Ba yếu tố căn bản của đường đạo – Hạn Độ Quán Sát Chánh Kiến Viên Mãn – W11

Tuần 11: Hạn Độ Quán Sát Chánh Kiến Viên Mãn

[12] Nếu [hai chứng ngộ này] xảy ra đồng thời mà không xảy ra xen kẽ nhau,
Và đơn thuần chỉ thấy tương tùy là không hư ngụy,
Thì xác định chắc chắn triệt phá hoàn toàn
Mọi cách bám chấp đối tượng [cho là hiện hữu thật sự] Lúc đó sự quán sát tri kiến cuối cùng viên mãn.

Hôm nay chúng ta ở đây và có lẽ tôi đã cố gắng làm hoặc sắp xếp quá nhiều việc vào thứ Ba này, một trong những lý do là sinh nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và một lý do khác là thời điểm mà nhiều người cố gắng tham gia vào điều gì tích cực. Nếu chúng ta không làm điều gì tích cực, có lẽ qua điều này chúng ta cũng có thể giúp ích một số người trở nên tích cực hơn, giống như một nguồn cảm hứng nếu chúng ta làm điều gì đó cụ thể vào ngày này, nhờ nhìn thấy điều này, có thể trong tương lai, thêm nhiều người khác cũng có thể nhận được cảm hứng từ những gì chúng ta đang làm, họ cũng có thể làm điều gì tốt đẹp. Ví dụ: tôi đang cố gắng sắp xếp việc trồng cây, trái, ở đây trong Tu viện, chúng tôi có 1.000 cây bơ (quả bơ) và 750 cây cam, và một số việc từ thiện đây đó.

Tất nhiên, một trong những lý do tôi làm việc này là vì đó là một ngày đặc biệt. Bởi một lý do nữa là nhiều thầy tu khác, đặc biệt là các học trò của tôi, họ có thể thấy đây là một loại gương mẫu. Vì vậy, nếu bạn là một vị thầy, nếu bạn là một bậc cha mẹ, tôi nghĩ điều này khá quan trọng để cố gắng hướng dẫn, không chỉ bằng cách chăm sóc họ ở một ý nghĩa nào đó, mà còn cố gắng dẫn dắt bằng cách chỉ cho họ một tấm gương. Nếu bạn phải chăm sóc một số học trò xung quanh mình, điều rất quan trọng là cố gắng chỉ bảo việc làm theo hướng tích cực nhất có thể, bởi vì họ không chỉ đạt được hiệu quả mà còn học hỏi được từ đó. Và đây sẽ là một dấu ấn rất đẹp trong tâm họ để sau này khi gặp những tình huống như vậy, thì cũng để lại dấu ấn nào đó trong họ, và như vậy, họ cũng sẽ học được cách giải quyết tình huống một cách rất tích cực.  Đặc biệt những đứa trẻ, khi chúng còn khá nhỏ, chúng giống như những người thu nhận, cố gắng sao chép mọi thứ, chúng sẽ thu nhận mọi thứ. Hy vọng tôi có thể giảng suốt buổi học trong một giờ và tôi hơi nhức đầu, hơi chóng mặt, nên tôi mong sẽ nói được càng lâu càng tốt.

Các câu thi kệ một lần nữa nói về tính không, nhưng hôm nay sẽ nói rõ hơn về hạn độ [xác định] hoặc sẽ nói rõ hơn về thời điểm mà bạn có thể nói rằng bạn đã chứng ngộ được tính không, một người đã viên mãn hiểu biết về nguyên lý tính không.

Và cũng trong ngày hôm nay, tôi muốn khuyên tất cả các bạn hãy cố gắng hiểu về tính không, ít nhất hãy cố gắng có một cái nhìn thoáng qua về tính không một cách trọn vẹn, rõ ràng; và, hôm nay chúng ta cũng có thể có ít câu hỏi và trả lời ở cuối buổi học. Tôi muốn đảm bảo rằng tất cả các bạn ít nhất đều hiểu những gì tôi đang cố gắng giải thích, những gì tôi đã cố gắng giải thích.

Cuộc đời rất ngắn, thực sự ngắn, ngắn hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng, ngắn hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể nghĩ, chắc chắn là ngắn hơn nhiều so với những gì nội tâm chúng ta suy nghĩ, bởi vì nội tâm của chúng ta luôn nghĩ rằng chúng ta sẽ sống lâu, bởi vì chúng ta luôn lên kế hoạch cho ngày mai theo cách chúng ta không bao giờ sẵn sàng để chết. Nếu chúng ta được cho là chết ngày này, thì chúng ta vẫn luôn có kế hoạch cho ngày mai có nghĩa là chúng ta chưa bao giờ sẵn sàng để chết. Bởi vì, như tôi đã nói với bạn trước đó, nếu một người sẽ chết sau vài phút nữa, thì anh ta cũng có kế hoạch cho ngày mai có nghĩa là anh ta vẫn chưa sẵn sàng, anh ta vẫn đang có kế hoạch sống vào ngày mai, thậm chí hôm nay là ngày cuối cùng của anh ta.

Điều rất quan trọng là phải thức tỉnh khỏi ảo tưởng – ảo tưởng mà chúng ta bị tan vào trong đó – là lúc để biết, là lúc thực sự tỉnh dậy từ giấc ngủ, là lúc thức tỉnh khỏi ảo tưởng mà chúng ta đang sống. Bởi vì phải có lý do tại sao chúng ta có tính ích kỷ, phải có lý do tại sao mỗi một chúng sinh, họ sân giận. Họ biết rằng yêu thương mang lại bình yên và hạnh phúc, nhưng họ vẫn sân giận, họ không kiểm soát được nó. Mỗi một chúng sinh, chừng nào mà họ còn đang thực hành thì họ rất dễ ghen tị. Rõ ràng là mọi sự ghen tị đều mang lại đau khổ và rắc rối, nhưng người ta vẫn ghen tị. Chúng ta đều biết rằng những người khác cũng mong muốn hạnh phúc như chúng ta, nhưng chúng ta vẫn thật ích kỷ.

Như tôi đã nói ở một trong những buổi học trước, ngay cả một hạnh phúc nhỏ mà chúng ta trải nghiệm trong đời, chúng ta vẫn dựa vào người khác. Không có sự đóng góp của người khác, thì chúng ta, tất cả các hành giả hay người bình thường, không đạt được hạnh phúc nào cả, không có cách nào cả. Miễn là bạn có thể phát triển sự bình yên nội tâm bên trong mình trong bất kỳ điều kiện nào, thì hạnh phúc mà mọi người đạt được có rất nhiều điều kiện. Chúng ta luôn phải dựa vào một thứ gì để có được hạnh phúc, chúng ta luôn phải dựa vào những thứ vật chất để có được hạnh phúc. Bao lâu mà chúng ta còn dựa vào một số thứ vật chất để có được hạnh phúc, thì chúng ta đã hiểu rằng hạnh phúc hay những thứ vật chất đó đến từ nhiều nỗ lực của những người khác. Vì vậy, hạnh phúc đó không phải là thứ do bạn tự tạo ra mà hạnh phúc đó chính là điều kiện mà rất nhiều người khác đã đóng góp vào.

Từ cái nhìn đó, chúng ta hiểu rằng ngay cả một hạnh phúc nhỏ nhoi mà mọi người cố gắng đạt được trong cuộc đời của họ là do nhiều người khác đóng góp. Nhiều người nghĩ rằng “Nếu tôi trở nên nổi tiếng, tôi sẽ hạnh phúc, nếu tôi trở nên giàu có, tôi sẽ hạnh phúc, nếu tôi trở thành thế này, tôi sẽ hạnh phúc và nếu tôi trở thành thế kia thì sẽ hạnh phúc”. Một sinh viên tốt nghiệp sẽ nghĩ rằng “Ồ, tôi thực sự hạnh phúc vì tôi đã tốt nghiệp”, rồi họ chấp ngã, và nếu họ coi thường người khác hoặc coi thường điều này và điều kia, thì họ có thể thấy cha mẹ họ không được học hành, cha mẹ họ không là gì cả, không là điều này và điều kia. Nhưng lý do khiến người đó tốt nghiệp là do cha mẹ họ, có rất nhiều công lao đóng góp của chính thầy cô, bạn bè, cha mẹ họ. Và tương tự như vậy, có rất nhiều đóng góp của người lao động, của đội ngũ nhân viên. Nếu một người cho rằng mình kinh doanh rất thành công thì người đó cần hiểu rằng có rất nhiều đóng góp của những nhân viên đó, những người mà anh ta làm việc cùng, những người mà anh ta giao dịch, những người mà anh ta thực hiện công việc kinh doanh.

Ngay cả trong gia đình, chúng ta đều nương tựa vào nhau về nhiều mặt. Là chúng sinh, là người sống trên cùng hành tinh sẽ nương tựa vào nhau rất nhiều, không khí chúng ta hít thở cũng là sự đóng góp của những chúng sinh khác, những bông hoa mà chúng ta ngắm cũng là do ai đó và đối với những người ăn mật ong, chúng ta cần hiểu rõ từng giọt mật đến từ nhiều con ong. Nước chúng ta uống, không khí chúng ta hít thở, quần áo chúng ta mặc, thức ăn chúng ta ăn… tất cả đều đến từ những chúng sinh khác. Chúng ta biết tất cả những điều đó, nhưng chúng ta vẫn ích kỷ, chúng ta vẫn nghĩ về bản thân mình, chúng ta vẫn cho rằng hạnh phúc của mình quan trọng hơn của người khác. Đây là vấn đề! Nếu đây không phải là vấn đề, thì là cái gì khác, vậy cái gì có thể là vấn đề? Bởi vì sự ích kỷ này cũng là lý do tại sao người ta ném bom, tại sao người ta tạo ra bom hạt nhân, sự ích kỷ này là lý do tại sao có sự tan vỡ trong bất kỳ mối quan hệ nào, đây là nguyên nhân. Như tôi thường nói trong các lớp học của tôi, rằng kẻ khủng bố thực sự đang ở trong chúng ta, không gì có thể mang lại cho chúng ta nhiều đau đớn và rắc rối hơn cảm xúc của chính chúng ta. Chính những cảm xúc của chúng ta là nguyên nhân gây ra tất cả những nỗi đau và vấn đề.

Lý do tại sao chúng ta có những cảm xúc tiêu cực này, như sân giận, ghen tị, đố kỵ, tham lam, và tất nhiên, ích kỷ, đây là tất cả sự vô minh về các hiện tượng, vô minh về cách tồn tại của sự vật, vô minh về bản thân, chúng ta cũng không biết về bản thân mình – vô minh về chúng ta là ai. Chúng ta luôn tin rằng điều gì đó tồn tại, chúng ta luôn ở trong một loại ảo ảnh. Ảo ảnh đó đang nhìn thấy bởi vì chúng ta thấy mọi thứ vốn dĩ tồn tại. Khi chúng ta thấy một bông hoa, chúng ta thấy bông hoa đó tồn tại bởi chính nó mà không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì. Khi chúng ta nhìn vào bông hoa, nó trình hiện như nó vốn dĩ tồn tại. Đó là vấn đề! Đó là lý do tại sao ngay cả khi chúng ta nghĩ về bản thân, chúng ta vẫn nghĩ như chúng ta vốn dĩ tồn tại mà không phụ thuộc vào năm uẩn của chúng ta, mà không phụ thuộc vào ngay cả tâm hay thân của chúng ta. Chúng ta nghĩ như là chúng ta đang ở đó tồn tại một cách độc lập mà không phụ thuộc vào bất cứ điều gì khác hoặc bất kỳ ai khác. Đó là một sự hiểu lầm, bởi vì sự hiểu lầm đó mà tất cả những hiểu lầm khác nảy sinh. Đó là một sự hiểu lầm hoặc vô minh, bởi vì vô minh đó mà tất cả những cảm xúc tiêu cực khác nảy sinh.

Chỉ khi bạn chứng ngộ tánh không, bạn sẽ có thể nhận ra lỗi của sự vô minh, bạn sẽ có thể loại bỏ vô minh đó. Chỉ vào lúc đó, bạn mới nhận được sự thật [chân lý], bạn nhận được thực tế của các hiện tượng. Chỉ lúc đó, bạn mới có thể tỉnh khỏi ảo giác, chỉ lúc đó bạn mới nhận ra rằng cả đời này mình đã ngủ say.

Các câu thi kệ hôm nay nói rằng khi chúng ta có thể thấy được sự phụ thuộc lẫn nhau, nếu chúng ta có thể thấy không có gì vốn dĩ tồn tại, thì đồng thời chúng ta có thể thấy được sự phụ thuộc lẫn nhau, đó là lúc chúng ta nhận ra chân lý, đó là lúc chúng ta viên mãn về nguyên lý tính không. Chúng ta không chỉ chứng ngộ tính không mà chúng ta còn chứng ngộ sự phụ thuộc lẫn nhau, và chúng ta chứng ngộ tính không không khác sự phụ thuộc lẫn nhau, và bởi vì sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tồn tại của tính không, chúng ta sẽ có thể kiến lập tính không bởi vì sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tồn tại của tính không là có thể. Khi đó, chúng ta có thể nói rằng chúng ta thực sự hiểu được tính không.

Khi chúng ta nhìn thấy một sự vật, chúng ta luôn nhìn thấy và cảm nhận nó trình hiện như một sự vật vốn dĩ tồn tại, mặc dù chúng không phải vậy. Chỉ khi chúng ta nhận ra rằng đó là sự rỗng không vì nó là phụ thuộc lẫn nhau. Nó là phụ thuộc lẫn nhau bởi vì nó là rỗng không, nó không tồn tại bởi chính nó vì vậy mà tại sao nó có sự phụ thuộc lẫn nhau. Khi chúng ta có thể hiểu được hai điều này, không giống với khi nghĩ về sự phụ thuộc lẫn nhau, chúng ta có thể nghĩ về tính không hoặc khi cố gắng hiểu về tính không, chúng ta có thể nghĩ về sự phụ thuộc lẫn nhau, không phải như vậy.

Khi chúng ta có thể thấy – nếu chúng ta nghĩ đến sự phụ thuộc lẫn nhau – sự tồn tại của sự phụ thuộc lẫn nhau vì là rỗng không, vì sự vật không tồn tại bởi chính nó, vì nó là rỗng không, bởi vì nó là rỗng không của sự vốn dĩ tồn tại. Khi bạn có thể nhìn thấy những điều này, thì bạn có thể nói rằng tôi đã nhận ra chân lý, tôi đã nhận ra sự thật, tôi đã nhận ra bản chất của sự tồn tại, tôi đã nhận ra bản chất thực của hiện tượng hoặc tôi đã nhận ra tri kiến mà Đức Phật trân quý nhất, tri kiến ​​mà Đức Phật muốn tất cả chúng ta hiểu, tri kiến mà chúng ta có thể thức tỉnh khỏi vô minh, tri kiến ​​mà chúng ta có thể thức dậy. Đó là khi chúng ta có thể sẽ thoát ra khỏi ảo ảnh mà tất cả chúng ta đang ở trong đó.

Đó là lúc bạn sẽ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cảm xúc tiêu cực: ghen tị, đố kỵ, chấp ngã, tham lam… Vì đó là cơ sở, đó là sự hiểu lầm, vì sự hiểu lầm đó mà nảy sinh tất cả các cảm xúc tiêu cực. Khi bạn xóa bỏ được hiểu lầm đó, tất cả những cảm xúc khác không có cơ sở để chúng có thể phát triển, giống như bạn thực sự bỏ đi cánh đồng, nên không có cơ sở cho tất cả các cảm xúc tiêu cực phát triển từ đó.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào những câu thi kệ, sẽ có ý nghĩa, nói rằng:

Hạn Độ Quán Sát Chánh Kiến Viên Mãn

1Nếu [hai chứng ngộ này] xảy ra đồng thời mà không xảy ra xen kẽ nhau,
2Và đơn thuần chỉ thấy tương tùy là không hư ngụy,
3Thì xác định chắc chắn triệt phá hoàn toàn
4Mọi cách bám chấp đối tượng [cho là hiện hữu thật sự] 5Lúc đó sự quán sát tri kiến cuối cùng viên mãn.

1Nếu [hai chứng ngộ này] xảy ra đồng thời mà không xảy ra xen kẽ nhau,
Ở đây, ‘hai chứng ngộ’ là sự chứng ngộ về tính không và sự chứng ngộ của sự phụ thuộc lẫn nhau – duyên khởi. Nếu hai điều này xảy ra đồng thời mà không có sự xen kẽ, ngay cả khi bạn nghĩ về tính không, nếu bạn không thể nghĩ về sự phụ thuộc lẫn nhau hoặc khi bạn nghĩ về sự phụ thuộc lẫn nhau, nếu bạn không thể nghĩ về sự vô thường, thì nó trở thành ‘sự xen kẽ’. Nếu trở thành sự xen kẽ, điều đó có nghĩa là bạn chưa nhận ra tính không thực sự, bạn chưa hiểu được tính không. Vì vậy, nó xảy ra đồng thời, cùng một lúc.

2Và đơn thuần chỉ thấy tương tùy là không hư ngụy,
3Thì xác định chắc chắn triệt phá hoàn toàn
Đúng vậy, tất cả các đối tượng đều được nắm bắt như nó tồn tại bởi chính nó mà không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì.

4Mọi cách bám chấp đối tượng [cho là hiện hữu thật sự] 5Lúc đó sự quán sát tri kiến cuối cùng viên mãn.
Khi bạn có thể thấy hai điều này cùng một lúc, không phải là sự xen kẽ, mà là một sự đồng thời, như là một định nghĩa của nhau, đó là lúc bạn nhận ra tính không. Vì vậy, điều rất quan trọng là cố gắng hiểu tính không, bởi vì nó là sự phụ thuộc lẫn nhau. Bạn càng nghĩ nhiều về sự phụ thuộc lẫn nhau, bạn sẽ càng có thể hiểu được tính không một cách rõ ràng hơn. Bởi vì sự rỗng không không có cách nào khác tốt nhất ngoài sự phụ thuộc lẫn nhau, qua đó bạn có thể chứng ngộ cách mà sự vật thực sự tồn tại và đó là cách tốt nhất để hiểu về tính không, bởi vì qua đó, bạn có thể thoát khỏi hai thái cực cùng một lúc. Thông suốt điều này, bạn sẽ có thể loại bỏ toàn bộ cảm xúc tiêu cực, bởi vì các cảm xúc đó hoạt động như là một cơ sở, khi bạn loại bỏ cơ sở đó, thì tất cả các cảm xúc tự động có thể được loại bỏ.

Trả lời câu hỏi

Thầy có thể cho một phương pháp thiền về tính không để loại bỏ trạng thái tiêu cực của tâm không? 

Tính không của bản thân con người chúng ta và cũng là tính không của cảm giác, tính không của sự kỳ vọng, tính không của mối quan hệ, tính không của hạnh phúc. Vì vậy, những loại sự vật này thực sự hữu ích nếu chúng ta nghĩ về những sự vật này như là cảm giác, cuộc sống, hạnh phúc, mối quan hệ, những thứ thuộc về thế tục này ở đâu? Nếu chúng ta thấy tất cả những điều này chỉ là do tâm thức phóng chiếu và nếu chúng ta thấy rằng những điều đó không tồn tại theo cách chúng ta nhận thức, nhất là sự kỳ vọng từ thế giới hoặc đối với nhiều thứ khác. Điều này thực sự hữu ích và đó là điều tôi thấy rất là hiệu quả.

Ghi lại từ bài Pháp Thoại của Lama Nawang Kunphel, ngày 6 tháng 7 năm 2021, do Aura of Wisdom tổ chức.

Source.
https://e.pcloud.link/publink/show?code=kZo6zkZhop5WuXEceJR9nc9bJcFpjptGuvV