Lorig: Way of Knowing Mind – Buổi 7

SESSION 7.

Tái Quyết Tri và
Hiển Nhi Bất Định

 DẪN NHẬP

Chào mọi người, ‘tashi delek’. Chúng ta lại ở đây lần nữa với Lorig về tâm và giác tri [nhận thức]. Vì vậy, chúng ta sẽ hoàn thành sớm, không còn nhiều buổi học. Tôi thực sự rất vui khi gặp tất cả, tôi biết đó là một chủ đề khó, đôi khi thật giống như mọi thứ đang giới hạn trong đầu vì không phải là chủ đề dễ dàng, nhưng vẫn thực sự vui, nhưng tôi có thể thấy rằng một số những điểm này có thể chưa rõ ràng với một số bạn, nhưng qua cử chỉ trên khuôn mặt tôi có thể nói rằng hầu hết sự hiểu biết của bạn khá tốt.

Tôi vẫn còn bài kiểm tra thứ ba hoặc thứ tư với tôi, thực sự hơi bận nên tôi không thể xem kỹ được do đó tôi cũng chần chừ nhưng rồi tôi sẽ gửi sớm. Sau đó, nhóm của chúng tôi cũng có thể bắt đầu tải tất cả các buổi học cũng như các bài kiểm tra đó lên trang web Aura of Wisdom. Vì vậy, mong rằng điều đó sẽ sớm thực hiện và cũng có một số người nói với tôi rằng họ muốn tham gia lớp học này, nên tôi nói với họ rằng đã học vài buổi rồi, chúng ta đã qua 6-7 buổi rồi phải không? Vì vậy, tôi nói rằng “Có thu âm lại, vì vậy các bạn có thể xem qua các bản ghi âm sẽ tốt hơn. Bởi vì nếu bạn không hiểu được bài trước đó, thì những điều mà chúng ta nói đến bây giờ có thể không có ý nghĩa”.

Vì vậy chúng ta ở đây đều có mong muốn chung là chính mình được hạnh phúc. Thực ra, việc thiền là một chuyện, thực hành một số sādhanā hoặc một số tu tập khác với những việc khác, nhưng nhiều vấn đề  trong tình huống không thoải mái đến với cuộc sống của chúng ta đều do sự vô minh. Chỉ là chúng ta đang hiểu sai về điều gì hoặc chỉ là chúng ta không hiểu mọi thứ nên đây là lý do tại sao mọi thứ ngày càng trở nên kỳ lạ trong cuộc sống của chúng ta, nhưng điều tốt là có rất nhiều cách để chúng ta có thể hạnh phúc trong cuộc đời của chúng ta bằng những điều rất đơn giản. Ý tôi là, tôi đã nói điều này khá nhiều với tất cả các lớp học trước rằng hạnh phúc chỉ là một trạng thái của sự hài lòng, nếu bạn hài lòng, bạn hạnh phúc, nếu không, bạn không vui, bất kể bạn có những gì, bạn đang nắm giữ chức vị nào, địa vị của bạn trong cộng đồng hay trong công việc là gì, bất kể bạn hiện có những gì về vật chất bên ngoài hay kể cả thân thể của bạn.

Một khi bạn có cảm giác hài lòng với những gì bạn có hoặc những gì bạn không có, bạn sẽ hạnh phúc cho đến khi không có ai hạnh phúc. Vậy đó là lý do nào? Ngay cả khi bạn sở hữu hàng tỷ tỷ của cải, điều đó không có nghĩa là bạn hạnh phúc. Và trong thời gian gần đây, tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người đã mất gia đình, mất người thân yêu, mất bạn bè, người bạn đời của họ, v.v. Thật sự rất khó để nhìn thấy và để họ giải thích cách họ nên xử lý mọi việc, cách họ nên nghĩ, cách họ nên nhìn nhận tình huống. Tôi thực sự mong muốn và hy vọng vào thời điểm đó một trong những điều mà tôi thường cảm thấy bất cứ khi nào tôi nói chuyện và tương tác với họ là ít nhất nếu bạn có một số nền tảng cơ bản về tâm thức, thì sẽ dễ dàng hơn cho tôi giải thích rất nhiều. Cho dù họ muốn tôi nói chuyện với họ hoặc cho ý kiến ​​họ hoặc làm cho họ cảm thấy tốt hơn một chút ở ý nghĩa nào đó, nhưng không có nhiều điều là những thứ mà tôi muốn nói và sau đó khiến họ cảm thấy nhẹ nhõm ngay lập tức.

Nhưng chính điều đó cũng chỉ là sự chuyển hóa của tâm từ thân của người này này sang thân của một người khác. Vì vậy, nếu bạn không có khái niệm rõ ràng về tâm, thì khá khó khăn. Nhưng không phải người đó đau khổ khi một người qua đời, mà chính là những người thân còn lại trong gia đình. Và thậm chí khó khăn hơn nữa là những người đang mắc bệnh mạn tính, một căn bệnh rất khó chữa, rồi họ sớm biết mình sắp chết. Đó là lúc rồi sớm muộn gì chúng ta cũng đều đi tới hoàn cảnh như vậy, dù cho chúng ta có muốn hay không và tất cả chúng ta sẽ phải trải qua những trường hợp tương tự, chết là một phần của tình huống đó.

Giống như nếu xoài không mọc được, nếu không ai ăn phần bên ngoài của trái xoài, thì hạt sẽ không lộ ra và khi hạt không lộ ra và không có cách nào để cây xoài có thể mọc lên và sau đó nó không phát triển và không có xoài trong tương lai. Giống như nếu bất ngờ tất cả chúng ta trở nên bất tử giống như nếu tất cả chúng ta trở thành một loại vĩnh cửu thì sẽ không có cặp vợ chồng nào có con, không ai chết và không ai sinh ra.

Đúng vậy, dù sao đó là lý do tại sao chúng ta phải hiểu và chấp nhận vòng đời này, chúng ta được sinh ra trong kiếp này bởi vì chúng ta đã qua đời trước khi chúng ta được sinh ra. Thông thường, khi một người rất già, chẳng hạn, hãy tưởng tượng 100 tuổi, một người đàn ông hoặc phụ nữ rất già, đau đớn về thể xác và không thể làm được nhiều việc và tâm trí cũng không ổn định, không vui vẻ, phàn nàn rất nhiều về cơ thể của chính mình và cảm nhận mọi thứ.

Nếu nhìn rất kỹ từ quan điểm của Đạo Phật, thì thật tốt nếu bạn vẫn muốn có thể thực hành, thiền định, làm điều gì đó tốt. Thật tốt khi tất cả chúng ta đều mong ước rằng mọi người đều sống lâu, trừ người đang làm điều gì đó khủng khiếp. Nhưng từ góc độ của một người, nếu một người qua đời, người đó sẽ có một kiếp sống mới, nhưng người ta vẫn sợ chết. Vẫn có một loại lo lắng, loại cảm giác bất an, đây không chỉ là ở mọi người nói chung, mà cũng có cả ở những người theo đạo Phật. Tôi có thể nói, cuộc sống này, mọi người đều nhìn thấy loại ảo tưởng thoải mái trong một loại vùng thoải mái, vì vậy nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ chết sớm, bạn sẽ có những cảm giác bất an này, và cũng tương tự trong số những người theo đạo Phật, nhưng sự khác biệt là họ biết cảm giác có thể bị đe dọa sinh ra trong một số cõi thấp.

Dĩ nhiên, mọi người đều có cảm giác này, “Tôi đã làm nhiều điều sai trái trong kiếp trước của mình, vì vậy nếu tôi chết, có lẽ tôi sẽ sanh ra ở một nơi nào đó khủng khiếp vì tôi cũng đã làm điều gì đó tồi tệ”. Nếu bạn không có gì nhiều để hối tiếc, nếu bạn không có nhiều điều trong tâm như: “ví dụ như trong cuộc đời tôi, tôi đã không làm điều gì thực sự tồi tệ, tôi đã cố gắng hết sức để sống thiện lành nhất có thể” và cũng như nếu bạn hiểu hoặc có một số kiến ​​thức về Đạo Phật thì bạn có thể tịnh hóa những nghiệp quá khứ mà bạn không nhớ. Với cách sống như vậy, nếu bạn đã sống cuộc đời kiểu đó thì tôi sẽ nói rằng không có gì phải cảm thấy bất an, bởi vì không có nhiều mối đe dọa có thể xảy ra. Nên với kiểu suy nghĩ đó, người ta có thể cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi sống cuộc sống thoải mái hay cuộc sống không thoải mái này, bởi vì giữa thế giới bất ổn này, gần như mọi thứ đều không ổn định, không có gì là ổn định.

Nhưng có một thứ mà bạn hoàn toàn có thể dựa vào. Căn nhà chúng ta sống, chiếc xe hơi chúng ta đi đây đó, cơ thể của chúng ta, chẳng hạn, là một trong những ví dụ về ‘không ổn định’ mà chúng ta đều biết. Nhưng một trong những điều có thể hoàn toàn tin cậy là nghiệp. Nếu bạn làm nhiều điều tốt thì điều đó sẽ chỉ mang lại kết quả tích cực, bạn càng tham gia vào những hành động tích cực, nếu bạn tham gia vào nhiều hành động tích cực hơn, thì kết quả luônluôn tích cực và luôn luôn tốt. Vì vậy, đó là điều mà chúng ta có thể quan tâm, mà chúng ta có thể dựa vào, và từ quan điểm đó, nếu chúng ta đã sống một cuộc đời có ý nghĩa thì chúng ta không nên lo lắng nhiều, không nên suy nghĩ nhiều về nó, và cũng vậy, dù cho đó là người nhà của chúng ta, nếu họ đã để lại một cuộc sống có ý nghĩa, thì không có gì nhiều mà chúng ta phải suy nghĩ.

Vì đôi khi chúng ta đã quá quen với những tiêu cực đến nỗi có suy nghĩ bất thiện, không cần phải nỗ lực nhiều để kéo vào phần đó vì chúng ta đã quá quen với những điều tiêu cực. Từ những kiếp đầu tiên, từ nhiều kiếp quá khứ, đó là những gì chúng ta đã làm, đó là lý do tại sao chúng ta vẫn còn trong luân hồi, đó là lý do tại sao chúng ta vẫn gặp rất nhiều vấn đề trong cuộc sống của mình. Và dù bạn không tin, chỉ cần nhắm mắt lại và chỉ để ý mọi suy nghĩ của mình, nếu không làm hại người khác thì chắc chắn hầu hết suy nghĩ của chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi một chút ích kỷ, trừ khi bạn đang thực hành, trừ khi bạn rất lưu tâm đến những gì bạn đang suy nghĩ và những gì bạn đang làm, trừ khi bạn đã rèn luyện bản thân đủ để hướng tới một con đường tích cực.

Nói chung, khi bạn nhìn ra bên ngoài, hầu hết các hành động, hầu hết các suy nghĩ đều với mục đích có lợi cho bản thân. Bằng cách hiểu về tâm, hiểu về nghiệp, hiểu về Đạo Phật, quan trọng là phải chú ý điều đó bên trong chính mình, là nhận ra nhân chứng của chính mình đó là nơi chúng ta cần phải tiếp tục tác động, và đó là những gì chúng ta phải thay đổi, đó là nơi chúng ta phải tiến bộ để cố gắng giảm đi sự ích kỷ đó và gia tăng lòng từ bi bên trong chính mình đối với những người khác.

Và cũng để khởi phát lòng từ bi đối với bản thân bằng cách gia tăng lòng từ bi đối với những người khác. Cách duy nhất để mang lại hạnh phúc cho chính mình là mang lại hạnh phúc cho những người khác. Bạn sẽ chỉ hạnh phúc khi các thành viên trong gia đình bạn vui vẻ. Nếu bạn sống với cha mẹ, thì bạn sẽ chỉ hạnh phúc khi cha mẹ bạn hạnh phúc, vì vậy bạn sẽ hạnh phúc khi thế giới hạnh phúc hơn. Từ quan điểm Đại thừa, mọi thứ là như vậy.

Khi những suy nghĩ tự nhiên của chúng ta có thể không phải lúc nào cũng là lòng từ bi, nên đó là lý do tại sao chúng ta phải hết sức lưu tâm và cũng phải giảm bớt những suy nghĩ được điều khiển hoặc nhằm mục đích lợi ích cho bản thân. Dĩ nhiên hạnh phúc của bạn là trách nhiệm của bạn, nhưng không phải là làm tổn thương người khác, mà là làm lợi cho người khác. Nếu suy nghĩ phân biệt, bất kỳ suy nghĩ phân biệt nào nghĩ rằng “nếu không giải quyết được, thì tôi không nói về, không nghĩ về quá khứ”. Ừ, bạn có thể nghĩ về quá khứ cho đến khi nó có kết quả, bạn có thể nghĩ về bất kỳ tình huống nào cho đến khi nó hữu ích cho bạn, cho đến khi nó giúp bạn hạnh phúc hơn, cho đến khi nó giúp bạn tiến bộ. Nhưng nếu nó không giúp ích cho bạn, không có lợi cho bạn hoặc ngăn cản bạn tiến bộ, hoặc khiến bạn đau khổ thì đó là lúc tôi gọi là suy nghĩ quá nhiều. Nếu nó có lợi, bạn có thể nghĩ đến hàng triệu lần, tôi sẽ không nói là quá nhiều vì nó có lợi. Nhưng nếu điều đó không có lợi, nếu thực sự nó đang điều khiển hoặc đẩy bạn đến chỗ trầm cảm, thì thậm chí suy nghĩ hai lần cũng là quá nhiều.

Vì vậy, đây là một số điều đơn giản mà chúng ta có thể đi theo, những quy tắc đơn giản mà chúng ta có thể làm theo trong cuộc sống của mình và cả trên thế giới này, đặc biệt là trong thời gian đại dịch, nhiều người ở nhà, nhiều người gần như thất nghiệp, có nhiều người có thể có một công việc nhưng sau đó họ làm việc tại nhà. Vì vậy, nhiều người có thể có nhiều thời gian nên họ suy nghĩ quá nhiều hoặc họ nói tất cả những điều mà họ không thể làm và khiến bản thân họ đau khổ. Cho nên trong trường hợp như vậy, điều rất quan trọng là phải lập kế hoạch cho tương lai, lập thời gian biểu trong ngày, giữ cho bản thân mình bận rộn trong việc đọc sách, phát triển các kỹ năng của họ trong cuộc sống và kế đó là học hỏi điều gì đó mới. Ngày nay, người ta có thể học như trực tuyến hoặc có nhiều phương tiện hay cách thức thì người ta có thể tiến bộ bởi vì như tôi đã nói, nghiệp là một thứ rất đáng tin cậy và ổn định nếu bạn nhìn thấy một hạt giống, thì sớm muộn gì nó cũng sẽ lớn lên.

Vì vậy, bất kể bạn ở độ tuổi nào, dù cho bạn 100 tuổi, thì việc học hỏi nhiều thứ vẫn rất tốt, và từ một điểm, việc học hỏi giữ cho tâm chúng ta luôn sảng khoái. Theo quan điểm của Đạo, bạn có thể học và thành Phật ở mọi lứa tuổi, kể cả khi bạn 90 tuổi, bạn vẫn có thể học những điều mới và trở thành Phật. Do đó, việc tiếp tục tiến bộ, tiếp tục học hỏi, lập kế hoạch và thời gian biểu trong ngày, kế hoạch cho tương lai là rất quan trọng, và cũng để giữ gìn sức khỏe tinh thần, vệ sinh tinh thần là rất quan trọng. Vệ sinh tinh thần không gì khác ngoài việc tích cực trong mọi hoàn cảnh và luôn lưu ý tâm, không để tâm điều khiển chúng ta.

TÁI QUYẾT TRI VÀ HIỂN NHI BẤT ĐỊNH

Để cố gắng kiểm soát tâm là lý do tại sao chúng ta ở đây cố gắng hiểu tâm thức để chúng ta có thể tránh cho tâm này có thể điều khiển chúng ta như là một con voi hoang dã. Vì vậy, chúng ta đã học qua rất nhiều chủ đề cho đến ngày hôm nay. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải học hoặc nói về ‘tái quyết tri’ [tri nhận tiếp theo sau] và ‘hiển nhi bất định’ [giác tri đối với đối tượng trình hiện mà không xác định].

Tâm thức thứ hai, ‘hiển nhi bất định’ về cơ bản là một cái tên như xe hơi. Tên dài như vậy vì bản tiếng Tây Tạng rất dài [snang-la ma-nges-pa log]. Nên không có cách nào mà [snang-la ma-nges-pa log] có thể dịch theo nghĩa đen thành một từ trong tiếng Anh. Vì vậy, khi dịch sang tiếng Anh, nó thành ‘awareness to which the object appears without being ascertained’ [giác tri đối với đối tượng trình hiện mà không xác định], nghe có vẻ giống như định nghĩa của một cái gì, nhưng như là tên của một con bò hoặc mặt trời.

Tái quyết tri.

Dù sao, chúng ta hãy nói một chút về ‘tái quyết tri’, chúng ta đã nói qua ‘tái quyết tri’. Này, về cơ bản, định nghĩa về ‘tái quyết tri’sẽ giống như một ‘liễu tri’ [tâm biết] nhận ra những gì đã được chứng. Như tôi đã nói ở lần trước, chúng ta đã học qua hai ‘lượng’ [tâm tri nhận xác thực], ‘tỷ độ’ [tâm tri nhận bằng luận đoán] và ‘hiện lượng’ [tâm tri nhận xác thực trực tiếp]. Đó là hai tâm mà chúng ta đã nói qua lần trước, vậy bây giờ là tâm thứ ba, ‘tái quyết tri’ [tâm tri nhận tiếp theo sau]. Như tôi đã nói với bạn, ‘tái quyết tri’ là khoảnh khắc thứ hai của tâm đầu tiên và tâm thứ hai, hai ‘lượng’đó.

‘Tái quyết tri’ cơ bản là một liễu tri.

Trong các sách tâm lý học Phật giáo, hay Lorig, bạn sẽ thấy rằng một ‘tái quyết tri’ về cơ bản là một ‘liễu tri’ nhận ra đối tượng vừa mới được chứng [nhận ra]. Và đây là hai loại như tôi đã nói, một loại là ‘ý nghĩ phân biệt’ và một loại là ‘hiện tiền’, không phải là tâm xác thực. Tâm xác thực là khoảnh khắc [sát na] đầu tiên, vì vậy ‘tái quyết tri’ này luôn là sát na thứ hai.

Lý do tại sao gọi là ‘liễu tri’ nhận ra cái đã được chứng. Ví dụ, tôi nhìn thấy một chiếc xe hơi, tôi nhận ra chiếc xe từ nhãn thức của tôi. Do đó, sát na thứ hai của nó, sát na thứ hai khi nhãn thức của tôi dừng lại, khi tôi nhìn xung quanh rồi tôi vẫn nhớ, tôi nhớ “Ồ tôi đã nhìn thấy chiếc xe đó”. Vì vậy, khi tôi nhớ chiếc xe đó, tôi đang nhận ra chiếc xe đã được chứng không phải bằng ‘tái quyết tri’ mà bằng nhãn thức. Cho nên, ‘tái quyết tri’ là giác tri nhận ra chiếc xe đã được nhận biết bằng nhãn thức là lý do tại sao trong bản văn, bạn sẽ thấy là ‘liễu tri’ nhận ra đối tượng đã được chứng bởi một tâm tri nhận ngay sát na đầu tiên, đó là một ‘lượng’ [tâm tri nhận xác thực], ví dụ, nhãn thức.

Khoảnh khắc thứ hai của tâm Phật không phải là ‘tái quyết tri’?

Bây giờ vấn đề ở đây: nếu ai đó nói rằng nếu ‘một liễu tri’ nhận ra đối tượng đã được chứng là ‘tái quyết tri’, thì câu hỏi đặt ra là còn sát na thứ hai của tâm của Đức Phật thì sao? Bởi vì trong các luận giải, chúng ta có thể tìm thấy rằng tất cả tâm của chư Phật đều là ‘lượng’, không có ‘tái quyết tri’. Nhưng sát na thứ hai, chẳng hạn khi Đức Phật đang nhìn vào một chiếc xe hơi, sát na đầu tiên của nhãn thức, dĩ nhiên, là một ‘hiện lượng’ [tâm tri nhận xác thực trực tiếp], còn sát na thứ hai thì sao? Còn khi Phật không nhìn chiếc xe, khi Phật nghĩ đến chiếc xe, vậy thì sao? Đó không phải là một ‘tái quyết tri’ hay không?

Ai đó có thể nói rằng đó phải là ‘tái quyết tri’ vì đó là ‘một liễu tri’ nhận ra chiếc xe đã được chứng, bởi vì Đức Phật đã nhận ra nó trước đây và bây giờ Đức Phật chỉ là một kiểu nhớ lại hoặc suy nghĩ lại. Vì vậy, đó không chỉ là việc nhận ra đối tượng, nhận ra chiếc xe đã được chứng, mà còn phải là một ‘tái quyết tri’, còn phải là một ‘liễu tri’ nhận biết đối tượng của nó không phải bằng lực của chính nó.

‘Tái quyết tri’ phải là một tâm nhận ra đối tượng bằng lực của tâm trước đó. Nó phải là một tâm như vậy có khả năng biết đối tượng của nó bằng lực của chính nó, phải là một tâm nhận biết đối tượng của nó, biết một chiếc xe hơi, giống như bạn nhận ra một chiếc xe hơi, khi bạn nhìn xung quanh, bạn nhớ chiếc xe, nên tâm nhớ chiếc xe đó là một ‘tái quyết tri’. Và tâm đó rõ ràng nhận ra chiếc xe, nhưng lý do tại sao tâm đó nhận ra một chiếc xe, đó là do nhãn thức. Nếu nhãn thức không nhận ra thì không có cách nào bạn có thể nhớ được chiếc xe hoặc bạn có thể nhận ra chiếc xe bằng ý nghĩ phân biệt đó.

Nhưng tâm của chư Phật là tâm khác biệt, tâm của chư Phật, dù cho tâm trước không nhận ra, thì kế tiếp, ngay cả sát na thứ hai hoặc sát na sau đó của tâm cũng có khả năng nhận ra bằng lực của chính nó. Có nhiều Đạo sư Phật giáo cho rằng tâm chứng được chiếc xe thì không thể nhận ra, chẳng hạn, một con bò hay một chiếc xe máy. Mỗi tâm đều khác nhau khi nói đến nhãn thức của chúng ta, nó đúng là khá nhiều. Khi chúng ta nhìn bốn hướng hoặc khi chúng ta nhìn 5-6 thứ khác nhau, rồi khi chúng ta nhìn vào một cuốn sách, thì nhãn thức mà đối với nhãn thức đó cuốn sách trình hiện sẽ kích hoạt, khi chúng ta nhìn vào màn hình, thì nhãn thức mà chúng ta vừa nhìn thấy cuốn sách giống như ngừng hoạt động và nhãn thức mà chúng ta nhìn thấy màn hình là khác, bởi vì nó thậm chí không phải là một dòng liên tục. Nhãn thức giống như một cái tách bạn cho nước vào, đổ nước đi, bạn cho cà phê vào, bỏ cà phê đi, bạn cho trà vào, bỏ trà đi, nhưng sự vật vẫn giống nhau, chỉ có thứ đựng trong tách là đang thay đổi. Tuy nhiên khi nói đến nhãn thức của chúng ta, thì nhãn thức thậm chí không phải là cùng một dòng liên tục.

Khi chúng ta nhìn một con bò, khoảnh khắc tiếp theo chúng ta nhìn có thể là con trâu yak, sau đó nhãn thức chúng ta nhìn thấy con bò không tiếp tục hoặc đổ về hoặc trở thành tâm thức mà chúng ta nhìn thấy con trâu yak, những điều này đúng là khác nhau. Khi bạn nhìn vào một con bò, và sau đó khi bạn nhìn vào con trâu yak, thì tâm thức mà chúng ta thấy con bò tan biến, hoặc có thể thay vì ‘tan biến’, tôi nghĩ tốt hơn nên nói ‘ngưng hoạt động’, giữ tình trạng không hoạt động giống như một chế độ ngủ.

Vì vậy, mỗi khoảnh khắc khi chúng ta bước đi, nhãn thức của chúng ta luôn thay đổi, thay đổi. Mỗi khi nhãn thức này thay đổi, nó đều để lại dấu ấn trong tâm thức của chúng ta. Vì vậy, tâm đơn nhất của chúng ta không có khả năng nhận thức hoặc biết mọi thứ hoặc nhiều thứ. Nhưng tâm của Đức Phật thì hơi khác một chút, có một lôgic đằng sau, rất dễ hiểu ngay cả từ góc độ lôgic. Nhưng nói thẳng ra là Phật, dù chỉ một tâm, nhãn thức nhìn vào cái tách cũng có thể nhận ra con bò, cũng nhận ra được cuốn sách và màn hình, bút chì, cây viết và mọi thứ. Và ngay cả sát na thứ hai của điều đó cũng có khả năng nhận biết những sự vật bằng lực của chính nó, vì vậy, tâm của chư Phật là một trong những loại tâm cao siêu sở hữu lực của chính nó, ngay cả khi đó là sát na thứ hai. Nhưng tâm của chúng ta nếu chúng ta nhận ra đối tượng không phải bằng lực của chính nó, mà lực của một số tâm khác đã nhận ra nó trước khi bạn có thể nhìn thấy, rồi bạn có thể nói ‘OK’, nên đây là ‘tái quyết tri’. Và như tôi đã đề cập trước đây, ‘tái quyết tri’ chỉ có thể được cảm ứng hoặc bởi một ‘lượng’ hoặc một ý nghĩ phân biệt trực tiếp hoặc gián tiếp. OK, đó là khá nhiều về ‘tái quyết tri’.

Hiển nhi bất định

Và kế tiếp tâm thức thứ tư, ‘hiển nhi bất định’ [tâm thức mà đối với tâm thức đó đối tượng trình hiện không được xác định], nên tâm này là trong chính cái tên của nó, nghe khá rõ ràng. Đây chắc chắn là một trong những ‘hiện tiền’ mà đối với tâm đó đối tượng trình hiện, ví dụ, nếu một người đang nhìn vào chiếc xe, chiếc xe trình hiện đối với tâm thức, nhưng tâm không thể nhận ra chiếc xe, đôi khi tâm không thể nhận ra bởi vì đối tượng rất vi tế, nhưng chiếc xe thì không vi tế. Và khi xảy đến với chiếc xe, có thể bạn đang bị phân tâm với âm nhạc, có thể bạn đang bị phân tâm với một số thứ khác, có thể bạn đang thưởng thức một món ăn rất ngon, vì vậy đó là lý do tại sao bạn thực sự không nhận ra đó là chiếc xe nào. Vì vậy, trong trường hợp đó, nhãn thức mà chúng ta nhìn thấy chiếc xe sẽ trở thành tâm thức thứ tư này, ‘hiển nhi bất định’, nên tâm thức này, như tôi đã đề cập trước đó, khi xảy đến với nhãn thức, giả sử một chiếc xe hơi khi bạn bị phân tâm với một cái gì đó như âm nhạc.

Và chính xác tương tự cho tai, bạn đang nghe nhạc nhưng cùng lúc bạn nhìn thấy điều gì đó, giả sử một tai nạn, bạn nhìn thấy một điều rất sửng sốt, cùng lúc ai đó nói điều gì đó và rồi bạn không có lắng nghe, nên nhĩ thức đó trở thành tâm thức thứ tư này, ‘hiển nhi bất định’. Tương tự như mùi, trong thời gian COVID, nhiều người không thể nhận ra mùi, không ngửi được, khi bạn đứng trước một loại nước hoa, rồi vì bệnh, bạn ngửi nó, hoặc mùi trình hiện đối với tỵ thức, nhưng tỵ thức không có khả năng nhận ra nó. Và kế đến tương tự với hương vị, cũng như vậy với thân vật lý, vật xúc chạm. Nên năm căn thức cũng như ý thức cũng có thể là tâm này, ‘hiển nhi bất định’. Ví dụ là như tôi đã đề cập trước đây, những những tâm hiện tiền, những ‘ý hiện tiền’ của chúng ta rất ngắn, chưa bằng một khoảng thời gian tia sáng lóe lên. Do đó, vì một khoảng thời gian ngắn như vậy, nó không thể nhận ra được đối tượng này mặc dù đối tượng trình hiện đối với tâm. Vì vậy, đây là ‘hiển nhi bất định’.

Khi chúng ta phân loại những tâm thức này thành bảy loại, không có nghĩa là tất cả các tâm trí đều đi vào bảy loại này. Có rất nhiều tâm không phải là tâm nào cả trong số bảy tâm này, nhưng bảy tâm này vẫn là một trong những tâm được biết đến nhiều nhất, và điều rất quan trọng là phải biết điều đó theo nghĩa này.

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

  1. Lama, tôi có một câu hỏi, vâng, xin lỗi, nó trực tiếp hơn đến những gì thầy đã nói lúc đầu, và đó là về các kiếp sống và đại dịch. Tôi phải xem những gì tôi đã viết cho câu hỏi, tôi ngại hỏi, vì vậy hãy cho tôi nhìn những gì mà tôi đã nói. Tôi đang thắc mắc về việc liệu có một lực lượng nào đó đang điều chỉnh dân số loài người ngay bây giờ bằng đại dịch không? Và nếu vậy, tại sao rất nhiều loài động vật cũng sắp tuyệt chủng, tôi chỉ có đôi chút một số câu hỏi về các kiếp sống và như thế nào, điều gì đang xảy ra ngay bây giờ với rất nhiều cái chết của động vật và con người? Sao lại thế? Trong Đạo Phật, điều đó có ý nghĩa không?

Vậy một câu hỏi. Ý bạn là? Tôi thực sự không biết dân số đang điều chỉnh tăng hay giảm?

Tôi cảm thấy dường như nó phải bị giảm đi, nhưng có lẽ đó không phải là nguyên nhân, nó đang gia tăng theo cách quá nhiều, ý tôi là nhiều dân số quá nhiều [nạn nhân mãn], vì vậy tôi cảm thấy có lẽ đó là những gì đang xảy ra. Nhưng tôi cũng cảm thấy như các chủng loài động vật cũng đang chết dần mòn. Đây có phải mới là một sự điều chỉnh quá lớn?

OK, hiểu rồi, đó là một câu hỏi thú vị. Ở Ấn Độ, thật là buồn cười, có một số cha mẹ sanh con trong thời gian đại dịch này, nhưng lại thực sự đặt tên con họ bằng những từ liên quan đến COVID. Từ một khía cạnh, trong thời gian COVID này, chúng ta đã mất rất nhiều con người, rất nhiều người, vì vậy, theo một cách nào đó, con số có thể đang giảm theo một nghĩa nào đó. Đám cháy ở Úc, đám cháy ở Amazon và một số đám cháy nhỏ trong các khu rừng, chẳng hạn đã có đám cháy ở California, nếu tôi không lầm, ở đâu đó xung quanh. Cho nên rõ ràng là rất nhiều côn trùng, động vật và con người đã qua đời trong hai ba năm qua.

Từ đám cháy Amazon, không có gì diễn ra tốt đẹp, thật đáng buồn, con số có thể giảm đi hoặc số lượng con người có thể giảm đi, nhưng từ một khía cạnh, hãy coi đây là một lợi thế, bởi vì nhiều cặp vợ chồng có thể bận rộn và bây giờ họ đang cách ly, vì vậy có thể họ đã lên kế hoạch có một gia đình, có con, dù sao họ sẽ bắt đầu thực hiện hầu hết thời gian do phong tỏa và mọi thứ. Vì vậy, tôi không biết về con người, nhưng về tổng thể thì quần thể động vật và con người rõ ràng là nó có thể giảm đi một chút.

Không có lực lượng nào khác đang kiểm soát từ bên ngoài. Có người nói và tin, rồi tôi cũng nghe một số người nói với tôi điều đó, tôi không phủ nhận hay nói gì, tôi cũng chỉ lắng nghe thôi, giống như tôi chú ý đến ý nghĩ này và tôn trọng họ. Nhưng rồi lại có một số người nói như “OK, bây giờ họ đã phá hủy trái đất”, có một số người nói rằng có một số ngoại lực bây giờ đang cố gắng tự chữa lành và có thứ gì đó đang chữa lành tâm hồn hoặc một cái gì đó tương tự hoặc có thể đây là thời điểm, đây là một bài học đã được đưa ra cho con người và tất cả mọi thứ.

Tôi không tin vào những điều đó bởi vì bạn có thể nói rằng đó là một bài học cho con người, có ai đó đang cố gắng dạy bảo v.v… nếu nó giúp cho bạn cảm thấy điều gì đó tích cực, nếu nó giúp bạn tham gia vào một điều gì đó tích cực. Nhưng khi đại dịch này bắt đầu, nhiều người đã hỏi tôi tại sao nhiều người lại chết? Tại sao nó lại là một cuộc khủng hoảng theo mọi ý nghĩa như vậy? Tôi không biết, nhưng tôi có thể nói rằng đó có thể là nghiệp của tất cả những loài động vật và côn trùng bị chết trong đám cháy Amazone, đó có thể là nghiệp của tất cả những loài động vật, côn trùng, chim chóc  đó  đã bị chết ở Amazon và ở Úc Châu.

Bất cứ điều gì gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu, con người đều có đóng góp. Nếu bất kỳ cuộc khủng hoảng nào xảy ra do lũ lụt, sự nóng lên toàn cầu, tôi không nói đến động đất, mà là sự nóng lên toàn cầu và cũng như lũ lụt, những nguyên nhân này do con người gây ra. Chúng ta sử dụng các nhà máy, đóng góp xe hơi và sau đó tất cả những thứ này góp phần vào sự nóng lên toàn cầu và vì sự nóng lên toàn cầu, trái đất ngày càng nóng lên, ngày càng nóng hơn, bầu không khí nóng lên và mọi thứ gây ra cháy rừng và làm tan chảy các sông băng và cuối cùng nó sẽ tan thành nước. Không có nơi nào khác, nó đổ qua một con sông và cuối cùng là vào biển, nên nước biển dâng lên, vì vậy hiển nhiên là có một trận lụt.

Vì con người thiếu sự lưu tâm, nên sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, do vậy nên nhiều con vật đã qua đời. Vì vậy, nghiệp quả đến với tất cả chúng ta, những người đã tham gia, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, đó là lý do tại sao ngày nay nghiệp quả đó có thể gây ra. Vậy với đại dịch này, đó chỉ là con người, vâng theo một nghĩa nào đó, tôi thường nói rằng con người phải chịu đau khổ vì COVID. Các loài chim không có vấn đề gì cả, chúng không góp phần làm trái đất nóng lên. Động vật hoang dã, chúng không có vấn đề gì, những con mèo chúng ta nuôi trong nhà, những con chó chúng ta nuôi trong nhà của mình, chúng cũng có một chút, chúng cũng tác động một chút, và sau đó chúng cũng góp phần vào sự nóng lên toàn cầu một chút.

Đây là một giả định, tôi không biết liệu đó có phải là một ‘tứ sát tri’ [tâm thức giả định là đúng] hay không, ý nghĩ phân biệt hay không, mà chỉ là một giả định. Nhưng không có các nguyên nhân bên ngoài nào khác, dĩ nhiên đó là nghiệp, cộng nghiệp. Đó là một nghiệp lực và nó không phải là một cái gì đó từ bên ngoài, nó là từ bên trong.

  1. Đó có phải là ‘tái quyết tri’ mà thầy đã nói về tâm nhận ra sự giác ngộ, bản chất thực sự của tâm hay không?

Khi chúng ta nhận ra bản chất thật của tâm hay sự giác ngộ, khi chúng ta nhận ra tánh không của tâm mình, thì không có điều gì mà chúng ta có thể nhận ra với ‘tâm hiện tiền’ lúc ban đầu, chúng ta phải đi qua các lý lẽ [chánh lý]. Những lý lẽ này là cách duy nhất để chúng ta có thể nhận ra những hiện tượng vi tế này như sự giác ngộ, bản chất của tâm, tính không, vô thường. Tất cả đều giống như một hiện tượng ẩn [bí mật], không thực sự rõ ràng. Lúc ban đầu khi bạn nhận ra qua một lý lẽ, thì nó trở thành ‘tỷ độ’. Do đó, ‘tỷ độ’, khi bạn nghĩ đi nghĩ lại về nó, thì nó sẽ trở thành ‘tái quyết tri’, khoảnh khắc thứ hai.

 ‘Tái quyết tri’đó, nếu bạn nghĩ đi nghĩ lại về nó, sẽ là lúc bạn có thể nhận ra nó một cách trực tiếp mà không có ‘nghĩa tổng’[hình ảnh tưởng tượng], đó là khi bạn nhận được giai đoạn Arya [thánh nhân], đó là khi bạn trở thành một trong Tam Bảo, Tăng bảo. Khi bạn nhận ra tính không trực tiếp với ‘tâm hiện tiền’, khi bạn đạt được ‘hiện tiền’ chứng ngộ [nhận ra] tính không, đó là khi bạn trở thành Tăng Bảo [Sangha]. Chúng ta nói về Tam Bảo, Phật, Pháp và Tăng đoàn. Tăng Bảo là khi bạn trở thành, khi bạn nhận ra, khi bạn có thể tu tập [vun bồi] hoặc khi bạn có thể khởi phát một hiện tiền chứng được tính không, đó là khi bạn được gọi là Tăng  Bảo. Đó là một Tăng Bảo thật sự.

Vậy với ‘hiện tiền’ thì việc giải thích về Tăng Bảo dễ dàng hơn rất nhiều, nếu không thì đối với người bình thường, hình dáng mà nhà sư đưa ra, đại diện cho Tăng đoàn, đó không phải là Tăng Bảo mà nó đại diện cho Tăng đoàn. Nhưng Tăng Bảo thật sự là khi một người chứng được tánh không với tâm hiện tiền.

KẾT THÚC

Cảm ơn các bạn, mong sớm gặp lại. Hạnh phúc của bạn là trách nhiệm của bạn vì vậy hãy tư duy tích cực. Đó là cách rất dễ dàng để vui vẻ và hài lòng với bất cứ điều gì chúng ta có. Đó là một cách khác để hạnh phúc khi tạo ra một gia đình, mối quan hệ thân thiện với bất cứ ai sống xung quanh chúng ta hoặc xung quanh bạn. Đó cũng là một cách rất dễ dàng để hạnh phúc. Vì vậy, khi biết về tâm, bạn sẽ có thể kiểm soát được tâm của chính mình và cố gắng nâng cao, bạn cố gắng làm cho những tâm đó phát triển là điều tích cực. Nếu một điều gì xảy ra, nếu bạn tức giận đột ngột, OK, có thể hiểu được, nếu bạn nghĩ lại nữa và để bản thân nổi giận lần nữa, điều đó là không OK.

Nếu bạn tức giận, không sao, có thể hiểu được, nhưng nếu bạn nghĩ lại về nó nữa và để bản thân thêm tức giận và nếu bạn chồng chất thêm nhiều lý do thì cũng không OK, thình thoảng ai cũng mắc những sai lầm này, chúng ta phải hiểu vì chúng ta cũng có thể mắc phải rất nhiều sai lầm trong cuộc sống hiện tại này.

Source
https://drive.google.com/file/d/1NsGETrPl641-JQxWUFWVOmcmKtHHnSax/view?usp=sharing