Nhiều gia đình thường băn khoăn có nên cho con họ quy y từ nhỏ hay không. Việc quy y sớm có lợi ích gì?
- Sự Liên Hệ Nghiệp Quả và Phước Đức của Đứa Trẻ.
Theo giáo lý của Đức Phật, không có gì xảy ra do ngẫu nhiên. Nếu một đứa trẻ có cơ hội quy y nghĩa là trong nhiều đời quá khứ đã từng hình thành những kết nối thiện hạnh với Tam Bảo. Không phải ai cũng có phước đức được sinh vào một gia đình hiểu biết và thực hành Phật pháp. Do đó, việc một đứa trẻ quy y ngay từ khi còn nhỏ là một phước lành lớn.
- Quy Y Không Phải là Sự Kiện Một Lần.
Một người có thể quy y nhiều lần trong suốt cuộc đời. Thật ra, trong một số Pháp tu, người hành trì hàng ngày còn phát nguyện lại sự quy y của họ trước Đức Phật, Pháp và Tăng già mỗi ngày. Vì vậy, nếu một đứa trẻ quy y khi còn nhỏ, thì sau này trong cuộc đời chúng vẫn có thể phát nguyện quy y lại nếu quyết định chọn.
- Quy Y là một Hành Động Tự Nguyện, Không Phải là Sự Ép Buộc.
Có người có thể lo ngại cho quy y là một sự cam kết nghiêm túc, chỉ nên quy y khi ta thật sự muốn đi theo con đường tâm linh. Để chuẩn bị cho trẻ quy y, cha mẹ có thể hỏi con những câu hỏi nhẹ nhàng như:
“Con có muốn trở thành một người tử tế giúp đỡ cho những người khác không?”
“Con có muốn học cách sống hiền lành, biết yêu thương không?”
Quan trọng là phải giải thích cho trẻ nhỏ ý nghĩa của Tam Bảo: Đức Phật, Giáo pháp và Tăng đoàn và nương tựa vào Tam bảo có ý nghĩa gì. Cha mẹ cũng nên đưa con mình đến chùa, để trẻ có thể trải nghiệm được năng lượng bình an của các nhà sư. Thực tế, nhiều trẻ vốn rụt rè, nhút nhát, nhưng khi tiếp xúc với môi trường tu tập lại trở nên tự tin, vui vẻ và mạnh dạn.
- Giữ Giới Nguyện từ lúc Nhỏ cũng sẽ giúp Thành Công trong Tương La.
Ngoài ra đối với trẻ nhỏ việc thực hành theo các giới nguyện này lại rất hữu ích:
- Không trộm cắp
- Không nói dối
- Không sát sinh
- Không sử dụng những chất gây sau gây hại
- Không tà dâm
Nếu trẻ ngay từ lúc nhỏ được rèn luyện kỷ luật, biết giữ gìn đạo đức sẽ giúp chúng trưởng thành trở nên một người lớn có trách nhiệm và thành công.
- Lợi Ich của Thực Hành Tâm Linh từ lúc Tuổi Còn Thơ.
Sau khi quy y, các thành viên gia đình: ông bà, cha mẹ, cô chú, anh chị có thể dạy trẻ niệm hồng danh Phật, trì các chân ngôn để nuôi dưỡng trí tuệ. Chân ngôn ngài Văn Thù Sư Lợi, chẳng hạn, sẽ nâng cao sự thông minh và trí nhớ.
(Để biết về Đức Văn Thù Sư Lợi, xem link sau đây.)
Ngoài ra, việc thực hành lễ lạy giúp cho trẻ tịnh hóa nghiệp bất thiện và tích lũy công đức từ lúc còn nhỏ.
- Gieo hạt giống Bồ Đề.
Không có gì đẹp hơn khi cha mẹ và con cái cùng đi trên con đường tâm linh với nhau. Một gia đình có căn bản Phật Pháp sẽ luôn tràn ngập niềm vui và bình an. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường như vậy thường đưa đến cuộc sống may mắn, ít chướng ngại, do nghiệp quá khứ nhẹ đi và nhiều phước đức.
- Thời điểm thích hợp cho trẻ quy y là khi nào?
Không có một tuổi cố định để quy y. Nếu những lời dạy của Đức Phật thu hút sự chú ý của trẻ, cha me có thể dẫn trẻ đến chùa và để cho chúng tham gia các khóa tu dành cho trẻ nhỏ. Trước khi quy y, việc cho trẻ làm quen với những câu chuyện và hình ảnh về Phật Giáo sẽ rất hữu ích giúp nuôi dưỡng sự nhận biết của trẻ về Phật pháp.
Quan trọng hơn hết, các bậc cha mẹ phải là tấm gương thông qua sự tu tập của chính họ. Theo như câu nói “Thân giáo mạnh hơn cả ngôn giáo”. Không có bài học nào có tác động mạnh mẽ bằng chính cách sống của cha mẹ.
Quy Y là một hành động thiện lành mở ra một con đường đến hành trình tâm linh có ý nghĩa. Nếu hạt giống chánh Pháp được gieo trồng từ sớm, trẻ sẽ lớn lên với một nền tảng vững chắc về đạo đức và trí tuệ.
Nguyện cho tất cả các chúng sinh được ban phước lành với trí huệ và từ bi.
Master Nawang Kunphel