SESSION 10.
Chi Tiết về Ngũ Biến Hành và
Các Tâm Sở Khác.
Chào tất cả các bạn.
Hôm nay là về các yếu tố của tâm, tất nhiên có 51 tâm sở, chúng ta đã học qua một số ở lớp trước, hôm nay chúng ta có thể điểm qua một số trong các tâm sở này. Có rất nhiều tâm sở khá thú vị, và nói chung biết tất cả các tâm sở là điều quan trọng, nhưng những tâm sở này không thực sự dễ hiểu một cách rất rõ ràng, nhưng chúng ta vẫn sẽ cố gắng học những tâm sở đó nhiều nhất có thể. Đầu tiên, tôi sẽ nói tổng quan về những tâm sở này, chúng thực sự là gì, và sau đó tôi muốn nói qua một số là những tâm rất phổ biến trong các tâm đó, ví dụ, một số tâm sở như tâm sở mien là tâm khá thú vị, và Tôi chắc rằng tất cả các bạn đều muốn biết tâm đó là gì.
Vậy là trong buổi học vừa rồi [buổi 9], chúng ta đã học qua ‘ngũ biến hành’ [năm tâm sở trùm khắp] và kế đó là ‘ngũ biệt cảnh’ [năm tâm sở khẳng định]. Hôm nay chúng ta sẽ đi qua ‘thập nhất thiện’ [mười một tâm sở thiện], ‘lục phiền não căn bản’ và sau đó là ‘nhị thập tùy phiền não’ [hai mươi phiền não thứ cấp] và ‘tứ bất định’ [bốn tâm sở có thể thay đổi], như là một cách nhắc lại chúng ta có: sáu ‘tâm vương’ [tâm chính] và 51 ‘tâm sở’ [yếu tố của tâm]. Vì vậy, con số 51 đã được phân loại một cách đại thể, không có nghĩa là tất cả các tâm sở được bao gồm trong 51 tâm này. 51 tâm sở chỉ là một cách đại thể và con số 51 cụ thể là phân loại theo Đại sư Vasubandhu [ngài Thế Thân].
NGŨ BIỆT CẢNH.
Ngũ biệt cảnh [Năm tâm sở khẳng định] mà tôi nghĩ chúng ta đã nói qua trong thời gian qua là: ‘dục’ [mong cầu], ‘thắng giải’ [niềm tin], ‘niệm’ [chánh niệm], ‘định’ và ‘huệ’. Sở dĩ gọi là năm tâm sở khẳng định vì có hai cách giải thích. Đầu tiên, nó có đối tượng nhất định của riêng nó, đây là một cách giải thích và cách giải thích thứ hai và rất phổ biến tại sao chúng được gọi là những tâm sở khẳng định là bởi vì những tâm này nhận ra đối tượng của nó và năm tâm sở này đi cùng với hầu hết những tâm vương nhận ra đối tượng của nó.
Vì vậy, có ba tâm sở nhận ra các đối tượng của nó mà tôi đã nói trước đó: Tâm đầu tiên là ‘hiện tiền’ [tâm nhận biết trực tiếp], ‘lượng’ [tâm tri nhận xác thực]; ‘tỷ lượng’ [tâm tri nhận xác thực bằng luận đoán] và tiếp đó là ‘tái quyết tri’ [tâm tri nhận xác thực tiếp theo]. Do đó, ‘ngũ biệt cảnh’ này, tôi muốn nói, đi cùng hầu hết với những tâm chứng [nhận ra] đối tượng của nó, vì vậy từ “khẳng định” cũng là một trong những từ gần như đồng nghĩa với nhận ra đối tượng của nó.
Vì vậy, dục [mong cầu] là một trong những tâm sở tham dục hơn, hoặc cố gắng tìm kiếm đối tượng, là điều mà sự mong cầu thực hiện. Và kế đó tâm sở thứ hai là thắng giải [niềm tin], ‘thắng giải’ giống như trong tiếng Tây Tạng nó là /moe pa/ giống như ràng buộc vào đối tượng một cách vui vẻ, đó là tâm sở thứ hai. Tâm sở thứ ba là chánh niệm, ‘chánh niệm’ là tâm sở nắm giữ đối tượng quan sát và cơ sở hay khía cạnh của đối tượng. Và kế đó là định, như các bạn đều biết, ‘định’ giống như tâm giúp giữ sự chú ý vào đối tượng cụ thể đó mà không làm mất sự tập trung. Sau đó đến huệ.
Bạn xem đây [xem sơ đồ ở cuối bài], đây là bảng phân bảy loại của tâm thức, và rồi nếu bạn đi xuống phía dưới có một bảng khác phân hai loại của tâm trí và bây giờ chúng ta đang ở chỗ ‘ngũ biệt cảnh’. Ở đây bạn sẽ tìm thấy như là hai cột, cột đầu tiên, những tâm vương như bạn có thể thấy, những tâm vương này hoặc được phân thành hai, đó là căn thức và ý thức. Hoặc cách phân loại khác, bạn cũng có thể phân loại các tâm chính thành sáu loại bằng cách chia năm căn thức thành năm loại, đó là những gì bạn thấy ở cột đầu tiên.
Và sau đó là các tâm sở, sáu cột còn lại dành cho các tâm sở. Vì vậy, các tâm sở như tôi đã nói qua ‘ngũ biến hành’:, như bạn có thể thấy trên màn hình, cảm thọ, tưởng [sự phân biệt], tư [ý định], tác ý [sự tham gia về mặt tinh thần] và xúc [tiếp xúc] mà chúng ta đã nói trong buổi học vừa qua và cột có màu đỏ.
Vì vậy, bây giờ ở đây chúng ta sẽ đi qua ‘ngũ biệt cảnh’ [năm tâm sở khẳng định] hoặc đây là năm tâm sở đi cùng với phần lớn những tâm nhận ra đối tượng của nó. Dục [mong cầu], như tôi đã nói với các bạn, đó là một tâm sở, chủ yếu hoạt động về tìm kiếm hoặc khao khát tìm kiếm đối tượng đó. Thắng giải [niềm tin], như tôi đã nói, gắn kết đối tượng với một loại niềm vui. Niệm, đó là một tâm sở nắm giữ đối tượng quan sát và khía cạnh của đối tượng. Định, dĩ nhiên, đây là tâm sở giúp giữ sự chú ý vào đối tượng mà không bị mất sự tập trung. Kế đó huệ là tâm sở giúp phân tích đối tượng hoặc xem xét khía cạnh của đối tượng là điều mà trí huệ thực hiện. Do đó, các tâm sở được gọi là ‘ngũ biệt cảnh’, đó là bởi vì, như tôi đã đề cập, theo một cách giải thích, nó có một đối tượng nhất định, một đối tượng xác định nào đó hoặc theo cách giải thích thông thường sẽ gọi là khẳng định đối tượng bởi vì nó nhận ra đối tượng của nó.
THẬP NHẤT THIỆN.
Nhóm tiếp theo là ‘thập nhất thiện’ [mười một tâm sở thiện]. Ở đây khi chúng ta nói về các yếu tố thiện, các đức hạnh, nên mười một tâm sở này là tích cực, đó là một trong những từ phổ biến mà mọi người sử dụng, đức hạnh so với tội lỗi. Trong Phật giáo, tôi thích dùng từ ‘hành động thiện’ [tích cực] hơn thay vì ‘đức hạnh’ và ‘hành động bất thiện’ [tiêu cực] thay cho ‘tội lỗi’, điều đó chính xác hơn. Nhưng nhìn chung, đức hạnh hay một hành động thiện thực sự có nghĩa là bất kỳ hành động nào của cơ thể hoặc bất kỳ lời nói nào hoặc bất kỳ tâm nào nếu sinh ra hoặc nếu mang lại kết quả hạnh phúc, thì bạn sẽ nói đó là một đức hạnh hay đó là một hành động thiện. Hành động thiện, đức hạnh hay tội lỗi không phải là điều do ai đó quyết định, nhưng hành động thiện là thứ nếu nó mang lại kết quả hạnh phúc. Những hành động thiện mang lại kết quả hạnh phúc được gọi là đức hạnh và những hành động tiêu cực mang lại kết quả đau khổ được gọi là tội lỗi hoặc hành động bất thiện. Cho nên, ở đây mười một tâm sở thiện có nghĩa là mười một tâm sở này mang lại kết quả hạnh phúc.
Vì vậy, mười một tâm sở như bạn có thể thấy: tín, tàm, quý, vô tham, vô oán, vô si, tinh tấn, khinh an [mềm dẻo, nhu], bất phóng dật [ý thức], xả [bình thản, trầm tĩnh] và bất hại. Nói chung một số các tâm sở này có thể không giống với những từ mà mọi người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy tôi sẽ nói qua một số các tâm sở này chỉ để chắc chắn hoặc chỉ để làm rõ một cách nào đó.
Tín một lần nữa, khi nói đến ‘tín’, đó có thể là niềm tin vào bất cứ điều gì. Bạn có thể tự hỏi tại sao nó là một tâm thiện? Ở đây tín là niềm tin hướng tới điều gì đó tích cực, ví dụ niềm tin vào luật nhân quả, niềm tin vào sự tồn tại của kiếp sau và kiếp trước, dĩ nhiên là niềm tin đối với Phật, Pháp và Tăng. Cho nên, tất cả những tích cực này nhờ đó nó giúp mọi người tham gia vào các hành động thiện và nó tránh cho mọi người tham gia vào các hành động bất thiện, đó là những gì nó là.
Tâm sở thứ hai ở đây là ‘tàm’ [xấu hổ]. Vì vậy, ở đây tàm và quý [xấu hổ]. Tàm thì khác, có thể trông hơi giống nhau, hoặc có thể hơi khó hiểu ‘tàm’ là gì? ‘Quý’ là gì? Tương tự nhau, nhưng ở đây ‘tàm’ là vì chính mình, ‘quý’ là vì người khác.
Ở đây tàm trong tiếng Tây Tạng chúng ta có từ /ngo tsha pa/. Đó là một tâm sở tránh cho bạn tham gia vào một điều gì đó tiêu cực vì bạn là gì. Ví dụ, bạn là một Phật tử, giả sử bạn sẽ không làm điều gì sai trái khi nghĩ rằng “Tôi là một Phật tử, tôi không thể làm điều này điều kia, vì vậy tôi cảm thấy xấu hổ khi làm điều này điều kia bởi vì tôi là Phật giáo ”là tâm sở mà chúng ta gọi là ‘tàm’. “Tôi cảm thấy không thoải mái khi làm điều này điều kia bởi vì tôi là một Phật tử, bởi vì tôi là một người mẹ, người cha, người anh, người bạn hay ngừoi này và ng7o72i kia”, đó là tâm sở ‘tàm’.
Quý là đối với người khác nhiều hơn. Quý là cảm thấy không thoải mái tham gia vào một điều gì đó, không phải vì bạn là gì mà vì những người khác. Ví dụ, ai đó đã rất tốt với bạn, giả sử, cha mẹ của chúng ta đã rất tử tế, họ đã hy sinh rất nhiều điều này và điều kia. Nhưng đôi khi chúng ta cảm thấy không thoải mái khi làm những điều như vậy “điều đó không tốt, mình không nên làm thế này và thế kia vì họ là cha mẹ mình, họ là thầy của mình, họ là bạn của mình, họ là hàng xóm của mình”, nên điều đó là ‘quý’ nhiều hơn.
Cả hai đều gần như giống nhau ở chỗ cảm thấy không thoải mái tham gia vào một số hoạt động nào đó, nhưng nếu đó là vì bản thân thì là ‘tàm’, nếu là vì người khác thì là ‘quý’.
Và vô tham chính xác là không chỉ là không có sự ham muốn [mong cầu], mà vô tham thật sự là một tâm sở và vô tham giống như cảm thấy hài lòng với một số điều nào đó, tâm sở được gọi là vô tham, không chỉ đối lập với ham muốn, mà còn là tâm đồng thời nhận thức gần như trái ngược với ham muốn, một tâm cảm thấy hài lòng với những gì người ta có hoặc tâm nghĩ rằng “Ồ, tôi không cần thứ đó hoặc tôi không cần thứ này”. Cho nên, đó là những gì nó là, và dĩ nhiên nó là một tâm thiện, bởi vì đó là những gì mang lại kết quả hạnh phúc và ‘quý’ và ‘tàm’ tránh cho chúng ta tham gia vào các hoạt động sai trái, đó cũng là một tâm thiện hoặc một hành động tích cực vì điều đó cũng mang lại kết quả hạnh phúc cho chúng ta.
Tín một lần nữa, niềm tin hướng về luật nhân quả, nhân và quả giúp chúng ta không tham gia vào những hành động tiêu cực, và tín lại mang đến cho chúng ta hạnh phúc, với tâm này thì ít nhất bạn cũng có thể biết được ý nghĩa rõ ràng của hành động tích cực. Vậy ở đây vô si lại cũng tương tự.
Tinh tấn, theo các bản văn Phật giáo đó, ‘tinh tấn’ ở đây, như /brtson ‘grus/, người ta có thể tự hỏi như tinh tấn có thể hướng tới điều gì đó tiêu cực, giả sử ai đó giết một số động vật, ai đó kiếm sống bằng việc giết gà hoặc một số động vật, do đó một người cũng có thể nỗ lực để làm những gì anh ta đang làm trong một điều gì đó tiêu cực. Nhưng thực ra ‘tinh tấn’ ở đây, nếu một người đang nỗ lực vào điều gì đó tiêu cực, thì đó không phải là ‘tinh tấn’ thực sự. Vì vậy, ở đây ‘tinh tấn’ là làm việc chăm chỉ để hướng tới điều gì đó tích cực nhiều hơn.
Kế đến là khinh an [mềm dẻo, nhu], bất phóng dật [ý thức], xả [bình thản, trầm tĩnh] và bất hại. Vì vậy, tất cả những tâm sở này phải là tâm mang lại và dẫn đến hạnh phúc.
LỤC PHIỀN NÃO CĂN BẢN.
Và cột tiếp theo là ‘lục phiền não căn bản’ [sáu gốc rễ phiền não]. Ở đây lý do tại sao những tâm này được gọi là gốc rễ là vì những tâm này đóng vai trò là nguyên nhân chính của các phiền não còn lại và cũng là nguyên nhân chính của các hành động tiêu cực dẫn đến đau khổ. Vì vậy, những phiền não căn bản này, sáu trong số chúng là: tham [ham muốn], sân, mạn [kiêu ngạo], vô minh [vô minh có phiền não], nghi [nghi có phiền não], và kiến [cái nhìn có phiền não]. Nhưng tâm sở thứ nhất là loại dễ hiểu, tham hoặc bám chấp. Vậy bám chấp hay tham đắm, “Tôi nghĩ rằng mình có tâm muốn thành Phật”, điều đó ai cũng đều biết cả, “Tôi có ham muốn đạt được điều này điều kia”, điều đó cũng là tiêu cực sao? Tôi sẽ nói là không Có vẻ như tất cả tham muốn không phải là tiêu cực, đó là lý do tại sao ở đây nói tham, những cảm xúc phiền não, những cảm xúc phiền não hoặc phá hoại.
Vì vậy, nếu ham muốn này về cơ bản là tâm phóng đại nhìn thấy đối tượng, đối tượng nắm bắt, đối tượng đã được nhận thức tốt hơn nhiều so với thực tế nó là. Đó là tâm phóng đại, vì vậy ham muốn này không nhìn thấy đối tượng như nó là, nhưng lại phóng đại nó lên, và rồi bạn gần như bị nó dụ dỗ. Vì vậy, một tâm như vậy, một cảm xúc như vậy được gọi là tham.
Sân cũng giống như vậy, nếu bạn nổi giận với ai đó, bạn thấy người đó tồi tệ hơn nhiều so với thực sự là, bạn thấy những gì người đó làm tồi tệ hơn nhiều so với thực sự là, và một lần nữa, mạn, trong tiếng Tây tạng chúng ta có từ /nga rgyal/ cho tâm sở mạn. Tâm sở mạn, tôi có thể nói, tâm đóng băng, rất bảo thủ, tâm đóng băng và tâm mạn rất bảo thủ, nay cả từ trong tiếng Tạng /nga rgyal/ giống như /khyags pa/, một loại đông lạnh.
Và kế đó vô minh là một tâm sở dễ hiểu. Tâm sở nghi hữu phiền não ở đây, nghi hữu phiền não nghĩa là gì? Có phải là tất cả những nghi ngờ là những tâm nghi hữu phiền não? Không, không phải tất cả những sự nghi ngờ đều là căn nguyên của phiền não. Vì vậy, ở đây sự nghi ngờ hữu phiền não là những sự nghi ngờ đối với một đối tượng tác động như nguyên nhân của nhiều vấn đề, ví dụ, có sự nghi ngờ đối với nhân quả, có sự nghi ngờ đối với kiếp trước và kiếp sau. Tôi không nói rằng bạn không nên nghi ngờ, có nghi ngờ là tốt, nhưng có một số những nghi ngờ chỉ mang lại các kết quả tiêu cực. Dĩ nhiên, theo quan điểm của Đạo Phật, sự nghi đối với Đức Phật, sự tò mò là rất quan trọng, và đó là điều bạn nên có nếu bạn không hiểu sự việc. Sự nghi ngờ thông thường là rất quan trọng, nhưng có một số nghi ngờ chỉ mang lại, khởi động nhiều phiền não tiêu cực hơn, dẫn đến đau khổ.
Lại nữa kiến hữu phiền não, có tà kiến [cái nhìn sai trái]. Có những tà kiến như nếu bạn giết bò hay tế lễ một con bò hay vào thời xưa có một số trường hợp người ta hiến tế những người khác như người ta thật sự giết người khác dưới danh nghĩa của sự hiến tế bằng cách nghĩ hoặc tin rằng họ sẽ được sinh ra ở một nơi nào đó tốt đẹp, họ muốn đạt được điều gì đó tốt đẹp nếu họ làm điều này và điều kia, vì vậy, đây là những kiến hữu phiền não. Và cũng có quan điểm nói rằng không có kiếp sau hoặc không có nhân quả, cho nên đây là những kiến hữu phiền não, những quan điểm này đóng vai trò là phiền não căn bản.
NHỊ THẬP TÙY PHIỀN NÃO ( HAI MƯƠI PHIỀN NÃO PHỤ)
Kế tiếp đến nhị thập tùy phiền não [20 phiền não phụ]. Lý do tại sao nó được gọi là phụ là vì từ một lý do, những phiền não này rất gần với chính nó, một số phiền não căn bản hoặc những phiền não này được tạo ra bởi sáu phiền não căn bản. Vậy, tâm sở phẫn [hiếu chiến, gây hấn], hận [oán hận], phú [che giấu], não [cay nghiệt], tật [ghen tị] – một lần nữa, ghen tị ở đây là cảm thọ không thoải mái khi thấy những người khác đang tiến triển, cảm thấy không thoải mái khi thấy điều gì đó đang phát triển – xan [keo kiệt, bủn xỉn], xiểm [lừa dối, lừa gạt], cuống [giả vờ, giả đạo đức], kiêu [kiêu ngạo], hại [có hại], vô tàm [không xấu hổ đối với mình], vô quý [không xấu hổ đối với người khác] – thì tâm sở vô tàm và vô quý cũng gần giống với mười một tâm sở thiện, trong mười một tâm sở này bạn có tâm sở tàm và quý này, bây giờ thì ngược lại. Tất nhiên, đây là những cảm xúc phiền não vì những người vô tàm và vô quý tham gia vào nhiều hành động tiêu cực – hôn trầm [thờ ơ, ngủ lịm], trạo cử [tình trạng phấn khích], bất tín [không tin tưởng], giải đãi [lười biếng], và kế đến là phóng dật [không có ý thức] – ở đây thay vì không ý thức, thì không chánh niệm có thể dễ hiểu hơn – và thất niệm [hay quên], bất chánh tri [không nhìn nội tâm] và sau đó là tán loạn [mất tập trung].
Vì vậy, đây là 20 phiền não phụ mà sáu phiền não căn bản gây ra. Khi bạn có sáu phiền não căn bản, thì những phiền não này là hững phiền não mà sáu phiền não căn bản này tạo ra và do người đó tham gia vào các hành động sai trái.
Và lại nữa trước đó, nếu bạn chỉ muốn biết phiền não nghĩa là gì, như bạn có thể thấy ở đây là sáu phiền não căn bản và 20 phiền não phụ. Lý do tại sao những tâm này được gọi là phiền não hay nói cách khác, đây là những cảm xúc phá hoại, lý do tại sao những tâm này được gọi là phiền não hoặc cảm xúc phá hoại bởi vì bất cứ khi nào bất kỳ trong những hoạt động này bên trong chúng ta, đều mang lại đau khổ, bất cứ khi nào khởi động trong chúng ta, nó sẽ lấy đi sự bình yên của tâm chúng ta. Bất kỳ trong số những tâm này khởi động trong chúng ta, ngay cả tại thời điểm nó được kích hoạt, người đó không được bình yên. Lấy một ví dụ về sự ghen tị hay tức giận, bất cứ khi nào một người tức giận, thì người đó không vui vào lúc đó. Vì vậy, bất cứ khi nào một người có 26 cảm xúc này ở bên trong họ, người đó sẽ không hạnh phúc hoặc mất đi sự bình yên của tâm, Vì vậy tại sao những tâm này được gọi là cảm xúc phá hoại, cảm xúc hoặc phiền não, cảm xúc phiền não.
TỨ BẤT ĐỊNH.
Kế tiếp đến tứ bất định [bốn tâm sở có thể thay đổi], như tôi đã đề cập trước đó, lý do tại sao bốn tâm sở này được gọi là ‘có thể thay đổi’ bởi vì, nó có thể chuyển đổi thành những hành động tích cực, bốn tâm sở này có thể chuyển đổi thành những hành động tiêu cực. Một lần nữa, bốn tâm này lại có thể là một tâm sở trung lập, ví dụ, về tâm sở miên, nó phụ thuộc vào ý định tại sao bạn ngủ hoặc động cơ giấc ngủ của bạn. Nếu động cơ giấc ngủ của bạn là tích cực, thì toàn bộ giấc ngủ, nếu bạn ngủ trong năm tiếng hoặc có thể sáu tiếng, cả sáu tiếng trở nên tích cực, bạn tích thiện hoặc bạn tích lũy công đức cho cả sáu tiếng ngủ của bạn nếu bạn có một ý định đúng đắn, đúng đắn, động cơ đúng đắn ngay trước khi bạn ngủ.
Trong khi nếu bạn ngủ với ý định tiêu cực hoặc một động cơ sai lầm hoặc nói một cách đơn giản, khi bạn ngủ nếu bạn nghĩ về điều gì đó tiêu cực, nếu bạn nghĩ về ai đó, có thể làm hại ai đó, hoặc có thể là bất kỳ suy nghĩ sai lầm nào, điều này có thể chuyển đổi toàn bộ giấc ngủ của bạn vào hành động bất thiện, nên nó rất quan trọng. Và trong khi ngủ cũng rất quan trọng tập cho mình thói quen suy nghĩ về điều gì đó tích cực vì điều này cũng có thể giúp ích cho chúng ta trong lúc lâm chung. Nếu bạn rèn luyện cho mình cách nghĩ điều gì đó tích cực ngay trước khi chìm vào giấc ngủ, điều này có thể giúp bạn có một suy nghĩ tích cực ngay trước khi chết.
Trước tiên, hãy để tôi giải thích cho bạn giấc ngủ là gì. Thực ra giấc ngủ không phải là một hành động thể chất, giấc ngủ thực sự là một tâm sở. Bất cứ điều gì bạn nhìn thấy trên màn hình lúc này, đây đều là những tâm sở. Giấc ngủ thực sự là một tâm sở, là một tâm, một trong những tâm thức và nếu bạn hỏi tôi “loại tâm thức đó là gì?”, thì tôi sẽ nói đó là một tâm thức vô minh. Đó là một tâm thức vô minh không biết đối tượng của nó, nó là một tâm thức vô minh không rõ với đối tượng của nó.
Nếu bạn nói “Các chức năng của nó là gì? Nó làm những gì? ”. Giấc ngủ thực sự là một tâm thức vô minh, ngăn chặn năm giác quan nhận thức đối tượng của chính chúng, một tâm sở như vậy được gọi là tâm sở miên. Khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, một tâm sở miên thực sự khởi động, vì vậy chức năng của tâm sở đó khi tâm sở đó khởi động, nó sẽ chặn năm thức. Do đó, chức năng của tâm sở miên là ngăn chặn năm thức và giữ chúng ở trạng thái ngủ [không hoạt động]. Đồng thời, bản thân của tâm sở miên, bản chất của giấc ngủ, là một tâm thức vô minh và chức năng là ngăn chặn năm căn thức. Cho nên tâm sở như vậy được gọi là tâm sở miên [giấc ngủ].
Vì vậy, khi một người chìm vào giấc ngủ, điều đầu tiên nó thực hiện, giấc ngủ ngăn chặn nhãn thức, ngăn không cho nhãn thức nhìn thấy đối tượng của nó. Đó là điều đầu tiên mà giấc ngủ làm. Kế đó, điều thứ hai là nhĩ thức, nó ngăn chặn nhĩ thức nghe âm thanh. Sau đó, nó ngăn chặn tỵ thức cảm nhận mùi và nó ngăn chặn thiệt thức và ngăn chặn thân thức. Nó rất tinh tế là bạn có thể không nghe thấy hoặc không nhìn thấy trình tự của điều đó, nhưng đây là cách giấc ngủ diễn ra. Và bằng cách ngăn chặn năm căn thức, nó vẫn khiến bạn ở trong một loại trạng thái vô minh [không biết gì], cho nên bạn không biết những gì đang xảy ra xung quanh, bạn không nhìn thấy, bạn không ngửi, bạn không nghe, bạn không nếm hoặc bạn không cảm nhận được từ cơ thể mình. Do đó tâm sở như vậy được gọi là tâm sở miên [giấc ngủ].
Đối với một người bình thường, giấc ngủ cũng rất quan trọng, nhưng ngủ đúng giấc, giấc ngủ trong thời gian phù hợp là điều quan trọng. Vì vậy, đó là lý do tại sao với ý định tích cực ‘OK, tôi sẽ ngủ để cơ thể có đủ hoặc tất cả các căn thức của tôi, năm căn thức có thể được nghỉ ngơi thích hợp để nó có thể hoạt động một cách khỏe mạnh, để tôi có thể sử dụng điều đó vào việc làm điều gì tích cực, để tôi có thể sống đủ lâu để làm nhiều điều tốt hơn, để tôi có thể sống lâu để có thể thực hành’. Vì vậy, nếu bạn chìm vào giấc ngủ với một ý định như vậy, với một động lực như vậy, thì về cơ bản bạn đang chuyển đổi toàn bộ thời gian của giấc ngủ trở thành tích cực. Nếu bạn đang ngủ trong năm giờ, nghĩa là bạn đã chuyển năm giờ thành tích cực.
Hoặc nếu bạn chìm vào giấc ngủ khi nghĩ rằng “Ồ hắn đã làm điều gì tồi tệ với tôi hoặc cô ấy đã làm điều gì đó xấu với tôi thế này thế kia” thì sẽ tự động kích hoạt một loại ác ý nào đó đối với người đó hoặc bạn đang nghĩ về điều gì tồi tệ về ai đó, nên điều đó thực sự ảnh hưởng đến toàn bộ giấc ngủ và về cơ bản toàn bộ giấc ngủ trở thành một điều gì đó tiêu cực và bạn tích lũy những hành động bất thiện hoặc những hành động tiêu cực không rõ như vậy trong suốt thời gian ngủ. Vì vậy, điều rất quan trọng là có một giấc ngủ tích cực, hoặc dù cho phải chuyển những giấc ngủ này thành tích cực, thì không nhất thiết có nghĩa là bạn phải nghĩ rằng “Tôi sẽ ngủ vì điều này và điều kia, tôi sẽ ngăn chặn năm căn thức của tôi vì điều này và điều kia”, bạn không cần phải nghĩ như thế, bạn thậm chí có thể nghĩ đến lòng từ bi, bạn thậm chí có thể nghĩ đến tâm bồ đề. Và khi bạn nghĩ đến lòng từ bi, tâm bồ đề, bạn cũng có thể thức dậy trong trạng thái tinh thần rất tích cực.
Tâm này giúp người ta có một giấc ngủ êm đềm, an lạc và vì vậy nó cũng là một trong những cách rất hiệu quả để rèn luyện bản thân với tâm bồ đề hay lòng từ bi để ngay cả khi chúng ta qua đời, nó cũng có thể giúp chúng ta nghĩ đến việc thực hành quan trọng như vậy, như thực hành tình yêu thương, lòng từ bi, hoặc tâm bồ đề khi chúng ta chết. Vì vậy, trong cùng một trình tự chính xác giống như cách chúng ta chìm vào giấc ngủ, chúng ta cũng chết theo cùng một cách. Như tôi đã nói, khi giấc ngủ ngăn chặn nhãn thức và nhĩ, tỵ, thiệt và thân thức giống hệt như cách thức mà năm căn thức này không còn tồn tại. Chính xác là theo cùng một trình tự khi chúng ta chết, thức đầu tiên tan rã là nhãn thức, sau đó từ từ là nhĩ thức, rồi đến tỵ, thiệt và thân thức. Vì vậy, cách nó tan rã hoặc cách nó bị ngăn chặn hoàn toàn giống nhau.
Vì vậy, nếu bạn tự rèn luyện, khi bạn không còn nhìn thấy nữa, bạn vẫn có thể suy nghĩ. Vì vậy, trong một khoảng thời gian như vậy, nếu bạn tự rèn luyện cho mình cách nghĩ rằng có thể là bất cứ điều gì, có thể sẽ làm “OK, tôi sẽ làm điều gì tích cực, khi tôi thức dậy, tôi sẽ làm điều này điều kia” hoặc có thể nghĩ về tình yêu thương hay lòng từ bi, sự khinh an hay bất phóng dật về điều gì đó, hoặc có thể bạn chỉ nhớ đến lòng từ của Đức Phật hay lòng từ của những vị Đạo sư vĩ đại trong quá khứ, bạn nhớ đến lòng tốt của cha mẹ bạn, bạn có thể nhớ bất cứ bạn đã làm một điều gì, ý tôi là, bất kỳ điều tích cực nào mà bạn đã làm trong cuộc đời của mình “Ồ, tôi đã có vinh dự được làm điều này và điều kia trong đời, tôi đã có thể làm điều gì đó cho người hàng xóm của mình, tôi đã có thể làm điều gì đó cho môi trường để có thể giúp đỡ những người khác ”.
Vì vậy, bạn có thể nghĩ đến bất kỳ hành động tích cực nào mà bạn đã làm trong ngày đó, trong tháng đó, trong năm đó, trong cả cuộc đời. Cho nên đây là những điều mà một người có thể làm, và điều có thể thực sự hiệu quả, và đây là cách người ta có thể chuyển đổi giấc ngủ, toàn bộ giấc ngủ thành tích cực. Khi bạn có một suy nghĩ tích cực ngay trước khi ngủ, thì rất có thể bạn cũng có thể có một số giấc mơ tích cực.
Và ngoài ra, tâm sở hối [hối lỗi], tâm sở tầm [điều tra, nghiên cứu], tâm sở tứ [phân tích]. Như tôi đã nói trước đó, tâm sở tầm, nếu bạn đang thực hiện nghiên cứu này với một động cơ tốt để giúp điều gì tích cực, nghiên cứu để phục vụ người khác, thì những điều này cũng tích cực. Tâm sở tứ cũng luôn rất tốt nếu bạn cảm thấy hối tiếc hoặc nếu bạn hối tiếc, như tôi đã đề cập trước đó, nếu bạn hối tiếc về điều gì mà bạn đã làm và là điều tiêu cực, thì nó sẽ trở thành điều tích cực. Tâm tầm và tâm tứ lại cũng tương tự nhau, nếu bạn phân tích về điều gì tích cực thì nó trở thành tích cực, nếu bạn phân tích về vô thường, nếu bạn phân tích về tính không, nếu bạn phân tích bạn có thể làm như thế nào tốt hơn, nếu bạn phân tích hành động của chính mình với ý định cải thiện bản thân, thì đây là tất cả những cảm xúc mà bạn có thể chuyển đổi thành tích cực nếu bạn biết cách làm, bởi vì điều này có thể được thay đổi thành tích cực hoặc tiêu cực nên những tâm này được gọi là các tâm sở bất định [có thể thay đổi].
Vì vậy, đây là 51 tâm sở. Và đối với buổi học tiếp theo, chỉ là sự ôn lại, chúng ta sẽ làm qua những câu hỏi kiểm tra đó, và sau đó chúng ta có thể có thêm một chút hoạt động mà chúng ta sẽ đi qua và cũng sẽ giúp chúng ta nhớ lại các buổi học trước. Bây giờ chúng ta chỉ còn lại hai buổi nữa, buổi tiếp theo chúng ta sẽ đi qua kiểm tra và buổi kế tiếp sẽ nói về cách bạn có thể áp dụng những buổi học đó, có thể hữu ích như thế nào trong buổi học cuối.
Trong tứ bất định [bốn tâm sở có thể thay đổi được], tâm hối, trong tiếng Tây Tạng, đó là /gyod pa/, / gyod pa/ giống như cảm thấy hối hận hoặc cảm thấy hối tiếc và, dĩ nhiên, cảm thấy ăn năn. Vì vậy, như tôi đã đề cập, điều đó cũng rất quan trọng, nói chung khi người ta làm điều gì đó sai, một trong những điều ngăn họ cảm giác có lỗi, một trong những điều ngăn người ta nói lời xin lỗi với ai đó nếu điều đó làm tổn thương ai đó hoặc cảm thấy hối hận, là bản ngã.
Đôi khi người ta nghĩ rằng họ biết rằng họ đã làm điều gì đó sai trái, nhưng họ lại cố chấp, và lý do khiến họ cố chấp điều đó là vì cái tôi. Do đó, bản ngã là loại tâm ngăn họ nói lời xin lỗi hoặc có sự hối hận hoặc làm điều này và điều kia. Và theo quan điểm của Đạo Phật, tâm đó rất quan trọng để cảm thấy có lỗi hoặc cảm thấy hối hận, đó là một trong những cách để tịnh hóa hành động tiêu cực quá khứ. Và nếu bạn đã làm điều gì đó xấu trong quá khứ, có thể là trong kiếp này hoặc kiếp trước, thì lý do duy nhất để rửa sạch đi nghiệp đó, ác nghiệp đó, giả sử nếu bạn đã làm điều gì sai trái trong kiếp này hay kiếp trước, thì nó vẫn còn là một loại hạt giống trong dòng tương tục của tâm chúng ta, khi nhân duyên khởi lên, nó kích hoạt và sau đó chúng ta đau khổ.
BỐN NĂNG LỰC SÁM HỐI.
Vì vậy, có hai cách mà những hạt giống đó có thể được rửa sạch đi. Một trong những cách để rửa sạch những hạt giống đó là bằng cách chịu đựng đau khổ, cách khác là bằng cách tịnh hóa. Sự tịnh hóa nên được thực hiện với bốn năng lực sám hối. Trong số bốn năng lực sám hối này, năng lực thứ hai là cảm thấy hối hận. Bạn càng mạnh mẽ cảm thấy hối hận về những gì mình đã làm, bạn càng có khả năng tịnh hóa tốt hơn. Vì vậy, đó là điều rất quan trọng ngay cả khi thanh tịnh chính nghiệp quá khứ của một người và nếu tôi không thấy có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào và chúng ta cũng còn 8 phút, nên tôi đi qua bốn năng lực sám hối này mà với bốn năng lực này chúng ta có thể tịnh hóa nghiệp quá khứ.
Có hai cách, cách thứ nhất được gọi là cơ bản. Nếu tôi chỉ nói theo quan điểm thực hành, cách đầu tiên là, bạn có thể sám hối trước tượng Phật, bạn có thể sám hối trước toàn thể chúng sinh, bạn có thể hình dung toàn bộ chúng sinh hoặc cả thế giới đang ở ngay trước mặt bạn. Tôi đang nói về tất cả chúng sinh đang ở ngay trước mặt bạn bởi vì bất cứ điều gì bạn làm sai đều liên quan đến chúng sinh khác. Hoặc thay vì vậy bạn có thể nghĩ đến Đức Phật ngay trước mặt bạn hoặc Phật, Pháp và Tăng trước mặt bạn, rồi bạn có thể quy y, và phát nguyện với bồ đề tâm để có lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, hoặc có lòng từ bi đối với bản thân mình trước rồi mới đến tất cả chúng sinh.
Và sau đó, điều đầu tiên là nói những gì bạn đã làm sai, nếu bạn nhớ là “Tôi đã làm sai điều này, sai điều kia, tôi đã tức giận sáng nay, tôi đã làm điều này điều này, điều này và điều kia, hoặc có thể có rất nhiều hành động mà tôi có thể không nhận thức được đó có thể là tiêu cực của kiếp này hoặc kiếp trước ”. Vì vậy, chỉ cần chỉ cần thú nhận “Tôi đã làm điều này sai và điều kia sai”. Điều này cũng gần như xảy ra trong Nhà thờ Công giáo, phải không? Họ sẽ đến và nói những gì họ đã làm sai, và sau đó có một cha nghe ở đằng sau tấm màn hoặc cái gì đó. Tôi thích phần này, điều đó là tốt, nhưng tôi không chắc là liệu đã đủ từ quan điểm Đạo Phật để thực sự có được tịnh hóa hay không. Nhưng điều đó rất quan trọng, tôi nghĩ dù nhìn từ góc độ Đạo Phật giúp một người tịnh hóa thì ít nhất người đó họ không cảm thấy, không mang mặc cảm trong người. Khi bạn nói điều gì đó mà bạn đã làm sai, rõ ràng là người đó bắt đầu cảm thấy tốt hơn ngay sau đó. Vì vậy, đây là điều tích cực.
Nhưng từ quan điểm của Đạo Phật, hoặc bạn nghĩ đến toàn bộ chúng sinh ngay trước mặt bạn, và với họ, bạn sẽ thú nhận tất cả những gì bạn đang nghĩ về vị đại diện, Đức Phật, người đang phụ trách hạnh phúc của tất cả chúng sinh, là người như đang làm việc ngày đêm hay mọi hoạt động của Phật là để làm lợi ích cho chúng sinh khác, vì lợi ích của tất cả chúng sinh này. Vì vậy, bạn chỉ nghĩ về điều đó và sau đó bạn thú nhận tất cả những điều sai đó và rồi bạn cảm thấy hối tiếc về những gì bạn đã làm. Sau đó, bạn hứa rằng “Tôi sẽ không lặp lại những điều như vậy nữa, và thay vào đó, tôi sẽ thực hiện những hành động tích cực”. Sau đó, bạn có thể thực hiện bất kỳ hành động tích cực nào.
Vì vậy, đây là phương pháp để tịnh hóa theo quan điểm của Đạo Phật, và nếu bạn đã làm một lần, không có nghĩa là bạn đã loại bỏ mọi tội lỗi hay mọi hành động tiêu cực mà bạn đã làm trước đó. Theo kinh văn Phật giáo có nói rằng nếu hành động tiêu cực rất nhẹ thì bạn có thể thoát khỏi lỗi đó ngay lập tức, nếu hành động tiêu cực thực sự nặng, thì hành động tiêu cực sẽ nhẹ dần đi.
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI.
Có phải tất cả chúng sinh đều có tất cả những tâm này?
Không, những chúng sinh bậc thánh không có năm phiền não căn bản. Mặc dù các chúng sinh bậc thánh có thể có sân giận, các chúng sinh bậc thánh có thể có chấp trước, nhưng đây không phải là phiền não, bởi vì nó giống như có một chất axit, nếu bạn cho nhiều nước vào nó, axit vẫn có đó nhưng nó không còn mạnh như axit nữa. Vì vậy, tương tự chấp trước và sân giận có thể có trong các chúng sinh bậc thánh. Các chúng sinh bậc thánh là những chúng sinh thuộc tăng bảo hoặc các chúng sinh bậc thánh là những chúng sinh chứng được tính không với những ‘tâm hiện tiền’. Những chúng sinh bậc thánh, những chúng sinh phi phàm chúng ta gọi là những chúng sinh dựa trực tiếp vào tính chất vô thường hay tính không. Vì vậy, chấp trước và sân giận trong những chúng sinh đó không phải là phiền não căn bản bởi vì chúng không đủ mạnh.
Vì vậy không phải tất cả chúng sinh đều có những tâm này, rồi những tâm sở thiện, bạn không nói được tất cả chúng sinh đều có tất cả các tâm thiện. Nhưng tất cả chúng sinh đều có tâm, đó là một điều rõ ràng. Chừng nào còn có tâm, thì ngũ biến hành [năm tâm sở trùm khắp] sẽ ở đó và tất cả chúng sinh hữu tình đều biết điều gì đó, một số ngũ biệt cảnh [tâm sở khẳng định] này cũng có ở đó, và rồi mười một tâm sở thiện, mọi người đều đã làm điều gì đó tích cực, điều tích cực đó có trong mọi người, ngay cả những kẻ khủng bố, họ quan tâm đến gia đình của họ theo một nghĩa nào đó, với một số giới hạn nhất định của sự vô minh, phụ thuộc vào những kẻ khủng bố khác nhau. Nhưng họ vẫn có tình yêu đối với một ai đó, ít nhất là họ yêu bản thân mình. Giả sử có một tên khủng bố, anh ta giống như một kẻ đánh bom liều chết đang mang một quả bom tự sát, hắn ta sẽ đi đâu đó và tin rằng mình đã bị tẩy não hoặc điều gì đó, hắn tin rằng đây là những gì hắn ta sẽ làm, hắn sẽ nhận được một số thứ như là phần thưởng, có thể hắn sẽ được sinh ra trên thiên đường hoặc thứ gì đó, thứ này và thứ kia, hắn nghĩ rằng đây là điều mà Thượng Đế muốn họ làm, hoặc điều gì đó muốn hắn làm.
Vì vậy, có tình yêu thương đối với chính họ, sau đó hắn muốn làm điều gì cho chính mình, hắn muốn sinh lên cõi trời nào đó. Có tình yêu thương này đối với chính mình, đồng thời họ cũng vô minh, cho nên cho dù họ yêu thương chính mình, bọn họ làm những chuyện tổn hại chính mình, họ ít nhất thực sự giết chết chính mình, cho dù mang theo bom tự sát trong sa mạc, ít nhất họ có thể làm là họ tự sát.
Có tích cực và tiêu cực. Vì vậy, có tích cực trong mọi chúng sinh hữu tình, có tiêu cực trong hầu hết chúng sinh hữu tình, một số tiêu cực luôn có trong chúng sinh phàm phu. Vì vậy, về cơ bản là tất cả chúng sinh đều có tâm nhưng không phải tất cả những tâm này.
KẾT LUẬN.
Vì vậy tôi nghĩ chúng ta đã xong việc với thời gian. Rất vui khi kết luận khái quát về 51 tâm sở này và do đó buổi học tiếp theo, chúng ta sẽ cố gắng cùng nhau làm tất cả các câu hỏi mà chúng ta đã làm trước đây. Chúng tôi sẽ đi qua các câu hỏi và sau đó chúng ta có thể có một số hoạt động mới để chúng ta cũng sẽ làm và sau đó thử xem chúng tôi nhớ bài được bao nhiêu, và đó cũng là ôn lại, vì vậy nếu có thời gian, chúng ta có thể đi qua hoặc có thể lúc đó tôi đọc, bạn có thể không lắng nghe. Tôi nghĩ rằng đối với tôi để lắng nghe ai đó trong một giờ mất nhiều thời gian hơn là đọc cùng một thứ. Vì vậy, có thể chúng ta có phiên bản viết của tất cả các buổi học trước, bạn có thể xem qua, bạn có thể đọc nó nhanh hơn nhiều so với bạn lắng nghe hoặc có thể bạn chỉ cần nhìn vào các ghi chú của mình nếu bạn có ghi và sau đó cố gắng nhớ tất cả mọi điều mà bạn đã học trong các buổi học trước đây.
Do đó, trong buổi học tiếp theo là khi chúng ta đi qua bài kiểm tra này, sẽ hữu ích rất nhiều và sẽ trở nên hiệu quả hơn nhiều về mặt ôn lại cho bạn. Được rồi, với điều này, tôi muốn kết thúc buổi học. Cảm ơn Chessy rất nhiều, tôi biết rằng thời gian của bạn ở đó khá sớm. Rất cảm ơn các bạn đã dành thời gian tìm hiểu thêm về tâm với ý định giúp đỡ bản thân và mọi người xung quanh, tôi thực sự trân trọng điều đó. Cảm ơn Chessy rất nhiều vì đã tổ chức các lớp học và cảm ơn Trinh và Tata đã soạn thảo bài viết, làm áp phích và tất cả những thứ này, và cảm ơn mọi người đã làm điều gì đó cho thế giới, cho chúng sinh hữu tình, tôi thực sự cám ơn.
Source.
https://drive.google.com/drive/folders/1iL4lYG2Pj9vtHs1xsPQ-xDcHOTUALCuF
Diagram -VN
https://compassionateseed.net/wp-content/uploads/2022/02/Diagram-VN.pdf