Lorig: Way of Knowing Mind – Buổi 9

SESSION 9.

Sáu Tâm Vương và
Năm Mươi Mốt Tâm Sở

 

SÁU TÂM VƯƠNG VÀ NĂM MƯƠI MỐT TÂM SỞ.

Xin chào và ‘tashi delek’. Chủ đề hôm nay là về các ‘tâm vương và các ‘tâm sở’ [các yếu tố của tâm]. Vì vậy, đây có thể là chủ đề mà bạn có thể chưa từng nghe trước đây. Đây là một chủ đề thú vị, bởi vì theo cách này, chúng ta có thể chính xác hơn một chút về cách tâm của chúng ta hoạt động, đồng thời, điều này có thể hữu ích, bởi vì qua hiểu biết những tâm đó theo cách tâm nhận biết chi tiết các hiện tượng, nó cũng có thể giúp chúng ta, chẳng hạn, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực như sân giận; qua hiểu biết các tâm sở và sự khác nhau giữa tâm và yếu tố của tâm có thể thực sự là yếu tố thay đổi quan trọng rất lớn. Ngay cả khi hiểu biết những cảm xúc đó, điều này có thể hoàn toàn mới, tôi nghĩ trong nhóm của chúng ta, trước đây tôi đã xem một sơ đồ hoặc một hình ảnh về 51 tâm sở này, vì vậy có thể nếu bạn có hình sơ đồ đó, thì sẽ dễ dàng hơn một chút cho bạn tiện theo dõi sau. Nhưng hiện tại, tôi sẽ cố gắng chỉ đề cập hoặc cố gắng đi qua đại thể 51 tâm sở này, thì buổi học tiếp theo chúng ta có thể đi chi tiết hơn một chút.

Đặc biệt là trong bản văn được ngài Vasubandhu [Thế Thân] soạn thảo, một Học Giả vĩ đại của Nalanda vào khoảng thế kỷ thứ 3, nếu tôi không nhầm, ngài đã soạn một bản văn tên là ‘Kho Báu’, bản văn này đã phân loại các yếu tố của tâm thành 51 loại, vì vậy nói chung tôi sẽ dựa trên phân loại của vị này […], bởi vì thật khó để biết con số chính xác và cũng bởi vì nó có thể có vô số yếu tố của tâm và cả những yếu tố rất vi tế, đó là điều mà chỉ có chứng ngộ cao, có thể chẳng hạn Đức Phật mới có thể biết rõ ràng về nó, đây là đối tượng  nằm ngoài của tâm của chúng ta khi chúng ta đi qua nó.

Về cơ bản tâm và các yếu tố của tâm là một cách phân loại khác, đây là một cách khác để phân loại tâm. Một số tâm là tâm vương, một số tâm là tâm sở. Bạn có thể nghĩ rằng đó là một cách khác chẳng hạn để phân chia tâm thức. Các ‘tâm vương’ và các ‘tâm sở’ là một cách thức hoặc sự phân chia của thức hoặc tâm. Vì vậy, về cơ bản một cách khác để phân loại tâm là qua việc phân loại thành các ‘tâm vương’ và các ‘tâm sở’, đó là những gì tôi muốn nói.

Các tâm vương

Vì vậy, về cơ bản, tâm vương là, nói không cần đưa ra ví dụ, tôi sẽ nói rằng đó là một ‘liễu tri chủ yếu’ [tâm biết] nắm bắt thực thể của đối tượng, toàn bộ thực thể của đối tượng. Vì vậy, tâm vương được biết đến hoặc được hình thành bởi cách nó nắm bắt [chấp trì] thực thể, toàn bộ thực thể của đối tượng, cho nên, đó gần như là tâm vương [tâm chính].

Các tâm sở

Tâm sở, tương tự như lập luận ở đó, thì tâm sở một lần nữa là một ‘liễu tri’ nắm bắt một đặc điểm cụ thể của đối tượng, không phải toàn bộ thực thể của đối tượng, mà là một tính năng cụ thể của đối tượng. Và tâm sở là tâm đi cùng với một trong những tâm vương hoặc nó tương tự với tâm vương của chính nó mà nó được đi cùng với. Và nó sẽ tương tự theo năm cách, nên có khá nhiều tâm sở. Vì vậy, đơn giản tôi có thể nói tâm đang được tạo ra bằng cách nắm bắt thực thể của đối tượng là tâm vương, và nắm bắt các đặc điểm của đối tượng là tâm sở.

Hãy đi vào chi tiết một chút, như vậy có thể có ý nghĩa một chút. Chẳng hạn, những tâm như từ bi, yêu thương, sân giận, nghi ngờ, mộng tưởng như cảm giác, vô minh, về cơ bản những cảm xúc này chúng ta đều biết, nên những cảm xúc này chỉ là các tâm sở, đây là các yếu tố của tâm. Do đó, với tất cả các tâm sở này, có một tâm nhận biết thực thể của đối tượng, ví dụ, khi nhãn thức của chúng ta nhìn vào chiếc xe hơi, giả sử khi bạn nghĩ về một chiếc xe hơi, ý tôi là bạn đã nhìn thấy một chiếc xe hơi chiều nay hoặc có thể hôm qua, và bây giờ bạn đang nghĩ về chiếc xe, khi bạn đang nghĩ về chiếc xe, tâm vương nhận biết chiếc xe, chỉ nhận biết thực thể của chiếc xe, chỉ là chiếc xe. Cho nên có cảm thọ khởi động được tạo ra cùng lúc khi bạn nghĩ về một chiếc xe hơi.

Nếu thích chiếc xe, thì bạn sẽ có một cảm thọ dễ chịu, mặc dù khi nhớ về chiếc xe đó, mới nghĩ đến chiếc xe, bạn sẽ có một cảm thọ dễ chịu, một cảm thọ vừa ý. Vì vậy, có một cảm thọ, có một yếu tố của tâm, đi kèm theo tâm vương. Do đó, khi tâm vương nghĩ đến một chiếc xe hơi, thì tâm sở, ví dụ, tâm sở là một cảm thọ sẽ cảm thấy thích thú. Bây giờ bạn cảm thọ một cái gì đó tốt đẹp. Nếu chiếc xe thuộc về bạn, thì đó không chỉ là cảm thọ thích thú mà còn là sự bám chấp, đó cũng là tâm sở. Tâm vương của bạn chỉ nắm bắt  chiếc xe, nếu chiếc xe đó không thuộc về bạn, và nếu bạn thực sự thích chiếc xe đó, nếu bạn mong muốn có chiếc xe đó, thì có thể có một sự bám chấp đó là các tâm sở. Sau đó, nếu bạn không chắc chắn về chiếc xe, chiếc xe gì, chiếc này và chiếc kia, thì có thể có sự nghi ngờ hoặc có thể nhầm lẫn dựa trên một cái gì đó căn cứ vào chiếc xe, thì lại có sự nghi.

Tâm vương nhận biết chiếc xe, các tâm sở giống như trợ giúp hơn, cho nên tâm vương giống như một ông chủ, các tâm sở đại loại là trợ thủ luôn đồng hành với tâm vương. Thực ra tâm vương và tâm sở là một thực thể mà bạn không thể tách rời, nhưng do các chức năng khác nhau nên bị tách ra. Giống như một vật cùng loại ở năm khía cạnh khác nhau, vậy tâm vương không phải là tâm sở, tâm sở không phải là tâm vương, nhưng tâm chính và các tâm sở vẫn tương tự nhau theo năm cách, năm khía cạnh.

Nếu bạn thực sự thích một chiếc xe hơi thì khi nhãn thức nhìn chiếc xe, đó là một tâm sở tiếp xúc với chiếc xe đó. Lại có một phần của nhãn thức, một phần hiện hữu là nhãn thức tiếp xúc, nhãn thức hiện hữu đó có một ý định. Có một yếu tố hỗ trợ trong nhãn thức có khả năng phân biệt đây có phải là chiếc xe hơi, đây là xe kia hay không. Một tâm sở nữa cảm thọ điều gì đó dễ chịu hoặc điều gì đó không thích thú, nếu bạn thích chiếc xe hơi, có thể là một cảm thọ dễ chịu, nếu bạn không thích chiếc xe hơi, có thể không phải là một cảm thọ dễ chịu.

Tất cả những điều này đến cùng lúc bạn nhìn chiếc xe hơi, vì vậy những tâm sở đó, là cùng một nhãn thức. Nhưng cùng với nhãn thức chính [tâm vương] nhận biết thực thể của chủ thể, giả sử, của chiếc xe, có nhiều khía cạnh của nhãn thức mà chúng ta gọi là các tâm sở, vì vậy những tâm sở đó đại thể được phân loại thành 6, hoặc phân loại thành 51.

Vì vậy, những tâm vương bạn có thể phân loại thành sáu tâm vương và 51 tâm sở. Theo cách này tôi nghĩ là hiểu dễ dàng hơn, sáu tâm vương thì dễ hiểu: tâm vương là nhãn thức, tâm vương là nhĩ thức, tỵ, thiệt và thân thức. Vì vậy, đối với năm giác quan thì có năm tâm vương là năm giác quan, và bên cạnh đó, tâm vương là ý thức. Như vậy có sáu loại tâm vương.

Phân loại các tâm sở hay các yếu tố của tâm.

Vậy các tâm sở, có 51 tâm sở. 51 tâm sở là:

–      ‘ngũ biến hành’ [năm tâm sở trùm khắp], và kế đó
–      ‘ngũ biệt cảnh’ [năm tâm sở khẳng định],
–      ‘thập nhất thiện’ [mười một tâm sở thiện] hoặc bạn có thể nói mười một tâm đức hạnh,
–    ‘ lục phiền não căn bản’, đây là những cảm xúc phiền não như phiền não, bạn có thể gọi đó là các yếu tố hoặc một số sách chỉ nói rằng đó là sáu phiền não chính, rồi đến
–      ‘nhị thập tùy phiền não’ [hai mươi phiền não thứ yếu], sau đó
–      ‘tứ bất định’ [bốn tâm sở có thể thay đổi].

Có 51 tâm sở. Vì vậy, nếu bạn nhớ từ một dàn ý đó là nhớ:

Ngũ biến hành
‘Ngũ biến hành’, lý do tại sao chúng được gọi là ‘biến hành’ [trùm khắp], bởi vì năm tâm sở này hiện diện với tất cả các tâm vương. Vì vậy, chỉ cần có một tâm vương, thì năm tâm này sẽ ở đó, đồng hành với tâm vương. Đây là lý do tại sao những tâm này được gọi là trùm khắp như là luôn luôn hiện diện với tất cả các tâm vương. OK, năm tâm sở này thì dễ hiểu.

Ngũ biệt cảnh
Năm tâm sở thứ hai là tâm nhận ra đối tượng giống như khẳng định hơn. Giống như năm tâm sở thứ hai này, ‘ngũ biệt cảnh’ là năm tâm sở nhận ra đối tượng. Hai nhóm,

Thập nhất thiện và lục phiền não căn bản.
Nhóm thứ ba là ‘thập nhất thiện’ và ‘lục phiền não căn bản’ [sáu phiền não chính], vì vậy nó giống như sáu thức, gần như cùng con số sáu. Có nhiều thứ mang con số sáu, ‘Om Mani Padme Hum’, bạn có sáu chữ [lục tự], sáu loại chúng sinh, sáu loại Ba La Mật [Paramita], rất nhiều số sáu, số sáu trong Đạo Phật, các cảm xúc cũng là sáu, chẳng hạn, các phiền não căn bản [chính] lại là sáu, tâm vương cũng có sáu.

Nhị thập tùy phiền não
Một nhóm tâm sở nữa, ‘nhị thập tùy phiền não’ [20 tâm sở phụ] và đó cũng là những cảm xúc, tôi sẽ đi qua phần đó trong buổi học tiếp theo.

Tứ bất định.
Nhóm cuối cùng là ‘tứ bất định’ [bốn tâm có thể thay đổi]. ‘Có thể thay đổi’ nghĩa là nó thay đổi, giống như tâm hối là một trong số đó, tâm sở miên là một trong số đó, mọi người có thể quan tâm đến tâm sở miên. Tâm sở miên được gọi là những yếu tố có thể thay đổi bởi vì nó thay đổi, những gì nó thay đổi thành tích cực, đôi khi là tiêu cực, đôi khi là trung tính. Tâm hối cũng vậy, rất dễ hối tiếc, giả sử bạn làm một điều gì đó tích cực vào buổi sáng, thì buổi tối sau đó bạn hối hận, vậy tâm hối là một tâm sở. Nhưng tâm hối tiếc là tâm có thể thay đổi vì nếu bạn hối hận vì đã làm điều gì đó tích cực, thì tâm hối đó là tiêu cực [bất thiện], nếu bạn hối hận vì làm điều gì đó bất thiện, bạn đã làm sai điều gì đó vào sáng nay, thì bây giờ bạn có tâm hối này, vì vậy tâm hối đó là tích cực [thiện]. Việc hối hận vì tích cực trở thành tiêu cực, việc hối hận vì tiêu cực trở thành tích cực.

Bạn đã làm sai điều gì đó và sau đó bạn hối hận, nên tâm hối đó là tích cực. Rồi, bạn đã làm một điều gì đó rất trung tính [không tốt, không xấu], bạn gỡ bỏ miếng vải bông sáng nay và rồi bây giờ bạn hối hận vì một lý do nào đó hoàn toàn trung tính, nó không tích cực, cũng không tiêu cực, bởi vì những gì bạn đã làm trước đó, lý do khiến bạn hối tiếc là một điều trung tính, do đó tâm hối là tâm có thể thay đổi được. Đây là lý do tại sao có ‘tứ bất định’ [bốn tâm sở có thể thay đổi].

Tính tương đồng giữa các tâm vương và các tâm sở

Giờ nếu bạn nhớ: ‘ngũ biến hành’ [5 tâm sở trùm khắp], ‘ngũ biệt cảnh’ [5 tâm sở khẳng định], ‘thập nhất thiện’ [11 tâm thiện], ‘lục phiền não căn bản’ [6 phiền não chính], ‘nhị thập tùy phiền não’ [20 phiền não thứ yếu] và ‘tứ bất định’ [4 tâm sở có thể thay đổi]. Vì vậy, đầu tiên trước khi xem đến ‘ngũ biến hành’, khi tôi đề cập rằng các tâm vương và các tâm sở là tương tự nhau và trong năm khía cạnh, nếu tôi có thể chia sẻ năm yếu tố tương đồng đó là gì, thì các tâm vương và các tâm sở là:

–      tương đồng với nền tảng, tương đồng về sở y [dựa trên cùng một cơ sở],
–      tương đồng về đối tượng quan sát,
–      tương đồng về khía cạnh,
–      tương đồng về thời gian và
–      tương đồng với chất.

Sự tương đồng về nền tảng [sở y]

Yếu tố thứ nhất là tâm tương tự với nền tảng, nghĩa là nếu tâm vương dựa vào nhãn lực, thì tâm sở hay yếu tố của tâm cũng phải dựa vào nhãn lực. Không thể nào tâm vương là nhãn thức, mà tâm sở lại là nhĩ thức, không thể nào. Vì vậy, nếu tâm vương là nhãn thức, thì tâm sở cũng phải là nhãn thức. Nếu tâm vương là thiệt thức, thì tâm sở phải là thiệt thức. Do đó, hai tâm này phải đi cùng nhau, không có cách nào mà tâm này là nhãn thức và tâm kia là nhĩ thức, phải giống nhau, bởi vì các tâm này phải dựa trên cùng một cơ sở.

Như tôi đã đề cập trước đó, nhãn thức, một trong bốn điều kiện của nhãn thức là nhãn lực. Lý do tại sao nhãn thức là nhãn thức bởi vì nó được tạo ra bởi duyên bất cộng [điều kiện riêng] của nó là nhãn lực, do nhãn lực cảm ứng, vì vậy đó là lý do tại sao chúng ta gọi nó là nhãn thức. Nhĩ lực cảm ứng hoặc tạo ra nhĩ  thức. Vì vậy, chính xác theo cùng một cách, tất cả các căn thức được tạo ra bởi nhãn lực được gọi là nhãn thức. Vì vậy điều kiện [duyên] của nhãn thức là nhãn lực, do đó một số nhãn thức là tâm vương, một số nhãn thức là tâm sở,  miễn đó là nhãn thức, phải có cùng một nền tảng là nhãn lực.

Bây giờ một số điểm để ghi nhớ lại. Nhãn lực, trước tiên đối tượng trình hiện đối với nhãn lực, giả sử, nếu chiếc xe trình hiện đối với nhãn lực thì nhãn thức sẽ nhìn thấy chiếc xe. Không giống như con voi trình hiện đối với nhãn lực và sau đó bạn sẽ nhìn thấy con bò, điều đó không xảy ra. Bất cứ thứ gì mà nhãn thức của bạn nhìn thấy trước tiên phải trình hiện với nhãn lực, bởi vì khi trình hiện với nhãn lực, thì sẽ giúp nhãn thức nhìn thấy nó.

Vậy tóm lại, không phải tất cả nhãn thức đều là tâm vương, không phải tất cả nhãn thức đều là tâm sở. Một số nhãn thức là tâm vương, một số nhãn thức là tâm sở, nhưng tất cả nhãn thức này đều dựa trên cùng một nền tảng. Cho nên nhãn thức là tâm vương và nhãn thức là tâm sở phải dựa trên cùng một cơ sở. Vì vậy, sự tương tự về nền tảng là yếu tố đầu tiên,

Sự tương đồng về đối tượng quan sát.

Bây giờ yếu tố thứ hai là sự giống nhau về đối tượng quan sát. Đối tượng quan sát là, giả sử, nếu bạn đang nhìn chiếc xe, nếu bạn đang nhìn màu sắc của chiếc xe và bạn nghĩ rằng đó là màu đen, thì mắt bạn sẽ thấy màu sắc của chiếc xe là màu đen, nên màu sắc của chiếc xe là đối tượng quan sát. Màu sắc của chiếc xe là đối tượng quan sát và chiếc xe là khía cạnh. Nếu tâm vương có đối tượng quan sát là màu đen, là màu của chiếc xe, thì tâm sở hoặc yếu tố của tâm cũng phải có cùng đối tượng. Tâm sở luôn đi kèm với tâm vương, nên tâm vương và tâm sở phải nhận thức cùng một sự vật, phải có cùng đối tượng quan sát, phải có cùng khía cạnh.

Sự tương đồng về khía cạnh.

Nếu tâm vương là nhãn thức đang nhìn vào màu của chiếc xe, thì tâm sở cũng phải nhìn vào màu của chiếc xe. Nếu tâm vương nghĩ rằng “Ồ, đây là màu đen”, thì tâm sở cũng phải nghĩ rằng đây là màu đen. Nếu tâm vương nhìn thấy màu của chiếc xe là đen, thì tâm sở cũng phải thấy màu của chiếc xe là đen. Vì vậy, màu sắc của chiếc xe là đối tượng quan sát và màu đen là khía cạnh.

Đối tượng quan sát và khía cạnh, để chúng ta hiểu từ một ví dụ khác sẽ dễ hiểu hơn nhiều, ví dụ, nếu một người nghĩ rằng Đức Dalai Lama là Phật, chẳng hạn. Nếu một người nghĩ rằng Dalai Lama là Phật, thì Dalai Lama là đối tượng quan sát, Phật là khía cạnh. Nếu bạn nghĩ rằng Corona là nguy hiểm, thì Corona là đối tượng quan sát, nguy hiểm là khía cạnh của nó. Nếu bạn cho rằng kim cương là quý giá thì kim cương trở thành đối tượng quan sát, quý giá trở thành khía cạnh. Vậy, tâm vương và tâm sở phải giống nhau về đối tượng quan sát, cả hai đều có đối tượng quan sát giống nhau, cả hai đều có cùng khía cạnh, cả hai đều chia sẻ cùng khía cạnh và sẽ chia sẻ cùng đối tượng quan sát.

Vì vậy, đây là yếu tố thứ ba, sự tương đồng thứ nhất là về nền tảng, với cơ sở giống nhau vì cả hai đều dựa vào lực giống nhau nơi có nhãn lực hoặc nhĩ lực, hoặc tị lực, thiệt, thân hoặc ý lực. Cùng đối tượng quan sát bởi vì bất cứ thứ gì mà tâm vương đang nhìn, thì tâm sở cũng đang nhìn về đối tượng quan sát. Cùng khía cạnh, nếu tâm vương nghĩ rằng có màu đen, thì tâm sở cũng nghĩ rằng có màu đen.

Tương đồng về mặt thời gian.

Yếu tố thứ tư là thời gian, nên sự tương đồng về thời gian. Vì vậy, nếu tâm vương xuất hiện, khoảnh khắc tâm vương xuất hiện, khoảnh khắc tâm vương đã được tạo ra, thì tâm sở cũng phải được tạo ra đồng thời, Cho nên không giống như tâm vương khởi động bây giờ và tâm sở khởi động sau vài phút, không xảy ra, nó sẽ kích hoạt cùng một lúc.

Tương đồng với chất.

Vậy, yếu tố thứ năm về cơ bản là tương đồng về chất. Nếu cái gì đó là một thực thể với tâm vương, thì cái đó cũng phải là một thực thể với tâm sở đó. Cho nên, cả tâm vương và tâm sở đều được tạo ra, có đủ điều kiện bởi một thực thể căn bản. Hay đơn giản, nói tâm vương và tâm sở thực sự là cùng một thực thể không thể tách rời. Hai tâm này là cùng một thực thể, nhưng vì các tính năng khác nhau, nên được biết đến một cách khác nhau.

Giả sử nếu bạn là người bạn, bạn là con trai hay con gái, bạn có thể là người mẹ, bạn có lẽ là đồng nghiệp, nhưng đây chỉ là một người, cùng một người có thể là người bạn, cùng một người là bạn của ai đó, con gái của ai đó, mẹ của ai đó, đồng nghiệp của ai đó, đó là cùng sự vật giống nhau nhưng khía cạnh khác nhau. Nếu chúng ta cho một ví dụ về một người, giả sử  Đức Dalai Lama là một người con trai, Ngài cũng là một người thầy, Ngài cũng là một người bạn, Ngài cũng là một người anh/em, Ngài cũng là một người chú/bác. Đối tượng giống nhau, cùng một đối tượng là Đức Dalai Lama, có một khía cạnh khác nhau, có một khía cạnh là chú/bác, khía cạnh một người bạn, khía cạnh một người thầy, khía cạnh một học trò. Vì vậy, về cơ bản đó là một thực thể, chỉ có một thực thể duy nhất không thể tách rời. Một khía cạnh, một đối tượng, nhưng có một chức năng khác nhau, dựa trên một chức năng khác thì có một khía cạnh khác. Vì vậy, tâm vương và tâm sở thực sự là một thực thể. Một thực thể về chất, nhưng do tính năng khác nhau, thực thể này đã được gắn các nhãn khác nhau dựa trên những tính năng khác nhau. Vậy yếu tố tương đồng thứ 5 là sự tương đồng về chất nghĩa là có cùng chất, cùng thực thể về chất. Bất cứ thực thể nào cùng chất với tâm vương thì phải cùng chất với tâm sở, bất cứ thực thể nào cùng chất với tâm sở, thì phải cùng chất với tâm vương.

Lý do tại sao tôi giải thích theo cách này là bởi vì nếu bạn hiểu theo cách này, thì dù cho bạn xem qua một số kinh sách liên quan đến điều này, bạn sẽ hiểu. Một cách dễ hiểu, tôi có thể nói rằng hai tâm này giống nhau, nhưng hai tâm này được biết đến từ các góc độ khác nhau do các chức năng khác nhau, nó có thể được nói theo cách này dễ hiểu hơn nhiều. Nhưng lý do tại sao tôi phải giải thích theo cách đó bởi vì khi bạn xem một số kinh sách, các sách Lorig, bao gồm cả bản PDF mà chúng tôi đã gửi trước đây, thì bạn sẽ nghĩ rằng “Ồ, Thầy Kunphel giải thích hoàn toàn khác, bây giờ điều này trở nên thật phức tạp”. Và sau đó nếu bạn xem qua một số kinh sách Đạo Phật nâng cao liên quan đến tâm lý học hoặc tâm thức, bạn sẽ hoàn toàn lạc lối. Vì vậy, tốt hơn hết bây giờ bạn nên lạc lối vào một số thứ nhỏ để bạn sẽ có thể hiểu những kinh sách đó dễ dàng hơn một chút.

Một cách dễ hiểu, một cách đơn giản, tôi sẽ nói tâm vương và tâm sở thực sự giống nhau theo năm khía cạnh, đó là cơ sở/nền tảng, đối tượng quan sát, khía cạnh thời gian, và về thực chất. Là sự tương đồng với cơ sở vì dựa vào cùng một lực, nhãn lực, cả hai đều dựa vào cùng một nhãn lực hoặc nhĩ lực cả hai đều dựa vào cùng một nhĩ lực. Nên đó là lý do tại sao sự tương đồng về cơ sở. Sự tương đồng về đối tượng quan sát, nếu tâm vương cho rằng núi đó màu trắng, núi đó là núi tuyết, vậy núi đó trở thành đối tượng quan sát, núi tuyết trở thành đối tượng khía cạnh. Vì vậy đối tượng khía cạnh và đối tượng quan sát cả hai đều giống nhau, cho nên, hai cái này là sự tương đồng thứ hai và thứ ba. Và sự tương đồng thứ tư là thời gian, chúng được tạo ta, chúng được tạo ra cùng một lúc. Sự tương đồng thứ năm là về chất, giống như một thực thể không thể tách rời, đúng vậy chức năng khác nhau. Vì vậy, đó gần như là mối quan hệ giữa tâm vương và tâm sở hay tâm vương và các yếu tố về tâm.

NGŨ BIẾN HÀNH

Trong một số kinh sách bạn sẽ tìm thấy như tâm vương và tâm sở, tôi nghĩ tâm vương và các yếu tố về tâm được biết đến nhiều hơn và tôi nghĩ nếu bạn biết theo cách này sẽ thật phù hợp hơn. Vì vậy, nếu tôi chỉ đề cập đến [tôi cố gắng nhớ tiếng Anh nên tôi không thể nhớ, vì vậy tôi chỉ viết tên ra] ‘ngũ biến hành’ [năm tâm sở trùm khắp], đôi khi giữa các tâm sở có các khác biệt rất nhỏ, nên dù sao cũng thật khó để giải thích. Do đó ‘ngũ biến hành’ nói đến đầu tiên, tâm sở đầu tiên thì dễ hiểu, ‘cảm thọ’, tâm sở thứ hai mới là ‘tưởng’ [phân biệt] – Vì vậy, ở đây chúng ta đang nói về một số tâm sở, tên của các tâm sở, tên của ‘ngũ biến hành’ đi cùng với tất cả tâm, miễn đó là tâm vương, thì ‘ngũ biến hành’ sẽ đi cùng với nó. Vậy,

–      tâm sở đầu tiên là ‘cảm thọ’,
–      tâm sở thứ hai là ‘tưởng’ [sự phân biệt],
–      tâm sở thứ ba là ‘tư’ [ý định/chủ đích], và
–      tâm sở thứ tư là ‘tác ý’ [sự tham gia về ý] và
–      tâm sở thứ năm là ‘xúc’ [sự đụng chạm/tiếp xúc].

Nhắc lại lần nữa, ‘ngũ biến hành’ là cảm thọ, tưởng, tư, tác ý và xúc.

  • Nếu không có ‘cảm thọ’, thì bạn sẽ không thể trải nghiệm ở đâu có điều gì đó dễ chịu hoặc không dễ chịu.
  • Nếu không có ‘tưởng’[sự phân biệt], thì bạn sẽ không thể có thứ bậc/chức vụ qua lời nói, các quy ước, nếu không có ‘tưởng’, thì bạn sẽ không thể, chẳng hạn nói điều này thế kia và điều này là điều nọ.
  • Nếu không có ‘tư’ [ý định], thì sự tham gia của đối tượng sẽ không xảy ra, sự tham gia đối với đối tượng sẽ không xảy ra.
  • Nếu không có ‘tác ý’ [sự tham gia về ý], thì việc hướng tâm về phía đối tượng sẽ không xảy ra, chức năng của ‘tác ý’ là hướng tâm về phía đối tượng.
  • Không có ‘xúc’, thì cảm thọ không xảy ra, ‘cảm thọ’ không tồn tại, để phát khởi một ‘cảm thọ’, cần phải có ‘xúc’.

Vì vậy, năm tâm sở này được gọi là ‘ngũ biến hành’ [năm tâm sở trùm khắp] đi cùng với tất cả các tâm vương.

TÓM TẮT

Bây giờ tôi có thể tưởng tượng nếu bây giờ bạn phải làm một bài kiểm tra, đây sẽ là một thử thách, nhưng đây là ngày đầu tiên về 51 tâm sở. Tôi hoàn toàn hiểu là bạn chưa hiểu rõ ràng, vì vậy buổi học kế tiếp chúng ta sẽ đi sâu hơn một chút về vấn đề này và điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ hôm nay là sự khác biệt giữa các tâm vương và các tâm sở.

Tâm vương là tâm nắm bắt thực thể của đối tượng mà không đi đến những điểm cụ thể, chỉ thực thể của đối tượng, toàn bộ thực thể, bạn chỉ nghĩ cho chiếc xe. Các tâm sở là những tâm không chỉ khái quát nhận dạng đối tượng mà nó còn nhận biết một số đặc điểm, vì vậy hai yếu tố đó là sự khác biệt giữa tâm vương và các tâm sở. Tâm vương có sáu loại, năm căn thức và một ý thức, tổng cộng là sáu. Tâm sở có 51 tâm sở, nếu bạn nắm được những con số, như 5, 5, 11, 6, 20 và 4, ý tôi là, đối với tôi sẽ dễ dàng hơn nếu tôi nhớ theo cách đó, nhưng sau đó chúng ta sẽ chia sẻ những con số như vậy sẽ dễ hơn, tôi cố gắng tìm sơ đồ mà BS Trinh tạo ra để các bạn dễ nhìn hơn và dễ nhớ hơn rất nhiều.

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

  1. Lama, tâm sở nghi cũng là tâm nghi? Hay mối quan hệ nào giữa chúng?

Đúng, tâm nghi được biết đến ngoài tâm sở nghi. Chúng ta tất cả đều có sự nghi ngờ nên nghi ngờ là tâm sở, chúng ta đều biết về sân giận, sân giận thực ra không phải là tâm vương, nó là tâm sở. Ý tôi, nó chỉ là một cái nhãn mà bạn không biết, nhưng khi nói đến đối tượng, bạn sẽ biết. Bạn thực sự biết hàng xóm của mình, nhưng chỉ là bạn không biết tên của ông ấy là Obama. Đó chỉ là cái tên mà chúng ta đang biết, nhưng là thật ra bạn đã biết. Hay mối quan hệ nào giữa chúng? Đúng vậy, cả hai tâm này giống nhau.

Và sau đó là các cảm thọ, chúng ta đều biết cảm thọ lạc và khổ, các cảm thọ là các tâm sở, trong các tâm sở, cảm thọ là một trong ‘ngũ biến hành’, tất cả tâm đều có cảm thọ với nó. Vì vậy, đó là những gì làm cho chúng ta khác với các sinh vật, đó là những gì làm cho chúng ta khác với cây và đá.

Như bạn có thể thấy trong hộp chat [trò chuyện], ‘ngũ biến hành’ [5 tâm sở trùm khắp], ‘ngũ biệt cảnh’ [5 tâm sở khẳng định], ‘thập nhất thiện [11 tâm sở thiện], ‘lục phiền não căn bản’ [6 phiền não chính], ‘thập nhị tùy phiền não’ [20 phiền não phụ], ‘tứ bất định’ [4 tâm sở có thể thay đổi]. Vì vậy, đây là 51, đúng.

  1. Vì tâm sở nắm giữ các đặc điểm của đối tượng trong khi tâm vương nắm giữ thực thể của đối tượng, nên đối tượng đối với tâm vương là ‘đối tượng trình hiện’ và đối với tâm sở là ‘đối tượng nắm bắt’?

Nắm giữ có vẻ là nhận biết, tâm vương nhận biết thực thể của đối tượng, vậy đối tượng đối với tâm vương là đối tượng trình hiện trở thành đối tượng nắm bắt, nên nó vẫn giữ nguyên vậy, ví dụ, nếu nhãn thức nhìn chiếc xe, chiếc xe là ‘đối tượng trình hiện’, đồng thời là ‘đối tượng nắm giữ’.

Khi bạn nhìn chiếc xe, bạn nắm bắt [chấp trì] chiếc xe, nhãn thức của bạn nắm bắt một chiếc xe cùng lúc chiếc xe trình hiện đối với tâm thức của bạn, là cả hai.

Như vậy về phương diện nhãn thức, nhìn một chiếc xe, chiếc xe là ‘đối tượng nắm bắt’ cũng là ‘đối tượng trình hiện’. Nó là ‘đối tượng trình hiện’ bởi vì nó trình hiện đối với nhãn thức của bạn. Nó là ‘đối tượng nắm bắt’ bởi vì chiếc xe là cái mà nhãn thức nhìn chiếc xe nắm bắt. Vậy những đối tượng này đều giống nhau trong trường hợp này khi xảy ra đối với nhãn thức và chiếc xe hơi.

  1. Lạt ma, chúng ta có thể nói rằng tâm sở dưỡng cho tâm vương không? Vậy, cả hai cùng nhau xây dựng trải nghiệm của chúng ta về thực tế?

Thay vì ‘dưỡng’, từ ‘hỗ trợ’ nghe phù hợp hơn nhiều, đồng hành hoặc hỗ trợ. Có rất nhiều thứ mà tâm vương không tự làm được, đó là những đặc điểm, giống như chúng ta đang đi bộ, khi chúng ta xác định chính xác bộ phận nào trên cơ thể đang giúp chúng ta bước đi, đó là tâm và bàn chân của chúng ta. Và bộ phận nào của cơ thể giúp chúng ta ăn, tay của chúng ta hỗ trợ và cần miệng và lưỡi và tất cả những thứ này, chúng ta gọi “một người nhai kẹo cao su”, nhưng thực ra tôi nghĩ là răng và hàm hỗ trợ một người làm điều đó […]. Về cơ bản, đó là những gì chúng ta có thể nói khi nói đến sự khác biệt của tâm vương và các yếu tố của tâm […]

Do đó từ ‘dưỡng’,  thay vì ‘dưỡng’, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu chúng ta dùng từ ‘hỗ trợ’ nghe có vẻ hợp lý hơn bởi vì tâm sở thực sự giúp tâm vương nhậ biết. Không có tâm sở thì không có tâm vương nhận biết các sự vật hiện tượng, nên hai tâm này phải đi cùng với nhau, giống như sự hỗ trợ hơn. Không có tay thì rất khó để lấy thức ăn bằng muỗng, không có chân, chẳng hạn, thì bạn không thể đi được, không có cổ họng thì bạn không thể đơn ca mọi thứ, tương tự như vậy, đây là chỉ hỗ trợ và cũng vậy tâm sở không là gì ngoài một thực thể, một thứ với tâm vương, và sau đó nó giống như hỗ trợ hơn. Thay vì ‘dưỡng’, hãy nói ‘hỗ trợ’ nghe có vẻ hợp hơn, một điều.

Đúng vậy, tâm vương cùng với tâm sở giúp chúng ta trải nghiệm đối tượng, nên tâm vương cùng với tâm sở giúp chúng ta nận biết sự vật hoặc nhận biết hiện tượng hoặc nhận thức hiện tượng.

KẾT LUẬN

Vậy chúng ta sẽ kết thúc ở đây. Buổi học kế tiếp chúng ta sẽ đi qua phần còn lại của các cảm xúc hoặc phần còn lại của các tâm sở. Có thể chúng ta không thể đi thật chi tiết, thành thật mà nói, thật sự rất khó để giải thích từng tâm sở một trong một khoảng thời gian có hạn, nhưng sẽ giải thích điều này từ một góc độ thì hiểu những tâm này khá dễ dàng và đôi khi một số từ nhìn dễ hiểu hơn bằng tiếng Anh hơn là bằng tiếng Tây Tạng hoặc tiếng Phạn hoặc tiếng Hindi.

Dù sao, chúng ta sẽ xem đến phần còn lại của các tâm sở, buổi học tiếp theo, và sau đó chúng ta có thể có một buổi cho câu hỏi và câu trả lời để bạn có thể nhìn lại các buổ học trước và sau đó nếu có bất kỳ điều gì bạn không hiểu, tôi thực sự sẽ rất vui nếu bạn đưa ra các câu hỏi. Hoặc có thể một buổi học chúng ta không có bất kỳ chủ đề cụ thể nào cho việc đó, có thể vào ngày cụ thể đó chúng ta có thể thực hiện bài quiz. Lúc này, chúng ta có rất nhiều bài quiz và chúng ta có thể hoàn thành vào ngày hôm đó. Tôi muốn chia sẻ bài quiz về điều này, nhưng rồi tôi hơi bận hoặc không thể kiểm lại nên tôi sẽ rà lại và bàn với nhóm của chúng tôi và sau đó tôi sẽ chia sẻ với tất cả các bạn và có lẽ chúng ta có thể hoàn thành những bài quiz đó trong một buổi, tôi nghĩ sẽ là buổi 11 vì đó sẽ thật thích hợp để nhớ lại với bài quiz. Chúng ta có thể nhắc lại tất cả những điều mà chúng tôi đã học qua các buổi học trước. Được rồi, chúng ta có, tôi nghĩ chúng tôi sẽ có khoảng 6, 7, 8 bài quiz đó. Vì vậy, chúng ta sẽ có thể đi trong một giờ, không thành vấn đề.

HÔI HƯỚNG

Tôi muốn kết thúc buổi học hôm nay với một cầu nguyện, hồi hướng:

“Chúng ta không học những điều chỉ cho bản thân mình, chúng ta đang học để có thể thể hiện tình yêu tương và lòng từ bi, để có thể thể hiện sự hiểu biết, quan tâm và để có thể nâng cao tâm vị tha và tâm bồ đề đối với mọi người khác. Chúng ta nên có những đức tính đó, nếu bạn không có thì làm sao bạn có thể chia sẻ cho người khác.

Vì lợi ích của việc chia sẻ với người khác hoặc vì lợi ích của việc phát khởi tình yêu thương và lòng từ bi đối với người khác, chúng ta sẽ cố gắng học những phẩm chất tinh thần đó để chúng ta có thể phát khởi bên trong chính mình và sau đó chúng ta có thể chia sẻ với người khác. Vì vậy, mục đích của những gì chúng ta học được là để giúp đỡ người khác nên cầu mong chúng ta có thể giúp những người khác với những tri kiến ​​như vậy và cầu mong chúng ta có thể giúp đỡ những người khác bằng cách thể hiện tình yêu thương và lòng từ bi trong tất cả những phẩm chất tinh thần này. “

Cầu mong thế giới này ngày càng có nhiều hơn những người thầy vĩ đại như Dalai Lama và Thích Nhất Hạnh, ông là một vị đại sư Phật Giáo, người đã truyền bá giáo lý yêu thương và từ bi và giáo lý chánh niệm cho toàn thế giới. Đó thực sự là một mất mát to lớn đối với toàn thế giới, đây là cách vô thường như thế nào. Và lý do tại sao quan trọng là phải suy ngẫm về những điều như vậy từ một góc độ, đây là cách sự vật hiện tượng như thế nào, nên họ cũng sẽ trải qua cùng một vòng đời. Vì vậy, chúng ta nên tận dụng thời gian của mình và như để biết ơn đối với tất cả những điều tuyệt vời mà vị đạo sư đã làm.

Chúng ta có thể thực hành chánh niệm, chúng ta có thể cố gắng nâng cao tình yêu thương và lòng từ bi của chúng ta đối với những người khác và sau đó chúng ta có thể luôn cầu nguyện rằng thế hệ của chúng ta có những người thầy tuyệt vời và cầu nguyện cho tất cả các thế hệ tương lai, mong họ cũng có những người thầy tuyệt vời. Cầu mong thế giới này luôn luôn và liên tục có những người thầy tuyệt vời như ông và Đức Dalai Lama.

Đây là lời cầu nguyện mà tôi nghĩ phù hợp và thích đáng nhất. Với điều này, tôi muốn kết thúc buổi học. Chân thành cảm ơn và hẹn sớm gặp lại.

Source.
https://drive.google.com/drive/folders/1iL4lYG2Pj9vtHs1xsPQ-xDcHOTUALCuF