bình thường. Chính xác giống với mỗi một tình huống trong cuộc sống, nhưng chúng ta không thấy như là sự vật tồn tại, chúng ta luôn phóng chiếu/tưởng như sự vật tồn tại bởi chính nó. Khi bạn nói ‘kẻ ăn xin’, thì một số người có thể nói rằng “Ồ, tôi rất buồn”, nếu bạn hỏi lại họ “Tại sao bạn lại buồn?” Họ có thể nói “Bởi vì hắn nói kẻ ăn xin với tôi”.

Nếu bạn cho một ví dụ: họ hãy hỏi một số người, những người không chán ghét, nghĩ rằng ăn xin không có nghĩa là bạn phải đau khổ, bạn phải lo ngại, mọi người sẽ bị lo lắng, nhưng họ không thấy đáng lo ngại. Vì vậy, không phải là sự vật, mà là tâm tạo ra sự vật. Tôi cho bạn một vài ví dụ ngắn gọn như là một câu chuyện, đây là một câu chuyện có thật, bạn có thể phân tích được, câu chuyện này thật ngộ nghĩnh, tôi thích câu chuyện này.

Có một nơi ở trên ‘Tao’, Tôi nghĩ sự việc xảy ra gần ‘Tao’ ở Tây Tạng vào khoảng 1990. Có một số người đang làm việc quanh ngôi nhà, sau đó một người nam ngủ chợp mắt một chút – nghỉ ngơi/ ngủ một giấc ngắn – trong khi họ đang giữa buổi làm việc. Trong thời gian nghỉ ngơi, những người khác chỉ nghỉ ngơi chung quanh ngôi nhà, nhưng một người đi vào bên trong nhà để ngủ, đột nhiên, người đó bước ra và mọi người đều nghĩ rằng anh ta chỉ đi loanh quanh. Nhưng một người khác sống với người vừa bước ra khỏi nhà, đã cho biết rằng “Ồ, anh ta đang mộng du” [Ghi chú: somnambulism]. Sau đó, người đó nói với những người khác cần phải giữ im lặng, vì anh ta đang mộng du. Có một cột điện và người đó đi về phía cột điện, khi đến đây, anh ta bắt đầu đi hướng lên cột điện, giống như bạn đúng là đi trên tường, đi lên trên tòa nhà, người đó thực sự đi lên cột điện. Mọi người đều bị sốc, nhưng người sống với người đó nói với những người khác làm ơn giữ im lặng, vì nếu bạn làm ồn, người đó có thể thức giấc. Nếu người đó thức giấc, anh ta có thể rơi xuống. Nhưng nếu bạn không đánh thức anh ta dậy, anh ta đi lên, anh ta cũng đi xuống. Tôi không biết, nếu bạn có bất kỳ người bạn mộng du nào, có lẽ bạn cũng làm điều đó như một thực nghiệm. Nhưng đó là điều thực sự đã xảy ra trong thực tế. Nó không giống như một người có một sức mạnh siêu nhiên nào đó, mà chỉ là một người bình thường bị mộng du.

Chứng mộng du đó dường như rất nhiều người ở Tây Tạng mắc phải, vì họ biết về điều này, cho nên họ để ý/ quan sát một chút khi mọi người bị như vậy. Về những người mộng du, ở các khu vực du mục, nhất là ở một số vùng của Tây Tạng, có rất nhiều người du mục thực sự sống trên núi, trong lều khi họ chăm sóc một số động vật trong lều; vì thế, nếu bạn kiểm tra những con chó du mục – chúng rất to và rất khỏe, một số loài động vật hoang dã không thể làm gì những con chó này, bởi vì những con chó này thực sự rất lớn, mạnh mẽ và các kiểu dạng sống khác nhau, chúng có phần đùi rất dày và rất mạnh mẽ, bạn có thể kiểm tra những con chó du mục Tây Tạng, thực sự rất ngộ nghĩnh. Có nhiều trường hợp những con chó này thậm chí giết được cả người, chúng thực sự rất nguy hiểm, nhưng có một điều thực sự rất lạ và thú vị là khi một người đang mộng du, nếu người đó đến gần một con chó như vậy, con chó không bao giờ sủa họ. Vào ban ngày, những con chó sẽ thực sự giết họ ngay cả với chỉ một vết cắn không nghiêm trọng. Những con chó có thể thực sự nguy hiểm và rõ ràng sẽ sủa họ, xua đuổi họ và mọi thứ. Nhưng nếu người mộng du đến đó, chúng thậm chí không sủa, đó là lý do tại sao nhiều người nghĩ rằng những con chó không nhìn thấy người mộng du, một số người nói vậy, nhưng chắc chắn những con chó không cắn hoặc sủa.

Tôi thực sự thích điều này, đó là một sự thật, đó cũng là điều đã xảy ra, mọi người có thể nhìn thấy và đồng thời có những điều có thể học hỏi với tình huống này. Theo Phật giáo, nếu một người mộng du, nếu người đó nghĩ rằng mình đi trên bề mặt phẳng; vào lúc đó, nếu người đó đi trên mặt nước/sông, tôi thực sự tin và cảm thấy rằng nếu người đó nghĩ hoàn toàn 100% trong giấc mơ hoặc trong giấc ngủ của mình là anh ta đang đi trên một bề mặt/ khu vực phẳng nào đó, nhưng nếu anh ta thực ra là ở trên mặt nước, anh ấy sẽ không rơi xuống nước, rất có thể anh ta thực sự có thể đi trên mặt nước. Lý do tại sao chúng ta tiếp cận trên mặt nước, không phải vì đó là nước, mà bởi vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ bước nhẹ đi trên đó. Có nhiều câu chuyện mà các hành giả thực sự rèn luyện tâm thức để nhìn mọi sự vật theo một cách nhất định, rồi họ thực sự nhìn thấy, nên dựa vào đó họ có thể đi hoặc thực hiện.  

Dĩ nhiên, những con chim bay được, không có gì lạ về sự bay này, nhưng việc bay mà không sải cánh, bay mà không cần cánh nào cả, thật là lạ! Điều cần suy nghĩ, việc bay không phải là một vấn đề lớn, nhưng bay mà không có cánh mới là một vấn đề lớn. Các nhà sư Phật giáo thực sự bay trong tư thế thiền định, sở dĩ họ bay là vì họ rèn luyện tâm của họ theo cách như vậy. Người ta có thể thực sự bước đi trong không trung, nếu bạn thực sự thiền định và rèn luyện tâm thức của bạn, thiền định và xem cả thế giới là một cái cầu thang thì bạn có thể thực sự đi trên không như thể bạn đang bước đi trên cầu thang, nếu bạn thực sự tin tưởng vào việc nhìn thấy sự vật xảy ra. Đồng thời, một số vị đạo sư Phật giáo, họ rèn luyện cách đánh đổi nỗi đau khổ của người kia trong lúc khó khăn với hạnh phúc của một người trong lúc tốt đẹp, họ rèn luyện sự trao đổi, họ rèn luyện tâm thức theo cách này rất nhiều lần, vì vậy sau một thời gian, kết quả của rèn luyện trở thành một loại hiện thực.

Có một số câu chuyện ở Tây Tạng, chẳng hạn, một số người Trung Quốc đến và đánh roi lên một số người hoặc vị vua nào đó đánh dân, một số Đạo sư Phật giáo Tây Tạng, họ vẫn đang ở cách xa nhưng họ nhìn thấy có một số người đang đánh người đó, vì vậy các vị đạo sư này đã thực hành đánh đổi hạnh phúc của người này bằng đau khổ của người khác. Khi vị đạo sư thiền quán rằng các lằn roi (giả sử là gậy) người đó đang đánh người khác và nghĩ rằng ‘Nguyện cầu cho tôi nhận sự đau đớn của người đó’, vì vậy vị đó thực sự tự mình diễn tình cảnh của người khác và trên mô tạng của người khác, sau đó một số Đạo sư Tây Tạng thậm chí từng có những vết sẹo, cây gậy đã đập hoặc đánh vào người khác nhưng dấu lằn xuất hiện trên cơ thể của vị Đạo sư. Rõ ràng đây là điều có thể xảy ra khi bạn thực hành và mức độ thực hành là khá cao nếu bạn luyện tâm theo cách như vậy.

Và ngoài ra, trong Phật giáo, bạn có thể thấy là có ba cõi giới: cõi dục giới, cõi sắc giới và cõi vô sắc giới, cõi vô sắc có bốn bậc [Ghi chú: Không Vô Biên xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ]. Các chúng sanh trong cõi vô sắc thực sự không có bất kỳ hình sắc nào. Nói chung, những chúng sanh bình thường thậm chí không nhìn thấy bất kỳ hình sắc nào, không có hình dáng nào cả. Lý do tại sao họ sinh ra ở một nơi hoặc trong một hoàn cảnh như vậy, tại sao họ không nhìn thấy hình dạng là bởi vì họ thiền định mỗi một hiện tượng như là bầu trời, mỗi một hiện tượng đều rỗng không như một tâm thức. Vì không có gì tồn tại và tất cả đều rỗng không, đó là những gì họ thiền quán, thiền quán, thiền quán và sau đó khi họ chết, do những thiền quán đó, họ sinh ra ở đó trong cõi vô sắc, và họ không thấy hình sắc nào cả, tất cả đều rỗng không.

Cách bạn rèn luyện tâm là điều mà bạn có thể thực sự tạo ra. Bất cứ sự vật chúng ta nhìn thấy chỉ là ảo ảnh. Sự vật không tồn tại theo cách mà nó tồn tại, bởi vì vạn vật đang được tạo ra và được phóng chiếu và áp đặt bởi tâm thức, nhưng chúng ta không nhìn thấy. Chúng ta thấy sự vật như nó ở đó bởi chính nó. Vì vậy, việc chứng ngộ tính không là rất quan trọng. Nếu bạn không nhận ra tính không, thì dù cho bạn có tâm bồ đề, dù cho bạn có lòng từ bi – gần đây chúng ta đã phân tích qua sự buông xả và phát tâm bồ đề – dù cho bạn có những thực hành đó, nếu bạn không có ‘trí huệ chứng ngộ tánh không’, thì bạn sẽ không thể loại bỏ được sự vô minh của mình. Nếu bạn không xóa bỏ được sự vô minh của mình, thì bạn sẽ hiểu lầm. Do bạn hiểu lầm, bạn sẽ bám chấp vào chính mình, sân giận đối với những người khác, nên bạn tạo ra rất nhiều nghiệp và do đó, bạn sinh ra trong luân hồi hết lần này đến lần khác.

Vì vậy, không có cách nào bạn có thể thoát khỏi luân hồi, không có cách nào bạn có thể cắt đứt gốc rễ của luân hồi bằng vô minh, nếu bạn không có sự hiểu biết đó về tính không. Vì vậy, chính xác đó là những gì chúng ta sẽ xem xét ở những dòng thi kệ này ngày hôm nay. Khi tôi giải thích những điều này, thì dòng thi kệ khá chính xác những gì tôi đã nói, chúng ta chỉ cần đọc qua, không phải là điều khó khăn ngay bây giờ.

1Nếu không có trí huệ chứng được thực trạng tối thượng (chân đế),
2Thì dẫu có phát tâm buông xả chân thật và tâm bồ đề,
3Cũng không thể chặt đứt được nhân gốc rễ của luân hồi.
4Vì thế hãy nỗ lực mọi cách chứng ngộ duyên khởi.

1Nếu không có trí huệ chứng được thực trạng tối thượng (chân đế),
Bạn phải có ‘trí huệ chứng được thực trạng tối thượng’. ‘Thực trạng tối thượng’ là mọi vật chỉ bị phóng chiếu và áp đặt bởi tâm thức. Nếu bạn không có trí huệ nhận ra rằng vạn vật đều do tâm thức tác động, hay là ‘chân đế’ – đó chính là điều mà thi kệ nêu ra.

2Thì dẫu có phát tâm buông xả chân thật và tâm bồ đề
Tâm giác ngộ’ là tâm bồ đề – tâm mong muốn giác ngộ. Bạn có thể tích lũy rất nhiều công đức nếu bạn có sự buông xả hoặc nếu bạn có tâm giác ngộ. Đó không có nghĩa là tâm thức trong sự tương tục [dòng tâm thức] của các chúng sinh giác ngộ như Đức Phật, mà có nghĩa là tâm mong muốn giác ngộ.

3Cũng không thể chặt đứt được nhân gốc rễ của luân hồi.
Ngay cả khi bạn có những điều này, nhưng nếu bạn thiếu trí huệ chứng ngộ sự thật hay tính không, thì ‘cũng không thể chặt đứt được nhân gốc rễ của luân hồi’. Ở đây, ‘luân hồi’ thực sự là sự tồn tại theo chu kỳ hay là luân hồi. Nguyên nhân sâu xa là do sự vô minh. Luân hồi đến từ những hành động tiêu cực, những hành động tiêu cực đến từ sự sân giận, bám chấp và những cảm xúc tiêu cực. Tất cả những cảm xúc tiêu cực đều xuất phát từ sự vô minh đó – sự vô minh về cách sự vật tồn tại, phần lớn sự tồn tại, sự vô minh về tính không. Đó là nhân của mọi sự luân hồi, mọi đau khổ. Bạn không thể cắt bỏ gốc rễ hay nguyên nhân hoặc vô minh trừ khi bạn nhận ra thực tại tối thượng hay tính không, ngay cả khi bạn có tâm bồ đề hay sự buông xả.

4Vì thế hãy nỗ lực mọi cách chứng ngộ duyên khởi.
Vì vậy việc thực hành phương cách, ‘sự nỗ lực’ giống như việc thực hành, do đó thực hành hoặc cố gắng hiểu, hoặc tham gia vào ‘mọi cách chứng ngộ duyên khởi’. Ở đây, ‘duyên khởi’ là tính không theo cách khác. Bất cứ thứ gì chúng ta nhìn thấy bên ngoài, có thể trình hiện như là nó tồn tại bởi chính nó, nhưng nó không tồn tại bởi chính nó, nó là lý duyên khởi, phụ thuộc vào tâm của bạn, quan niệm của bạn, cách bạn quy cho các phần của nó và mọi thứ. Chiếc xe hơi không tồn tại bởi chính nó, nhưng chiếc xe chỉ được hình thành khi tất cả mọi thứ kết hợp lại với nhau. Bạn cần hiểu lý duyên khởi đó là khi bạn có thể chứng ngộ tính không, là khi bạn nhìn toàn bộ thế giới theo một cách rất khác, thì toàn bộ thế giới sẽ khác. Đây là những gì nó là. Đó là lý do tại sao các câu thi kệ nói chung cho thấy tầm quan trọng của sự hiểu biết về tánh không, tầm quan trọng của sự hiểu biết mọi thứ chỉ đơn thuần là được quy cho, không có gì tồn tại bởi chính nó, chỉ do tâm thức tạo ra, do tâm thức áp đặt.

Trả lời câu hỏi: 

1) Tính không cũng chỉ là một cái tên?

Đúng vậy, tính không cũng chỉ đơn thuần là do tâm quy cho, tính không cũng không phải là thứ tồn tại bởi chính nó, tính không cũng là thứ mà tâm chúng ta phóng chiếu, tính không cũng không tồn tại bởi chính nó. Bạn phải có một cơ sở trên đó bạn phóng chiếu tính không, chẳng hạn, nếu không có gì cả, thì sẽ không có sự rỗng không của hoa trên bầu trời, bởi vì hoa trên bầu trời không tồn tại. Khi tôi nói ‘vạn vật’ đều được phóng chiếu bởi tâm thức, thì tính không cũng bao gồm trong ‘vạn vật’ đó, bởi vì có tính không, chúng ta thậm chí còn hiểu nhầm về tính không, khi chúng ta nghĩ về tính không, chúng ta nghĩ là tính không tồn tại  bởi chính nó, nhưng điều đó không đúng, tính không cũng không tồn tại bởi chính nó mà không bị tâm thức hoặc ý niệm dựa trên khái niệm áp đặt.

Đây là chủ đề mà Đức Phật đã nói, chưa ai sẵn sàng hiểu. Khi thành đạo, Đức Phật ngồi 49 ngày mà không giảng dạy gì. Đức Phật đã ngồi và chứng ngộ sự thật [chân lý]. Sự thật giống như cam lồ, cam lồ giống như sự thật. “Không ai có thể hiểu được ngay cả khi tôi giảng dạy, vì vậy, tôi sẽ chỉ ngồi đây trong rừng, chẳng hạn”, nói vậy xong, Đức Phật đã đợi 49 ngày để giữ gìn một giáo lý bởi vì như Đức Phật đã nói, sẽ không có ai hiểu, không có ai đợi ở đó để hiểu. Vì vậy, khi bạn nói ‘Phật, Pháp và Tăng’ hay bạn nói ‘Tăng đoàn’, thì nhiều người hiểu lầm rằng, Tăng có nghĩa là ‘nhà sư’, điều đó không đúng. Tăng đoàn có nghĩa là những chúng sinh hiểu một cách rất rõ ràng về tính không này. Người nào hiểu được tánh không một cách rất rõ ràng, người đó trở thành Tăng, rồi thì người đó sẽ có thể giải thích giáo lý của Phật, người đó sẽ là người hướng dẫn có thể hướng dẫn chúng sinh khi Phật không ở gần bên. Vì vậy, người đó là đối tượng để quy y ‘Phật, Pháp và Tăng’, do đó anh ta giống như một y tá, khi bác sĩ không ở gần bên, thì y tá sẽ biết phải làm gì và làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân. Tương tự như vậy, khi Phật không ở gần bên, những người hiểu tính không một cách rõ ràng sẽ có thể trợ giúp, nếu không thì chính họ cũng đang ở trong ảo tưởng, làm sao họ có thể giúp đỡ người khác. Giống như ai chỉ cần ở đó, cố gắng làm việc như một y tá, bạn phải có nền tảng về y tế, có sự hiểu biết nhất định. Tương tự như vậy, những chúng sanh đó, cho dù có phải là một nhà sư hay không hay một ni sư hay không, đều được gọi là tăng đoàn mà chúng ta tin để quy y, là những người hiểu một cách rõ ràng về tính không này.

Tôi thực sự không biết bạn nói như thế nào và bạn có được như thế nào, nhưng điều đó thật sự rất vui và tôi rất thích khi nói ra điểm này. Có thể những ví dụ và câu chuyện tôi đã nói giả sử có thể nằm ngoài trí của bạn. Nhưng tôi thực sự đề nghị tất cả các bạn suy nghĩ về những điều đó. Tôi đã rất thận trọng với những từ ngữ mà tôi sử dụng và cách tôi giải thích, và cả những câu chuyện cùng với những gì tôi đã nói, tôi mong được giải đáp mọi thắc mắc, bởi vì đó là cách duy nhất bạn có thể làm rõ và cố gắng biết ngày càng tốt hơn, ngay cả khi bạn chỉ nhìn thoáng qua về nó, thì bạn sẽ thực sự vui vẻ với những đau khổ. Trong cuộc sống ắt hẳn sẽ có nhiều đau thương, trắc trở và những điều khó chịu, bạn hãy xem những điều đó là sự vui đùa, biết hài hước những lúc khó khăn thì bạn sẽ kiểm soát được. Bạn chỉ cần luyện tập một chút, vậy thôi.

Khi bạn thực sự có thể phóng chiếu và tạo ra qua tâm thức, bạn có thể tạo ra hạnh phúc dù cho bạn đang hoặc phải ở trong nhà tù, qua tâm thức bạn có thể thực sự sống một cuộc sống dễ chịu, nếu không, bạn sống trong đau khổ nếu không rèn luyện tâm của bạn. Vì vậy, đây là lý do tại sao Đức Phật nói rằng ‘Một điều ác nhỏ cũng không được làm, phụng hành viên mãn hết thảy điều lành, điều phục toàn diện tâm ý chính mình, đây chính là lời dạy của chư Phật’. Sở dĩ chúng ta cần phải điều phục tâm là bởi vì chúng ta tạo ra mọi khổ đau từ tâm mình. Chúng ta tạo ra tất cả các vấn đề, tất cả các cảm xúc tiêu cực từ tâm của mình: nghi ngờ, sân giận, ghen tị, cố chấp, tham lam, giống như tất cả những thứ gây tổn thương đó. Vì vậy, bạn phải điều phục tâm đó, kiểm soát tâm đó, và nói chung là sự hiểu lầm và vô minh tạo ra mọi thứ, tác động như nguyên nhân của mọi vấn đề. Hãy điều phục tâm của bạn, khi bạn hiểu được tính không, đó là khi bạn có thể cắt bỏ tất cả nguyên nhân của những đau khổ và vấn đề trong cuộc sống này.

2. Vì vậy, chúng ta tồn tại chỉ vì nhân và duyên, nhưng đồng thời, chúng ta lại tồn tại do tâm phóng chiếu, vậy mối liên hệ giữa hai điều này như thế nào? 

Khi chúng ta nhìn lại bản thân, khi chúng ta nghĩ về bản thân, từ một cái nhìn thoáng qua thì chúng ta cảm thấy là chúng ta không phải được tạo ra bởi các nhân và duyên, khi chúng ta nhìn vào một sự vật nào đó chúng ta thấy nó như một sự thường hằng. Đó là lý do tại sao nhiều người cảm thấy rất khó khăn khi đối mặt với sự thay đổi, bởi vì trong tâm của họ, họ xem như nó là vĩnh viễn, nó phải giống nhau, vì vậy đây là lý do tại sao thực sự khó khăn trong tất cả các sự tan vỡ, vì chúng ta phóng chiếu, chúng ta nghĩ, chúng ta mong đợi mọi thứ sẽ diễn ra theo cách là mãi mãi. Đó là lý do tại sao một số người thực sự thích nắm giữ sự giàu có như là họ sẽ sống mãi mãi, điều hiểu lầm mà tâm thức chúng ta tạo ra là sự vật không thay đổi, sự vật phải là như vậy.

Một chú tiểu đến từ Tây Tạng khi còn rất nhỏ khoảng bốn năm tuổi, chú đã đến đây. Nhà sư không gặp mẹ khoảng 20 năm, nên trong suy nghĩ của bà mẹ cứ như “ôi con bé nhỏ, đứa con nhỏ, xinh xắn, mập mạp của mẹ”. Bà mẹ đến đây thăm con sau 20 năm, như vậy bà mẹ sẽ gặp lại cậu bé sau 20 năm, Lobsang là tên của cậu. Cho nên khi bà mẹ đến đây, thì cậu bé không còn chỉ là 4 tuổi nữa, cậu to lớn, cao hơn bà mẹ rất nhiều, đã 20 năm rồi, giờ cậu khoảng 24, 25 tuổi trở lên, nên khi bà mẹ đến đây, bà bị sốc, người mẹ không có bất kỳ cảm giác nào. Vì vậy, khi người mẹ trở về Tây Tạng mọi người hỏi han như: “Bà có vui không, thằng bé thế nào, bà có hạnh phúc khi gặp con của bà không?” Rồi thì bà mẹ nói bằng cả câu “Tôi sẽ đi, tôi sẽ gặp con trai tôi”. Bà mẹ thất vọng quá vì bà chưa có cảm giác gần gũi với đứa con, trong tâm trí bà mẹ dính chặt một đứa bé nhỏ, trông xinh xắn, một đứa nhỏ mập mạp, nó không còn nữa, nó đã lớn như bố nó rồi. Nên người mẹ quay trở lại Tây Tạng, bà đã nói gì với những người bạn? Bà nói “Tôi không biết đó có phải con trai tôi hay không, nhưng mọi người thì gọi Lobsang, có nghĩa là mọi người gọi nó bằng tên con trai tôi, nhưng tôi không biết đó có phải là con trai tôi không?”

Bạn thấy tâm trí mong đợi như sự vật tồn tại bởi chính nó, đó là lý do tại sao khi chúng ta phá vỡ một thứ mà chúng ta thực sự thích, sẽ khiến chúng ta đau lòng. Chúng ta không nên đau lòng, đó là bản chất, mọi thứ là như vậy, luôn sụp đổ, nhưng tâm của chúng ta sẽ không thể chấp nhận điều đó. Đúng vậy, chúng ta được tạo ra bởi các nhân và duyên nhưng chúng ta thấy nó độc lập ở đó không phụ thuộc vào nhân quả kể cả chính chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta có quá nhiều bám chấp vào thân của mình và nghĩ rằng “À, đây là thân thể của tôi”. Hãy suy nghĩ kỹ đi, thân thể mà bạn cho rằng ‘đó là thân thể của tôi’ thì không phải là của bạn, thực ra là khi máu trắng và máu đỏ của cha mẹ chúng ta gặp nhau, thì máu trắng và máu đỏ đó là nhân của thân thể, vì vậy khởi đầu đó không phải là thân thể của chúng ta, cho nên cái thân mà chúng ta nghĩ rằng đó là thân thể của chúng ta thực ra ban đầu không phải là thân thể của chúng ta.

Chúng ta bám chấp nhiều như vậy, ‘đó là thân thể của tôi’, ‘Tôi’, vậy bạn muốn nói gì qua ‘Tôi’? Cái ‘tôi’ mà bạn nghĩ là qua suốt cơ thể này, lại là một phần của cha mẹ bạn. Tâm thức mà khi chúng ta nghĩ về sự vật, nếu chúng ta nghĩ nó là độc lập, nhưng nó không phải là độc lập, nó chỉ là được tạo ra, tâm thức mà chúng ta thấy điều này như là sự độc lập, là không thực, là không đúng thật, tất cả đều là sự tùy thuộc lẫn nhau. Vì vậy, đó là lý do tại sao sự phụ thuộc lẫn nhau là định nghĩa của tính không.

Ghi lại từ buổi Pháp Thoại của Lama Nawang Kunphel vào ngày 15 tháng 6 năm 2021, do The Aura of Wisdom tổ chức.

Source.
https://drive.google.com/file/d/1YKp-yjpjlE2myj1PhZ7QkX0D8CYk17YA/view?usp=drivesdk