Ba yếu tố căn bản của đường đạo – Xác Quyết Chánh Kiến và Hạn Độ Quán Sát Chánh Kiến Không Viên Mãn – W10

Tuần 10:
Xác Quyết Chánh Kiến và
Hạn Độ Quán Sát Chánh Kiến Không Viên Mãn.

 Xác Quyết Chánh Kiến
[10] Người thấy được nhân quả của vạn pháp
Trong cả Luân hồi và Niết bàn không bao giờ sai lạc
Và bất cứ đối tượng nào mà tâm chấp ngã chấp vào đều bị biến mất hoàn toàn,
Tức là lúc đó đã nhập vào đạo làm hoan hỷ Chư Phật.

Hạn Độ Quán Sát Chánh Kiến Không Viên Mãn
[11] Nếu hiện tướng của tương tùy (mối quan hệ tùy thuộc nhau),
Là không hư ngụy (sai lạc), được hiểu tách biệt với tánh không,
Và chừng nào vẫn còn thấy chúng tách rời nhau
Thì vẫn chưa chứng được tôn ý của Đức Phật.

 

Rất vui được trở lại lớp học đây. Giống như các lớp học không chuyên sâu, thật là vui và cảm thấy rất may mắn khi có thể đi qua một trong những bản văn hay nhất do Đại Sư Tsongkhapa trước tác. Có rất nhiều chủ đề mà Đức Phật đã giải thích tùy theo tâm tính của các đệ tử, nhưng tôi cảm thấy rất vui và may mắn khi đi qua một chủ đề được chọn lọc là tinh túy của tất cả các lời dạy của Đức Phật.

Lần trước, chúng ta đã phân tích tính không, lý do tại sao chúng ta có thể cảm thấy như là chúng ta hiểu ít nhiều, tuy nhiên khi chúng ta gặp phải tình huống đau khổ, chúng ta có lẽ vẫn hiểu là tất cả những đau khổ đều đến từ cảm xúc tiêu cực nhưng chúng ta không thể kiểm soát được cảm xúc tiêu cực đó và cảm xúc tiêu cực đó kiểm soát trở lại chúng ta; chúng ta có lẽ vẫn hiểu là chúng ta đang đau khổ vì lỗi lầm của chính mình, nhưng chúng ta không thể kiểm soát được lỗi lầm của chính mình. Chúng ta biết rằng nghiệp là lý do tại sao chúng ta đau khổ, nhưng chúng ta vẫn không kiểm soát được nghiệp của mình cho dù đó là những bất thiện về thân, khẩu hay ý.

Xác Quyết Chánh Kiến
Người thấy được nhân quả của vạn pháp
Trong cả Luân hồi và Niết bàn không bao giờ sai lạc
Và bất cứ đối tượng nào mà tâm chấp ngã chấp vào đều bị biến mất hoàn toàn,
Tức là lúc đó đã nhập vào đạo làm hoan hỷ Chư Phật.

Tất cả những lý do như là sự thiếu hiểu biết hoặc lý do tại sao chúng ta phải có mọi vấn đề này, lý do tại sao chúng ta vẫn đau khổ, tại sao chúng ta không thể kiểm soát được cảm xúc của mình mặc dù chúng ta biết điều đó mang lại những kết quả tiêu cực cho chính chúng ta, bởi vì chúng ta bị huân tập quá nhiều và chúng ta không thể nhận thức được tính không, mặc dù chúng ta cho rằng như sự hiểu biết mà chúng ta có về tính không chỉ là một loại giả định. Giả định đó phải đi đến rất nhiều sự phân tích [quán sát]. Khi chúng ta nhận ra sự rỗng không, đó là lúc chúng ta thực hiện nó, đó là lúc chúng ta chấp nhận gốc rễ thực sự của cây độc hại. Khi chúng ta có thể hiểu được tính không, chúng ta không chỉ nhìn thấy rõ gốc rễ mà còn có thể chấp nhận điều này – toàn bộ cây độc hại mà từ đó tất cả những cảm xúc tiêu cực giống như những cành cây mọc ra từ đó và lá cây giống như đau khổ phát triển.

Như tôi đã đề cập trong các buổi học trước, đau khổ giống như chiếc lá và hành động bất thiện gây ra đau khổ cho chúng ta như là nhánh cây, như các nhánh nhỏ, cảm xúc tiêu cực như là các cành cây to, sự phóng đại giống như hướng chính của cây hoặc thân cây và gốc rễ của sự phóng đại là sự thiếu hiểu biết về tính không, vô minh về tính không, vô minh về tột cùng của sự tồn tại hay thực tại là sự rỗng không. Tính không là thực tại, tính không là thứ có thực. Bên cạnh tính không, mọi thứ chỉ là ảo ảnh, không tồn tại như nó trình hiện đối với tâm mà chúng ta lại nhìn thấy một cách chính xác. Vì vậy, nếu bạn không muốn những chiếc lá độc hại, nếu bạn không muốn những chiếc lá đau khổ, thì bạn sẽ loại bỏ những hành động bất thiện là những nhánh cây, loại bỏ những hành động tiêu cực hoặc những bất thiện thuộc về thân, khẩu hay ý giống như những nhánh cây. Để thoát khỏi hành động đó, bạn phải loại bỏ những cành cây to là những cảm xúc tiêu cực. Để loại bỏ các cành cây to, bạn cần phải loại bỏ các thân cây như là sự phóng đại. Và ngoài ra, để loại bỏ sự phóng đại, chúng ta cần phải loại bỏ cái gốc rễ là sự vô minh về thực tại. Cách duy nhất để thoát khỏi sự vô minh, giống như gốc rễ, là tính không.

Dù hiểu ít nhiều thì chúng ta cũng có thể hiểu sơ qua một chút là tất cả những đau khổ đều xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực của chính chúng ta. Nhưng lý do tại sao chúng ta vẫn không thể tránh được những cảm xúc tiêu cực, lý do tại sao chúng ta không thể tránh được sự phóng đại, lý do tại sao chúng ta không thể phản ứng hoặc hiểu được tâm thức như vậy của chúng ta theo cách nó nhìn nhận về sự tồn tại vốn có, là bởi vì chúng ta đang thiếu hiểu biết về tính không.

Để hiểu được tính không, bạn có thể phải thấy được sự phụ thuộc lẫn nhau và tính không như là một loại ý nghĩa và sự vật. Khi bạn có thể thấy tính không và sự phụ thuộc lẫn nhau như là hai mặt của một đồng tiền, khi bạn có thể thấy sự phụ thuộc lẫn nhau chỉ là định nghĩa của tính không, khi bạn có thể thấy rằng sự phụ thuộc lẫn nhau không khác với tính không trong khi tính không cũng không khác sự phụ thuộc lẫn nhau – Bởi vì sự phụ thuộc lẫn nhau mà tính không có thể xảy ra, bởi vì tính không mà sự phụ thuộc lẫn nhau có thể xảy ra – Khi bạn có thể thấy điều đó, thì bạn sẽ có thể phủ định, bạn sẽ có thể hiểu rằng không có gì ở đó vốn dĩ là sự tồn tại, khi đó, bạn có thể sẽ dấn thân hoặc bạn đang trên con đường làm hài lòng tất cả chư Phật.

Đây là những gì chúng ta đã đi qua trong buổi học trước. Đoạn thi kệ nói rằng

Người thấy được nhân quả của vạn pháp,
Trong cả luân hồi và niết bàn không bao giờ sai lạc

Ở đây, nói về hai điểm, nói về nhân và quả của ‘luân hồi’ và nhân và quả của ‘niết bàn’ [trạng thái vượt ra khỏi phiền não]. ‘Trạng thái vượt ra khỏi phiền não’ giống như sự giải thoát, sự thoát khỏi luân hồi. Khi bạn thấy được nhân và quả của luân hồi, nhân của luân hồi là cảm xúc tiêu cực và vô minh, quả là đau khổ của luân hồi. Vì vậy đây là nhân và quả của luân hồi, quả là chính luân hồi và nhân, hành động tiêu cực, và nhân của hành động đó là cảm xúc tiêu cực và sau đó là sự phóng đại rồi đến vô minh. Bản thân sự giải thoát là quả, sự giải thoát không là gì cả mà chỉ là một trạng thái của tâm thức – giống như khi tâm của chúng ta thoát khỏi tất cả những cảm xúc tiêu cực, đó là khi chúng ta đạt được trạng thái giải thoát, là khi chúng ta có thể loại bỏ tất cả những cảm xúc tiêu cực theo cách không bao giờ khởi động lại nữa, thì trạng thái đó là sự giải thoát. Điều đó có thể xảy ra với điều kiện [duyên], với nhân, và nhân là để tác động đối trị cho mỗi một cảm xúc tiêu cực.

Người ta có thể ứng dụng sự đối trị của các nhân hoặc đối trị của các cảm xúc tiêu cực một cách riêng biệt. Ví dụ, để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực ‘sân giận’ chúng ta có ứng dụng sự đối trị là tình yêu thương và lòng từ bi; để loại bỏ ‘lòng ghen tị’ chúng ta hoan hỉ những phẩm chất tốt đẹp của người khác; để thoát khỏi ‘vô minh’ chúng ta có trí tuệ, chánh kiến ​​thay cho những hiểu lầm hoặc tà kiến, và tương tự như vậy, sự mãn nguyện thay cho ‘dính mắc’ và không thỏa mãn. Luôn có sự đối trị tích cực tác động như một thuốc giải độc để loại bỏ tất cả những cảm xúc tiêu cực. Cuối cùng, loại đối trị tốt nhất hay đối trị chính yếu là trí huệ chứng ngộ tánh không, bởi vì đó là thứ thực sự cắt đứt gốc rễ của luân hồi là vô minh.

Nhân quả của sự giải thoát hay niết bàn [trạng thái vượt ra khỏi phiền não], quả là chính sự giải thoát và nhân là trí huệ chứng ngộ tánh không. Mọi trí huệ nhận ra những đối trị đó bằng sự thực hành đối trị khi bạn thấy tất cả những nhân quả đều không sai lạc, khi bạn tham gia vào những nhân đó, chắc chắn sẽ mang lại kết quả. Nếu bạn tham gia vào hành động tiêu cực, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn sự đau khổ, khi bạn tham gia vào nhân là sự thực hành đối trị, chắc chắn sẽ giúp bạn thoát khỏi một số cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, khi bạn hiểu luật nhân quả là không sai lạc, thì đồng thời, bạn có thể sẽ thấy là không có cái nào trong số này vốn dĩ tồn tại. Đó là lý do tại sao các nhân có thể giúp mang lại một số kết quả.

Nếu mọi thứ vốn dĩ tồn tại bởi chính nó, thì không có cách nào có thể ảnh hưởng được. Nếu cảm xúc tiêu cực tồn tại bởi chính nó mà không có sự phóng chiếu của tâm thức, nếu cảm xúc tiêu cực tồn tại vốn có, thì sẽ không có đối trị nào có thể ảnh hưởng đến nó để loại bỏ nó. Nếu con ngựa vốn dĩ tồn tại, thì nhân không thể làm gì để loại bỏ con ngựa này, nếu bóng tối vốn dĩ tồn tại, thì không có ánh sáng nào có thể sẽ xóa bỏ nó. Nếu vốn dĩ đã tồn tại, thì không có gì có thể ảnh hưởng, không có gì có thể thay đổi được.

Bởi vì thực tế, vốn dĩ không có sự tồn tại, nên nhân và duyên có thể ảnh hưởng đến nó. Do nhân và duyên có thể ảnh hưởng, nên vốn dĩ không có sự tồn tại. Đây là cách thức mà sự liên kết, quy luật, yếu tố không sai lạc của nhân quả giúp hình thành tính không như thế nào. Bởi vì sự thật là nhân quả không sai lạc, bởi vì nhân quả đó là đáng tin cậy, nhân đột ngột sẽ sinh ra quả đột ngột, là tính không. Và tôi nói đó là tính không có nghĩa là vốn dĩ không có sự tồn tại. Nó rỗng không về sự tồn tại cố hữu, hay nói cách khác, nó không tồn tại vốn có. Để đơn giản hơn, nó không tồn tại như nó trình hiện đối với chúng ta, cách nó trình hiện đối với chúng ta là độc lập trong một thực thể như vậy không dựa vào bất cứ thứ gì. Mỗi một kết quả đều phải dựa vào nguyên nhân; mỗi một nguyên nhân, như mẹ là một người mẹ bởi vì có đứa con, con là một đứa con bởi vì có người mẹ; có cái này là bởi vì có cái kia, và có cái kia là bởi vì có cái này. Trước khi một đứa trẻ được sinh ra, thì cô gái không phải là người mẹ. Bạn là một đứa con bởi vì bạn có mẹ. Chúng ta không thể nói hòn đá này và cuốn sách kia là đứa con. Bản thân nhãn gán cho là ‘con’, gán cho cái này và cái kia hoặc chất rắn hoặc chất lỏng, được liên kết rất nhiều với nhau. Do đó, mỗi một sự vật được tạo ra bởi một số nhân và duyên, có nghĩa là nó không tồn tại vốn có bởi vì nó thay đổi.

Những câu thi kệ ở đây nói: ‘Và bất cứ đối tượng nào mà tâm chấp ngã chấp vào đều bị biến mất hoàn toàn’. Vì vậy, ‘tâm chấp ngã’ là tâm bám chấp vào sự tồn tại vốn có. Nếu sự tồn tại đó hoàn toàn biến mất và tâm của chúng ta bắt đầu nhận ra rằng không có gì tồn tại bởi chính nó mà không phụ thuộc vào những cái khác. Khi bạn có thể thấy hai thứ này có thể đi cùng nhau, song song với nhau, như hai mặt của một đồng xu hoặc chỉ là hai khía cạnh của một đối tượng, ‘tức là lúc đó đã nhập vào đạo’ [thì vào lúc ấy, người đó đã bước vào con đường đạo] mà tất cả chư Phật đều đánh giá cao, điều này có thể làm hoan hỷ tất cả chư Phật. Bởi vì đây là mục đích mà Đức Phật luôn muốn truyền đạt. Có rất nhiều mức độ của giáo pháp mà Đức Phật giảng dạy, nhưng điều mà Đức Phật luôn mong muốn, một mục tiêu mà cuối cùng Đức Phật muốn tất cả chúng sinh hướng đến mục tiêu như vậy và đó là sự giác ngộ.

Đối với những người nghĩ rằng “Ồ, sự giác ngộ cần thời gian thật lâu, tôi thích chỉ làm điều để giải thoát cho chính mình”, Đức Phật đã nói theo điều đó. Bởi vì nếu Đức Phật cố gắng chỉ ra mục đích cuối cùng, mọi người có thể nghĩ rằng “Ồ, còn lâu quá, tôi không thể làm được điều đó”. Họ không có sự can đảm, vì vậy Đức Phật chỉ nói, giống như bạn muốn con bạn trở thành bác sĩ nhưng đứa trẻ lại nghĩ “Ồ, con không muốn đi học nhiều năm đến như vậy”, nên bậc cha mẹ thật khéo léo có thể nói rằng “Không sao đâu, con chỉ cần học cho đến hết trung học”, nên đứa trẻ sẽ nói “Được rồi, chỉ một vài năm thôi, con sẽ học xong trung học”. Khi đứa con học xong trung học, bạn có thể cho đứa con ấy thấy và truyền cảm hứng để đứa con ấy cố gắng chỉ vài năm nữa để hoàn thành chương trình cử nhân, “Con chỉ cần học cao đẳng, chỉ vài năm thôi”; sau đó bạn có thể từ từ nói “Ok, con chỉ còn vài năm nữa, thì con sẽ có một kết quả tích cực thật sự to lớn và rất tốt”.

Đây là lý do tại sao Đức Phật lại chỉ dạy theo nhiều cách. Đối với những người chỉ nghĩ như “Tôi chỉ muốn thoát khỏi đau khổ trong kiếp sau của tôi”, đối với những người nghĩ rằng “Tôi chỉ muốn đạt được điều gì đó trong kiếp này”, Đức Phật giảng dạy theo điều đó. Những người chỉ mong muốn được sinh lên cõi trời nào đó hoặc làm người trong kiếp sau, Đức Phật nói một giáo lý như vậy cho họ. Những người nghĩ rằng “Tôi muốn thoát mọi đau khổ, chỉ không muốn tái sinh nữa”, thì Phật nói “Được rồi, ta sẽ giảng dạy cho các ông theo điều đó”. Những người đạt được sự giải thoát, những người đạt được trạng thái không còn đau khổ cho chính mình, thì Đức Phật đã thực sự truyền cảm hứng cho họ “Đúng vậy, các ông thoát khỏi mọi đau khổ, nhưng còn nhiều thành tựu nữa mà các ông chưa đạt được. Vấn đề mà các ông vui thích ở đây là gì? Sự giải thoát hạnh phúc, trạng thái giải thoát khi mà tất cả những người mẹ của các ông đang đau khổ? Vui hưởng niềm hạnh phúc viên mãn này có ích lợi gì khi tất cả chúng sinh, những người đã từng tử tế hơn cả mẹ của các ông trong kiếp này đang đau khổ? Mục đích của việc trầm mình vào thiền định, mục đích tốt đẹp của sự giải thoát là gì?” Dần dần, Phật truyền cảm hứng cho họ hành động vì chúng sinh, đó là lúc Đức Phật từ từ đưa họ đến con đường giải thoát.

Ngay cả tính không, Đức Phật cũng đã giải thích theo nhiều tầng bậc, tùy theo sự hiểu biết của họ. Đức Phật đã nói như là “Nếu ta nói về tính không tối thượng, họ không chỉ hiểu lầm, mà họ sẽ nghĩ rằng điều này thật vô nghĩa, bởi vì họ có một quan điểm cơ sở rất kiên cố, là quan điểm rất mâu thuẫn với tính không tối hậu”. Vì vậy, Đức Phật đã giải thích theo một phương cách hơi thấp, phương pháp đúng thực, nhưng vẫn chưa đi cùng với tính không. Tuy nhiên đôi khi Đức Phật thậm chí còn nói rằng, nếu một người chưa sẵn sàng để hiểu về tính không, tốt hơn hết là không nên chỉ dạy. Đức Phật không nói về tính không cho mọi người, nếu bạn đã sẵn sàng, hãy giảng dạy nó, nếu bạn chưa sẵn sàng, hãy giữ lại. Ngay cả từ các vị thầy lần lượt của tôi, các thầy không được phép giải thích tính không, trừ khi học trò đã sẵn sàng để nhận hoặc hiểu nó.

Chúng ta đã đi qua tính không khá nhiều trong những buổi học trước. Những câu thi kệ chúng ta sẽ xem hôm nay, sự phụ thuộc lẫn nhau này hay nhân quả và tính không phải đi cùng nhau. Có nhiều người khi nghĩ về tính không, họ đều nghĩ rằng “Ồ, không có gì tồn tại cả. Tất cả là ảo tưởng”, đó là một thái cực nếu bạn nghĩ rằng không có gì tồn tại khi nghĩ về sự rỗng không. Cũng có một số hành giả vĩ đại, khi nghĩ về tính không, họ lại nghĩ rằng “Ồ, nếu là như vậy thì không có gì tồn tại”, vì vậy họ có thể giải thích như là hư vô, không có gì tồn tại, sự thực là không có gì tồn tại, tất cả đều rỗng không. Một số người lại nghĩ rằng, nếu nó tồn tại, nó phải là sự tồn tại vốn có, đó là một thái cực khác.

Đức Phật đã chỉ ra hoặc giải thích tính không như là con đường trung đạo, đó là con đường ở giữa, có lẽ tất cả các bạn đã nghe nói về điều đó, mọi người hiểu trung đạo theo nhiều cách khác nhau. Trung đạo có thể đi với khá nhiều thứ, sự thỏa hiệp thật sự có thể giải thích như là trung đạo. Ý nghĩa tột cùng của trung đạo là, khi bạn không tiến tới hai thái cực, và hai thái cực là khi bạn nghĩ rằng không có gì tồn tại nếu là rỗng không hoặc khi bạn nghĩ tới một thái cực khác, mọi thứ phải tồn tại vốn có nếu có hiện hữu. Đây là hai thái cực! Ở đây, Phật nói rằng, chính vì tánh không nên phụ thuộc lẫn nhau. Nếu vốn dĩ không có gì tồn tại, thì không có nghĩa là không có gì tồn tại, nó có thể tồn tại thật sự ở một mức độ quy ước [tục đế].

Trong Tâm Kinh, khi chúng ta nói rằng “Sắc không tồn tại, hay sắc là không”, một số người có thể hiểu sai như, “Được rồi, theo Đạo Phật, sắc không tồn tại, nó rỗng không, không là gì cả” – đó là một thái cực. Đúng vậy, sắc chẳng khác với không, không chẳng khác với sắc, có nghĩa là bởi vì tính không mà sắc tồn tại một cách quy ước; bởi vì sắc mà tính không của sắc chẳng khác với sự tồn tại vốn có của sắc. Tính không trong sắc là vắng mặt sự tồn tại vốn có trong sắc vì nó không tồn tại vốn có; nó tồn tại vì nó không có sự tồn tại vốn có, nó là do một số nguyên nhân gây ra. Sự sinh ra, nhân và quả, sự thay đổi có thể diễn ra khi nó vốn dĩ không tồn tại. Sự tồn tại vốn dĩ như là, không có gì có thể thay đổi được, nó chỉ tồn tại bởi chính nó, cho nên không có sự thay đổi nào có thể diễn ra, không có nguyên nhân, không có điều kiện nào có thể thay đổi được, đó giống như vốn dĩ tồn tại. Vì vậy, tính không chỉ là sự vắng mặt của điều này.

Sự trình hiện ở đây là sự phụ thuộc lẫn nhau và sự vắng mặt của sự tồn tại vốn có hay là tính không không sai lạc. Chừng nào bạn còn thấy hai điều này khác nhau, xem hai điều này là mặt trời và mặt trăng, hoặc mặt trăng và ngôi sao, hoặc một thực thể khác, thì bạn chưa nhận ra tôn ý tối hậu của Đức Phật, bạn chưa nhận ra những giáo pháp tối thượng mà Đức Phật đã giảng dạy. Điều thâm sâu nhất, tinh túy của tất cả các giáo pháp không phải là điều mà bạn đã hiểu được. Nếu bạn thấy tính không tách biệt với sự phụ thuộc lẫn nhau, khi bạn có thể thấy được điều đó – bởi vì sự phụ thuộc lẫn nhau nên là tính không, bởi vì tính không nên là sự phụ thuộc lẫn nhau – đó là lúc bạn đã nhận ra tôn ý của Đức Phật, đó là khi bạn nhận ra được tinh túy của tất cả những lời dạy của Đức Phật, đó là khi bạn nhận ra điều mà Đức Phật muốn bạn nhận ra và điều mà bạn thoát khỏi những đau khổ.

Bây giờ, hãy đi đến các câu thi kệ:

Hạn Độ Quán Sát Chánh Kiến Không Viên Mãn [Xác định việc không quán sát đầy đủ Chính kiến]

Cho thấy cả hai: để hiểu chánh kiến [cái thấy đúng đắn] hoặc để hiểu phương thức tồn tại tột cùng. Để hiểu được thực tại, bạn phải đi qua một số quán sát. Khi bạn thấy rằng sự phụ thuộc lẫn nhau và tính không là một, bất nhị, thì bạn hiểu được hoặc bạn đã quán sát trọn vẹn nhận ra được bản chất thực của các hiện tượng, là phương thức tồn tại tột cùng. Trừ khi bạn chứng ngộ được điều này, nếu không thì bạn vẫn chưa nhận ra được rằng, những câu thi kệ nói:

Hạn Độ Quán Sát Chánh Kiến Không Viên Mãn
Nếu hiện tướng của tương tùy (mối quan hệ tùy thuộc nhau),
Là không hư ngụy (sai lạc), được hiểu tách biệt với tánh không,
Và chừng nào vẫn còn thấy chúng tách rời nhau
Thì vẫn chưa chứng được tôn ý của Đức Phật.

Nếu bạn chấp nhận hoặc bạn thấy rằng duyên khởi tách biệt với tính không, thì bạn chưa chứng được giáo pháp tối thượng của Đức Phật. Mặt khác, nếu bạn thấy tính không chẳng khác duyên khởi, thì đó là lúc bạn đã chứng được giáo pháp của Đức Phật, bản chất tối thượng, thực tại, tôn ý tối hậu của Đức Phật mà Đức Phật muốn mọi người hiểu, và đối tượng chính yếu cần thực hành để đạt được giải thoát. ‘Và chừng nào vẫn còn thấy chúng tách rời nhau’, tính không và duyên khởi, chừng nào bạn còn thấy hai điều này một cách riêng biệt, ‘thì vẫn chưa chứng được tôn ý của Đức Phật’, điều này rất dễ hiểu.

Một trong những lý do tại sao điều này thật thâm sâu bởi vì khi Đức Phật giảng dạy giáo pháp này, thì những người có nền tảng Ấn Độ giáo, những người có nền tảng không phải Phật giáo. Họ tin vào điều ngược lại với sự phụ thuộc lẫn nhau, họ tin vào điều ngược lại với tính không. Khi Đức Phật giải thích hai chân lý [đế]: tục đế và chân đế, Đức Phật phải giải thích ở một mức độ rất khác, tùy theo sự hiểu biết của các đệ tử.

Những người tin vào Đấng Sáng Tạo, họ tin rằng Đấng Sáng Tạo như là một dạng tồn tại cố hữu – không bao giờ thay đổi, tồn tại vĩnh viễn, tồn tại bởi chính nó, không do bất cứ thứ gì gây ra. Bạn thấy đó là lý do tại sao trong Hồi giáo, họ không có bất kỳ bức tượng hoặc hình ảnh nào của Allah hay Thượng Đế là bởi vì nếu họ có hình ảnh của một Thượng Đế, nếu Thượng Đế có một hình sắc – Đó là lý do tại sao trong nhiều tôn giáo, Thượng Đế là một cái gì đó vô hình – họ sẽ thấy mâu thuẫn, nếu họ cho rằng Thượng Đế có một cơ thể, thì câu hỏi từ đâu mà cơ thể này tồn tại sẽ nảy sinh. Nếu một vị Thượng Đế có một cơ thể, thì câu hỏi ở đó sẽ là, chẳng hạn như “Ai tạo ra cơ thể này?” Vì vậy, cần phải có một người nào đó hoặc một cái gì đó trước Thượng Đế tạo ra cơ thể của Thượng Đế.

Đó là lý do tại sao tất cả các tôn giáo tin vào Đấng Sáng Tạo, họ nói rằng ‘Ô Lạy Chúa’. Bạn chưa bao giờ nhìn thấy, không có bất kỳ hình sắc nào, lý do là nếu có một hình sắc thì phải được tạo ra bởi cái gì hoặc người nào đó. Và bạn không thể nói rằng cái gì hoặc người nào đó tạo ra Thượng Đế bởi vì Thượng Đế là Đấng tạo ra toàn thể vũ trụ. Nếu bạn hỏi họ ‘Ai tạo ra Thượng Đế?’, họ sẽ nói như là “Không ai tạo ra Thượng Đế cả”. Họ thậm chí có thể nói rằng “Thượng Đế tạo ra Thượng Đế”, nếu không có lẽ họ phải nói như “Thượng đế đã ở đó trước khi có Thượng đế” hoặc họ phải nói “Có hai vị hoặc ba vị Thượng Đế” – điều này lại mâu thuẫn với nhau, giống như một thực thể duy nhất đã tạo ra mỗi một hiện tượng, thậm chí cả đau khổ và hạnh phúc đều do Thượng Đế ban tặng. Đó là lý do tại sao những người tin vào Đấng Tạo Hóa, khi gặp một số vấn đề, họ phàn nàn với Thượng Đế “Tại sao vậy Thượng Đế, tại sao là tôi, tại sao là tôi phải đau khổ?” Ngoài ra, khi bạn tin vào Đấng Tạo Hóa, đôi khi đối với một số người, họ có thể không cảm kích cha mẹ của mình, không thể cảm kích những người đã hỗ trợ họ, bởi vì họ xem những người đó chỉ là một phương tiện hoặc người đưa tin hoặc người giao hàng. Họ thấy rằng mỗi một sự vật đều đã được Thượng Đế ban cho.

Có rất nhiều cá nhân có quan điểm rất kiên cố, như tôi đã nói trước đó, về sự bất bình đẳng. Nếu họ xem phụ nữ là thấp kém, nếu họ có thể nói tất cả những điều xấu về phụ nữ bằng câu nói “Ồ, phụ nữ không là thế này, phụ nữ không là thế kia”, thì họ đã quên mất rằng sự tồn tại của họ là thứ do một người phụ nữ tạo ra. Cả quá trình sinh trưởng của họ không chỉ là chín tháng, mà những người coi phụ nữ là thấp kém này cũng thấy rằng phụ nữ được xem là người phải nấu ăn, vì trong cuộc sống của những người này, chính những người phụ nữ luôn ở trong nhà bếp nấu ăn cho họ. Vì vậy, không công bằng khi xem một người phụ nữ là thấp kém khi mà cả đời bạn sẽ dựa vào một người phụ nữ. Luôn có một số phụ nữ nấu ăn cho bạn và ở đây bạn không bước vào bếp hoặc chưa bao giờ vào bếp, chưa bao giờ nói tốt hơn về người đúng là nấu ăn cho bạn cả đời. Nhiều người trong số những người này nói rằng đàn ông giỏi hơn và phụ nữ kém hơn, họ không tự nấu ăn, bạn có thể kiểm tra, theo nhận xét cá nhân tôi – những quan điểm sai lầm như vậy là rất tệ.

Chúng ta không chỉ trích bất kỳ ai khác, chúng ta chỉ phê phán những quan điểm như vậy. Theo cách nhìn của Đạo Phật, mỗi một chúng sinh đều rất quan trọng đối với chúng ta, rất tốt với chúng ta. Chúng ta nên xem họ như những cha mẹ rất tốt của mình, chúng ta nên nhớ đến sự tử tế của họ, chúng ta nên yêu thương họ, nhưng không có nghĩa là chúng ta nên yêu tất cả mọi thứ về họ. Chúng ta nên gặp những người có những quan điểm này và những quan điểm riêng biệt. Chúng ta yêu thương những người đó, chúng ta không chống lại những người đó, chúng ta chống lại những hành động và những quan điểm đó. Cá nhân tôi hoàn toàn phản đối những quan điểm đó, nhưng tôi yêu thương tất cả chúng sinh, tất nhiên bao gồm cả họ.

Vì vậy, hiểu được sự phụ thuộc lẫn nhau là rất quan trọng, ngay cả từ những khía cạnh này, hãy suy nghĩ về những người dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau, chúng ta phụ thuộc vào ai, chúng ta xuất thân từ đâu, ai đã đóng góp vào sự tồn tại của chúng ta. Có thể có một số người mà sự phát triển của họ có thể xảy ra mà không có cha mẹ ruột, rất hiếm, đúng là như vậy, nhưng rất hiếm. Có một số trẻ mồ côi không may bị cha mẹ qua đời.

Tôi không biết tôi đã nghe câu chuyện đó ở đâu nhưng có một câu chuyện, đó là người thợ săn, tôi thực sự không chắc lắm, nhưng có một câu chuyện, tôi nghĩ có lẽ đây là câu chuyện liên quan đến địa điểm – chúng ta đã nói Vanarasi, Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật đang thuyết giảng lần đầu tiên về Tứ Diệu Đế. Nếu tôi không nhầm, nhưng câu chuyện không quan trọng nếu nó không phải là một trăm phần trăm nhưng sau đó bạn sẽ có được nhận thức hiểu biết ở đằng sau. Vì vậy, tôi chú trọng vào khái niệm đó. Có một vị Vua và ông ta đang đi săn, rồi ông nhìn thấy một con nai, ông đã thực sự bắn một mũi tên để giết con nai. Khi mũi tên bắn trúng con nai, nó rất đau nhưng con nai vẫn còn có thể đi và chạy một chút. Điều cuối cùng mà con nai làm – con nai bị trúng một mũi tên – là chạy về phía nai con để cho nai con ít sữa, với một lòng từ bi rằng “trước khi chết, tôi có thể cho con tôi ăn”.

Từ câu chuyện này, tôi nghĩ có rất nhiều lời khuyên mà chúng ta có thể rút ra. Một là, mỗi một chúng sinh đều đối xử tốt với chúng ta như con nai đối với chính đứa con của nó. Dù cho họ bị chết, dù cho đang lấy đi mạng sống của họ, vẫn rất hết lòng vì con, vẫn nghĩ đến phúc lợi của bạn, vẫn nghĩ về mối quan tâm của bạn. Bạn sắp chết nhưng bạn không lo lắng là bạn có chết hay không, mà bạn lại lo lắng nhiều về sự tồn tại của đứa con của bạn. Mỗi một chúng sinh đều có nhiều lòng tốt đối với chúng ta. Nhìn một người mẹ như là một người thấp kém đã thực sự hy sinh theo cách như vậy quả là không phải là con người. Trong tất cả những xã hội mà họ coi phụ nữ là một người thấp kém, họ cũng thấy và cũng muốn phụ nữ luôn có mặt trong bếp, đó thật là sự bỏ mặc. Trong một số thời đại, phụ nữ có kinh nguyệt cũng là một điều gì rất tồi tệ. Ở một số nền văn hóa, khi những người phụ nữ chuẩn bị sinh con, họ bị gửi về nhà cha mẹ của họ, một số người nói rằng, điều đó mang lại những tiêu cực không thực sự tốt đẹp.

Từ cái nhìn đó, chúng ta thấy chúng sinh đã từng đối xử tốt với chúng ta như thế nào, đó là lý do tại sao đối với nhiều người, các thực hành Đại thừa có hiệu quả rất thích đáng, bởi vì họ thấy tất cả chúng sinh đã từng từ bi đối với chúng ta như thế nào, như nai mẹ đối với nai con. Chúng ta không nên tham gia quá nhiều, không nên chỉ tập trung vào những việc thế gian, mà chúng ta nên cố gắng tận dụng tốt nhất cuộc sống con người này vào việc tu tập qua đó chúng ta có thể giúp đỡ tất cả chúng sinh. Nếu sự tái sinh làm người quý giá này, nếu chúng ta chỉ dành cả cuộc đời cho cái ăn, cái mặc, chỗ ở, xe hơi, thì có nhiều người nói rằng “Tôi sẽ kiếm tất cả những thứ này cả đời và tôi muốn có được cái xe này và chiếc xe kia, ô giấc mơ của tôi là có một ngôi nhà riêng cho mình, bất kể nó là gì, vì vậy tôi thực sự làm việc trong 20-30 năm cho điều đó”. Sau khi thực sự bỏ ra 30 – 40 năm cố gắng đạt được điều gì, ai biết được liệu bạn có thể tận hưởng điều đó không, liệu bạn sẽ sống để hưởng thụ điều đó hay không?

Hãy nhìn tất cả các nhà tỷ phú và triệu phú, họ có hạnh phúc không? Cá nhân họ có hạnh phúc trên thế giới này không? Giống như sự tự do, chúng ta có mà các tỷ phú không có. Chúng ta phải có lòng từ bi đối với họ ở một ý nghĩa nào đó. Bạn có thể đi và chạy quanh chợ, bạn có thể ngủ trưa trong công viên, nhưng họ không thể. Bạn có thể muốn đến một số thành phố, một số khu chợ, chạy vòng quanh đây đó như một người tự do, nhưng họ không thể. Một số người nổi tiếng, nếu họ đến một số nơi công cộng, người ta sẽ tung hô họ. Tự do như là một người bình thường, tôi thấy đó mới thật là một sự tự do, bạn có thể cảm thấy thoải mái nhiều, bạn có thể đi đến những nơi bạn muốn, không có ai đuổi theo sau bạn, nếu bạn được ăn mừng, nếu bạn đi đâu đó, nơi này nơi kia, sẽ có rất nhiều người đứng sau chụp ảnh và đặt chuyện về điều đó, và rồi tất cả đều ảnh hưởng đến bạn, bạn đến bệnh viện họ sẽ dựng tất cả các câu chuyện trên báo, nên bạn trải qua cả ngày và đêm để giải thích không phải như vậy. Vì vậy, những người bình thường giống như người có sức mạnh vô hình, cho dù bạn đi bất cứ đâu, sẽ không có nhiều người nhìn thấy bạn, vì vậy bạn có thể thực sự đi và dạo quanh chợ như một người vô hình.

Tôi nghĩ, nếu bạn nhìn thấy điều đó từ cách suy nghĩ này, thì bạn đang hạnh phúc theo cách bạn đang là, bạn có thể vui hưởng theo cách bạn đang là, bạn có thể thích thú nhiều về khả năng vô hình một phần này. Một số người thích ‘Ồ, tôi muốn nổi tiếng’, nhưng bạn sẽ làm gì với tên tuổi này? Bạn sẽ ăn, ngủ và chết, bạn không thể làm gì nhiều với sự nổi tiếng. Nhiều người biết bạn, vậy điều gì sẽ xảy ra? Sau đó, họ sẽ săn đuổi bạn, với mỗi lỗi nhỏ nhặt của bạn, họ sẽ hét lên với cả thế giới, “Ồ, anh ta có vấn đề này” Đó có phải là điều bạn đang tìm kiếm không? Có rất nhiều người rất khao khát sự nổi tiếng này. Những người thực sự khao khát, bám chặt với danh vọng, họ muốn tiếng tăm. Bạn biết họ muốn gì không? Họ muốn những người khác ca ngợi họ, họ cảm thấy thật tuyệt khi được người khác tán dương họ. Điều đó thật không hay, bởi vì cũng cùng những người đó sẽ nguyền rủa lại bạn. Bạn càng thích thú với những lời khen ngợi của người khác, bạn càng bị tổn thương khi người khác nói xấu về bạn. Vì vậy, tại sao bạn thực sự tạo hạnh phúc của mình như một loại tàu/thuyền bằng giấy, và sau đó chỉ để ném vào nước? Và bạn không có bất kỳ sự kiểm soát nào đối với nó? Khi nước cuốn trôi đi, nó sẽ cho bạn trôi đi, khi nước không muốn đẩy nó đi, thì thật không hay, bạn đang thực sự từ bỏ chìa khóa hạnh phúc của chính mình trong tay của công chúng. Sau đó, bạn sẽ kết thúc việc làm hài lòng công chúng trong suốt cuộc đời của bạn.

Chỉ cần nghĩ về thân thể của Michael Jackson, số lần chích thuốc mà anh ta từng thực hiện. Để làm gì? Bạn chỉ bám víu vào danh vọng, bạn thực sự đã nghĩ cho chính mình, bạn trao chìa khóa hạnh phúc của mình vào tay người khác, rồi bạn phải vứt bỏ bản thân để làm hài lòng người khác. Sự giàu có, hãy cho tôi biết có tỷ phú nào không bỏ lại tất cả tài sản của mình khi chết không? Tất cả các tỷ phú, khi họ chết, họ cũng là tỷ phú, có nghĩa là họ đã không tiêu hết tài sản của mình. Trở thành tỷ phú thì có ích gì? Có nhiều tỷ phú đã chi tiêu ít hơn nhiều triệu phú. Nhiều người như những người dân làng, họ ăn uống lành mạnh hơn hoặc có được nhiều thức ăn hơn nhiều tỷ phú trong thành phố. Nhiều người trong làng họ sống cuộc sống có ý nghĩa hơn, cuộc sống hạnh phúc hơn, cuộc sống mãn nguyện hơn tất cả những tỷ phú đó. Vậy trở thành tỷ phú thì có ích gì? Bạn có thể rất giàu, siêu giàu hoặc bất cứ điều gì, mặc tất cả những thứ vải đó không thoải mái cho bạn có ích lợi gì, bạn siêu giàu và bạn mang giày cao gót này, giày này và giày kia, theo thời trang, chẳng hạn như khi bạn đi dự tiệc này và tiệc kia, như vậy bạn thực sự phải đứng khá nhiều giờ trên đôi giày cao gót như vậy, không thực sự thoải mái chút nào. Đó là điều xảy ra khi bạn thực sự trao hạnh phúc vào tay người khác. Những người dân làng đang trải qua cuộc sống hạnh phúc hơn nhiều, không vải vóc cầu kỳ, không giàu có, không danh vọng, họ bằng lòng, hạnh phúc hơn với cuộc sống.

Bằng cách hiểu rằng hạnh phúc không ở ngoài kia mà nó ở bên trong, đồng thời bằng cách hiểu rằng cuộc sống mà chúng ta đang sống chỉ là tạm thời. Đây là thứ có thể biến mất qua một cái nháy mắt trong chốc lát. Khi có cơ hội này, chúng ta nên hiểu và thực hành Pháp, làm điều gì có ý nghĩa không chỉ cho bản thân mà còn cho tất cả chúng sinh khác, không chỉ cho một đời mà còn cho tất cả các đời khác. Bởi vì mỗi một người đều đã là nai mẹ đối với chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể ngủ sau một ngày vô nghĩa?

Không cần phải cho đi mọi thứ mà bạn có như của cải và mọi thứ. Điều tôi yêu cầu bạn là hãy có tâm bồ đề, lòng từ bi bình đẳng với tất cả chúng sinh, hoặc ít nhất bạn có thể cố gắng. Điều tôi yêu cầu bạn là hãy suy nghĩ về cốt lõi của những giáo pháp mà Đức Phật đã giảng dạy, bởi vì đây là những điều có thể trở thành sức mạnh của chúng ta để có thể phục vụ tất cả chúng sinh, những người đã đối xử tốt với chúng ta, đây là những công cụ. Vì vậy, đừng lãng phí cuộc đời này, không chỉ cho bản thân mà còn cho những chúng sinh khác, không chỉ cho một kiếp mà cho tất cả những kiếp tương lai, không có gì quan trọng hơn mà chúng ta có thể mong đợi. Tôi nghĩ nếu bạn sống cuộc sống này, nếu bạn đang sống theo cách này chỉ một ngày, hãy tin tôi, chất lượng giấc ngủ sẽ khác đi. Bạn không cần bất kỳ lý do gì để hạnh phúc, bởi vì bạn có thể phát khởi hạnh phúc trong tâm trí mình. Một cuộc sống toại nguyện, một ngày hài lòng là khi bạn nghĩ về những người khác trong cả ngày.

Cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia buổi học này, chúng ta thật sự rất may mắn khi gặp được giáo pháp của Đức Phật để có thể thực hành nhiều nhất có thể và ít nhất chúng ta cũng có niềm tin đối với những lời dạy của Đức Phật. Làm điều gì cho đạo pháp, làm điều gì cho Đức Phật để chúng sinh có thể được hạnh phúc hơn, để chúng ta có thể để lại một điều gì ngay cả khi chúng ta chết sau hai năm, ba năm, 10, 15, 20, 50, bất cứ bao lâu. Ngay cả khi chúng ta chết, chúng ta hãy để lại điều gì trên thế giới này, hãy để lại điều gì cho thế hệ sau, cho các chúng sinh hữu tình. Chúng ta có thể làm được nhiều hơn thế qua sự hiểu biết giáo pháp của Đạo Phật. Ở đây tất cả đều còn trẻ nên các bạn có thể làm được nhiều, đóng góp nhiều cho cộng đồng, cho thế giới, cho Phật pháp.

Ghi lại từ buổi Pháp Thoại của Lama Nawang Kunphel vào ngày 29 tháng 6 năm 2021, do The Aura of Wisdom tổ chức.

Source.
https://drive.google.com/file/d/1cshcgHpc3mcwpcj_U10z45uITJ41kjqW/view?usp=drivesd