Lorig:Way of Knowing Mind – Buổi 8

SESSION 8.

Tâm Điên Đảo,
Tâm Nghi, và
Tứ Sát Tri.

  DẪN NHẬP.

Cho đến nay chúng ta đã học qua những tâm xác thực và những tâm đó có khả năng nhận ra đối tượng của chính nó nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đã học qua tâm thức mà đối với tâm đó đối tượng xuất hiện không được xác định chắc chắn hoặc không được nhận ra [hiển nhi bất định]. Và hôm nay chúng ta sẽ chủ yếu đi qua ba loại tâm thức, ‘tứ sát tri’ [ý nghĩ phân biệt cho là đúng], ‘tâm nghi’ và ‘tâm điên đảo’[tâm sai loạn]. Vì vậy, đây là ba chủ đề hoặc điểm mà chúng ta sẽ đi qua ngày hôm nay.

Vì vậy, trước khi đi qua điều này, hãy nhắc lại hoặc nhớ lại, suy ngẫm về thực tế là phần lớn mọi người trên thế giới này chưa có hay tôi muốn nói, tâm không phải là cái gì đó được biết đến rộng rãi trong thế giới này. Bây giờ chúng ta đang đọc, chúng ta đang nghiên cứu về tâm thức dựa trên bản văn do các Bậc Thầy Nalanda soạn và dĩ nhiên là nhiều bài luận giải của các Bậc thầy vĩ đại Tây Tạng.

Cho nên những luận giải đã được những Bậc Thầy Vĩ Đại Nalanda đó viết ra và dĩ nhiên sự giảng giải về tất cả những tâm thức này của chính Đức Phật, đó là điều mà họ đã tìm thấy qua tu tập, điều mà họ đã tìm thấy qua thiền định, điều mà họ đã thực hành cả cuộc đời của họ và xác lập kết luận, không chỉ với một động lực duy nhất mang lại lợi ích cho người khác và chia sẻ một cách đúng thực sự nhận thức và hiểu biết này để mọi người có thể mang lại hạnh phúc trong cuộc sống của họ, trong tâm của họ, trong chính họ. Vì vậy, về cơ bản mỗi một lời dạy mà Đức Phật đã đưa ra, không chỉ vậy, mà mỗi một luận giải mà các Đại sư Nalanda đó đã viết đều với một mục đích duy nhất, đó là làm lợi ích cho người khác và mang lại hạnh phúc trong tâm của mỗi một chúng sinh mong ước niềm hạnh phúc.

Vì vậy thật vinh dự khi tôi thực sự cảm thấy được đặc ân có thể suy ngẫm về những bản luận giải đó, có thể chia sẻ một chút những gì mà các vị đó đã suy nghĩ. Và tôi cũng hy vọng rằng với sự hiểu biết này, mong chúng ta có thể mang lại hạnh phúc, sự hài hòa cho bản thân, tình yêu thương và lòng từ bi, để có thể mang lại lợi ích cho nhiều người khác đang sống xung quanh chúng ta.

Ví dụ thường gặp về tâm, cho con chó ăn con cá.

Khi hiểu về tâm, thì một trong những điều chính yếu, một trong những yếu tố quan trọng thường hay đến với tôi, chẳng hạn, ở cộng đồng người Ladakh hoặc cộng đồng người Tây Tạng, chúng tôi thường lấy ví dụ này như bạn giết một con cá và cho một con chó ăn. Cho chó ăn cá hay giống như bạn muốn giúp con chó, nhưng cách bạn đang giúp con chó là giết con cá. Vậy mục đích của việc làm đó là gì? Đây là một trong những ví dụ phổ biến, hoặc một trong những điều mà mọi người đã nghe nói đến. Nói chung người ta chỉ phủ nhận và điều này tôi đồng ý ở một khía cạnh nào đó, nhưng thường mọi người đều thấy hoàn toàn sai. Nhờ hiểu được ‘tâm điên đảo’, ‘tâm nghi’, và ‘tứ sát tri’ [ý nghĩ phân biệt giả định là đúng] mà chúng ta sẽ học ngày hôm nay, bạn có thể hiểu hoặc bạn có thể biết hoặc nhận ra. Cho đến giờ chúng ta đã nói về nhiều tâm khác nhau và tôi đã nói rằng tâm của chúng ta không chỉ là một hiện tượng, ý tôi là, không chỉ có một tâm thôi, mà còn có rất nhiều loại tâm thức khởi động trong tâm chúng ta, bên trong chúng ta, mỗi giờ.

Không chỉ có một tâm mà còn có nhiều loại tâm khởi động bên trong chúng ta mỗi khoảnh khắc. 

Khi chúng ta nhìn vào màn hình, tâm trước màn hình hoàn toàn khác với tâm mà bạn nghĩ về điều gì đó, với mỗi đối tượng, một tâm khác nhau sẽ khởi động. Bạn đang đi bộ ở đâu đó, và mỗi phần ngàn giây, trừ khi bạn nhắm mắt, khi bạn đang đi bộ mỗi phần ngàn giây, thì nhãn thức khác nhau sẽ khởi động. Và từ đó chúng ta dễ hiểu hơn là mỗi giờ, mà có thể mỗi phút chúng ta có nhiều tâm thức kích hoạt, hoạt động, bên trong chính chúng ta. Và ở giây, khoảnh khắc kết thúc, nó để lại một dấu ấn, nó vẫn ở trạng thái không hoạt động và từ từ nó còn lại là một chủng tử [hạt giống]. Với những hoàn cảnh và điều kiện, nó sẽ khởi động, đó là cách bạn nhớ lại những điều trong quá khứ.

Nhưng nhiều tâm trong số những tâm này ghi nhớ những điều khác nhau mà có mối quan hệ với nhau. Giả sử bạn đã đến Washington DC, sau đó bạn đã nhìn thấy rất nhiều thứ, rất nhiều tòa nhà và những ngôi nhà này và ngôi nhà kia ở Washington, vì vậy lần sau khi ai đó nói về Washington, bạn có thể không đề cập đến tất cả những tòa nhà này mà bạn có thể đã thấy ở đó, nhưng bạn chỉ nhớ tất cả những thứ đó, đây là do mối quan hệ. Bên cạnh đó, mọi thứ mà chúng ta nhớ về quá khứ là do bạn đã trải qua điều đó và tâm đó ở trong trạng thái không hoạt động, vì vậy khi các điều kiện xuất hiện, những tâm đó sẽ hoạt động trở lại.

Ý định và hành động có hai điều: phần tích cực và phần tiêu tiêu cực trong đó.

Quay trở lại ví dụ mà tôi đã đề cập trước đây, mọi người nghĩ rằng cho con chó ăn bằng cách giết con cá là hoàn toàn sai lầm trong khi điều rất quan trọng phải hiểu rằng bạn không thể nói đây là đúng hay sai. Bởi vì có hai điều: có một phần thiện trong đó, một phần bất thiện trong đó. Vì vậy, bạn không thể nói đó là thiện cũng như không thể nói đó là bất thiện. Cho nên, phần cho con chó ăn là thiện, phần giết con cá là bất thiện. Giống như nếu ai đó nói “Cha mẹ bạn là nam hay nữ?”, Bạn sẽ không nói được gì cả, bạn không thể nói họ là nam, bạn không thể nói họ là nữ. Vì cha mẹ bao gồm cả nam và nữ, nên nói “cha mẹ tôi là nam” là không đúng, nói “cha mẹ tôi là nữ” cũng sai vì nó bao gồm hai giới tính khác nhau.

Tương tự như vậy, việc cho con chó ăn cá hay giết con cá để cho con chó ăn, đều có hai phần, bởi vì khi bạn cho con chó ăn, bạn có lòng tốt đối với con chó, nên điều đó là thiện. Ý tôi là mặc dù chúng ta chỉ nói về tâm thôi, bạn có mong muốn cho con chó ăn và kế đó bạn cũng có ý định giết con cá này, vì vậy ý ​​định giết con cá, đó là bất thiện. Một số người có thể nói rằng điều đó không thực sự là bất thiện vì không phải anh ta hoặc cô ta giết con cá để họ ăn, mà động cơ là để cho con chó đang chết dần, đang có thể chết vì đói. Do vậy, giống như động cơ là để cứu con chó, nên đó không phải là điều gì xấu, một số người có thể nói như vậy.

Đúng, động cơ hoặc ý định cứu con chó khỏi chết đói là tốt nhưng giết một con cá là xấu. Tương tự, có một số người nói về cuộc sống tốt và cuộc sống xấu. Theo như tôi hiểu, cuộc sống tốt là cuộc sống có động cơ mang lại lợi ích cho ai đó nhưng vẫn là cuộc sống. Vì vậy, động cơ mang lại lợi ích cho ai đó là tích cực, động cơ lừa dối ai đó bằng cách nói đã nhìn thấy điều gì đó mà không có nhìn thấy là bất thiện. Giống như một người cha đang làm điều gì đó sai trái để kiếm cơm cho gia đình, vì vậy có thể có rất nhiều người nghĩ rằng “Không sao cả vì tôi đang làm việc đó cho gia đình mình” trong khi điều đó là OK nếu nó là thiện, nó không thiện nếu nó không OK, bất kể bạn đang làm gì, ý tôi là, những điều bạn đã làm.

Tham gia vào hành động bất thiện không chỉ mang lại đau khổ mà còn tạo thói quen.

Nếu điều đó là bất thiện thì không được, đó là bởi vì việc tham gia vào một hành động tiêu cực, nó không chỉ mang lại vấn đề hoặc đau khổ là hậu quả do nghiệp gây ra, mà còn khiến cho bạn có thêm thói quen tham gia vào loại hoạt động như vậy. Giả sử để cứu một nước, theo quan điểm của Đạo Phật, bạn không cần phải giết kẻ thù mặc dù bạn đang cứu nước. Lý do giống như nếu bạn giết người nào bây giờ, đó là với động cơ cứu nước, nếu bạn giết một ai đó thì lần sau bạn sẽ không chần chừ nữa, bạn sẽ dễ giết người hơn rất nhiều. Lòng từ bi đối với một người tự động giảm đi, khi bạn giết được một lần, lần thứ hai luôn dễ dàng. Dù bất cứ tội phạm gì một khi bạn đã làm, thì lần thứ hai luôn dễ dàng.

Vì vậy, khi bạn ngày càng có thói quen với điều đó thì theo quan điểm của Đạo Phật, đó là điều mà chúng ta đã làm rất nhiều trong quá khứ, nên rất dễ dàng có được thói quen với nó. Sau đó, bất cứ khi nào bạn có một vấn đề hoặc khó khăn giải quyết, thì bạn sẽ nghĩ đến điều này. Giả sử một người ăn cắp thứ gì đó từ ngân hàng lần đầu tiên để kiếm lợi cho người khác, nên lần thứ hai, bất cứ khi nào anh ta hoặc cô ta gặp vấn đề, giống như anh ta đã ăn trộm trước đó, đầu tiên anh ta làm vì người khác, nhưng lần thứ hai khi anh ấy đang gặp vấn đề, anh ấy sẽ nghĩ ngay tức khắc đến điều đó “Được rồi, tôi lại đi ăn trộm”. Vì vậy, lần thứ hai anh ta có thể là vì nhu cầu của anh ta, rồi sau đó anh ta quen với nó hơn, rồi lần thứ ba sẽ là vì lòng tham.

Bất cứ điều gì xảy ra mà không có ý định là do nghiệp quả.

Đó là lý do tại sao thường bất cứ điều gì tự nó xảy ra, bất cứ ai trải qua mà không có ý định của họ là do nghiệp. Bất cứ điều gì xảy ra với tôi mà không có ý định của tôi là do nghiệp của tôi. Ví dụ, nếu tôi bị bệnh, chắc chắn là do nghiệp của tôi vì tôi không có ý định bị bệnh nào cả. Nếu tôi cố ý cắt ngón tay của mình, thì đó không phải là do nghiệp quá khứ của tôi vì nó giống như bạn đang tạo ra một nghiệp mới. Nói một cách rất thô thiển, đây là điều mà tôi muốn nói, nếu bạn nhìn mọi thứ từ góc độ này thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho bạn. Nếu bạn trả tiền phạt, bạn đang trả một nghiệp nào đó. Nếu bạn có ý định muốn tặng cho một người có nhu cầu, thì đây là điều mà bạn đã làm với ý định của mình như bạn muốn làm điều đó, vì vậy theo cách đó, trong trường hợp đó, bạn đã tích lũy được một điều gì mới.

Vì vậy, những gì tôi đang cố gắng nói ở đây là thậm chí trong vài giây thôi, nhiều thứ có thể khởi động trong tâm của chúng ta, các tâm khác nhau khởi động, do đó tại sao ở Ấn Độ, ở Ladakh hoặc ở Tây Tạng, thậm chí có một câu tục ngữ ‘Tai của đứa trẻ nằm trên mông của đứa trẻ’ hoặc đại loại như vậy, có nghĩa là bạn phải đánh đứa trẻ khi chúng không nghe lời. Có những người bênh vực nói chẳng hạn như “Điều này OK, vì cha mẹ hoặc giáo viên có ý định giúp cho đứa trẻ”.

Tôi cũng nghe nói rằng người châu Á, dù cho họ sống ở Hoa Kỳ hay các nước phương Tây, có một chút bạo lực đối với trẻ em, như vậy chúng chắc chắn sẽ tốt hơn, hoặc như vậy chúng sẽ nghe lời cha mẹ hoặc dah .. và dah … Có một câu chuyện vui về một người cha Tây Tạng, tôi không chắc đó có phải là thật hay không, bất cứ khi nào người cha Tây Tạng thử tỏ ra hơi bạo lực với đứa trẻ, thì đứa trẻ luôn nói như “Con sẽ gọi điện thoại cho 911 hay 119 ”đại loại như vậy. Sau đó một lần anh ta đưa đứa trẻ trở lại Ấn Độ bằng cách nói rằng “Chúng ta phải về Ấn Độ vì cha sẽ giao mảnh đất của cha, và conn phải đi cùng cha để con có thể ký tên vào, rồi miếng đất sẽ thuộc về, con biết đó, cha có một mảnh đất ở Ấn Độ, nên cha sẽ để lại cho con”. Vì vậy, khi họ đến sân bay Delhi và người cha mất bình tĩnh và nói “Bây giờ thì mày gọi cho 911 đi”

Mọi chuyện là như vậy, nhưng vẫn không có gì để bạn có thể bảo vệ nó bởi vì bạo lực luôn là bất thiện. Bởi vì nếu bạn đã bạo lực một lần, bạn sẽ luôn nghĩ đến nó, bạn sẽ có thói quen với nó, khi bạn càng có thói quen đó, nó sẽ điều khiển bạn hành động hoặc tích lũy những nghiệp tương tự. Do đó, điều rất quan trọng là phải theo dõi chính mỗi một hành động mà không cần nhìn lại động cơ, nhiều hành động mà chúng ta có thể thực hiện mà không cần suy nghĩ kỹ có thể là điều gì đó tiêu cực. Bạn luôn nghĩ rằng, “Ồ, tôi có một ý định tích cực”. Có, bạn có thể có ý định tích cực, nhưng hãy xem xét hành động của bạn xem nó đang làm hại bạn hay làm hại người khác hay không.

Thường tôi hay nói rằng bất cứ khi nào bạn làm hại người khác, thì mỗi hành động làm hại người khác cũng đều làm hại chính bạn, bởi vì nhiều người nghĩ rằng “Tôi được lợi từ việc này” khi một người cướp ngân hàng hoặc có thể lừa ai đó. Và sau đó, nếu người khác, giả sử một người ăn cắp thứ gì của công ty mà họ đang làm việc, nếu không ai phát hiện ra, nếu người này làm điều gì đó mà không ai phát hiện ra, nói chung người đó có thể nghĩ rằng “Ồ, tôi có được cái này, hoặc có thể giống như tôi kiếm được cái này”hoặc đại loại như vậy, người ta có thể nghĩ, nhưng thực tế bạn mới là người bị thiệt hại. Bởi vì thứ nhất, bạn đã đánh mất thanh danh của mình, thứ hai, bạn đã đánh mất niềm tin vào bản thân và một khi bạn đã có thói quen vào điều gì đó bất thiện, không chỉ mang lại các kết quả tiêu cực trong tương lai. Chẳng hạn theo quan điểm của Đạo Phật giáo trong kinh sách, lời giảng giải là điều cho người ta khó có thể biết được trong một thời gian rất giới hạn mà trong một thời gian rất ngắn đó nếu bạn ăn cắp thứ gì thì bạn sẽ mất những thứ đó trong tương lai, hoặc có thể dù cho bạn đạt được điều gì trong tương lai, bạn sẽ không thể tận hưởng nó, như thế này và như thế kia hoặc bạn cũng sẽ mất đi những thứ trong tương lai. Đây là một nhân quả rất vi tế, rất khó hiểu trong khoảng thời gian rất giới hạn bởi vì bạn có thể thấy một người đang ăn cắp và người đó đang trở nên giàu có.

Vì vậy, có thể có một số người nghĩ rằng “Ồ trộm cắp có lẽ không phải là thứ gì tệ, bởi vì hãy nhìn người kia, anh ta luôn ăn trộm thứ này thứ nọ, nhưng sau đó anh ta trở nên thực sự giàu có và anh ta thực sự hạnh phúc, nên tôi nghĩ ăn cắp không phải là một thứ tệ về điều này và điều kia. ” Đúng, nó có thể xuất hiện như vậy, nếu bạn nhìn tình huống trong một khung hình rất ngắn, trong một khoảnh khắc rất ngắn, có thể bạn có thể không nhìn thấy nhiều thứ, nhưng khi có mầm mống ở đó, thì chỉ cần có mặt các điều kiện, miễn là có mặt các điều kiện, thì luôn luôn có một kết cuộc tiêu cực. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn làm tổn thương ai đó hoặc làm tổn thương người khác, bạn cũng đang làm tổn thương chính mình bởi vì bạn đang tích lũy những nghiệp mà bạn sẽ phải gánh chịu trong tương lai hoặc bạn có thói quen làm điều gì xấu hoặc bạn có thói quen làm điều gì đó mà không có quán sát hoặc bạn có thói quen với một hoạt động hoặc hành động gây hại cho người khác như vậy. Do đó nếu bạn đã có thói quen thì bạn sẽ có nhiều khả năng làm lại điều đó, nếu bạn tái phạm, bạn sẽ ngày càng nhận nhiều ác nghiệp mà bạn có thể phải gánh chịu trong tương lai.

Lý do tại sao tôi nói bạn ‘có thể’ là bởi vì có một số cách để tịnh hóa một mức độ nghiệp nào đó như vậy. Có một điều mà tôi muốn chia sẻ và cũng xem là ví dụ, ở Singapore, tôi đã thấy rất nhiều người làm tình nguyện viên trong các chùa chiền, ở Ấn Độ, tôi đã thấy rất nhiều người đang làm tình nguyện viên trong một số tổ chức từ thiện. Như vậy, có người cho đi thời gian của họ, có người tự nguyện dạy học ở một số khu ổ chuột, và ở một số vùng xa xôi cho một số trẻ em. Họ đang đóng góp bằng kiến ​​thức của họ, có một số người đóng góp bằng thời gian của họ, có rất nhiều người đóng góp bằng cả quần áo cũ của họ, khi họ có quần áo cũ họ sẽ cho những người đang cần, những người ở một hoàn cảnh như vậy, cần những thứ như vậy.

Gần đây tôi có một buổi nói chuyện, tôi đã gặp một nhóm người Ladakh, và chúng tôi chỉ thảo luận về sự bố thí, cách thực hiện, các lợi ích của việc làm đó và những điều khác. Dĩ nhiên tôi chỉ chia sẻ nhiều thứ, tôi đã đề cập đến những điều mà một số trong đó tôi thực sự thích và tôi nghĩ cũng hay khi chia sẻ với bạn. Nếu bạn là một Phật tử, nếu bạn tin vào Nghiệp, thì bạn sẽ hiểu dễ dàng hơn rất nhiều. Điều tôi đã nói là sự giàu có của một người không bao giờ ít hơn hoặc nhiều hơn, giống như sự giàu có, có thuật ngữ tài sản trí tuệ này [intellectual wealth]. Giả sử, người tạo ra Facebook, vào đêm trước khi anh ta hoàn thành Facebook hoặc một năm trước khi anh ta tạo ra Facebook này, anh ta đã có ý tưởng tạo ra một thứ gọi là Facebook. Tại thời điểm đó, đó là tài sản trí tuệ nên anh ta đã có tài sản này, nhưng cũng chỉ là trong suy nghĩ của anh ta, như vậy giá trị của tài sản đó chẳng kém với chính Facebook. Dần dần anh ta tăng các giá trị nhưng thậm chí trước khi anh ta ra mắt hoặc tạo ra Facebook, thì từ khoảnh khắc đó anh ta có Facebook  được thiết lập trong tâm thức, tài sản trí tuệ đã ở đó.

Tương tự như vậy, nếu một người trở thành tỷ phú ngày nay, nếu anh ta trở thành tỷ phú không phải vì anh ta đã làm một số nghiệp trong kiếp này, chẳng hạn anh ta có nghiệp trở thành tỷ phú từ một kiếp trước. Anh ta có một số nghiệp trong tiền kiếp vì nghiệp đó mà một người được cho là tỷ phú trong kiếp này. Giả sử một số trong các bạn có thể không phải là tỷ phú, nhưng nếu bạn có nghiệp trở thành tỷ phú sau 10 năm, thì bất kể thứ gì bạn có, bạn có phần còn lại vẫn là một hạt giống trong tâm bạn. Bây giờ sự giàu có đó vẫn còn trong tâm bạn, vì vậy lý do tại sao tôi nói rằng sự giàu có không bao giờ ít hơn hoặc nhiều hơn, là khi bạn cho thứ gì đó cho người khác, giả sử bạn cho quần áo cũ của mình cho người khác, có thể giá trị của quần áo cũ là thế này và thế kia, khi bạn cho người khác, bạn nhận được một phước đức như vậy mà với phước đức đó bạn lại có thể kiếm được quần áo như vậy. Khi bạn lấy trộm một thứ gì đó của người khác thì bạn sẽ đánh mất một lượng phước đức nào đó khỏi tâm thức của mình. Vì vậy, người ta không thể nghĩ rằng “Ồ, tôi đã lấy trộm cái gì đó, bây giờ tôi trở nên giàu có hơn một chút”. Không, về của cải bên ngoài, bạn có thể tăng thêm một chút, nhưng bạn sẽ mất đi một số của cải bên trong, một số của cải từ tâm của bạn, một số tài sản phước đức từ tâm của bạn. Cho nên, từ góc độ đó, người ta có thể nói rằng một người không bao giờ giàu lên hoặc nghèo đi, trừ khi người đó tích lũy được một số phước đức mới, thì đúng, đó là một trường hợp khác.

Tâm thay đổi mỗi khoảnh khắc, mỗi tâm đều có thể khác nhau.

Vì vậy, hôm nay điều tôi muốn chia sẻ ở đây là khi bạn hiểu rằng tâm thay đổi mỗi phút, mỗi phút bạn nghĩ về một số điều khác, thì tâm thay đổi, nhưng chúng ta lại nghĩ như thể mắt của chúng ta chỉ là một nhãn thức và bất cứ điều gì chúng ta thấy thì cùng nhãn thức có thể nhìn thấy mọi thứ. Nhưng trong các kinh văn Đạo Phật, chúng ta nói rằng nhãn thức mà đối với nhãn thức đó, giả sử, một chiếc xe hơi trình hiện không có khả năng nhận thức một chiếc xe máy, vì vậy nhãn thức nhận thấy một chiếc xe máy không có khả năng, không thể nhận thức một chiếc xe hơi. Do đó, khoảnh khắc bạn nhìn vào một thứ khác là bạn thay đổi nhãn thức của mình nên con số nhãn thức bạn có trong bạn là vô kể.

Vì vậy, đó là lý do tại sao giết một con cá để cho con chó ăn, có một phần tích cực trong đó, có một phần tiêu cực trong đó. Tương tự, làm điều gì đó bất thiện để kiếm bánh mì cho gia đình cũng là một mặt tích cực và một mặt tiêu cực. Ý định kiếm bánh mì cho gia đình hoặc nuôi sống gia đình hoặc chăm sóc gia đình là điều tích cực, nhưng cách bạn đang làm, nếu nó là một điều gì tiêu cực, thì dĩ nhiên phần hành động đó là một tiêu cực. Mọi người nói về cuộc sống tốt đẹp, vì vậy bạn không thể nói rằng “cuộc sống tốt đẹp là OK” để thể hiện hoặc nói trong khi ý định là tốt, bạn kiếm được một số phước đức bởi vì bạn có ý định. Giả sử bạn đang làm việc tại văn phòng và đồng nghiệp của bạn phải ở lại văn phòng vì việc này trong khoảng thời gian đó, trong lúc ấy, đồng nghiệp của bạn lại bỏ đi đâu đó vì công việc nào đó, hoặc điều này điều nọ, và sau đó bạn nói dối để đồng nghiệp của bạn không có bất kỳ vấn đề với sếp. Ý định của bạn là tốt, đó là giúp đỡ đồng nghiệp, nhưng những gì bạn nói là dối trá, vì vậy bạn không thể nghĩ rằng “Ồ, tôi đã làm điều gì đó đúng”. Đúng, bạn đã nghĩ điều gì đó đúng, nhưng điều bạn làm là không đúng. Lý do tại sao tôi nói điều này là bởi vì mỗi khoảnh khắc tâm lại thay đổi, mỗi tâm có thể khác nhau.

TÂM ĐIÊN ĐẢO, TÂM NGHI VÀ TỨ SÁT TRI.

Tâm điên đảo.

Ở đây chúng ta đang nói về ‘tâm thức điên đảo’ [tâm sai lầm], bám chấp, ví dụ, sân giận luôn luôn là ‘tâm thức điên đảo’. Mọi người nói rằng “Tôi tức giận và tôi thể hiện sự tức giận của tôi vì có một số lợi ích, tôi tức giận, vì muốn điều gì đó tốt”. Giả sử một người cha trong nhà tức giận, rồi sau đó, ông ấy cố gắng nói rằng “Ừ, dĩ nhiên là tôi tức giận vì tôi quan tâm đến gia đình của mình hay thế này và thế kia”. Đúng, mong muốn quan tâm gia đình là điều tích cực, nhưng nổi giận luôn là tiêu cực.

Dù sao thì tức giận, những cảm xúc đó luôn đem lại cho chúng ta những vấn đề và rắc rối, những cảm xúc phiền não đó, những cảm xúc tiêu cực đó như là sân giận, ghen tị, cố chấp và tham lam và tất cả những thứ này, chúng đều là ‘tâm thức điên đảo’. Ý nghĩa? Những gì mà những tâm này nhận thức đều không tồn tại theo cách nó nhận thức. Sự sân giận sẽ phóng đại lên, nếu một người xấu 20% nhưng sân giận luôn thấy rằng người đó xấu đến 60 hoặc 70% trong hầu hết các trường hợp. Nếu cơn giận quá mức, bạn sẽ rất khó mà nhìn sự việc một cách khách quan, thì bạn sẽ phóng đại lên, nếu một người xấu 60% thì bạn thực sự khiến nó xấu đến 95%. Bạn thậm chí không thể nhìn thấy bất kỳ điều tích cực nào về người đó.

Vì vậy, sân giận là một trong những ví dụ về ‘tâm thức điên đảo’ và ‘tâm thức điên đảo’, như tôi đã nói, ý nghĩa của nó là bất cứ thứ gì nó nắm bắt [chấp trì], thì đối tượng mà ‘tâm thức điên đảo’  nhận thức đều không tồn tại. Nếu bạn tức giận với một người khác, thì những gì bạn thấy là người khác xấu 90% với sự phóng đại, vì vậy đây là lý do tại sao một người xấu đến 90% không có tồn tại. Nếu một người thực sự xấu đến 90%, thì bạn sẽ thấy nhiều hơn thế khi bạn tức giận.

Sự bám chấp, bạn nhìn thấy sự vật đẹp hơn nhiều so với thực tế nó tồn tại. Giống như tôi biết một đứa trẻ có thể xấu 50%, nhưng người mẹ luôn thấy có 20% hoặc thậm chí ít hơn, có một chút bám víu đối với đứa trẻ. Mọi người đều thích một ngôi nhà hoặc có thể là một số người, lý do tại sao ai cũng cảm thấy thoải mái hơn trong vùng tiện nghi là bởi vì có một số bám víu liên quan. Mọi người đều thích gia đình của họ, một số loại bám víu. Mọi người đều muốn có cho riêng mình, nếu ai đó ban cho một cái gì đó, giả sử ai đó đang ban cho một số điều ước, thì điều đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là bản thân bạn và sau đó là gia đình của bạn và sau đó có thể là bạn bè hoặc đồng nghiệp và điều này và điều kia. Vì vậy, đây cũng là bởi vì sự bám chấp và bám chấp đó cũng là một ‘tâm thức điên đảo’ bởi vì nó phóng đại lên và nó thấy sự vật mà nó nhận thức tốt hoặc quan trọng hơn nhiều so với sự vật đó là. Vì vậy, đó là một chút về ‘tâm thức điên đảo’.

Tâm nghi.

‘Tâm nghi’, tôi có một quan điểm rất tích cực đối với ‘tâm nghi’, thật đơn giản để biết về ‘tâm nghi’ vì nó là một tâm nào đó nghĩ rằng đối tượng có như nó trình hiện hay không, ví dụ, nếu bạn nghĩ về chiếc xe như là một sự vô thường, thì bạn có thể nghi ngờ liệu có phải là vô thường hay không. Vì vậy, sự nghi ngờ, như tôi đã đề cập trong một trong các buổi học trước đó, nó có ba loại, ‘hợp nghĩa nghi’ [nghi hướng tới sự thật], ‘bất hợp nghĩa nghi’ [nghi hướng tới điều sai] hoặc ‘đẳng phần nghi’ [nghi như nhau].

Hồ nghi là khi một người có ‘tâm thức điên đảo’, một người không nhận ra sự thật, nếu bạn đưa ra một số lý do để chứng minh rằng ‘tâm thức điên đảo’ là một sai lầm, thì từ từ ‘tâm thức điên đảo’ chuyển thành nghi ngờ. Vì vậy, nghi rất quan trọng, có nhiều sự nghi ngờ luôn quan trọng, bởi vì đó là thứ tạo ra một loại nền tảng trong tâm của chúng ta để nhận ra các sự vật. Khi bạn nghi ngờ về điều gì, nếu bạn tiến một bước gần hơn để nhận ra điều mới đó, để hiểu điều mới bởi vì nó thiết lập một loại nền tảng trong tâm chúng ta. Nếu bạn không nghi ngờ, rất ít khả năng bạn sẽ biết nó hoặc bạn sẽ có mong muốn biết nó hoặc thậm chí nếu trường hợp khác đi, khi bạn nghi ngờ thì bạn sẽ nhớ lại khi bạn nhận ra điều đó.

Giả sử bạn thậm chí không có sự nghi ngờ, mặc dù bạn chú ý đến nó, mặc dù bạn nhìn thấy nó, đôi khi giống như sự vật có thể trình hiện đối với tâm, nhưng tâm của chúng ta không nhận ra điều đó, hoặc dù cho chúng ta biết điều gì đó hôm nay, thì ngày mai chúng ta vẫn có thể quên. Nếu bạn còn nghi ngờ gì đó thì bạn sẽ dễ dàng nhớ mọi thứ nhiều hơn, khi đọc cuốn sách, tôi cố gắng lướt qua nội dung cuốn sách, và sau đó tôi cố gắng hình dung nó hoặc những gì họ có thể đang nói đến, những gì chương này có thể nói đến hoặc những gì chương kia có thể nói đến. Vì vậy, một kiểu hình dung một thứ gì hoặc một thứ gì đó giống như một sự nghi ngờ hoặc một nền tảng trong tâm của tôi và tôi cố gắng hiểu điều này, điều này và điều này sẽ được nói trong chủ đề này ở chương này, điều này và điều này sẽ được nói trong chương kia, điều này và điều này sẽ có trong chương tiếp theo. Do đó, sẽ dễ dàng hơn nhiều cho tôi khi suy nghĩ từ quan điểm đó.

Và đôi khi chúng ta nhìn thấy, nhưng chúng ta không chú ý, giống như chúng ta không quan tâm và sau đó chúng ta quên mặc dù chúng ta nhìn thấy thứ gì đó, sau nửa giờ nếu có ai hỏi “Bạn đã thấy điều đó chưa?” Chúng tôi giống như “có thể”.Vì vậy, nghi ngờ luôn là điều tốt đẹp, và tôi muốn nói, đây là bước đầu tiên để hướng tới tri ​​thức.

Tứ sát tri.

‘Tứ sát tri’ [ý nghĩ phân biệt giả định cho là đúng], là phiên bản nâng cấp, giống như ‘tâm thức nghi ngờ’ nhờ đưa ra một số lý lẽ. ‘Tâm thức điên đảo’ chuyển thành ‘tâm nghi‘ khi bạn đưa ra một số lý lẽ cho người đó. Giả sử một người thực sự xấu, bạn đã nghĩ rằng người đó tốt, đó là ‘tâm thức điên đảo’ bởi vì người đó không phải là một người tốt, sau đó, một người đưa ra một số ví dụ chứng minh rằng người đó không thực sự tốt, rồi từ từ bạn nghi ngờ liệu người đó có tốt hay không. Khi bạn có sự nghi ngờ, thì bạn lại nghĩ đến lý lẽ, bạn cố gắng phân tích lại, gặp lại tình huống, bạn gặp người đó nói chuyện, bạn cũng nghĩ đến một số lý lẽ khác. Vì vậy, khi bạn chắc chắn rằng người đó không có gì tốt, người đó thực sự xấu, khi bạn chắc chắn về điều đó, thì tâm vốn chắc chắn đó là ‘tứ sát tri’. Cho nên, ‘tứ sát tri’ là tâm mà sau đó bằng cách nghĩ đi nghĩ lại các lý lẽ, bước thứ hai của việc đó sẽ là bạn nhận ra người đó là kẻ xấu.

Do đó khoảnh khắc đầu tiên của điều đó, như tôi đã nói trước đây, ‘tỷ độ’ [tâm thức tri nhận bằng luận đoán]. Chúng ta cho rằng người đó xấu, rồi một ngày chính bạn nhìn thấy, tận mắt chứng kiến ​​người đó xấu thật thì đó chính là ‘hiện lượng’ [tâm thức trực tiếp tri nhận xác thực]. Đây là những gì của bảy tâm thức và điều rất quan trọng là phải biết trình tự này và với điều này, tôi chỉ muốn chia sẻ rằng tâm thức luôn thay đổi. Vì vậy, mặc dù bạn có suy nghĩ tích cực ngay từ khoảnh khắc đầu tiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể có suy nghĩ tích cực sau hai hoặc ba phút. Mặc dù bạn đang làm điều gì đó tốt thường xuyên, chúng ta sẽ trải qua rất nhiều suy nghĩ tích cực và tiêu cực hoặc một ý nghĩ trong đầu. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải lưu tâm đến những gì bạn đang nghĩ, tại sao bạn lại làm những việc nào đó.

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

  1. Khi thầy nói một người tốt hoặc xấu, thì có bao giờ có người tốt hoặc xấu hoàn toàn không? Tất cả mọi người không phải đều có một số tốt và một số xấu hay sao?

Ah, đó là một câu hỏi rất hay.
OK, như tôi đã đề cập trước đây, vậy một người tốt, khi tôi nói một người xấu, tôi chỉ nói chung chung. Nhưng trên thực tế, nếu bạn nhìn thật kỹ, thì bạn có thể nói một người không là gì khác ngoài sự kết hợp của thân và tâm. Một người chỉ là một nhãn được gán cho tập thể của thân và tâm. Chính xác hơn, tốt hơn là nói nếu một người đang làm, nếu một người đang giết người khác, nếu một người có tâm rất ích kỷ và một người đang cố ý làm tổn thương người khác, thì thường mọi người nói rằng đó là một người xấu. Nếu một người nói chung có động cơ, ý định làm lợi cho người khác và nếu một người không cố ý làm tổn thương người khác, thì bạn có thể nói đó là một người tốt.

Người hoàn hảo là điều rất khó ở một người bình thường. Ở một người theo đạo Phật, sẽ dễ dàng hơn nhiều khi nói Đức Phật là một người hoàn hảo, chúng ta gọi là Phật khi một người thoát khỏi mọi cảm xúc tiêu cực hoặc phiền não. Nhưng chúng ta nên biết khi tôi nói đây là những gì chúng ta có thể gọi là người xấu và đây là những gì chúng ta gọi là người tốt, khi tôi nói điều đó, tôi không có ý nói rằng chúng ta nên nói về những người khác, rằng một người đã làm điều này, một người đã làm điều kia.

Vì lợi ích của chính mình, vì sự an tâm của chính mình, nếu một người đã làm điều gì sai trái, thì sẽ không có lợi gì khi nghĩ rằng người đó xấu. Thay vì vậy, bạn có thể nghĩ rằng người đó không xấu, nhưng chỉ là sự tham lam của họ đã khiến họ làm điều đó. Vì vậy, nếu bạn nhìn từ quan điểm đó, sẽ có lợi cho chính bạn. Đó là cách chúng ta nên nhìn một người, nếu một người đang làm điều gì đó tốt ở đây, bạn có thể nói rằng, bạn có thể nghĩ rằng đó là một người thực sự rất tốt, bạn không cần phải lọc mọi thứ vì lợi ích của chính chúng ta. Nếu một người đã làm điều gì đó xấu hoặc quay sang điều gì đó sai trái, bạn có thể thấy rằng không phải là bản thân người đó, đó chỉ là những tâm tiêu cực đằng sau người đó. Tâm tiêu cực đó sử dụng con người như chúng ta sử dụng một cây gậy, cho nên, nếu xét theo quan điểm đó thì đó là lòng tham của người đã dẫn đến điều đó, là sự bám víu của người do người này làm điều đó. Vì vậy, nếu tôi tức giận hoặc thế này và thế kia, thì đó phải là những cảm xúc tiêu cực như tham lam hoặc bám chấp hoặc tức giận hoặc thế này và thế kia. Bạn nghĩ từ quan điểm đó thì bạn là người có lợi cho sự an tâm của chính bạn và đây là sự thật.

Giả sử một người đã lấy đi một thứ gì đó rất quan trọng đối với bạn không có sự đồng ý, nếu bạn nghĩ rằng người đó thực sự xấu, thì nếu bạn đang tức giận với người đó, nếu bạn cáu kỉnh với người đó thì nói chung tức giận đó về cơ bản là một tâm hẹp hòi và những gì sân giận nhìn thấy, nhận thức là không đúng bởi vì cơn giận phóng đại lên và có vẻ tồi tệ hơn nhiều so với thực tế những gì tồn tại. Và rồi bạn là người sẽ tổn thương, giống như bạn là người giữ ngọn lửa đó trong tâm thức của mình và khi đó người đầu tiên nó đốt cháy chính là bạn, nó đốt cháy sự bình yên trong tâm hồn bạn.

Vì vậy, thay vì như thế, nếu ai đó đã làm điều gì sai trái với bạn thì bạn phân loại hoặc bạn nghĩ bằng cách tiến gần hơn một bước “Đó không phải là người đó, đó là cảm xúc tiêu cực của anh ta, có thể tức giận hoặc bám chấp hoặc tham lam hoặc điều này và điều kia ”. Vì vậy, đây là cách một hành giả sẽ suy nghĩ vì lợi ích của chính mình.

  1. Vậy trường hợp nào ‘tâm nghi’ là tiêu cực?

Ngày nay có nhiều người phàn nàn về cha mẹ. Tất nhiên đó là một người khác, cha mẹ là một người khác. Dù cho cha mẹ không làm gì sai, cha mẹ vẫn cố gắng hết sức để tránh cho đứa trẻ khỏi vướng vào một điều gì đó xa lạ và họ cố gắng hết sức để mang/đưa ra những gì tốt nhất có thể cho đứa trẻ và cho tương lai. Nhưng dĩ nhiên đứa trẻ là người khác nên sẽ nghĩ khác đi một chút, nó nhìn hoàn cảnh cũng khác đi một chút, và cách cha mẹ muốn nó trở thành và cách nó muốn trở thành có thể khác nhau giống như là hai thứ khác nhau, hai con người khác nhau.

Đôi khi suy nghĩ của chúng ta có thể đi cùng với nhau, đôi khi suy nghĩ và cách chúng ta nhìn nhận sự việc có thể khác nhau. Cho nên, khi bạn thấy rằng cha mẹ đang làm những điều tốt nhất có thể cho bạn, đôi khi cha mẹ làm điều gì đó thực sự khó hiểu, thì bạn nghi ngờ rằng có thể cha mẹ đang làm điều gì đó. Có thể trong số những người bạn, một người bạn rất chân thành, thực sự giúp đỡ, người kia nghi ngờ có thể anh ta đang mong đợi điều gì đó, hoặc có thể anh ta đang nghĩ gì đó, hoặc có thể thế này và thế nọ. Vì vậy, những loại nghi ngờ này là tiêu cực. Theo quan điểm của Đạo Phật, nghi ngờ đối với nghiệp, với ý định bất thiện là tiêu cực.

  1. Thưa Lama, làm thế nào mà lòng từ bi cũng có thể tạo ra một ‘tâm thức điên đảo’?

Phải, vì lòng từ bi cũng tạo ra một tâm thức sai lầm, nên dù cho lòng từ bi có tạo ra một ‘tâm thức điên đảo’, không có nghĩa là đó là lỗi của lòng từ bi. Tôi muốn nói là ‘xui khiến’, bởi vì một người mẹ có lòng từ bi đối với đứa con, do đó khi đứa trẻ làm điều gì sai, người mẹ sẽ cáu kỉnh hoặc có thể tức giận đột ngột. Thường, khi đứa con làm điều gì sai, bà mẹ sẽ có một chút xúc động và đôi khi bà mẹ có thể nổi giận. Nhưng lòng từ bi đó luôn tích cực, nó luôn tốt, chỉ là bà mẹ muốn nhìn thấy con mình hạnh phúc, bà mẹ không thể chịu đựng được khi nhìn thấy đứa con đau khổ hoặc có điều gì đó rắc rối xảy ra cho đứa trẻ. Giả sử đứa trẻ sắp ăn phải thứ gì đó thực sự có hại, ví dụ là một chất độc hoặc có thể đứa trẻ đó đang đi về phía rìa, đứa trẻ còn nhỏ đang đi hoặc bò về phía rìa của tòa nhà hoặc ngày càng gần về phía hồ bơi. Thì bà mẹ chạy đến cứu và khi bà mẹ cứu kịp, bà ngay lập tức rất có thể bà sẽ hơi xúc động, hoặc có thể tức giận, hoặc trong một số trường hợp, người mẹ có thể đánh con, “sao có thể làm vậy?”, vấn đề là bạn có thể thấy như thế nào, lòng từ bi cũng có thể gây ra một ‘tâm thức điên đảo’, vì vậy ‘tâm thức điên đảo’ là do thói quen của chính chúng ta, vấn đề của chính chúng ta.

Thực ra đây là một điều quan trọng, giả sử một đứa trẻ đang bò về phía hồ bơi, một đứa trẻ nhỏ, nếu đứa trẻ rơi xuống hồ bơi thì đứa trẻ có thể tử vong, bà mẹ biết điều đó nên mẹ cố gắng cứu nó, nên khi cứu kịp bà mẹ có thể sẽ đánh con. Khi đánh con, bà mẹ nghĩ theo một chiều, bà mẹ sợ mất con, đó là lý do tại sao bà mẹ đánh con, nên việc đánh con có ý định tiêu cực của nó đằng sau.

  1. Đối với người bị trầm cảm có ý định tự tử mặc cho nhiều người […] khuyên không nên, đó là do nghiệp quá khứ hiện đã có hiệu lực?

Nếu một người có ý định, có một số người tự nhiên cảm thấy cuộc sống này không còn ý nghĩa hoặc có thể tôi sẽ có một hành động sai trái như tự tử, thế này và thế kia. Có thể là do nghiệp quá khứ. Cho nên bây giờ do nghiệp quá khứ mà họ mới có ý định như vậy. Nhưng nếu bạn thực hiện các bước và giết người, giết chính mình hoặc người khác, thì đúng là bạn có một nghiệp tiêu cực thực sự rất lớn giống hệt như giết người khác.

  1. Thầy sẽ nói thế nào […] về mặt […] đối với chứng trầm cảm?

Trong những trường hợp như vậy, có thể thực hiện một số thiền phân tích [thiền quán] và tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều hiệu quả.

Source.
https://drive.google.com/drive/folders/1iL4lYG2Pj9vtHs1xsPQ-xDcHOTUALCuF