Ladakh

Ladakh là một trong những vùng dân cư thưa thớt nhất ở Ấn Độ, do văn hóa và lịch sử của vùng đất có liên quan gần gũi với Tây Tạng, nên nó còn được ví như là “Tiểu Tây Tạng”. Nằm ở vùng cực bắc của Ấn Độ, vùng đất trải dài từ dòng sông băng  Siachen Glacier, trên rặng núi Karakoram về hướng bắc, đến rặng núi chính của dãy Himalaya vĩ đại về hướng nam. Thị trấn lớn nhất ở Ladakh là Leh, những vùng dân cư sinh sống chủ yếu là ở các thung lũng của dòng sông, nhưng các triền núi cũng là nơi sinh sống cho các dân du mục người Changpa sống trên đồng cỏ.

Tên Ladakh bắt nguồn từ “La-dags” nghĩa là “vùng đất đèo núi” và nó được đặc trưng bởi cao nguyên hoang mạc và được bao bọc bởi những dãy núi hùng vĩ Himalaya và Karakoram.

Bị tuyết cắt đứt với phần còn lại của xứ sở trong suốt bảy tháng mỗi năm, vùng cực bắc của Ấn Độ trở nên sinh động vào mùa hè. Những hoang mạc được bôi trơn nhờ các dòng sông phình to ra do tuyết tan và  chảy đi từ  những hồ nước sáng chói màu ngọc lam.

Cuộc sống của các nông dân

Vùng đất được tưới tẩm nhờ vào hệ thống các kênh rạch rót nước chảy từ băng và tuyết trên các ngọn núi. Các vụ mùa chính là lúa mạch và lúa mì. Việc canh tác lúa mạch, lúa mì và rau củ xảy ra trong sự vội vã quanh thời gian này. Các vụ mùa vừa mới được gieo hạt trong lớp đất mỏng của Ladakh là mùa đông đã bắt đầu kéo đến và mặt đất đông cứng ròng rã trong nhiều tháng trời.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng rõ ràng hơn trên dãy Himalaya dễ bị tổn hại về mặt sinh thái. Người Ladakh nói rằng họ chưa bao giờ chứng kiến các điều kiện khí hậu thất thường như vậy. Những trận lụt bất ngờ do những cơn mưa như trút nước không kéo dài nhưng nặng hạt đủ gây lo lắng, tuy nhiên lại là kiểu thời tiết làm giảm lượng tuyết rơi và dẫn đến hạn hán với các tình trạng liên quan nghiêm trọng về lâu dài.

Sông băng mà Leh cần đến được dự đoán sẽ bị tan hoàn toàn trong vòng năm hay sáu năm.

Sự gấp rút hiện đại hóa chẳng giúp ích gì cho sự thiếu hụt nước. Chẳng hạn việc thay thế các nhà vệ sinh khô ráo truyền thống bằng các hệ thống dội nước Phương Tây đã đặt ra các nhu cầu to lớn hơn lên các tài nguyên nước khan hiếm.

Một vấn đề khác do các đặc trưng của vùng Himalaya, hầu hết các nông dân đều nghèo, họ bỏ hoang không canh tác đất đai. Sự phát triển của một loại cây liễu cho gỗ lợi về kinh tế, có thể đem lại nhiều lợi ích hơn cho họ, phải tự mọc hoang dã trong những điều kiện khắc nghiệt và với môi trường đang bị tàn phá và khai thác, những cây này ngày càng ít dần đi mặc dù tuổi thọ của chúng có thể lên đến hàng trăm năm.

 

Cuộc sống của những người du mục

Vùng Changthang nằm cách Leh, Ladakh về phía đông nam xấp xỉ 300 km, trên những đồng bằng phía tây bắc của cao nguyên Tây Tạng tại Ấn Độ. Nằm trên độ cao trung bình 4,700m, Changthang (nghĩa là Bắc Cao Nguyên theo tiếng Tây tạng), là một cao nguyên hoang mạc. Phong cảnh nơi đó đầy cảm xúc, có vẻ đẹp gây ấn tượng mạnh mẽ, khoảng trống mênh mông và địa hình không hề khoan dung sẽ không thể nào nhanh chóng phai mờ trong ký ức được.

Những ngọn núi màu nâu không sáng chói cùng với cao nguyên xuyên qua dãy Himalaya tương phản hoàn toàn với những đỉnh núi được phủ màu trắng toát tách rời núi non với bầu trời. Những rặng núi dài và những thung lũng sọc vằn với nhau như da cọp với những màu sắc từ một bảng màu có vẻ quái dị của màu hồng, màu tía, màu ngọc lục bảo và màu của vàng phủ đầy bụi. Các đáy thung lũng sum xuê với những đồng cỏ và những hồ nước khổng lồ trải dài đến những vùng đồng bằng hoang mạc mở rộng đến vô tận. Những xác súc vật nằm trên mặt đất nóng rang bị nứt ra dọc theo tứ chi nhắc nhở về cuộc chiến sống còn hàng ngày tại mảnh đất không khoan nhượng này.

Changthang được xếp là một khu bảo tồn động vật hoang dã và nơi trú ẩn đối với nhiều chủng loại thảm động-thực vật quý hiếm. Những loài chim như là loài sếu cổ đen, loài Kiang (lừa hoang) và linh dương Tây Tạng, một chủng loài đang trên bờ vực tuyệt chủng, được tìm thấy ở nhiều vùng của những đồng bằng cao nguyên này.

Changthang cũng là nơi ở của người Changpa, một số người du mục nghèo nhất Ấn Độ.

Mỗi năm dời chỗ ở xấp xỉ 8-10 lần, người Changpa di chuyển cùng với những con dê và cừu của họ đi tìm những vùng đầm lầy ở lưu vực hồ vào mùa hè và đến vùng đồng bằng thấp hơn vào mùa đông, khi nhiệt độ thường sụt giảm xuống dưới -30. Do mưa tuyết nặng nề, các cộng đồng thường bị tuyết phủ tới 8 tháng mỗi năm.

Người Changpa thường là những người chăn nuôi du mục ban đầu họ từ tây Tạng di cư đến vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên. Đặc trưng của họ là không có địa chỉ cố định, gần như sống trong các robo hay là lều làm bằng lông con trâu yak mà đôi khi gia đình có tới 12 thành viên chung sống.

Trong những tháng mùa hè ngắn ngủi, mặt trời nện dữ dội lên các vùng đồng bằng cao hơn. Ngược lại, mùa đông lại lạnh hung bạo đến nỗi các gia đình hiếm khi mạo hiểm đi ra ngoài. Điều kiện sống khắc nghiệt và đời sống khó khăn.

Do tài nguyên thiên nhiên thiếu thốn, các gia đình dùng phân trâu làm nhiên liệu đốt với dầu hỏa để sưởi ấm. Một lò nấu bằng kim loại như là vật trang trí nằm giữa robo, ống khói của nó chọc thủng ra ngoài qua một lổ mở ra trên mái nhà giúp che chở một chút chống lại các phân tử đốt cháy. Khói carbon dioxide thoát ra ngoài từ những lò nấu này được kết hợp với một chế độ ăn thiếu những chất dinh dưỡng thiết yếu góp phần làm cho nhiều người du mục có tình trạng sức khỏe rất kém.

Do sự cô lập và xa xôi nên nhiều người Changpa khó đến được các nguồn y tế cơ sở và hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm chăm sóc sức khỏe hay các dịch vụ cho trẻ mầm non. Trong khi hoàn cảnh đang nhanh chóng cải thiện, thì các vấn đề sức khỏe của bà mẹ có nhiều con mắc phải các chứng bệnh có thể chữa trị được trước đây vẫn không phải là hiếm, đã góp phần vào tỉ lệ tử vong cao ở trẻ em.

Nguồn lợi tức chính đối với người Changpa là từ thú nuôi. Các thứ thiết yếu như ngũ cốc, rau củ và dụng cụ nấu ăn được trao đổi để lấy thịt, len làm bằng lông dê hay sữa và bơ từ dê và cừu mà gia đình họ không cần đến. Đối với những gia đình có đàn dê hay cừu dưới 20 con, thì lợi tức hàng ngày của họ có lẽ bằng hay xấp xỉ 25-70 US cents một ngày, những gia đình khác thậm chí họ còn không có dê hay cừu.

Nguồn:

 1. John Lancaster. India’s Nomads. National Geographic, February 2010. http://www.lillefro.org/a-nomadic-life 
2. From Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Ladakh 
3. Nawang Kunphel. Project of Pennees Row (Perennial trees growing for life), 2021
4 Tim Pile. Ladakh: the good, bad and ugly sides to India’s ‘Little Tibet’, high in the Himalayas, Post magazine, 1st Aug 2019. https://www.scmp.com/magazines/post-magazine/travel/article/3020805/ladakh-good-bad-and-ugly-sides-indias-little-tibet