SESSION 11.
Bàn luận và
một số yếu tố then chốt về tâm
CÂU HỎI ÔN TẬP.
Tashi delek, chào tất cả các bạn. Chúng ta sẽ làm một số bài tập và sau đó là một số hoạt động. Vì vậy, hôm nay, chúng ta không phải học một cái gì đó mới mẻ, chúng ta chỉ ôn lại một chút, xem lại những điểm mà chúng ta đã học trong các buổi học trước.
Vì vậy, hôm nay, ôn lại bài nhiều hơn và trong thời gian đó, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào trong đầu, hãy thoải mái hỏi, vì vậy hôm nay, chúng ta có thể thư giãn hơn. Dĩ nhiên, tôi sẽ không thể lấy ý kiến nào từ tất cả các bạn. Khi chúng ta làm bài tập hoặc các hoạt động, tôi muốn tất cả các bạn tham gia vào, hãy cùng đọc cùng nhau đồng thời cố gắng đoán và trả lời, cho dù là đúng hay sai, chỉ cần làm bài thôi. Kế đó, tôi sẽ cố gắng đọc bài tập chậm một chút và chúng ta cũng có thể cùng nhau và bạn có thể đoán như câu này là thế kia, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, chẳng hạn như tại sao đó không phải là câu trả lời đúng, tại sao đây không phải là câu trả lời đúng, bạn có thể đặt câu hỏi ngay cả khi ở giữa buổi.
Về cơ bản, chúng ta có rất nhiều sự phân chia và một điều rất quan trọng về tâm là, trước tiên phải biết tâm là gì, theo quan điểm Phật giáo, là một thứ rất quan trọng vì có rất nhiều lời giải thích về tâm, đặc biệt là người ta không thể phân biệt được hay nói thẳng ra là phần còn lại của thế giới cho là tâm là cái gì đó liên quan đến bộ não, tâm là cái gì đó liên quan đến các dây thần kinh, một số người nói tâm là cái gì đó phải hoạt động với trái tim.
Ở đây, tâm hoàn toàn không có hình tướng [vô tướng], nó không liên quan gì đến não, không liên quan gì đến trái tim hoặc nó không hoạt động hoặc dây thần kinh hoặc không có gì cả. Tâm là hoàn toàn không có hình tướng và rồi một số người nghĩ rằng tâm nằm trong não hoặc có thể trong não, hoặc có thể là xương sống hoặc tủy sống. Ở đây tâm đồng nghĩa với thức, khi chúng ta nói về thức, nó lan tỏa khắp cơ thể, chỉ cần chúng ta cảm nhận được điều gì, thì có nghĩa là tâm thức ở đó. Ví dụ, nếu bạn có móng tay rất dài, nếu bạn cắt đầu của móng tay bạn không cảm thấy gì, nó không làm đau bạn, phải không? Bạn không cảm thấy nó có nghĩa là tâm không lan tràn đến đó, ở móng tay, nếu bạn cắt tóc, bạn không cảm thấy gì cả, như vậy có nghĩa là tâm không trải rộng đến đó, ở ngọn của mái tóc.
Nhưng nếu có ai chạm vào tay bạn hoặc trên vai bạn thì bạn sẽ cảm nhận được điều đó có nghĩa là tâm đang trải rộng đến đó trên bàn tay hoặc vai. Điểm này hẳn là điều mà bạn hiểu chắc chắn rằng tâm trải khắp cơ thể chúng ta.
Bạn có thể nói nhãn thức chỉ nằm trong nhãn cầu. Nhĩ thức chỉ ở đây giống như không có chuyện nhĩ thức ở trong mũi. Vì vậy, thiệt lưỡi có ở lưỡi nhưng thân thức nhận biết những thứ có thể xúc chạm được lại trải khắp cơ thể chúng ta. Và ý thức chỉ ở trong chúng ta, vì nó là vô tướng, nó không phải là nơi tâm trụ. Vì vậy, về cơ bản tâm trải khắp cơ thể của chúng ta.
Nhiều người hiểu lầm rằng trong chúng ta chỉ có một tâm thức, ngay cả trong triết học Ấn Độ cổ đại, họ tin rằng chỉ có một tâm thức và năm giác quan là cửa sổ, như thể có ánh sáng trong ngôi nhà, giả sử có năm cửa sổ, và có một ngọn nến lớn, nên ánh sáng của ngọn nến sẽ đi ra bên ngoài từ tất cả các cửa sổ khác nhau, nhưng không có nghĩa là có 5 ngọn nến, chỉ một ngọn nến bên trong đi ra bên ngoài từ năm cửa sổ.
Cũng giống như vậy, một trong những triết học Ấn Độ này tin rằng chỉ có một tâm thức và cách chúng ta nhận thức các đối tượng là khác nhau, như là 1, 2, 3, 4, 5, 6 cửa sổ, vì vậy đó là điều họ tin, nhưng trong trường hợp của chúng ta, tâm thức không giống như chỉ có một tâm đơn lẻ, mà có nhiều tâm thức. Nếu chúng ta tạo thành nhóm, thì là ý thức và căn thức. Căn thức lại có thể được phân loại thành năm.
Đây là điều tôi nghĩ bạn nên nghĩ đến và một yếu tố khác cũng rất quan trọng là có rất nhiều loại tâm như chúng ta đã học về tâm vương và các tâm sở [yếu tố của tâm] mà bạn đã học về 51 tâm sở, nên giống như một tổng số, nhưng có rất nhiều tâm khác nữa. 51 tâm này là một trong những cách phân loại, không có nghĩa là nó bị giới hạn trong 51 tâm sở đó, nhưng mục đích lại gần như giống nhau, giống như có rất nhiều tâm thức. Ví dụ, trong 51 tâm sở, có tâm sở nghi, vì vậy nghi ngờ là một phần của tâm chúng ta. Gỉa sử tôi muốn tâm đơn lẻ, nhưng nghi ngờ lại có rất nhiều nghi ngờ. Nếu ai đó hỏi, liệu ngày mai trời có mưa hay liệu sẽ có một sự cố nào khác, hai nghi ngờ này có giống nhau hay không? thì “Không”, trong tâm chúng ta, nếu chúng ta có 17 nghi ngờ, các nghi ngờ khác nhau, thì tất cả 17 nghi ngờ khác nhau này là những tâm khác nhau.
Vì vậy, bên trong chúng ta có vô số tâm, thật sự là vô số tâm, nên, đó cũng là điều mà tôi muốn tất cả các bạn ghi nhớ. Và tiếp theo, đây chỉ là một bài tập để bạn nhớ lại về những buổi học qua, do đó chúng ta hãy xem bài tập này.
CÂU HỎI BUỔI 1 & 2
Bản chất của tâm
Bốn nhân duyên của tâm.
- Bản chất của tâm là (chọn một đáp án)
a. Ý thức.
b. Trong sáng và rõ biết
c. Như là một tâm gương
d. a và c.
Ở đây câu hỏi đầu tiên là bản chất của tâm. Chọn một đáp án. Bản chất của tâm là gì, có bốn câu trả lời, đó là: ý thức, trong sáng và rõ biết, bản chất của tâm là như một tấm gương, a và c có nghĩa là bản chất của tâm là tâm thức và bản chất của tâm là rõ ràng và biết.
Vì vậy, bản chất của tâm thực sự là trong sáng, rõ biết là chức năng của tâm, vì vậy nếu chúng ta giải thích theo cách ẩn dụ, một phép ẩn dụ, thì tôi sẽ nói bản chất của tâm giống như một tấm gương, bởi vì nó trong suốt, nên tôi sẽ chọn C, đáp án B không đầy đủ, bản chất của tâm là trong suốt, nó đúng, nhưng nó không phải là rõ biết nên đáp án thứ hai không hoàn toàn, bởi vì rõ biết là một chức năng của tâm, đó là lý do tại sao đáp án C nghe hợp lý hơn.
- Tâm là thứ chỉ liên quan đến não? (chọn một đáp án)
a. Đúng
b. Sai
Câu hỏi thứ hai là ‘tâm là thứ chỉ liên quan đến não’ là hoàn toàn sai vì nó không phải là thứ liên quan đến não, nhưng một số người có thể nghĩ như vậy. Tâm là thứ không liên quan đến bộ não về mặt tâm không phải là não, não không phải là tâm. Tâm không phải là thứ được gọi đến một phần của não hoặc dây thần kinh của não hoặc một cái gì đó, bởi vì nhiều người có thể có sự hiểu lầm đó. Nhưng nếu một người bị một số tổn thương não, nó có thể ảnh hưởng đến cách mọi người suy nghĩ, cách tâm của chúng ta hoạt động. Nhưng nói chung tâm không phải là thứ mà chúng ta gọi là thứ gì đó của bộ não theo nghĩa đó, điều này là sai.
- Tâm và thức (chọn một đáp án)
a. Hoàn toàn khác nhau.
b. Tâm là một hình tướng [dạng] khác của thức.
c. Tâm và thức là vô tướng.
d. Thức chỉ là từ khác của tâm.
Tâm và thức. Câu trả lời đầu tiên là hoàn toàn khác, nó không hoàn toàn khác. Tâm là một dạng khác của thức, nó phụ thuộc vào ý nghĩa của hình tướng là gì. Và đáp án thứ ba là tâm và tâm thức là vô tướng. Thức chỉ là một từ khác cho tâm, đúng, thức chỉ là một từ khác cho tâm. Và nếu phải chọn một câu trả lời, tôi sẽ chọn câu trả lời này, nhưng tâm và thức lại là vô tướng. C cũng đúng, D cũng đúng. Ở đây tâm là một dạng khác của thức, tôi muốn nói tôi đồng ý nếu là một cái tên khác cho thức.
- Để hình thành một tâm, để tâm tồn tại (chọn một đáp án)
a. Có bốn duyên
b. Có một ước muốn hoặc ý nghĩ
c. Có căn thức
d. Tất cả điều trên
Câu hỏi thứ 4 là để hình thành một tâm, để tâm tồn tại về cơ bản có nghĩa là những nguyên nhân của tâm, những gì tạo ra tâm: có bốn duyên, có ước muốn hoặc ý nghĩ, có căn thức và tất cả điều trên.
Để hình thành một tâm thức, không cần có căn thức, đôi khi căn thức có thể là một duyên [điều kiện], nhưng không phải là điều kiện cho tất cả các tâm. Có ước muốn hoặc ý nghĩ. Có pratya [duyên], ý nghĩ là một trong bốn điều kiện và nhưng cách tốt hơn là chọn câu A, có bốn điều kiện cho một tâm.
- Bốn duyên [điều kiện] của tâm là (chọn một đáp án)
a. Nhân duyên, thứ đệ duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên.
b. Nhân duyên, thứ đệ duyên, sở duyên duyên, điều kiện ưu thế.
c. Nhân duyên, điều kiện trung gian, sở duyên duyên, tăng thượng duyên.
d. Nhân duyên, thứ đệ duyên, điều kiện chủ quan, tăng thượng duyên.
Câu hỏi thứ năm nói bốn điều kiện của tâm là: do đó nhân duyên, thứ đệ duyên, sở duyên duyên và tăng thượng duyên, đây là đáp án đầu tiên. Đáp án thứ hai tương tự, ngoài điều kiện cuối cùng, điều kiện ưu thế. Đáp án C là điều kiện trung gian và đáp án thứ 4 là điều kiện chủ quan. Vì vậy, tôi sẽ chọn A là đúng: nhân duyên, thứ đệ duyên, sở duyên duyên và sau đó là tăng thượng duyên. Vì vậy, đáp án đầu tiên là đúng, đáp án đầu tiên về cơ bản là bốn điều kiện của tâm.
- Nhân duyên là (chọn một đáp án)
a. Bạn phải có nghiệp không thấy đối tượng.
b. Bạn phải có thói quen duy nhất thấy đối tượng.
c. Bạn phải có nghiệp, các thói quen và cũng có nhiều nguyên nhân nào đó đằng sau nó.
d. Điều kiện đầu tiên của tâm.
Nếu bạn đi qua câu hỏi sáu, nhân duyên là: bạn phải có nghiệp không thấy đối tượng; bạn phải có thói quen duy nhất để nhìn thấy đối tượng là không đúng; bạn phải có một số thói quen nghiệp, thói quen và cũng có nhiều nguyên nhân nào đó đằng sau nó, vì vậy câu C đúng; điều kiện đầu tiên của tâm, câu D cũng đúng, bởi vì nhân duyên là điều kiện đầu tiên của tâm, trong bốn điều kiện, nó là điều kiện đầu tiên của tâm, do đó về cơ bản C cũng đúng, D cũng đúng.
- Thứ đệ duyên là khi bạn nhìn vào đối tượng, trước khi nhãn thức được khởi phát (chọn nhiều đáp án)
a. Bạn phải có một ước muốn hoặc ý nghĩ nhìn thấy.
b. Bạn có nghĩ về đối tượng.
c. Bạn không phải có ước muốn, cũng không có ý nghĩ nhìn thấy.
d. Bạn phải thật có ý định muốn nhìn thấy.
Câu hỏi số 7 là: thứ đệ duyên là khi bạn nhìn vào đối tượng trước khi nhãn thức phát khởi, bạn có thể có ước muốn hoặc ý nghĩ muốn thấy, bạn có ý nghĩ về một đối tượng, bạn phải không có ước muốn, cũng không có ý nghĩ muốn thấy, bạn phải thật có ý định muốn nhìn thấy. Về cơ bản là đáp án đầu tiên, A, bạn phải có một ước muốn hoặc ý nghĩ nhìn thấy.
Về cơ bản, thứ đệ duyên giống như nhìn thấy một thứ gì đó, trước tiên bạn nên có một loại ý định hoặc động lực hoặc mong muốn nhìn thấy thứ đó. Nếu không, giống như mí mắt sẽ không mở ra nếu bạn không có bất kỳ mong muốn nhìn thấy nào. Nhưng mong muốn hay điều ước đó có thể rất vi tế, vì vậy nó không chỉ xảy ra với nhãn thức, về cơ bản, là với tất cả các thức.
- Sở duyên duyên là (chọn một đáp án)
a. Điều kiện thứ ba của tâm.
b. Chính là đối tượng.
c. Đối tượng mà mắt bạn nhìn thấy.
d. Một điều kiện khác.
Câu hỏi số tám là sở duyên duyên là. Sở duyên duyên về cơ bản là điều kiện thứ ba của tâm; đáp án thứ 2 và đáp án thứ 3, chính là đối tượng hoặc đối tượng mà mắt bạn nhìn thấy. Nói chung, tôi sẽ không nói đối tượng mà mắt bạn nhìn thấy, chính là đối tượng là đáp án tốt hơn bởi vì sở duyên duyên không phải là thứ chỉ thuộc về nhãn thức, sở duyên duyên cũng có thể là mùi vị khi nói đến thiệt thức, nó có thể là một âm thanh khi nói đến nhĩ thức. Vì vậy, về cơ bản chính là đối tượng. Tôi sẽ không nói đối tượng của mắt nếu không mùi vị và âm thanh sẽ không được bao gồm trong sở duyên duyên. Vì vậy, B đúng.
- Tăng thượng duyên là: (chọn một đáp án)
a. Điều kiện tùy chọn của tâm.
b. Điều kiện thứ tư của tâm.
c. Căn thức.
d. Căn lực.
Tăng thượng duyên là: điều kiện tùy chọn của tâm; điều kiện thứ 4 của tâm; căn thức và căn lực. Đúng, khi xảy ra với nhãn thức, đó là nhãn lực; khi xảy ra với năm giác quan, đó là căn lực, tôi sẽ chọn D khi nói đến tăng thượng duyên của căn thức, nhưng tăng thượng duyên của ý thức là ý lực. Và tăng thượng duyên, trong bốn điều kiện, là điều kiện thứ ba.
- Thức có thể phân loại thành (chọn một đáp án)
a. Hai, căn thức và ý thức.
b. Ba, căn thức, ý thức và tâm.
c. Bốn, căn thức, ý thức và các tâm sở.
d. Không có phân loại.
Câu hỏi số 10 là thức có thể được chia thành hai, căn thức và ý thức, đúng, tôi sẽ chọn đáp án đầu tiên. Ba, căn thức, ý thức và tâm; bốn, căn thức, ý thức và các tâm sở; không có phân loại. Đúng, có hai phân loại, có thể được chia thành hai căn thức và ý thức. Nhưng đồng thời cũng có thể chia thành nhiều phương diện, ví dụ như lần trước chúng ta đã học về ý thức và nhãn thức, bạn có thể phân loại hoặc có thể là tâm vương và tâm sở, thì bạn cũng có thể chọn . Vì vậy, tương tự có nhiều cách phân loại khác nhau như bạn đã học qua.
CÂU HỎI BUỔI 3
Nguồn gốc của tâm,
Ba đối tượng-tâm sở hữu và
Cách tâm tri nhận hiện tượng.
Vậy, chúng tôi tới bài tập số 3. Đây là nguồn gốc của tâm, ba đối tượng-tâm sở hữu cách tâm nhận biết các hiện tượng.
- Nguồn gốc của tâm (chọn một đáp án)
a. không phải là tâm.
b. là vô tướng
c. không có khởi thủy của tâm.
d. thứ gì đó có thể trở thành tâm.
Ở đây, là nguồn gốc của tâm, nhiều người nghi ngờ điều này như tâm đầu tiên có từ đâu, nếu Thượng Đế không tạo ra tâm đầu tiên thì tâm đầu tiên có từ đâu? Nhiều người lại rất coi trọng câu hỏi đó, hoặc nghĩ khá phức tạp khi nói đến tâm. Tôi muốn nói rằng mọi thứ đều xuất phát từ nguyên nhân thật sự của chính nó. Vì vậy, khi nói đến nguyên nhân thật sự, thì không chỉ là tâm phải có sự khởi đầu hoặc nó là một sự phức tạp, mọi thứ đều phức tạp, giống như đá, cây, không khí, nước, nếu bạn cố gắng đi từ ban đầu, thì tất cả chỉ là vô thủy.
Nguồn gốc của tâm: không phải là tâm, là vô tướng; không có sự khởi đầu của tâm. Đúng, tôi sẽ chọn C ngay lập tức, không có sự bắt đầu của tâm. Tương tự, không có sự khởi đầu của cây bút này khi nói đến các nguyên nhân thật sự, bạn có thể dõi ngược lại vấn đề nào đó, bạn có thể dõi ngược lại vấn đề trước đó, vấn đề trước đó và vấn đề trước đó và thậm chí bạn có thể tiếp cận tới vụ nổ Big Bang và rồi đến vụ nổ Big Bang khác rồi lại đến vụ nổ Big Bang khác, cứ như vậy không bao giờ kết thúc.
- Chọn câu đúng (chọn một đáp án)
a. tâm là thứ đến từ cha mẹ.
b. tâm có từ tâm trước đó.
c. tâm có thể mất khi chúng ta chết.
d. dòng tương tục của tâm chỉ dành cho kiếp này.
Chọn câu đúng. Tâm là thứ đến từ cha mẹ, hoàn toàn sai lầm, nhưng nhiều người cho rằng cha mẹ thông minh sinh con ngu ngốc và rồi cha mẹ ngu ngốc sinh con thông minh, cha mẹ tử tế thì ngược lại con cái kiêu ngạo, vậy cái tâm không phải là thứ xuất phát từ cha mẹ của chúng ta. Bởi vì cơ thể đến từ cha mẹ của chúng ta, nên thường, tất cả chúng ta, theo một cách nào đó, trông giống với cha mẹ của chúng ta, nhưng tâm thì không và tâm không đến từ cha mẹ.
Tâm là từ tâm trước, đúng. Tâm có thể mất khi chúng ta chết, không. Tâm tưởng như không bao giờ kết thúc và tâm cũng có một sự tái sinh khác, vì vậy điều đó không đúng. Dòng tương tục của tâm chỉ dành cho cuộc sống này, không. Sự lien tục của tâm cứ tiếp tục, tiếp tục với tất cả vô số kiếp sống. Vì vậy, về cơ bản đáp án thứ hai, tâm đến từ tâm trước đó, là câu đúng, tâm có từ tâm trước đó.
- Nếu chúng ta rèn luyện tâm về một môn học nào đó: (chọn nhiều đáp án)
a. Nó vẫn còn khi chúng ta qua đời.
b. Nó vẫn tiếp tục vào kiếp sau.
c. Chỉ học khi chúng ta còn trẻ.
d. Tâm vẫn là trong suốt và rõ biết.
Vậy, câu hỏi số 13 nếu chúng ta rèn luyện tâm của mình về một môn học nào đó: Nó vẫn còn khi chúng ta qua đời; nó vẫn tiếp tục ở kiếp sau; chỉ học khi chúng ta còn trẻ; tâm vẫn trong suốt và rõ biết. Về cơ bản, tôi muốn nói rằng nếu chúng ta rèn luyện tâm của mình, ví dụ, nếu chúng ta rèn luyện tâm của mình về lòng từ bi; nếu chúng ta rèn luyện tâm của mình về một điều rất quan trọng, nếu chúng ta rèn luyện cho mình sự hài lòng, quan trọng là hài lòng với những gì chúng ta có, hài lòng với những gì chúng ta có là bí quyết vẫn luôn hạnh phúc bất kể bạn đang ở trong tình trạng nào. Nếu bạn chỉ rèn luyện cho mình một thái độ là “OK, tôi ổn, có rất nhiều người không có những gì tôi có, nên dù cho tôi có gấp 50 lần những gì tôi có ngay bây giờ, tôi vẫn muốn nhiều hơn nữa, vì vậy tôi đang tiếp tục sống và tôi có điều kiện để thực hành Pháp, nên đây là một điều kiện hoàn hảo ”.
Bằng cách suy nghĩ những điều đó, nếu bạn chỉ nghĩ rằng “OK, đây là tất cả những gì tôi cần, tôi có tất cả những gì tôi cần, cái mà tôi còn thiếu là một số thực hành, nên tôi phải có thói quen hướng tới thực hành nhiều hơn, tôi phải rèn luyện bản thân nhiều hơn đối với thực hành”. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy hài lòng với những thứ bạn có và nếu bạn nghĩ đi nghĩ lại về điều đó thì bạn sẽ luôn hạnh phúc, bất kể tình trạng ra sao. Có một số người thực sự bằng lòng với những thứ rất hạn chế, thì họ đang tạo ra ranh giới hạnh phúc của họ rất đơn giản, vì vậy họ có thể đạt được nó rất dễ dàng, đó là một cách dễ dàng để hạnh phúc.
Một cách khác để hạnh phúc là nghĩ về người khác, vì vậy hãy đặt điều đó làm mục tiêu của bạn, thì bạn luôn có lựa chọn làm điều gì đó cho người khác, đó lại là một cách khác để hạnh phúc. Do đó, ở đây tâm sẽ vẫn còn ở đây khi chúng ta qua đời, nếu bạn rèn luyện cho mình lòng từ bi, nếu bạn rèn luyện bản thân hài lòng, và mặc dù bạn chết, những phẩm chất này chúng ta có thể mang theo cho kiếp sau và các kiếp sau, điều đó rất quan trọng.
- Cá thể là gì? (chọn một đáp án)
a. Chỉ là nhãn gán cho sự kết hợp thân và tâm.
b. Một con người thật sự.
c. Nó phân biệt giữa người và động vật.
d. Giống như chiếc xe là sự kết hợp các bộ phận của nó.
Câu thứ 14, cá thể là gì? Chỉ là một nhãn gán cho sự kết hợp thân và tâm; đáp án thứ hai là một con người thực sự. Vì vậy, về cơ bản tôi sẽ chọn A, cá thể chỉ là một nhãn gán cho sự kết hợp của thân và tâm. Bạn có thể nghĩ về một chiếc xe hơi, xe hơi chỉ là một nhãn gán cho một sự vật khi họ đặt các thứ lắp ráp vào nhau, chẳng hạn như vỏ xe, thân xe, động cơ và mọi thứ, khi tất cả những bộ phận nhỏ này kết hợp lại với nhau thì họ gán cho nhãn là một chiếc xe hơi. Tương tự, một người được dán nhãn khi cơ thể này, cơ thể con người và tâm con người có thể kết hợp với nhau. Đúng, đáp án số một là đầy đủ, thì D cũng đúng, một người cũng giống như một chiếc xe là sự kết hợp của các bộ phận của nó.
- Khi chúng ta nhìn thấy một Tổng Thống: (chọn một đáp án)
a. Đó chỉ là một cá thể.
b. Đó chỉ là một nhãn được gán cho.
c. Đó chỉ là một cá thể được gán nhãn.
d. Tổng Thống là người lãnh đạo.
Câu hỏi số 15 là khi chúng ta nhìn thấy một Tổng Thống: đó chỉ là một con người; đó chỉ là một nhãn được gán cho, đó chỉ là một cá thể được gán nhãn, Tổng thống là một người lãnh đạo. Tổng Thống là một cá thể, Tổng Thống chỉ là nhãn gán cho người lãnh đạo quốc gia. Giả sử nếu chúng ta đang nói về Tổng thống của một quốc gia nào đó, thì đó là nhãn hiệu được gán cho người có quyền lực lớn nhất trong nước, ông ta chỉ là một người được gán cho nhãn hiệu. Tổng thống là một người lãnh đạo cũng đúng.
Nhưng ở đây với điểm này, tôi muốn nói như khi chúng ta gặp một người, khi chúng ta gặp Tổng thống, khi chúng ta gặp bác sĩ, khi chúng ta gặp một kỹ sư hay bất kỳ người nào khác, đó chỉ là một nhãn được gán cho thân và tâm, vì vậy đó là một lợi ích to lớn cho điều đó, nếu một người nói điều gì đó không tốt với bạn thì chúng ta sẽ không dễ dàng nổi giận với người đó. Nếu một người đang nói điều gì đó không tốt vì tức giận, thì đó không phải là người mà chúng ta nên nghĩ hoặc cảm thấy rằng anh ta đã nói điều này điều kia, mà đó chỉ là sự tức giận của người đó đã làm anh ta nói điều đó. Cho nên, đó là một phân tích rất tốt và một cách xử lý mọi vật rất quan trọng sẽ giúp chúng ta giảm sự phóng đại, giúp chúng ta giảm thiểu việc cường điệu hóa bằng cách nghĩ rằng tất cả đều thực sự tồi tệ.
- Hiện tượng là (chọn một đáp án)
a. điều gì xảy ra mà tâm chúng ta có thể nắm bắt.
b. cũng là một tâm.
c. một sự vật có thể được tâm xác thực sai loạn nhận ra.
d. một sự vật có thể được một tâm xác thực không sai loạn nhận ra.
Câu hỏi thứ 16 là: hiện tượng là điều gì xảy ra mà tâm của chúng ta có thể nắm bắt; cũng là một tâm; một sự vật có thể được tâm xác thực sai loạn nhận ra; một sự vật có thể được tâm xác thực không sai loạn nhận ra. Đúng, đáp án thứ 4, hiện tượng là một sự vật như một đối tượng có thể được nhận ra bởi tâm xác thực không sai loạn. Một đối tượng hiện hữu và hiện tượng là đồng nghĩa với nhau, giống nhau, mọi sự vật đều là hiện tượng, tâm cũng là hiện tượng, bất cứ thứ gì có thể nhận biết được bằng tâm, tâm xác thực là một hiện tượng cụ thể.
- Khi một tâm nhận biết hiện tượng [nhận thức hiện tượng], thì chúng ta thường nói: (chọn một đáp án)
a. Người đó nhận biết hiện tượng.
b. Âm thanh diễn đạt cho biết hiện tượng.
c. Ba đối tượng-tâm sở hữu nhận biết hiện tượng.
d. Không phải các điều trên.
Câu hỏi số 17, khi tâm nhận biết các hiện tượng hoặc nhận thức các hiện tượng, chúng ta thường nói: người đó nhận biết các hiện tượng; âm thanh diễn đạt cho biết hiện tượng; ba đối tượng-tâm sở hữu nhận biết các hiện tượng; không phải các điều trên.
Vì vậy chúng ta nói rằng “tôi hiểu điều đó, tôi nhìn thấy mọi thứ hoặc tôi nghe”, khi chúng ta nói “tôi nghe”, về cơ bản đó là một trong những tâm của chúng ta ở đây, khi ‘tôi nếm’, về cơ bản đó là tâm chúng ta nếm, một trong những thức nếm và khi đó chúng tôi nói rằng “Tôi nếm”. Mọi người nói rằng “Ồ, tôi đang nghi ngờ”, nếu bạn xác định chính xác, thì chính tâm chúng ta đang có sự nghi ngờ đó. Khi bạn nói rằng “Ồ, tôi hiểu”, đó là tâm của chúng ta hiểu, khi chúng ta nói ‘Tôi’ thì không có ‘Tôi’ ngoài sự kết hợp của thân và tâm. Tôi chỉ là một cá thể và ‘tôi’ giống nhau, tôi lại là một nhãn được gán cho sự kết hợp giữa thân và tâm của tôi. Vì vậy, bất cứ điều gì tôi nói rằng “Tôi là thế này, tôi là thế kia, tôi làm, v.v.”, nói chung khi nhận ra sự việc thì hoàn toàn là tâm của chúng ta. Vậy khi tâm nhận biết với các hiện tượng, chúng ta thường nói con người nhận biết hiện tượng, nếu tâm không nhận biết thì con người không thể nhận biết, khi bạn nói “Tôi đói bụng” thì về cơ bản là dạ dày của bạn. Câu hỏi số 17 là câu hỏi thú vị ở đây.
- Tại sao âm thanh diễn đạt có thể nhận biết một chiếc xe? (chọn một đáp án)
a. Khi nói “một chiếc xe”, có nghĩa là một chiếc xe, không phải cái gì khác.
b. Sự diễn đạt nêu tên của sự vật.
c. Âm thanh diễn đạt nói “một chiếc xe” có đối tượng là một chiếc xe.
d. Âm thanh giống như một ngôn ngữ đặt tên cho sự vật.
Và câu hỏi số 18. Tại sao âm thanh diễn đạt có thể nhận biết một chiếc xe hơi? Ở đây, khi nói một chiếc xe, có nghĩa là một chiếc xe hơi, không phải cái gì khác; sự diễn đạt nêu tên của sự vật; âm thanh diễn đạt nói một chiếc xe có đối tượng là một chiếc xe. Đúng, tôi sẽ chọn số C, âm thanh diễn đạt mà nói một chiếc xe là nhận biết chiếc xe đó vì nó nói. Cho nên, âm thanh, bất cứ điều gì âm thanh nói hoặc diễn đạt đều trở thành đối tượng của âm thanh đó. Vì vậy, số C, đúng.
- Đối tượng trình hiện: (chọn một đáp án)
a. Tâm nhận ra đối tượng.
b. Sự vật vừa trình hiện đối với mắt.
c. Sự vật chỉ trình hiện.
d. Tâm nắm bắt đối tượng.
Câu hỏi số 19 là đối tượng trình hiện. Đối tượng trình hiện về cơ bản là đối tượng mà đối với tâm hiện tiền là đối tượng được trình hiện đối với tâm hiện tiền, có thể là nhãn thức hoặc nhĩ thức hoặc bất cứ tâm gì. Dù sao, nếu bạn đọc các đáp án a, b, c, d, thì đối tượng xuất hiện: tâm nhận ra đối tượng, sự vật vừa trình hiện đối với mắt, sự vật vừa trình hiện, tâm nắm bắt đối tượng. Về cơ bản, tôi sẽ nói rằng sự vật vừa trình hiện, nhưng khi chúng ta biết rất rõ ràng thì bất cứ đối tượng nào hoặc bất cứ thứ gì trình hiện đối với tâm sẽ không trở thành đối tượng trình hiện của một tâm cụ thể. Nhưng nhìn chung, bạn có thể nói đối tượng trình hiện là thứ trình hiện đối với tâm, vì vậy về cơ bản là sự vật trình hiện đối với tâm.
- Đối tượng nắm bắt (chọn một đáp án)
a. khi nhãn thức đưa ra một thông điệp và tạo ra một cảm giác nhìn thấy đối tượng.
b. tâm nhận biết sự vật.
c. khi nhìn vào một đối tượng.
d. âm thanh diễn đạt nhận biết đối tượng.
Câu hỏi số 20, đối tượng nắm bắt: khi nhãn thức đưa ra một thông điệp và tạo ra cảm giác nhìn thấy đối tượng; tâm nhận biết sự vật; khi nhìn vào một đối tượng; âm thanh diễn đạt nhận biết sự vật. Đối tượng nắm bắt là khi nó xuất hiện trong ý nghĩ, bất cứ thứ gì mà ý nghĩ đó nhớ lại đều trở thành đối tượng xuất hiện của ý nghĩ. Vì vậy, về cơ bản đó là đối tượng chính, bất cứ thứ gì mà tâm nhận biết nếu bạn xem với một phân loại nhỏ thì nó khác, nhưng nó là đối tượng chính của tâm.
- Khi nghĩ rằng ‘nhìn thấy một người mẹ’, thì cái gì được gọi là đối tượng nắm bắt? (chọn một đáp án)
a. Tóc của người mẹ
b. Mắt của người mẹ
c. Quần áo của người mẹ
d. Toàn bộ người mẹ
Câu hỏi số 21 là: khi nghĩ rằng ‘nhìn thấy một người mẹ’, cái gì được gọi là đối tượng nắm bắt? Toàn bộ người mẹ, không phải là tóc, không phải là mắt cũng không phải quần áo của người mẹ, vì vậy chúng ta sẽ chọn chữ D, toàn bộ người mẹ, đó chính là người mẹ, trở thành đối tượng nắm bắt.
- Khi nghĩ về một người mẹ, cái gì được gọi là đối tượng trình hiện? (chọn một đáp án)
a. Hình ảnh toàn bộ người mẹ.
b. Hình ảnh người mẹ và hàng xóm.
c. Hình ảnh khuôn mặt người mẹ.
d. Các thành viên của gia đình.
Câu hỏi 22, khi nghĩ về một người mẹ, cái gì được gọi là đối tượng trình hiện? về cơ bản là người mẹ, khi nói đến ý nghĩ phân biệt, hình ảnh của một người mẹ, vì vậy cơ bản là hình ảnh toàn bộ người mẹ, đáp án A là đúng.
- Hình ảnh người mẹ trong tâm cũng là người mẹ thật. (chọn một đáp án)
a. Sai
b. Đúng
Câu 23. Hình ảnh người mẹ trong tâm cũng là người mẹ thật. Không, đó là sai, khi bạn nhắm mắt lại và nghĩ về một người mẹ, thì trong tâm bạn có một hình ảnh của người mẹ, đó không phải là người mẹ. Nếu ai đó nói “Tôi có bạn trong tâm”, về cơ bản có nghĩa là “Tôi có hình ảnh của bạn trong tâm “. Bởi vì một người không thể ở trong tâm, về cơ bản nó giống như một hình ảnh.
- Bất cứ điều gì trình hiện đối với nhãn thức đều trở thành (chọn một đáp án)
a. đối tượng trình hiện của mắt
b. đối tượng nắm bắt của mắt
c. đối tượng trình hiện của sự suy nghĩ
d. đối tượng nắm bắt của sự suy nghĩ
Câu 24, bất cứ điều gì trình hiện đối với nhãn thức đều trở thành: đối tượng trình hiện của mắt, đáp án đầu tiên, A đúng. Bất cứ điều gì suy nghĩ rằng “Ồ, tôi thấy điều đó” trở thành đối tượng nắm bắt, mọi đối tượng nắm bắt của sự nhìn thấy của nhãn thức về cơ bản, đều có, đáp án B đó đúng.
Ồ, chúng ta sắp hết thời gian rồi. Vì vậy, tôi có thể thấy rằng tất cả các bạn đang dần hiểu, có thể điều này khá đơn giản, hoặc có thể theo cách này, thậm chí cho dù nếu bạn làm đúng hay sai, trong số 25 câu, đôi khi có 3, 4 câu bạn có thể không đúng, nhưng sau đó tôi chắc chắn rằng bạn cũng sẽ kết thúc một bài.
Nhưng dù sao, việc đọc bài tập này là một loại rèn luyện để ghi nhớ, để quán chiếu và cũng để phân tích, bởi vì một số câu trả lời trong số này hơi phức tạp nếu bạn không đọc kỹ các chữ, nhưng vẫn không sao, bởi vì điều này mang lại một sự luyện tập cho tâm của chúng ta. Và đôi khi từ một quan điểm chung nếu bạn đọc nó từ đầu trước khi học lorig, thì mọi thứ có thể không có ý nghĩa nhiều và bây giờ thì dễ dàng hơn rất nhiều và bằng cách đọc bài tập này khi bạn hiểu điều này và điều kia và sau đó bạn sẽ đọc tất cả về tâm và nếu bạn hiểu điều này nhiều thì bạn đang có một […]
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
- Lama, chúng ta có thể nói rằng tâm vẫn tiếp tục sau khi chết bởi vì nó là vô tướng không?
Hoàn toàn có thể, lý do mà hình tướng khó có thể tiếp tục ở kiếp sau bởi vì chúng ta rời bỏ hình tướng và nó không thể nhập lại vào tử cung của người mẹ khi chúng ta tái sinh. Vì tâm là vô tướng nên tất cả những điều này đều có thể xảy ra, vì tâm có thể, chúng ta nghĩ về điều gì đó thì tâm của chúng ta đạt tới đó. Khi chúng ta mơ, thì một phần của tâm đạt đến đó. Nếu bạn mơ đến Slovakia, nếu bạn mơ đang ở Slovakia hoặc Đức hoặc Pháp, thì về cơ bản bạn đã đến được đó. Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện, đây là một câu chuyện thú vị, tôi nghĩ tôi đã kể chuyện này khi giải thích về tánh không bởi vì rất có liên quan và ví dụ này là một ví dụ hay.
Có một người ở Tây Tạng, người đó đang ngủ, tôi sẽ kể ngắn gọn câu chuyện này. Người đó nói vợ đánh thức anh ta muộn, người đó dường như biết rằng trong giấc mơ anh ta có thể đi. Anh ta có một mảnh ruộng ở làng bên, anh ta đang ngủ ở đây trong ngôi nhà, nhưng anh ta có một mảnh đất nơi anh ta làm nghề nông, đây là một mảnh đất ở làng bên, vì vậy trong giấc mơ, anh ta mơ đi sang làng bên, mơ đang tưới ruộng. Người vợ nghĩ rằng anh ta đang ngủ, nhưng về cơ bản anh ta đang đi trong giấc mơ của mình. Một người từ làng bên đã đến làng này, và tình cờ người đó gặp người vợ. Người đó nói rằng “Ồ, tôi gặp chồng cô ở làng bên, anh ấy đang tưới ruộng”. Người vợ nói “Ô, không thể nào vì chồng tôi đang ngủ”. Và rồi anh này không tin “Không, không, tôi mới thấy khi tôi đến đây, tôi mới thấy chồng cô đang tưới ruộng đằng kia ở làng bên”. Người vợ nói “Không, anh ấy đang ngủ bên trong, nếu anh không tin thì vào xem đi”. Vì vậy, người đó đã thực sự ngạc nhiên, và sau đó anh ta thấy người chồng đang ngủ.
Vì vậy, khi anh ta đang mơ thấy mình ở làng bên cạnh và tưới ruộng, thì thức trong mơ, cũng có một cơ thể trong mơ, đến làng kế bên và làm các hoạt động. Khi chúng ta đi qua kiếp sau, đó là tâm của chúng ta, nhưng trong trạng thái trung ấm, có một thân thể rất vi tế mà chúng ta có được trong 49 ngày trung ấm, giữa kiếp này và kiếp sau. Có một khoảng thời gian ở giữa, thời gian trung gian có thể kéo dài 49 ngày, vì vậy thời gian đó bạn có được một thân vi tế tùy thuộc vào loại tái sinh mà bạn sẽ đi. Nếu bạn được sinh ra như một con người, bạn sẽ có cơ thể giống như cơ thể người 4-5 tuổi, một cơ thể con người nhưng thân đó cũng sẽ rất vi tế có thể đi xuyên qua các bức tường.
Nhưng khi 49 ngày này kết thúc, khi một người tái sinh đi vào tử cung, thì anh ta rời khỏi cơ thể đó, anh ta thoát ra khỏi cơ thể khoảng hơn 4 tuổi và sau đó anh ta nhập vào tử cung của người mẹ. Vì vậy, khi tâm chúng ta ra khỏi một tâm và sau đó chúng ta nhập vào tâm, đó chỉ là tâm.
- Lạt ma, chúng ta có thể nói rằng trong 49 ngày này, điều gì quyết định những gì xảy ra trong Bardo là trạng thái của tâm?
Như tôi vừa nói, về cơ bản Bardo [thân trung ấm] là một cuộc sống giữa 2 lần tái sinh và hiệu lực của nó chỉ là 49 ngày, không có nghĩa là một người phải ở trong 49 ngày trong Bardo, nó có thể là 2 ngày hoặc 3 ngày hoặc 4 ngày, nếu bạn may mắn, bạn sẽ tái sinh khá nhanh và có thể mất một tuần hoặc hơn. Và Bardo, trạng thái chết, không phải là một trạng thái dễ dàng bởi vì, trước hết, bạn bị mọi người phớt lờ, bởi vì không ai nhìn thấy bạn, bạn muốn nói chuyện, bạn nói và rồi không ai trả lời bạn, bạn muốn ăn một thứ gì đó và bạn không kiếm được thức ăn. Vì vậy đây là lý do tại sao trong các gia đình Phật tử, ở vùng Himalaya, bạn có thể thấy họ đốt bột lúa mạch mà họ gọi là tsampa. Họ trộn tsampa với bơ, với một ít mùi thơm và phô mai, sữa chua và tất cả những thứ này, rồi đốt trên lửa, như thế khói là thứ nuôi sống bardo, nuôi những chúng sinh đó trong 49 ngày của trạng thái trung ấm. Và nói chung, hầu hết các ngôi nhà họ cúng như vậy mỗi sáng, chẳng hạn như ở ngôi làng mà tôi sinh ra, khoảng 80-90% các gia đình, họ đốt những thứ này mỗi sáng, giống như họ làm thức ăn để cúng cho những chúng sinh không có thân thể, những người có thân thể rất vi tế, và, dĩ nhiên, cứ bảy ngày họ lại qua đời, vì vậy đó là một khoảng thời gian trải qua rất khó khăn. Cho nên, đó là những gì tôi nghĩ nên nói.
Và sau đó nếu có câu hỏi nào nữa chúng ta có thể xem qua và phần bài tập còn lại tôi muốn tất cả các bạn đọc, và nếu bạn không hiểu bất cứ điều gì, bạn có thể gửi tin nhắn cho tôi hoặc có thể gửi cho Chessy, chúng tôi sẽ hồi âm sớm nhất có thể.
KẾT LUẬN.
Tôi muốn tất cả các bạn xem hết bài và sau đó đọc. Trong một giờ, chúng ta chỉ trả lời có 25 câu và tôi đã mong đợi sẽ trả lời nhiều hơn một chút nhưng rồi. Nếu bạn vội vàng thì mọi thứ sẽ không thực hiện có ý nghĩa, vì vậy tôi rất vui vì chúng ta đã đạt được 25 điểm [câu]. Tôi muốn bạn thực hiện tất cả những câu hỏi như một loại bài tập luyện cho tâm của bạn và nó cũng có thể là một sự ôn lại bài hoặc nhắc lại. Vì vậy, nếu có bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể hỏi, nếu không, chúng ta sẽ đi qua phần kết luận.
Vậy buổi học kế sẽ lại tiếp tục, tôi có tất cả tên và mail của bạn, tôi nghĩ nếu bạn chưa gửi mail và tên, bạn phải gửi cho tôi, cho Chessy hoặc Aura of Wisdom. Vì vậy, buổi học tiếp theo sẽ là buổi học lorig cuối cùng của chúng ta, chúng ta sẽ điểm qua một số điểm có thể hữu ích. Ở ô [trò chuyện] bạn có thể thấy bài tập từ 1 đến 10, bạn có thể xem file PDF, bạn có thể tải về từ đây, đồng thời, chúng tôi sẽ đăng trong nhóm để tất cả các bạn cùng có.
Về cơ bản chúng ta có 105 câu hỏi ở đây, vậy đây là bài tập và tôi sẽ khuyên tất cả các bạn xem qua và điều đó sẽ hữu ích, ngay cả cho tôi khi tôi đọc, đó là một bài tập có ích và, nó hữu ích và là bài tập tốt cho não, nó mất khá nhiều thời gian, vì vậy bất cứ khi nào bạn có thời gian chỉ cần xem qua phân tích này mà chúng ta gọi là thiền phân tích [thiền chỉ], ích lợi để thực hiện.
Vì vậy với điều này, chúng ta sẽ kết thúc lớp học, dĩ nhiên, với hồi hướng. Rất vui gặp tất cả các bạn, cảm ơn bạn rất nhiều vì đã tham gia lớp học. Tôi thực sự không ngờ lại đến con số này, ở buổi học lorig thứ 11, cảm ơn các bạn. Bởi vì đây là một môn học phức tạp và đây không phải là điều mà ở cuối buổi học như là “Ồ, tôi thực sự vui vì tôi biết điều gì đó, ồ tôi thực sự hạnh phúc, tôi cảm thấy rất bình yên”, không phải kiểu lớp học như vậy. Sau mỗi buổi học, tôi chắc rằng bạn đang kiệt sức [tẩu hỏa]khi nghĩ về điều gì đó hoặc cố gắng biết điều gì mới. Ngay cả ở tu viện, khi chúng tôi bắt đầu lớp học, có khoảng 200 tăng sinh, rồi khi chúng tôi kết thúc các buổi học của lớp, sau vài tháng hoặc một năm, bạn có thể thấy còn có 8, 13, có thể là 20 người.
Thật sự rất vui khi thấy tất cả các bạn. Không giống như bạn nhận được một viên kẹo cho mỗi buổi học, nhưng bạn biết một cái gì đó trong mỗi buổi học. Tôi cũng rất vui khi trải qua điều đó và tôi nghĩ trong đầu rằng “Ồ số thành viên trong lớp biết điều này, điều này và điều kia”. Vì vậy, tôi có thể gần như dự đoán, và tôi có thể đoán và biết bạn đang ở mức độ nào, ngay cả khi bạn hỏi một số câu hỏi, và tôi biết tôi có thể gần như đoán “là OK, mức độ này là được, tôi có thể nói điều này, tôi không thể nói chuyện điều này”, tôi có thể đoán được khá nhiều. Vì vậy, điều này cũng tốt cho tôi để có các lớp học trong tương lai.
Nói chung với một số lớp về thiền, người ta nói “Ồ, tôi cảm thấy rất thanh thản, thư giãn, ồ điều nàyvà điều kia”, họ cảm thấy dễ chịu, nên một người sẽ dễ dàng tham gia những lớp học như vậy hơn, không phải về tâm thức, cơ bản không phải về tâm thức. Vì vậy, nếu bạn không thấy điều này thực sự hóc búa và khó, thì tôi sẽ nói bạn sẽ không thấy hóc búa, khó trong bất kỳ lớp học về Đạo Phật nào cả.
Tôi thấy có ai đó muốn đọc một số câu thần chú, tôi khuyên bạn nếu có thời gian nếu bạn thích, có thể, ‘OM MANI PADME HUM’ rất thoải mái để tụng.
Cám ơn, cám ơn các bạn rất nhiều.
Hẹn sớm gặp lại các bạn.