Thưa Lama, có thể chúng ta không có sự lười biếng, nhưng nỗi sợ hãi và lo lắng về khả năng nhiễm Covid khiến chúng ta mất tập trung vào thực hành. Về tình huống này có thể được thực hành như thế nào?
Đúng vậy, tình huống Covid này có thể là điều kiện bất lợi cho thực hành của chúng ta. Là một hành giả Đạo Phật, tôi muốn nói rằng, nếu bạn bị bệnh, có rất nhiều thứ mà bạn có thể thực hành như trao đổi lúc khó khăn của người khác với hạnh phúc, công hạnh và thời gian bình yên của mình vì đó là điều mà bạn có thể làm rất tốt vì bạn có thể cảm nhận được nỗi đau. Vì vậy, bạn giống như đánh đổi những điều bình yên của mình với những đau khổ và tiêu cực của người khác.
Nếu bạn không gặp vấn đề gì, nhưng vẫn có nỗi sợ hãi và lo lắng rằng “Có lẽ tôi có thể bị bệnh hoặc nhìn thế giới, có thể cộng đồng của tôi có bệnh này và bệnh kia”. Đó cũng có thể là một điều kiện thực sự rất thuận lợi bởi vì theo khía cạnh này chúng ta biết như thế nào, giống như có nhiều người đang sống ở một số hòn đảo nhỏ hơn xung quanh. Hãy lấy một ví dụ về Jakarta, Indonesia, Jakarta có tất cả các điều kiện thuận lợi này, có sẵn cơ sở vật chất và tất cả thiết bị và cơ sở y tế. Nhưng ở nhiều nơi, nhiều hòn đảo của Indonesia họ không có nhiều cơ sở vật chất. Có lần tôi thấy trên bản tin, người đứng đầu một hòn đảo nhỏ hơn nói rằng “Ồ nếu Covid xảy ra, nếu điều này và điều kia xảy ra, chúng tôi không thể kiểm tra, chúng tôi không có cơ sở vật chất, tôi chắc phải gửi bạn đến Jakarta”.
Có một số người sống như Nữ Hoàng hoặc Ông Vua ở một số hòn đảo nhỏ hơn. Vì Indonesia là một trong những quốc gia có rất nhiều đảo, nên nếu bạn sở hữu hòn đảo, bạn khá giống Nữ Hoàng hoặc Ông Vua trên đảo, bạn có thể có rất nhiều tiện nghi, bạn có thể có tài sản, bạn có thể có một ngôi nhà bằng vàng, bạn có thể có một cái giường bằng vàng, bất cứ thứ gì, bạn có thể có nhiều phụ tá, đầu bếp, bạn bè, mọi thứ mà ai thực sự yêu mến những thứ thế gian đều có thể mong muốn. Bạn có thể là một tỷ phú hoặc bạn có thể giàu có hơn tỷ phú. Nhưng khi những điều như vậy xảy ra, nếu Covid xảy ra nơi đó, giả sử bạn là người như vậy, hãy tưởng tượng chúng ta là người đó, chúng ta có mọi thứ, đồng thời chúng ta bị bệnh, nếu bạn bị Covid đó, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ làm gì với chiếc giường bằng vàng? Bạn sẽ làm gì với ngôi nhà bằng vàng? Bạn sẽ làm gì với chẳng hạn 500 người bạn, 50 chiếc xe hơi sang trọng? A, bạn có tất cả của cải để mua oxy, bạn mua ở đâu? Bạn đang ở giữa đảo, bạn không thể đi đâu cả.
Khi Covid đến, tôi đọc tin tức thấy một số đảo, họ nói rằng “Chúng tôi không có các cơ sở vật chất này, nếu có một số vấn đề, chúng tôi sẽ sắp xếp thứ gì đó để chuyển bạn đến Jakarta”, và tôi tưởng chừng như sẽ có nhiều hòn đảo người ta thực sự sợ hãi, sự sợ hãi thực sự. Măc dù giàu đến đâu thì họ cũng phải dựa vào phần còn lại của thế giới, họ không thể làm ra chiếc xe cho dù họ giàu có, họ không thể làm máy bay, họ không thể chế tạo máy bay phản lực, họ có thể tự mình làm ra mọi thứ, họ phải dựa vào người khác. Do phong tỏa [lockdown], nhiều người giàu có thể trải qua sự thiếu ăn, tôi không biết, có thể là như vậy. Bạn có tiền và của cải, nhưng, ví dụ, ở Ấn Độ, họ đóng các cửa hàng khá lâu, nếu bạn không trữ thực phẩm, thứ này thứ kia, tôi không biết đói ăn như thế nào, tôi thực sự không hình dung ra.
Cho nên loại tình huống này, chúng ta hãy hiểu, những thứ thế tục không có đầy hy vọng, những thứ của thế gian không có hứa hẹn. Quên đi những người khác, cuộc sống của con người, bạn có thể nghĩ rằng bạn rất khỏe mạnh và tất cả những điều này. Hôm qua, có thể hôm kia, một người bạn của tôi đã chia sẻ một đoạn video ngắn trong một bản tin, giống như một người Hồi giáo, có thể là một người Công giáo hoặc đạo gì đó mà tôi không chắc. Ông ấy đúng là đã đến bệnh viện hoặc nơi nào đó, bởi vì ông ấy không tin vào Covid, nên ông ấy thực sự hít hơi thở từ một người bị nhiễm bệnh và sau đó tôi nghe nói rằng ông đó đã chết, vì vậy không có gì dừng lại cả.
Dù cho bạn có tin vào kiếp sau hay không, bạn cũng phải đi đến đó, dù cho bạn có tin rằng sự chuyển hóa của tâm là quan trọng hay không, đó là sự thật, dù cho bạn có thấy tầm quan trọng của thiền hay không, đó là một sự thật. Cuối cùng, hiểu được lời dạy của Đức Phật không phải là một sự giúp đỡ, sẽ không giúp ích gì cả. Một điều duy nhất hữu ích là thực hành những phẩm chất này để chuyển hóa bản thân trở thành tốt hơn, nếu không sẽ chẳng giúp được gì. Nhưng hiểu được tất cả những bất lợi này, mặc dù chúng ta ở nhà thực hành chỉ là một mình, hãy chuyển hóa tâm mình, hãy cố gắng nghiên cứu thêm một chút pháp để bạn có thể khắc sâu vào thực hành của mình, hãy luôn nghĩ về tình yêu thương và lòng từ bi để bạn có thể cải thiện nó, nâng cao nó, làm cho nó mạnh mẽ hơn.
Làm thế nào chúng ta có thể thực hành lòng từ bi và nhẫn nhịn đối với người luôn làm tổn thương chúng ta? Chúng ta có nên giữ mối quan hệ với họ không?
Để thực hành lòng từ bi và sự nhẫn nhịn đối với người luôn làm tổn thương chúng ta, nếu đó là bạn bè hoặc bất kỳ mối quan hệ nào hoặc có thể là một người bạn, thậm chí có thể là thành viên trong gia đình, có thể là giữa các bạn cùng lớp hoặc bất kỳ ai khác.
Nói chung sự nhẫn nhịn và lòng từ bi trong Đạo Phật, những chủ đề hoặc thực hành này đã được dạy theo cách phổ biến, ví dụ như lòng từ bi, rất dễ thực hành lòng từ bi đối với các thành viên trong gia đình hoặc người mà bạn quan tâm, luôn luôn khó hơn để thực hành đối với kẻ thù. Nhưng khi các thành viên trong gia đình của chúng ta còn bị tổn thương, khi một người bạn còn bị tổn thương hoặc làm điều gì đó, thì thực hành đó có thể còn khó khăn hơn.
Bạn có lòng từ bi đó, nhưng bạn không thích những gì người kia có, nói hay làm hoặc bất cứ điều gì, thậm chí đó còn gây tổn thương hơn trong trường hợp bạn lại không có. Lòng từ bi vẫn ở đó, giá trị nhất định của sự nhẫn nhịn, sự thực hành nhẫn nhịn sẽ luôn ở đó, điều bạn cần tập trung là cố gắng tìm lý do và cả sự hiểu biết xem điều đó có quan trọng hay không. Nói chung, trong xã hội Ấn Độ, họ có rất nhiều đức tin, dựa trên đẳng cấp như “Ồ nhà bạn thuộc đẳng cấp cao hơn, nhà tôi thuộc đẳng cấp thấp hơn, thế này thế nọ”.
Vì vậy, khi họ kết hôn và họ cũng đều hỏi “Ô khi bạn kết hôn, cha bạn không cho của hồi môn này hay cha bạn chỉ cho có chút này hay bạn đã mang theo những gì? Cha bạn chẳng cho mang theo gì hả, thế này thế nọ”. Tôi không chắc sẽ diễn ra như thế nào với các quốc gia còn lại, nhưng ở Ấn Độ thì điều này thường xuyên, tôi không chắc có thật cởi mở hay không, nhưng ai cũng đều biết điều này xảy ra. Khi một người phụ nữ kết hôn với một người đàn ông thì người phụ nữ đó mang theo nhiều thứ mà nhà bên phụ nữ phải biếu nhà chồng trong thời gian đám cưới.
Nhà bên chồng đúng thực sẽ hỏi bằng lời nói hoặc thường vào phút cuối họ đòi gấp đôi, gấp ba, nên đó là lý do tại sao những người Ấn Độ sống xung quanh đó, nếu sinh con từ khi vẫn còn rất trẻ, khó khăn quá, họ thực sự tiết kiệm tiền để họ có thể tặng cho nhà chồng khi đứa nhỏ này sẽ lấy chồng trong tương lai. Vì vậy, người Ấn Độ thông qua việc làm nông, họ có thể kiếm được kha khá, nhưng cách họ sống, cách họ ăn uống thực sự đáng buồn.
Khi nhìn vào đĩa thức ăn của họ, bạn có thể thấy hoặc nghĩ rằng “Gã này có thể không có tới 50 đô la trong ngân hàng”. Nhưng nếu bạn thực sự kiểm lại ngân hàng, bạn sẽ tìm thấy ít nhất vài ngàn. Nhưng cách họ ăn ít ỏi cũng có vài lý do, một là để dành một số tiền để có thể đưa cho bên nhà chồng, lý do khác là nếu họ sống kiểu xa hoa, kiểu trung lưu thì khi con gái lấy chồng, gia đình chồng sẽ đòi hỏi nhiều hơn vì họ nghĩ “Ôi ông sống khá quá, vậy là phải có nhiều tiền”. Cho nên, họ buộc phải sống cuộc sống nghèo khổ, tuy có tiền gửi ngân hàng nhưng không thể ăn không thể mặc.
Nếu ăn ngon, mặc đẹp thì phải trả tiền xứng đáng, nên họ sẽ đòi hỏi cao. Tôi thường trêu chọc một người bạn của tôi, anh ta là một người Ấn Độ. Tôi biết rằng anh ta có thể kiếm được một khoản kha khá từ việc bán rau. Anh ta có một trang trại và đôi khi tôi giúp anh ta làm một số y kiến, vì đôi khi anh ta không thực sự khôn khéo trong việc tính toán và những điều như vậy, nên tôi thỉnh thoảng giúp anh ấy một số lời khuyên thông thường, do đó tôi biết khá nhiều về tình trạng giàu có của anh ấy. Nhưng cách anh ta sống thì thực sự khó khăn vì tôi hiểu rằng đây không chỉ là một sai lầm cá nhân, mà đó là sai lầm của xã hội, sai lầm về văn hóa.
Vì vậy, đó là lý do tại sao trong mọi mối quan hệ, điều này cũng có thể xảy ra ở các cặp vợ chồng rằng “Cha của em hiện nay có vẻ rất giàu, khi em lấy chồng, cha của em cho em nhiều tiền thế này thế kia”, một số phụ nữ đã kể nên họ có thể bị đòi hỏi thêm. Lý do tại sao người chồng và gia đình đã không đòi hỏi thêm là do người cha có vẻ thật là nghèo, sau khi một cô con gái đi lấy chồng thì người cha sống đầy đủ, cho nên khi họ sống khá giả thì nhà chồng thực sự ép con gái phải lấy tiền từ bên nhà vợ, bên nhà cha mẹ, đó là toàn bộ một số luân hồi. Vì vậy, trong mọi mối quan hệ, không cần sai lầm của cá nhân, đó có thể là lỗi lầm của vợ, có thể là khả năng lỗi lầm của chồng, nhưng không nhất thiết phải như vậy, rất có thể đó không phải lỗi của chồng, cũng không phải lỗi của vợ.
Để tiếp tục một mối quan hệ như vậy, tôi muốn nói như thế này nhìn chung là rất khó, nhưng chúng ta phải đo lường không chỉ mối quan hệ, mà còn nếu bạn uống nước cam, bạn đang tạo mối quan hệ với nước cam, nếu bạn ăn pizza, bạn đang tạo mối quan hệ với pizza, nếu bạn nghiên cứu cuốn sách này hoặc cuốn sách kia, bạn đang tạo mối quan hệ với cuốn sách này hoặc cuốn sách kia. Không chỉ là mối quan hệ với con người, mà chúng ta còn tạo mối quan hệ này với nhiều thứ khác mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc sống.
Mặc loại vải đặc biệt này hoặc mặc màu cụ thể này hoặc mặc bằng vải nylon hoặc vải len hoặc bất kỳ loại vải nào, ăn thức ăn này, thức ăn kia, uống thứ này, thứ kia, cho dù bạn có tiếp tục mối quan hệ đó hay không, bạn vẫn có thể đo lường nó bằng cách xem nó có hữu ích cho bạn phát triển hay không. Nếu quan hệ với nước cam giúp bạn tăng cường vệ sinh thân thể, thậm chí còn có ích cho bạn về mặt vệ sinh thân thể, thì hãy tiếp tục.
Nếu thứ đó quá nhiều hay tương tác quá nhiều, tôi không biết, ăn nhiều quá thì không tốt cho cơ thể thì bạn nên tránh. Vì vậy, tương tự như bất kỳ mối quan hệ nào, bất kỳ loại quan hệ nào, nếu nó giúp bạn phát triển, thì tôi chắc chắn sẽ đồng ý nên tiếp tục. Nếu bất kỳ mối quan hệ chỉlàm bạn yếu đi, làm bạn yếu hơn về tinh thần, thể chất hoặc bất kỳ mối quan hệ nào khiến bạn khỏe mạnh hơn hoặc mạnh mẽ hơn về thể chất, tinh thần, thì tôi sẽ nói rằng chúng ta có thể tiếp tục, tôi biết như trong cuộc sống có rất nhiều điều phức tạp, nhưng nói chung Tôi muốn nói điều gì như vậy.
Lama, chúng ta nên xem, ví dụ, Covid là sự thật hay chỉ là hiện tượng quy ước?
Đúng vậy, Covid chính thực là quy ước, mỗi một hiện tượng đều chính là quy ước, lý do Covid không phải vốn dĩ là sự tồn tại, Covid là kết quả của những cảm xúc tiêu cực của chính chúng ta, Covid là kết quả của một cộng nghiệp mà tất cả chúng ta đã tham gia. Bởi vì nó là do một số nguyên nhân, nó không tồn tại bởi chính nó mà không phụ thuộc vào những nguyên nhân khác, phụ thuộc vào những nhân của cộng nghiệp, đó là lý do tại sao nó xảy ra.
Người tạo ra nó, chỉ là một duyên [điều kiện]. Nếu tất cả chúng ta không có nghiệp quả phải chịu đựng Covid, thì chúng ta sẽ không phải chịu đựng nó, dù chỉ một người tạo ra nó. Bạn thấy điều đó thực sự kỳ lạ, một người có thể sống trong cùng một căn phòng, cùng một nơi chốn, ở cùng một nơi nhưng một số người bị nhiễm và một số người không bị nhiễm, phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm người đó mắc bệnh, khi nghiệp của bạn chín muồi, thì bạn sẽ vướng bệnh, khi nghiệp của bạn chưa chín muồi, bạn sẽ không mắc bệnh. Nếu bạn không có nghiệp, bạn sẽ không có bệnh. Nếu bạn có nghiệp, bạn sẽ có bệnh. Nhưng nếu bạn có nghiệp, thì bạn sẽ không mắc bệnh trừ khi nghiệp hoặc nhân gặp một điều kiện. Bị lây nhiễm bởi Covid chỉ là một điều kiện, nếu bạn có nhân, nếu bạn có nghiệp bị nhiễm Covid, nếu bạn không bao giờ đi đâu đó, nếu bạn trốn vào trong một ngọn núi nào đó chỉ một mình bạn thì không có cách nào bạn có thể nhiễm Covid bởi vì bạn không để cho hạt giống dính vào, đến gần hơi ẩm hoặc nước. Hạt giống tự nó không phát triển trừ khi nó đi kèm với điều kiện. Vì vậy, khi bạn có một chủng tử, bạn phải có một điều kiện. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta cũng có nhân mắc phải Covid, đó chỉ là chưa đến lúc chín muồi, hoặc chúng ta chưa gặp điều kiện như vậy mà qua đó nghiệp ấy chín muồi.
Tôi chắc chắn rằng nếu chúng ta ở cùng với một người nhiễm Covid, rất có thể chúng ta cũng mắc bệnh đó, giống như 99% là chúng ta sẽ mắc phải, nhưng đây chỉ là do chúng ta có nghiệp đó. Giả sử, Đức Phật xuất hiện là bác sĩ và làm việc trong bệnh viện, có thể Đức Phật không nhiễm bệnh, đơn giản vì Đức Phật đã tiêu trừ hết nghiệp xấu. Khi chúng ta có nghiệp xấu, giả sử chúng ta là bác sĩ và chúng ta không trang bị gì cả, rồi chúng ta bắt đầu điều trị cho bệnh nhân, chúng ta chắc chắn sẽ nhiễm. Do nghiệp của chúng ta, từ vô thủy, chúng ta đều có ác nghiệp, chúng ta đã làm khá nhiều điều xấu. Chúng ta sân giận, ghen tị, đố kỵ, cố chấp, tham lam, kiêu hãnh… tất cả những điều này và do bị kiểm soát bởi những cảm xúc tiêu cực đó, chúng ta đã làm khá nhiều điều tồi tệ trong những tiền kiếp của mình.
Để thoát khỏi những nghiệp đó, có hai cách: hoặc bạn tịnh hóa hoặc bạn trải nghiệm kết quả. Nếu bạn trải nghiệm kết quả khi bạn là một con người, từ một khía cạnh, bạn nên vui mừng vì bây giờ bạn không phải đau khổ vì nghiệp đó – Trong kiếp sau, có thể chúng ta sinh ra làm một động vật nào đó, có thể sẽ khó khăn hơn cho chúng ta khó thoát khỏi điều đó. Nếu chúng ta trải nghiệm quả bây giờ, khi chúng ta là con người, chúng ta có điều kiện, chúng ta biết mình phải làm gì, chúng ta biết cách quan tâm và chúng ta có thể tiêu trừ nghiệp chướng đó.
Vì vậy, nhiều người trong số các hành giả vĩ đại, họ hoan hỉ, họ vui mừng khi họ bị ốm đau, khi họ gặp lúc khó khăn, khi họ là con người vì dễ dàng đối phó với vấn đề hơn khi chúng ta là con người, tất cả chúng ta ngày nào cũng đều có nghiệp xấu, nên chúng ta dễ dàng thoát khỏi hơn vì chúng ta có thuốc men, chúng ta có sự chăm sóc và nhiều điều kiện tốt khi làm người.
Nói chung, tất cả bệnh tật, mỗi một sự việc xảy ra trên con đường của chúng ta, chúng ta đều không cảm ơn hoặc chúng ta không hài lòng với những sự việc đó. Bất kỳ đau khổ nào cũng đều là do nghiệp, tất cả đều chỉ là sự tồn tại theo quy ước, không phải là sự tồn tại vốn có, tất cả đều là không – rỗng không của sự tồn tại vốn có. Nói tóm lại, mỗi và một hiện tượng, bất cứ điều gì bạn thấy, nghe, cảm thấy, nếm hoặc trải nghiệm, mọi thứ đều là rỗng không.
Nếu bạn có thêm nghi ngờ hoặc bất cứ điều gì khác liên quan đến tính không, hãy thu thập hôm nay, điều đó rất tốt, bởi vì nhiều người, họ có một số những quan niệm sai lầm về tính không, họ nghĩ rằng tính không như “OK không có gì tồn tại”, họ nói sắc là không, không có mắt, không có tai và tất cả những thứ này, mọi thứ đều không có như là không tồn tại. Như vậy là hơi cực đoan, tất nhiên có mắt, có mũi. Các bạn đều nói không có hạnh phúc, không có Phật, vậy thì tại sao chúng ta cần thực hành, không có hạnh phúc thì tại sao chúng ta phải cố gắng. Với cái nhìn đó thì không có lương, người ta sẽ không đi và làm việc. Mọi thứ tồn tại ở một mức độ quy ước, không phải vốn có mà là theo quy ước. Vì vậy, đó là sự khác biệt mà người ta có thể có ý niệm đúng đắn về điều này.
Chúng ta nói rằng mắt, tai, miệng và mũi … là con thuyền đi đến luân hồi, bởi vì khi chúng ta mở mắt ra, chúng ta thấy mọi thứ và chúng ta bị dính mắc. Nhưng cũng có thể dùng cả năm giác quan để thực hành, nghĩa là chúng ta dùng mắt nhưng thay vì đi vào luân hồi, thì ngược lại đi đến niết bàn?
Chúng ta có năm giác quan, chúng ta có bộ não tuyệt vời của con người, thời gian tuyệt vời, sự hiểu biết đúng đắn về pháp. Giống như khi bạn có một triệu đô la, bạn có thể sử dụng vào tất cả những việc tốt nhất, bạn có thể sử dụng vào điều gì tích cực; hoàn toàn là nằm trong tay bạn, cho dù bạn sử dụng điều gì tích cực hay tiêu cực.
Vì vậy, sự tái sinh làm người hoàn toàn tùy thuộc vào bạn cho dù bạn sử dụng nó một cách tích cực hay tiêu cực, bạn có cơ hội tuyệt vời, kỳ diệu này. Trong nhiều kinh điển, sự tái sinh làm người đã được giải thích như một con thuyền kỳ diệu, thân thể con người giống như một chiếc thuyền hay một con tàu, qua đó bạn có thể ra khỏi luân hồi, bạn có thể thực sự đến bến bờ bên kia của niết bàn. Ví dụ, cơ thể vật chất này, thay vì sử dụng vào việc mang lại hoặc kiếm lấy của cải, danh vọng, tất cả những thứ của thế tục, thành tựu của thế tục này, nếu bạn có thể sử dụng nó để thực hành thì đó là cơ hội tuyệt vời qua đó bạn có thể thực hành tất cả những điều tốt. Lời nói, thay vì sử dụng lời nói đó vào tất cả những điều thế tục, bạn có thể sử dụng lời nói đó để cầu nguyện, đọc thần chú, giúp đỡ người khác, khuyên bảo, giảng dạy. Cũng chính xác như vậy, nhĩ thức, thay vì dùng để nghe tất cả những điều thế tục, nghe người khác đi mua sắm hoặc nghe bài hát và tất cả mọi thứ, bạn có thể sử dụng thính giác này để nghe giáo pháp, để lắng nghe những lời khuyên răn, để lắng nghe những điều giúp bạn hoàn thiện và tăng trưởng bản thân trong pháp.
Có rất nhiều phẩm chất tuyệt vời mà chúng ta có và chúng ta có thể sử dụng vào tất cả những mặt tích cực. Quan trọng nhất, tâm thức của chúng ta rất có khả năng, trí thông minh của con người rất có khả năng. Mặc dù có khả năng nghĩ về điều tích cực, nghĩ về điều tốt, nghĩ về pháp, nhưng trong 24 giờ, chúng ta ít có sử dụng nó, người bình thường hiếm khi sử dụng nó về hướng tích cực. Nếu bạn theo dõi, thậm chí tất cả mọi người bình thường đều theo dõi tâm của mình, thì thấy nó luôn sẵn sàng để nghĩ một điều gì sai trái. Suy nghĩ sai giống như việc xả nước chảy một cách dễ dàng, nhưng suy nghĩ tích cực giống như việc leo núi, bạn thực sự cần sự cố gắng, bởi vì đó là điều bạn đã quen rồi. Từ vô thủy, luôn luôn chúng sanh làm sai, nghĩ sai, làm sai về thân, khẩu, ý. Đó là lý do tại sao suy nghĩ tích cực giống như việc leo lên một ngọn núi, trong khi suy nghĩ tiêu cực giống như dòng nước chảy xuống một cách dễ dàng.
Không ai có thể kiểm soát tâm của mình. Người duy nhất có thể chữa trị tâm của mình, người duy nhất có thể kiểm soát tâm của mình mới là chính mình. Vì vậy, đó là lý do tại sao tránh cho tâm của chúng ta khỏi những điều tiêu cực và hướng tâm của chúng ta vào những điều tích cực là rất quan trọng. Nếu bạn chắc chắn giống như đang leo lên một ngọn núi, đó là lý do tại sao bạn phải làm, vì đó là lúc bạn có thể cải thiện bản thân mình, không chỉ cho kiếp này, mà còn cho nhiều kiếp, không chỉ cho bản thân, mà còn cho lợi ích của tất cả chúng sinh hữu tình. Nếu chúng ta không làm ngay bây giờ, thì thời gian, các cơ hội ngày càng ít đi. Nếu chúng ta không cố gắng chuyển hóa mình trở nên tốt hơn, tích cực hơn, thì cơ hội mà bạn có, thời gian mà bạn có ngày càng ít đi, bởi vì mỗi giây phút chúng ta lại ngày càng đến gần với cái chết của mình.
Chúng ta không bao giờ biết khi nào điều đó xảy ra, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta đang ngày càng gần hơn về mặt logic, cho dù chúng ta sống được bao lâu. Giống như chúng ta đang nhảy từ một nơi nào đó trên bầu trời, chúng ta biết rằng chúng ta đang ngày càng gần đến cái chết bởi vì khi chúng ta đâm xuống mặt đất, ngay khi chúng ta chạm đất, chúng ta sẽ chết. Chúng ta đang ở trong không gian rơi về phía trái đất. Vừa qua, có một mảnh của một vật từ trên trời rơi xuống, có thể là vệ tinh hoặc một số bộ phận của vệ tinh, tôi không biết, cho nên người ta thực sự quan sát trên TV hoặc internet, còn bao xa nó sẽ rơi. Chúng ta chính xác giống vật đó trên bầu trời, chúng ta đang rơi xuống, chúng ta không biết khi nào chúng ta sẽ chạm đến mặt đất, có thể sau một phút, có thể hai phút, có thể một giờ hoặc có thể hai giờ chúng ta đang trên đường đâm xuống mặt đất.
Thời gian của chúng ta ngày càng ít đi. Vì vậy, thay vì để sự tiêu cực chiếm cứ tâm của bạn, thay vì tham gia vào tiêu cực, nói tiêu cực, suy nghĩ hoặc làm tiêu cực, chúng ta nên cố gắng hết sức mình, dù chỉ là một hành động tích cực, chúng ta nên làm vì điều đó cũng có giá trị. Có thể sự tái sinh làm người mà chúng ta có bây giờ cũng là do một hành động tích cực, một việc tích cực, bởi vì một hành động tích cực này bây giờ, bạn có thể tái sinh làm người trong kiếp sau, rất có thể. Một suy nghĩ tiêu cực, một lời nói tiêu cực, một hành động tiêu cực qua thân có thể khiến chúng ta bị mù lòa trong kiếp sau. Kiếp sau bạn có thể sinh ra làm người nhưng bạn bị mù, điều đó rất có thể xảy ra. Vì vậy, mỗi một hành động, việc làm đều có giá trị.
Trong Hồi giáo, đạo Sikh,… họ nhìn về đa số, nếu bạn làm được 51% tích cực, thì bạn lên thiên đường, 49% không tính đến. Nếu bạn có 51 hành động tiêu cực và 49 hành động tích cực, thì hành động tích cực sẽ không được tính đến.
Trong Phật giáo, mọi thứ đều tính đến, rất hợp lý. Nếu bạn có 51 hạt táo và 49 hạt xoài, nếu bạn bỏ tất cả vào cánh đồng, không chỉ 51% táo mọc lên mà còn 49% xoài mọc lên, bởi vì đó là những hạt giống, miễn là hạt sẽ phát triển, khi hạt gặp điều kiện, chắc chắn nó sẽ phát triển. Mỗi một hành động của thân, tâm và lời nói đều có giá trị. Đó là lý do tại sao chúng ta phải rất cẩn thận, dù là một hành động tiêu cực, hãy cố gắng tránh, dù là một hành động tích cực, dù là một suy nghĩ tích cực, hãy cố gắng tham gia, dù là một suy nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng loại bỏ nó.
Nhiều thứ mà chúng ta nghe, thấy, cảm thấy, chúng ta luôn phóng đại. Vì vậy, kiểm tra lời nói, hành động về thân, những gì chúng ta làm trong cuộc sống hàng ngày và cố gắng ràng buộc nhiều nhất có thể là rất quan trọng. Bởi vì đó là thứ duy nhất mà chúng ta có thể mang sang kiếp sau. Ngay cả trong cuộc sống này, nếu chúng ta vẫn còn rất tích cực, hạnh phúc hơn, thì chúng ta thực sự có thể giảm thiểu nhiều vấn đề.
Giả sử có hai người và có một trận lũ, nhà của cả hai người bị lũ cuốn mất. Một người vẫn giữ tích cực, người còn lại là tiêu cực. Người vẫn giữ tích cực, anh ta có thể bình tĩnh, anh ta có thể hạnh phúc hơn, anh ta có thể có sức bền để làm việc, làm lại lần nữa, làm điều này và điều kia. Người tiêu cực, anh ta sẽ đổ lỗi cho tất cả mọi người như “vì bạn, vì điều này, ồ tôi có thể …”, anh ta sẽ nuối tiếc về tất cả những điều này, mang mọi vấn đề trong đầu anh ta. Người này vẫn tích cực có nhiều chỗ đứng hơn để phục hồi. Người kia lại đang lãng phí quá nhiều, anh ta dành hết năng lượng để suy nghĩ tiêu cực, còn người này vẫn đang sử dụng những năng lượng vào sự tiêu cực đó, anh ta có thể thực sự bắt đầu bước tới sự tích cực, vâng, điều đó có thể xảy ra với bất kỳ ai. Không chỉ với trận lụt này, mà mỗi một trường hợp, chúng ta đều có thể sử dụng chính xác cùng sự vật.
Thầy có thể cho một phương pháp thiền về tính không để loại bỏ trạng thái tiêu cực của tâm không?
Tính không của bản thân con người chúng ta và cũng là tính không của cảm giác, tính không của sự kỳ vọng, tính không của mối quan hệ, tính không của hạnh phúc. Vì vậy, những loại sự vật này thực sự hữu ích nếu chúng ta nghĩ về những sự vật này như là cảm giác, cuộc sống, hạnh phúc, mối quan hệ, những thứ thuộc về thế tục này ở đâu? Nếu chúng ta thấy tất cả những điều này chỉ là do tâm thức phóng chiếu và nếu chúng ta thấy rằng những điều đó không tồn tại theo cách chúng ta nhận thức, nhất là sự kỳ vọng từ thế giới hoặc đối với nhiều thứ khác. Điều này thực sự hữu ích và đó là điều tôi thấy rất là hiệu quả.
Tính không cũng chỉ là một cái tên?
Đúng vậy, tính không cũng chỉ đơn thuần là do tâm quy cho, tính không cũng không phải là thứ tồn tại bởi chính nó, tính không cũng là thứ mà tâm chúng ta phóng chiếu, tính không cũng không tồn tại bởi chính nó. Bạn phải có một cơ sở trên đó bạn phóng chiếu tính không, chẳng hạn, nếu không có gì cả, thì sẽ không có sự rỗng không của hoa trên bầu trời, bởi vì hoa trên bầu trời không tồn tại. Khi tôi nói ‘vạn vật’ đều được phóng chiếu bởi tâm thức, thì tính không cũng bao gồm trong ‘vạn vật’ đó, bởi vì có tính không, chúng ta thậm chí còn hiểu nhầm về tính không, khi chúng ta nghĩ về tính không, chúng ta nghĩ là tính không tồn tại bởi chính nó, nhưng điều đó không đúng, tính không cũng không tồn tại bởi chính nó mà không bị tâm thức hoặc ý niệm dựa trên khái niệm áp đặt.
Đây là chủ đề mà Đức Phật đã nói, chưa ai sẵn sàng hiểu. Khi thành đạo, Đức Phật ngồi 49 ngày mà không giảng dạy gì. Đức Phật đã ngồi và chứng ngộ sự thật [chân lý]. Sự thật giống như cam lồ, cam lồ giống như sự thật. “Không ai có thể hiểu được ngay cả khi tôi giảng dạy, vì vậy, tôi sẽ chỉ ngồi đây trong rừng, chẳng hạn”, nói vậy xong, Đức Phật đã đợi 49 ngày để giữ gìn một giáo lý bởi vì như Đức Phật đã nói, sẽ không có ai hiểu, không có ai đợi ở đó để hiểu. Vì vậy, khi bạn nói ‘Phật, Pháp và Tăng’ hay bạn nói ‘Tăng đoàn’, thì nhiều người hiểu lầm rằng, Tăng có nghĩa là ‘nhà sư’, điều đó không đúng. Tăng đoàn có nghĩa là những chúng sinh hiểu một cách rất rõ ràng về tính không này. Người nào hiểu được tánh không một cách rất rõ ràng, người đó trở thành Tăng, rồi thì người đó sẽ có thể giải thích giáo lý của Phật, người đó sẽ là người hướng dẫn có thể hướng dẫn chúng sinh khi Phật không ở gần bên. Vì vậy, người đó là đối tượng để quy y ‘Phật, Pháp và Tăng’, do đó anh ta giống như một y tá, khi bác sĩ không ở gần bên, thì y tá sẽ biết phải làm gì và làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân. Tương tự như vậy, khi Phật không ở gần bên, những người hiểu tính không một cách rõ ràng sẽ có thể trợ giúp, nếu không thì chính họ cũng đang ở trong ảo tưởng, làm sao họ có thể giúp đỡ người khác. Giống như ai chỉ cần ở đó, cố gắng làm việc như một y tá, bạn phải có nền tảng về y tế, có sự hiểu biết nhất định. Tương tự như vậy, những chúng sanh đó, cho dù có phải là một nhà sư hay không hay một ni sư hay không, đều được gọi là tăng đoàn mà chúng ta tin để quy y, là những người hiểu một cách rõ ràng về tính không này.
Tôi thực sự không biết bạn nói như thế nào và bạn có được như thế nào, nhưng điều đó thật sự rất vui và tôi rất thích khi nói ra điểm này. Có thể những ví dụ và câu chuyện tôi đã nói giả sử có thể nằm ngoài trí của bạn. Nhưng tôi thực sự đề nghị tất cả các bạn suy nghĩ về những điều đó. Tôi đã rất thận trọng với những từ ngữ mà tôi sử dụng và cách tôi giải thích, và cả những câu chuyện cùng với những gì tôi đã nói, tôi mong được giải đáp mọi thắc mắc, bởi vì đó là cách duy nhất bạn có thể làm rõ và cố gắng biết ngày càng tốt hơn, ngay cả khi bạn chỉ nhìn thoáng qua về nó, thì bạn sẽ thực sự vui vẻ với những đau khổ. Trong cuộc sống ắt hẳn sẽ có nhiều đau thương, trắc trở và những điều khó chịu, bạn hãy xem những điều đó là sự vui đùa, biết hài hước những lúc khó khăn thì bạn sẽ kiểm soát được. Bạn chỉ cần luyện tập một chút, vậy thôi.
Khi bạn thực sự có thể phóng chiếu và tạo ra qua tâm thức, bạn có thể tạo ra hạnh phúc dù cho bạn đang hoặc phải ở trong nhà tù, qua tâm thức bạn có thể thực sự sống một cuộc sống dễ chịu, nếu không, bạn sống trong đau khổ nếu không rèn luyện tâm của bạn. Vì vậy, đây là lý do tại sao Đức Phật nói rằng ‘Một điều ác nhỏ cũng không được làm, phụng hành viên mãn hết thảy điều lành, điều phục toàn diện tâm ý chính mình, đây chính là lời dạy của chư Phật’. Sở dĩ chúng ta cần phải điều phục tâm là bởi vì chúng ta tạo ra mọi khổ đau từ tâm mình. Chúng ta tạo ra tất cả các vấn đề, tất cả các cảm xúc tiêu cực từ tâm của mình: nghi ngờ, sân giận, ghen tị, cố chấp, tham lam, giống như tất cả những thứ gây tổn thương đó. Vì vậy, bạn phải điều phục tâm đó, kiểm soát tâm đó, và nói chung là sự hiểu lầm và vô minh tạo ra mọi thứ, tác động như nguyên nhân của mọi vấn đề. Hãy điều phục tâm của bạn, khi bạn hiểu được tính không, đó là khi bạn có thể cắt bỏ tất cả nguyên nhân của những đau khổ và vấn đề trong cuộc sống này.
Vì vậy, chúng ta tồn tại chỉ vì nhân và duyên, nhưng đồng thời, chúng ta lại tồn tại do tâm phóng chiếu, vậy mối liên hệ giữa hai điều này như thế nào?
Khi chúng ta nhìn lại bản thân, khi chúng ta nghĩ về bản thân, từ một cái nhìn thoáng qua thì chúng ta cảm thấy là chúng ta không phải được tạo ra bởi các nhân và duyên, khi chúng ta nhìn vào một sự vật nào đó chúng ta thấy nó như một sự thường hằng. Đó là lý do tại sao nhiều người cảm thấy rất khó khăn khi đối mặt với sự thay đổi, bởi vì trong tâm của họ, họ xem như nó là vĩnh viễn, nó phải giống nhau, vì vậy đây là lý do tại sao thực sự khó khăn trong tất cả các sự tan vỡ, vì chúng ta phóng chiếu, chúng ta nghĩ, chúng ta mong đợi mọi thứ sẽ diễn ra theo cách là mãi mãi. Đó là lý do tại sao một số người thực sự thích nắm giữ sự giàu có như là họ sẽ sống mãi mãi, điều hiểu lầm mà tâm thức chúng ta tạo ra là sự vật không thay đổi, sự vật phải là như vậy.
Một chú tiểu đến từ Tây Tạng khi còn rất nhỏ khoảng bốn năm tuổi, chú đã đến đây. Nhà sư không gặp mẹ khoảng 20 năm, nên trong suy nghĩ của bà mẹ cứ như “ôi con bé nhỏ, đứa con nhỏ, xinh xắn, mập mạp của mẹ”. Bà mẹ đến đây thăm con sau 20 năm, như vậy bà mẹ sẽ gặp lại cậu bé sau 20 năm, Lobsang là tên của cậu. Cho nên khi bà mẹ đến đây, thì cậu bé không còn chỉ là 4 tuổi nữa, cậu to lớn, cao hơn bà mẹ rất nhiều, đã 20 năm rồi, giờ cậu khoảng 24, 25 tuổi trở lên, nên khi bà mẹ đến đây, bà bị sốc, người mẹ không có bất kỳ cảm giác nào. Vì vậy, khi người mẹ trở về Tây Tạng mọi người hỏi han như: “Bà có vui không, thằng bé thế nào, bà có hạnh phúc khi gặp con của bà không?” Rồi thì bà mẹ nói bằng cả câu “Tôi sẽ đi, tôi sẽ gặp con trai tôi”. Bà mẹ thất vọng quá vì bà chưa có cảm giác gần gũi với đứa con, trong tâm trí bà mẹ dính chặt một đứa bé nhỏ, trông xinh xắn, một đứa nhỏ mập mạp, nó không còn nữa, nó đã lớn như bố nó rồi. Nên người mẹ quay trở lại Tây Tạng, bà đã nói gì với những người bạn? Bà nói “Tôi không biết đó có phải con trai tôi hay không, nhưng mọi người thì gọi Lobsang, có nghĩa là mọi người gọi nó bằng tên con trai tôi, nhưng tôi không biết đó có phải là con trai tôi không?”
Bạn thấy tâm trí mong đợi như sự vật tồn tại bởi chính nó, đó là lý do tại sao khi chúng ta phá vỡ một thứ mà chúng ta thực sự thích, sẽ khiến chúng ta đau lòng. Chúng ta không nên đau lòng, đó là bản chất, mọi thứ là như vậy, luôn sụp đổ, nhưng tâm của chúng ta sẽ không thể chấp nhận điều đó. Đúng vậy, chúng ta được tạo ra bởi các nhân và duyên nhưng chúng ta thấy nó độc lập ở đó không phụ thuộc vào nhân quả kể cả chính chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta có quá nhiều bám chấp vào thân của mình và nghĩ rằng “À, đây là thân thể của tôi”. Hãy suy nghĩ kỹ đi, thân thể mà bạn cho rằng ‘đó là thân thể của tôi’ thì không phải là của bạn, thực ra là khi máu trắng và máu đỏ của cha mẹ chúng ta gặp nhau, thì máu trắng và máu đỏ đó là nhân của thân thể, vì vậy khởi đầu đó không phải là thân thể của chúng ta, cho nên cái thân mà chúng ta nghĩ rằng đó là thân thể của chúng ta thực ra ban đầu không phải là thân thể của chúng ta.
Chúng ta bám chấp nhiều như vậy, ‘đó là thân thể của tôi’, ‘Tôi’, vậy bạn muốn nói gì qua ‘Tôi’? Cái ‘tôi’ mà bạn nghĩ là qua suốt cơ thể này, lại là một phần của cha mẹ bạn. Tâm thức mà khi chúng ta nghĩ về sự vật, nếu chúng ta nghĩ nó là độc lập, nhưng nó không phải là độc lập, nó chỉ là được tạo ra, tâm thức mà chúng ta thấy điều này như là sự độc lập, là không thực, là không đúng thật, tất cả đều là sự tùy thuộc lẫn nhau. Vì vậy, đó là lý do tại sao sự phụ thuộc lẫn nhau là định nghĩa của tính không./.
Cây xoài nếu mọc từ cây ghép thì có thể cho trái nhanh hơn là mọc từ hột xoài, mặc dù tuổi thọ sẽ ngắn hơn. Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng để đạt được thành quả nhanh hơn trong thiền định? Tất cả những ưu và khuyết điểm là gì?
Cách để đạt được thành quả trong thiền định nhanh hơn là khi chúng ta có một người thầy tốt, người hướng dẫn tốt, điều kiện tốt, một chút chăm chỉ, một chút siêng năng để thoát khỏi ba sự lười biếng này, vì vậy đây là một số cách ghép để đạt được kết quả của hạnh phúc, tĩnh lặng, yên bình, hòa hợp, từ bi, hài lòng, thỏa mãn trong tâm của chúng ta, trong trái tim của chúng ta, trong cuộc sống của chúng ta.
Những cảm xúc của chúng ta như lo lắng, sợ hãi, căng thẳng … làm thế nào để phân tích, để phá vỡ chúng và thấy ảo tưởng của chúng như là bản chất. Tại sao chúng ta khóc và khi khóc có ý nghĩa gì?
Khi chúng ta có những cảm xúc như là lo lắng, sợ hãi và một số cảm xúc mạnh, hãy cố gắng tìm xem những cảm xúc đó từ đâu và bạn có cảm thấy một cảm xúc như vậy trong một số tình huống khác hay không, bạn cảm thấy một cảm xúc như vậy hay không hoặc khi nào một số người khác có cảm xúc đó, như tôi đã nói, khi lo lắng, giận dữ, ghen tị, đố kỵ, cố chấp, sợ hãi, căng thẳng tất cả những cảm xúc này có rất nhiều phóng đại, vì vậy hãy cố gắng trấn tĩnh tâm trí và cố gắng phân tích nó.
Ngoài ra lý do tại sao chúng ta khóc chắc chắn là vì cảm xúc này, một trong những lý do tích cực khiến chúng ta khóc là vì tình yêu thương và lòng từ bi. Có những điều rất tích cực và cũng như khi chúng ta cảm thấy muốn khóc rất mạnh trong tâm của mình, những nước mắt trào ra chỉ là một cách thể hiện, đó chỉ là cách để thể hiện cảm xúc mà bạn có trong đó tâm của mình. Nhưng bản thân cảm xúc, nếu tích cực, vì một số cảm xúc tích cực như tình yêu thương hoặc lòng từ bi, cảm xúc này và cảm xúc kia, thì rất là tốt, nhưng sau đó chúng ta nên sử dụng lực đó để giải quyết nó. Nếu bạn nghĩ người đó quá đau khổ, chúng sinh đó hay con vật tội nghiệp quá đau khổ, nếu chúng ta đang khóc, chúng ta đã khóc vì điều đó, thì chúng ta nên đảm bảo rằng khi chúng ta có năng lượng mạnh mẽ như vậy, cảm xúc rất mạnh mẽ khiến chúng ta khóc, chúng ta nên chắc chắn rằng đó là thời điểm hoàn hảo để thực hiện một số cam kết làm điều gì đó cho những con vật đó. Có hai loại người, người chỉ khóc và chờ đợi, nhưng có những người khóc và làm cho họ mạnh mẽ hơn và làm những điều cho người khác.
Nếu đó là những cảm xúc tiêu cực, có thể là bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào, nó có thể là sợ hãi, nó có thể là lo lắng, trầm cảm, căng thẳng hoặc đau khổ hoặc một nỗi đau chia cắt khỏi những thứ mà bạn mong muốn ở bên mình hoặc mong muốn đạt được, không có được những điều mà chúng ta mong muốn, như trường hợp những trẻ nhỏ, chúng thường khóc khi không có được thứ chúng muốn. Nhưng nếu nó xảy ra với chúng ta, thì chúng ta nên cố gắng hết sức để sử dụng lực đó vào điều gì thật tích cực.
Tôi biết có người nói rằng ở trường của cô ấy có nhiều người ghen tị với cô, trước đó cô hay khóc, khóc và khóc. Bây giờ khi cô ấy đối mặt với tình huống mà những người khác đang bắt nạt cô, những người khác đang chế giễu cô ấy, những người khác đang ghen tị với cô ấy, cô ấy đi về phòng của mình, đóng cửa phòng và đọc một cuốn sách nào đó, đưa ra mức giới hạn “OK, tôi sẽ đọc hàng trăm trang”.
Vì vậy, giống như là bạn đang thực sự chuyển hóa cảm xúc và năng lượng mạnh mẽ đó vào việc xây dựng bản thân, nâng cao kiến thức của mình, và sau đó khi bạn đọc 40-50 trang, bạn phải đi qua rất nhiều ý nghĩa và cũng rất tốt cho bạn đánh lạc hướng.
Tôi mong có thêm câu hỏi. Tôi thực sự vui khi đi qua bất kỳ điều gì trong những điều này. Cảm ơn các câu hỏi của các bạn. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã tổ chức lớp học, thực sự đánh giá cao. Đây cũng là sự phụ thuộc lẫn nhau, mỗi một bạn là một điều kiện hay nguyên nhân để mở ra lớp này, vì vậy cảm ơn các bạn rất nhiều./.
Nếu bầu trời là thường hằng thì không có mâu thuẫn với vô thường chứ?
Ở đây sự thường hằng là cái gì đó không thay đổi theo nhân và duyên, còn vô thường là cái gì đó bị thay đổi theo những nguyên nhân của nó. Vậy vô thường phải là cái gì đó thay đổi trong từng giây từng phút cho nên mỗi và mọi thứ mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt của mình làm thay đổi mọi thứ, thay đổi liên tục. Đúng vậy, những hạt bụi trên bầu trời thay đổi liên tục, gió trên bầu trời thay đổi liên tục, nhưng bầu trời tự nó không bao giờ thay đổi, nó vẫn thấy ở đó. Nhưng dĩ nhiên, chúng ta phải làm một phân loại rất nhỏ ở đây, như có những thứ mọi người nói đến và sau đó mọi người nghĩ, và rồi có một sự thực, ví dụ, khi chúng ta nhìn vào con chó, chúng ta thấy rằng “Ồ, tôi có thể nhìn thấy một con chó” thì những gì bạn thực sự thấy là màu sắc và hình dạng của con chó.
Nếu ai đó nói rằng màu sắc và hình dạng mà bạn nhìn thấy là thứ nó thực sự là, vậy màu sắc và hình dạng có thực sự là một con chó hay không? Nếu con chó là màu sắc, thì màu sắc là con chó hay sao? Hình dạng của con chó là con chó hay sao? Vậy thì không phải, màu sắc của con chó không phải là con chó, hình dạng của con chó không phải là con chó. Nhưng người ta vẫn nói rằng “Chúng tôi nhìn thấy con chó khi chúng tôi nhìn thấy màu sắc và hình dạng của con chó”. Vậy thì cũng tương tự logic ở đây, khi chúng ta nhìn lên bầu trời, chúng ta thấy cái gì đó như chúng ta có thể thấy một số màu sắc hoặc giống hệt như khi chúng ta nhìn vào nước, chúng ta thấy màu xanh lam. Nhưng có màu nào trong đó không? Không, chỉ là sự phản chiếu của bầu trời, phải không?
Vì vậy, khi chúng ta nhìn lên bầu trời, nếu không có bụi hoặc nếu không có gì ở đó, thì chúng ta sẽ chẳng thấy gì. Cho nên, chúng ta có thể thấy là bầu trời đã làm thay đổi cái này và cái kia giống như những đám mây có thể thay đổi. Và theo nghĩa đó, những đám mây là vô thường nhưng không phải là bầu trời. Một câu hỏi rất hay.
Người giác ngộ không cùng bực là như thế nào? Tiểu thừa có thể đạt được Phật quả mà không qua con đường Bồ tát đạo hay không?
Không có cách nào cho sự thành tựu bất đồng bực của Tiểu thừa cho dù đó là con đường của Thanh Văn hay con đường của Độc giác, vì vậy không có cách nào họ có thể đạt được giác ngộ, sự giác ngộ hoàn toàn, trạng thái của Phật quả, trừ khi họ thực hành con đường của Bồ tát, họ phải đi suốt năm con đường này qua tư lương đạo, gia hành đạo, kiến đạo, thiền định. Đó là lúc họ có thể đạt được Phật quả, đó là lý do tại sao lại nói GATE GATE PARAGATEPARASAMGATE để đạt được BODHI.
Vì vậy, chúng ta phải đi hết qua bốn điểm này. Và có phải chúng ta đang ở mức độ đầu tiên hay không? Không, chúng ta không ở mức độ đầu tiên bởi vì chúng ta phải có được Tâm Bồ Đề, Tâm Bồ Đề chân thật, đó là khi một người bước vào con đường đầu tiên, sau đó, dần dần, từ từ, người đó đạt được trí tuệ hoặc tính không đặc thù, đó là khi người đó đạt tới gia hành đạo.
Khi một người thấy được tính không thực sự một cách trực tiếp, rõ ràng, mà không thực sự dựa vào ý niệm phân biệt, thì người đó đạt đến kiến đạo bởi vì đó là khi bạn thấy sự rỗng không một cách trực tiếp. Khi bạn đã thấy tính không, thì bạn còn phải rèn luyện lại nhiều lần, đó là con đường thiền định. Sau đó bạn đạt được Phật quả.
Duyên khởi hay sự phụ thuộc lẫn nhau có ba tầng, vậy gồm có những tầng nào?
Sự phụ thuộc lẫn nhau thô thiển, tinh tế và vi tế. Tầng thô là cây mọc từ hạt, chúng ta lớn lên từ mẹ của chúng ta. Tầng tinh tế là những bộ phận. Tầng vi tế [tinh tế nhất] phải đi qua sự rỗng không.
Xin hãy cứu lấy Đạo Phật ở Ấn Độ.
Vâng, đó là những gì tôi sẽ nói và Đạo Phật cũng có thể được lưu lại khắp mọi nơi vì lợi íchcủa các chúng sinh hoặc để mang lại hòa bình và hạnh phúc. Vậy thì, mỗi người và mọi người có một chút trách nhiệm, tôi sẽ cố gắng hết sức để thực hiện vai trò của mình để truyền bá Đạo Phật đến những người muốn hiểu, những người có nguyện vọng tu tập
Khi ở trong Đại thừa/ Kim cương thừa, chúng ta muốn Niết Bàn nhưng cũng muốn được tái sinh trong một cõi tịnh độ qua tâm Bồ Đề, đó sẽ là điểm đến cuối cùng hay các chu kỳ tái sinh sẽ tiếp tục xảy ra sau đó?
Đúng vậy, mặc dù bạn sinh ra ở một cõi tịnh độ nào đó, vẫn không đảm bảo rằng bạn sẽ ở đó mãi mãi. Nếu bạn muốn sinh về cõi tịnh độ thì không sao, nhưng bạn hãy đi thực hành ngay từ bây giờ để bạn có thể tiếp tục sự thực hành này ngay cả trong cõi tịnh độ, đó là điều tốt đẹp. Tuy nhiên, mặc dù bạn sinh vào một cõi tịnh độ và bạn thực hành, thì cũng có lúc bạn sẽ quay trở lại đây trong thế giới này, bởi vì có một số chứng ngộ mà bạn sẽ không thể phát triển trong cõi tịnh độ.
Tôi muốn nói rằng việc thực hành tâm Bồ Đề cũng có thể là một nhân hoàn hảo để được sinh về một cõi tịnh độ, bởi vì để được sinh vào cõi tịnh độ, bạn có được một thiện đức rất lớn và không gì tốt hơn. Để tích lũy công đức to lớn trong một thời gian thật ngắn hơn một cách dễ dàng. Tôi không nghĩ có cách nào tốt hơn để tích lũy những công đức to lớn một cách thật dễ dàng hoặc thật nhanh chóng hơn là việc thực hành Tâm Bồ Đề. Vì vậy, nếu bạn thực hành tâm Bồ Đề, mỗi và mọi hơi thở mà bạn hít thở với động lực để có được giác ngộ sẽ trở thành một công đức to lớn hơn một triệu người có thể không thể thực hành và tích lũy loại công đức đó, là lý do tại sao tôi nói rằng buổi học ngày hôm nay về Tâm Bồ Đề thật là tuyệt vời, cho nên ngày mai bạn có thể nghĩ về nó, cho dù bạn đang làm gì, bạn đang ăn gì, uống gì, đang đi bộ hay đang nấu ăn, bạn có thể làm điều đó với động cơ đạt được giác ngộ. Nếu bạn đang uống thứ gì đó, bạn có động cơ để đạt được giác ngộ này, có rất nhiều chúng sinh ở trong cơ thể của chúng ta, vì vậy chúng ta uống cũng vì chúng, ăn cũng vì chúng. Bạn đang nấu món gì đó cho ai đó hoặc cho bạn, bạn có thể nghĩ “Tôi rất vui, tôi đang tự nấu ăn hoặc tôi đang nấu cho gia đình hoặc bạn bè để họ có một cơ thể khỏe mạnh, để họ có thể sử dụng cơ thể của mình để đạt được giác ngộ ”.
Chúng ta có 6 tâm thức khác nhau từ 5 căn thức và một ý thức, vậy từ cái gì chúng ta có thể có những cảm xúc và làm thế nào những tâm thức này có thể điều khiển những cảm xúc đó. Ví dụ, chúng ta nhìn thấy một con bò, chúng ta có nhãn thức, vậy tại sao nó lại tạo ra ý nghĩ “ôi con bò dễ thương quá” và tình yêu thương đối với con bò?
Nếu bạn nói về ‘cảm xúc’ như là cảm giác thì khác biệt, thậm chí có cả cảm xúc, chẳng hạn như sự dính mắc, v.v. Bạn có thể có dính mắc đi cùng với nhãn thức, đồng thời, bạn có thể có dính mắc đi cùng với nhĩ thức hoặc ý thức.
Đúng vậy, vì thói quen trong quá khứ và nghiệp quá khứ của bạn đối với đối tượng đó. Giống như chúng ta chấp trì và bám chấp vào những hiện tượng như vậy và chúng ta nhìn, thấy, nghe, nếm hoặc nghĩ, và sự nhớ lại lần nữa giống như một cảm xúc chẳng hạn như giận dữ, ghen tị, đố kỵ, cố chấp hoặc chấp trước, bất kể đó là gì. Điều đó vốn dĩ đi cùng với điều này bởi vì thói quen trong quá khứ hoặc nghiệp lực khác nhau trong quá khứ của chúng ta.
Ngay cả khi tôi không nghĩ đến kiếp sau, nó vẫn sẽ đến một ngày, vì vậy tốt hơn là tôi không chú ý đến những gì sẽ xảy ra trong kiếp sau?
Đúng vậy, ngay cả khi bạn không nghĩ đến kiếp sau, nó cũng sẽ đến một ngày nào đó. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên làm điều gì đó thay vì không chú ý đến nó. Tất cả những đứa trẻ đều trưởng thành, vì vậy tốt hơn hết là hãy đi học, vì dù sao thì tuổi trưởng thành cũng sẽ đến. Bất kể bạn tin hay không, bạn sẽ trở nên lớn hơn. Khi lớn hơn, bạn cần phải có sự nghiệp, công việc, kiến thức và tất cả những thứ này, vì vậy tốt hơn hết là đứa trẻ nên học tập, thay vì bỏ mặc vì điều đó sẽ đến. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị cho kiếp sau. Nếu phải nhảy từ một chiếc máy bay, tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị một chiếc dù! Bởi vì bỏ qua nó sẽ là một nguy hiểm rất lớn, bởi vì bạn sẽ phải đến đó.
Làm sao người ta có thể biết rằng bản thân mình đã đạt được Bồ đề tâm? Có dấu hiệu / cách nào mà chúng ta chắc chắn có thể biết một người đã đạt được Bồ đề tâm không?
Nếu tâm anh ta mong muốn sự giác ngộ mạnh mẽ như một người đang ở trong nhà tù tăm tối nhất cũng mong muốn được thoát khỏi nhà tù đó. Một người sẵn sàng mong muốn đạt được Tâm Bồ Đề, thì bất cứ điều gì người đó làm, tâm mong muốn đạt được giác ngộ luôn ở đó. Nếu bạn đang ở trong một bữa tiệc tốt đẹp mà bạn quên đi bữa tiệc đó trong vài giây hoặc vài phút, điều đó có nghĩa là bạn vẫn đang thực hành miệt mài vì người trong tù, thậm chí anh ta có một giấc mơ đẹp ở đó, thì tâm thức mong muốn được thoát khỏi đau khổ đó hoặc nhà tù đó luôn hoạt động. Một người khi đạt được Tâm Bồ Đề hay Đại bi, có nhiều dấu hiệu: bạn có thể thấy chúng sinh đau khổ, bạn có thể khóc, giọng nói thay đổi… Đây là một số dấu hiệu tự nhiên. Nó xảy ra đồng thời, có thể, khi một điều gì đó xảy ra, người đó có chút cảm xúc theo ý nghĩa nào đó, và những dấu hiệu này vẫn tiếp tục ở người đó trong khoảng nhiều năm, có nghĩa là người đó có thể đã đạt được Tâm Bồ Đề hoặc lòng từ bi.
Do vậy, bản thân anh ta qua kiểm tra tâm thức, những người khác biết anh ta qua một số dấu hiệu tự nhiên, không chỉ một lần, hai lần hoặc ba lần, mà những dấu hiệu tự nhiên này dường như đã tồn tại ở người đó rất lâu thì bạn có thể nghĩ rằng người đó có thể đã đạt được điều gì đó như vậy. /.
Có quan niệm là: Không có gì phải buông bỏ vì Luân hồi và Niết bàn là như nhau. Thỉnh thoảng, khi chúng ta (các hành giả đang tu tập) ở trong trạng thái vui vẻ thuần tịnh, giống như hòa mình vào thiên nhiên, chúng ta dường như cảm thấy điều đó là thật (không có sự tách biệt giữa Luân hồi / Niết bàn). Làm sao chúng ta biết được điều chúng ta nghĩ không phải là một mánh khóe khác của bản ngã?
Đúng vậy, có một số mức độ hạnh phúc mà bạn có thể đạt được trong cuộc sống này. Như tôi đã nói, nếu bạn bắt đầu cảm thấy những điều này, thì đây giống như một sự phân tâm để đạt được điều gì đó lớn lao hơn. Một số bậc cha mẹ, khi họ không muốn cho đứa trẻ thứ gì đó lớn hơn, cha mẹ thử cho đứa trẻ thêm kẹo để đánh lạc hướng sự chú ý của đứa trẻ. Vì thế, Luân hồi và Niết bàn cũng chính xác như vậy. Nhưng Niết bàn không phải là một nơi chốn, đó là một trạng thái của tâm khi tâm thoát khỏi mọi cảm xúc tiêu cực, hoàn toàn tự do (diệt trừ hoàn toàn), trạng thái đó được gọi là Niết bàn. Luân hồi là tất cả năm uẩn của chúng ta, thân thể của chúng ta, tâm thức của chúng ta … đây là luân hồi. Chừng nào chúng ta còn có luân hồi, thì không có yên bình. Chúng ta có một cơ thể như vậy luôn gây ra các vấn đề, chúng ta chăm sóc nó, cuối cùng, nó làm gì? Nó mang lại nỗi khổ. Chúng ta làm hết sức mình cho bản thân rồi nó làm gì? Đó chính là tâm của chúng ta: giận dữ, ghen tị, đố kỵ, bản ngã, kiêu căng, tham lam. Không có gì ngoài kia mang lại cho chúng ta niềm đau, nếu những điều này không có ở đó.
Nhiều người đã cố làm tổn thương Đức Phật, nhưng Đức Phật không bị tổn thương. Bởi vì nếu bạn không có những cảm xúc đó, nếu bạn không có cái tôi, nếu bạn có tình yêu thương đối với người khác, thì dù người khác có nói gì cũng không thành vấn đề. Ví dụ, nếu bạn không có kỳ vọng như vậy, nếu bạn biết ai đó bị điên và người đó nói những lời lẽ không hay với bạn rằng bạn bị điên, bạn sẽ không bị tổn thương. Nhưng nếu bạn của bạn nói rằng bạn bị điên, thì có thể gây tổn thương rất nhiều. Vì vậy, không phải là mọi người đã nói với bạn những gì, mà đó là bạn! Bạn không mong đợi điều đó từ bạn của mình, vì vậy mà khiến bạn đau lòng. Với một người điên, bạn không mong đợi điều gì tốt đẹp từ anh ta, do đó bất cứ điều gì anh ta nói đều không quan trọng với bạn. Chính xác đối với Đức Phật cũng vậy, cho dù họ cố thể hiện xấu xa ra sao, cho dù người ta nói xấu Đức Phật thế nào, họ cố chống lại Đức Phật, họ cố giết Đức Phật… nhưng Đức Phật luôn có tình thương và lòng từ bi đối với họ, và Đức Phật đã không bị tổn thương vì những điều đó. Vì vậy, nó không ở ngoài đó, nó là bạn, nó ở trong bạn.Chừng nào mà bạn còn có tâm thức đó, chừng nào mà bạn có cái thân bất tịnh này, bạn không thể tránh khỏi đau khổ. Giống như những lúc khó khăn, hay đau đớn, bệnh tật và cái chết, điều gì đó mà người ta phải trải qua, chỉ cần bạn có thân và tâm này, thì bạn phải trải qua hết những điều đó, trừ khi bạn đạt được giác ngộ, trừ khi bạn đạt được Niết bàn.
Vì vậy, Luân hồi và Niết bàn hoàn toàn là hai mặt khác nhau. Một số cảm giác tốt đẹp hay một cảm giác hạnh phúc nào đó không phải là Niết bàn. Khi bạn có một khoảng thời gian vui vẻ, giống như phần nước trong vắt ở phía trên; Khi không có gì xảy ra, khi không có nhiều chuyển động, bụi đất sẽ đi xuống phía dưới của ly, vì vậy bụi nằm ở đáy ly, và bạn có thể nhìn thấy nước trong suốt ở phía trên; đó không có nghĩa là bạn không có những hạt bụi đó bên trong, những hạt bụi vẫn ở đó. Vì vậy, Niết bàn có nghĩa là nước hoàn toàn vắng lặng, hoàn toàn tách khỏi bụi đất. Bây giờ, bạn có thể thấy rất trong ở phía trên – bạn không tức giận, “À, tôi đang có một khoảng thời gian vui vẻ”, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, phần nước trong hoặc một loại Niết bàn – một trạng thái hạnh phúc, nhưng hãy nhớ, lúc đó, nếu có ai tới ném đá vào bạn, giống hệt như bạn ném một hòn đá vào mặt nước đó, bụi đất ở phía dưới bắt đầu nổi lên và làm đảo lộn cả nước lên, giống hệt như khi ai đó ném đá vào bạn, thì bạn tức giận, bạn biến đi đâu? Không còn bình yên nữa. Không còn hạnh phúc nữa. Đó là lý do tại sao Luân hồi và Niết bàn hoàn toàn khác nhau, chỉ là hai mặt đối lập nhau, một bên có đau khổ, một bên không đau khổ; một bên có cảm xúc tiêu cực, một bên không có cảm xúc tiêu cực.
Thưa thầy, có lẽ không có nhiều người đi vào con đường Phật quả, trong khi có rất nhiều đám đông trên con đường dẫn đến lạc thú của kiếp này hoặc kiếp sau. Chúng ta có thể làm gì? Chúng ta có thể thấy tham vọng của họ ngày càng gia tăng và gây ra những rắc rối trên thế giới hiện nay.
Vâng, điều đó rất đúng. Đây là một lý do tại sao mọi người vẫn ở trong Luân hồi. Do đó chúng ta đã và đang làm những điều không đúng đắn, quan niệm sai lầm, nhận thức sai trái; cho nên, chúng ta lại sinh trở lại vào luân hồi, nếu không, chúng ta đã có thể là con của Phật từ lâu. Nhưng nên nghĩ rằng chúng ta còn rất may mắn khi có được những lời dạy này của Đức Phật, có niềm tin đối với giáo pháp này, và có khả năng kiểm tra xem những lời dạy đó có chân thật hay không.
Vì vậy, qua hiểu được những điều đó, chúng ta hãy nỗ lực để tu tập, chúng ta không thể nào ép buộc người khác, thậm chí nghĩ đến những điều như vậy. Chúng ta thực hành và sau đó cố gắng thể hiện nhiều nhất có thể, để những người khác cũng có thể hạnh phúc. Nếu bạn không thực hành, không có cách nào bạn có thể chia sẻ cho người khác. Để thực hành, trước tiên bạn cần phải hiểu biết để bạn biết được bạn cần thực hành những gì.
Khi Đức Phật thành đạo, ngài đã đợi trong 49 ngày. Trong 49 ngày đó, Đức Phật không giảng dạy gì cả, bởi vì Đức Phật biết đây không phù hợp với số bốn môn đồ, không ai thích hợp, không ai sẵn sàng. Rồi sau 49 ngày, Đức Phật thấy rằng bây giờ có năm môn đồ đã sẵn sàng. Vì vậy, ngài đã giảng dạy cho năm đệ tử này, năm đệ tử này chia sẻ cho người khác, rồi người khác, rồi người khác nữa. Các giáo pháp đã giảng dạy cho năm môn đồ giờ đây là năm triệu người, càng có nhiều người biết đến những lời dạy đó.
Do vậy, một người; tôi biết, tôi là một người. Tôi đã nhận được những lời dạy đó từ người thầy của tôi. Từ một người này, nó lên năm, mười người; sau đó từ mười người có thể đi đến nhiều người hơn trong tương lai, rồi, một ngày nào đó chúng ta có thể vươn ra tới toàn thế giới. Vì mỗi cây đều góp phần ngăn cuộc khủng hoảng liên quan đến hiện tượng ấm lên toàn cầu, mỗi cây bị chặt đều góp phần kéo dài thảm họa do trái đất nóng lên, mỗi cây mà chúng ta đốn hạ là một điều kiện, là một nguyên nhân của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Vì vậy, mỗi sự vật riêng lẻ đều quan trọng, ví dụ, nếu tôi chết, con người trên thế giới này sẽ ít hơn. Luôn luôn có sự ra đời của con người nhưng nếu tôi chết đi, bớt đi một, cái vô hạn trừ đi một cũng vẫn là vô hạn nhưng nó sẽ ít hơn, một triệu trừ đi một thì không còn là một triệu nữa. Vì vậy một người thay đổi, thế giới trở nên tốt đẹp hơn; nếu hai người trở nên tốt hơn vào ngày mai, thì thế giới đang trở nên tốt đẹp hơn. Nếu một người trở thành tên khủng bố vào ngày mai, thế giới sẽ trở nên tồi tệ hơn ngày hôm qua. Vì vậy, mỗi và mọi người trong các bạn thực hiện điều đó, các bạn đều biết đến Phật pháp, nếu các bạn biết những gì chúng ta đã đi qua ngày hôm nay, tôi thật vô cùng hạnh phúc. /.
Với năm uẩn, có vẻ như sẽ bắt đầu với sắc, chẳng hạn chúng ta nhìn thấy ai đó bằng mắt, sau đó chúng ta có cảm thọ, rồi tưởng, … cuối cùng là thức?
Đúng, bạn nói đúng, đúng vậy, không chỉ mắt, mà cả tai nữa, vì như tôi đã nói, ở đây sắc không chỉ có nghĩa là thứ mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt, mà ở đây sắc là đối tượng của năm giác quan. Ngoài ra, ngay cả với một người mù, đôi mắt có thể không hoạt động, nhưng năm giác quan khác sẽ hoạt động hoặc đôi mắt có thể không hoạt động, nhưng sau đó anh ta có thể tạo ra một hình dạng trong tâm trí của mình, anh ta tưởng tượng ra một số hình dạng trong tâm thức của anh ta, vì vậy cho dù mắt không thấy, anh ta vẫn có thể có sắc hình dung trong trí của anh ta, tôi sẽ phải hỏi người mù.
Điều đó rất khó vì mắt bạn chỉ có thể nhìn thấy màu sắc và hình dạng, mắt sẽ không thể nhìn thấy gì nếu không có màu sắc, nếu không có hình dạng thì mắt đơn giản là không thể nhìn thấy. Vì vậy, một người mù bẩm sinh, anh ta chưa bao giờ nhìn thấy một màu sắc, anh ta không bao giờ nhìn thấy một hình dạng. Có thể bạn hiểu được hình dạng qua bàn tay của mình, và sau đó bạn có thể hình dung ra một hình dạng trong tâm trí, nhưng về màu sắc thì tôi không biết. Giống như một người không bao giờ nhìn thấy màu sắc, bạn sẽ giải thích như thế nào về màu sắc? Tôi không biết. À, đó là một câu hỏi rất hay, lần sau, tôi sẽ cố gắng để biết.
Một trí tuệ cho đi mà không có dính mắc là gì?
Theo Đạo Phật, khi bạn cho tặng một thứ gì, khi bạn đang thực hành bố thí, bạn nên thực hành mà không bị dính mắc vào những thứ bạn đã cho đi, bởi vì bố thí không phải là hành động cho đi. Đó là dāna-pāramitā (bố thí ba la mật), dāna giống như bố thí hơn, trong Đạo Phật là tâm mong muốn cho đi, nên nếu bạn bị dính mắc vào thứ mà bạn đang cho đi, thì đó không phải là một thực hành bố thí đúng đắn. Tùy thuộc vào bạn và động cơ nếu tâm của bạn, một hành giả, bạn nghĩ đó hoàn toàn vì lợi ích của những người khác. Và việc không có dính mắc vào thứ mà bạn đang cho, thì đó là một thực hành tuyệt vời, nó chính xác như nó là.
Nếu tôi tham dự làm từ thiện cho những chúng sanh khác với mục đích thực hành sáu ba la mật, thì mục đích cá nhân đạt được có thể trở thành một chướng ngại để trở thành giác ngộ hay không? Trình tự ba la mật không thể thay đổi, phải không?
Ah, một câu hỏi hay !
Ví dụ, khi bạn thực hành bố thí trong hình thức từ thiện hay bằng bất cứ cách nào, không, nó giúp ích cho những người khác, cũng giống như những gì tôi đã thấy, và từ quan điểm triết lý đạo Phật, tôi sẽ nói rằng nếu bạn thực hành bố thí đối với ai đó, nó sẽ để lại một dấu ấn về thực hành bố thí rất sâu đậm nơi người đó. Vì vậy rất có thể người đó cũng sẽ thực hành bố thí. Nên trong cái cách bạn cho đi một thứ gì, thì đồng thời bạn cũng thể hiện điều gì đó, một hành động tử tế và trong tương lai khi người đó có thứ gì, họ cũng sẽ thể hiện lòng tử tế đối với những người khác. Rất có thể như vậy, đó là cách hoạt động của tư duy.
Giống như nếu bạn tức giận và bạn có một đứa con nhỏ với bạn và rồi bạn luôn nổi giận, điều đó cũng để lại một dấu ấn sâu đậm ở đứa trẻ và sau này đứa trẻ cũng có thể nổi giận. Nếu một người đánh nhau với mẹ của người đó và nếu đứa trẻ nhìn thấy điều đó thì rất có thể đứa trẻ sẽ ôm giữ, đứa trẻ cũng sẽ đánh nhau với người đó khi đứa trẻ lớn lên. Đó là cách tâm hoạt động và thể hiện tình yêu thương và sự rộng lượng, đối xử tử tế với đứa bé cũng rất quan trọng bởi vì đó là lúc chúng học hỏi và như thế giúp ích cho những người khác.
Vậy trình tự ba la mật có thể bị thay đổi hay không?
Bạn có thể tập trung nhiều hơn vào sự trì giới và khi bạn thực hành sự trì giới, bạn có thể thực hành tất cả những cái khác trong trì giới. Khi bạn thực hành sự tinh tấn, cũng có thể nói điều tương tự. Ý tôi là, trong số sáu ba la mật này, bạn có thể thực hành bất cứ cái nào mà bạn cảm thấy thoải mái, mà bạn muốn. Tùy thuộc vào, nếu một người có một thói quen rất xấu là nói xấu hoặc làm điều gì đó xấu hoặc nghĩ điều gì đó xấu, có thể việc thực hành trì giới có tác động trước tiên. Hoặc nếu một người rất táy máy không yên, và kích thích tâm hoặc không thể ngừng suy nghĩ về nhiều chuyện không thật sự cần thiết, thì bạn có thể thực hiện thiền định ba la mật.
Nếu bạn thật tốt bụng và có lòng trắc ẩn, nhưng đồng thời bạn gặp nhiều phiền não, mặc dù có lòng bi mẫn, thì có lẽ bạn nên thực hành trí tuệ ba la mật.
Nếu bạn quá sức lười biếng, bạn chỉ nghĩ đến ngủ hay uống thứ gì không hướng vào điều bạn thật sự muốn đạt được thì có thể sự thực hành tinh tấn là thứ có tác động nhiều hơn.
Vì vậy nó phụ thuộc vào từng cá nhân, nhưng cuối cùng như tôi đã nói, bạn phải hoàn thiện, bạn phải đạt sáu thực hành này đến mức toàn hảo hoặc đến ba la mật đó, thì bạn mới giác ngộ được, sau đó bạn mới có thể giúp ích cho tất cả chúng sanh hữu tình được.
Hãy tưởng tượng xem thật sự giống như thế nào từ góc nhìn của tôi, tôi nghĩ Đức Phật là, một mặt trời chúng ta thấy hàng ngày, đối với tôi một mặt trời khác là Đức Phật. Giống như mặt trời giúp loại bỏ nhiều vấn đề như lạnh và bất kỳ bụi bẩn nào, mọi thứ phát triển trên trái đất cũng là nhờ mặt trời, ngày nay có lẽ nhờ kỹ thuật, bạn có thể trồng một số rau cải, tôi không biết chúng lành mạnh như thế nào, nhưng giống như mọi thứ phát triển trên trái đất là nhờ có mặt trời. Hãy thử tưởng tượng sẽ chẳng có thức ăn ở đây nếu như không có mặt trời.
Các nhà khoa học nói rằng lý do tại sao hiện nay không thấy có loài khủng long bởi vì ánh sáng mặt trời không thể chiếu đến được trái đất trong khoảng 2-3 năm do mức độ bụi bẩn cao nhất xuất hiện. Khi có những thứ gì rơi xuống trái đất, tôi không biết nó được gọi là gì, thì nó là như vậy.
Mặt trời, tôi đã nói mặt trời là một nguồn ánh sáng, đối với tôi Đức Phật là một mặt trời khác và Đức Phật có thể không giúp tăng trưởng nhiều cây trồng, nhưng Đức Phật chắc chắn giúp phát triển tình yêu thương và lòng từ bi bên trong chúng ta, và điều đó thay đổi toàn bộ thế giới. Đối với tôi mỗi hạnh phúc, bình yên, hài lòng đều đến từ Đức Phật. Bởi vì qua tri thức của Phật tôi có thể thấy, ngay cả khi trải qua một số hoàn cảnh rất khó khăn, tôi có thể thấy mình đối phó với nó một cách dễ chịu mà không có bất kỳ vấn đề nào.
Ý tôi là khi tôi thấy rằng tôi thậm chí có thể giúp đỡ cho nhiều người khác khi họ đang gặp một số vấn đề, đồng thời, mặc dù tôi đang gặp vấn đề còn nghiêm trọng hơn nhều so với người khác. Thật ra nó giống như làm giảm thiểu hay chế ngự vấn đề của chính tôi hơn hoặc ngay cả không nghĩ về vấn đề của riêng tôi, mặc dù người khác có ít vấn đề hơn rất nhiều, tôi có thể ở đó để giúp người đó loại bỏ vấn đề nhỏ hơn, thậm chí vấn đề cho thấy lớn hơn, tôi cũng có thể trải qua theo một ý nghĩa nào đó.
Vì vậy tôi nghĩ đó là xu hướng, cũng là điều mà tôi thấy, tôi biết ơn Đức Phật và cũng như thiền quán sát, tất cả những điều này cuối cùng đều đến từ Đức Phật. Vì thế các hành giả có thể phải thực hiện hướng tới điều đó. Và bạn có thể đôi khi trong hoàn cảnh khó khăn nào đó, nhưng sự hài lòng mang lại cho bạn tình yêu thương trọn vẹn dành cho người khác, mặc dù bạn đang học, thức giấc, ngủ, tất cả mọi thứ cho người khác. Bạn phải ngủ bởi vì nếu không ngủ, bạn sẽ không có sức khỏe tốt và bạn không thể làm được nhiều điều cho những người khác, mức độ ngủ đó là khác biệt.
Trong thời gian đại dịch này, tôi dễ nổi nóng về những điều nhỏ nhặt. Vậy tôi phải làm gì trong hoàn cảnh này? Bởi vì đôi khi tôi cáu giận vô cớ.
Vì vậy tôi muốn nói thiền là một điều tuyệt vời bởi vì bạn không cần bất kỳ lý do gì để nổi giận. Sân giận là thứ bạn sinh ra thích hợp với bạn khi có những điều bị mất cân bằng trong tâm của bạn và đó có thể là do các yếu tố bên trong cũng như những yếu tố bên ngoài, nhưng nếu bạn nghĩ rằng không có gì xảy ra, nhưng tôi vẫn còn cảm hơi tức giận và như thế này và như thế kia, thì có thể thiền sẽ rất hiệu quả, nhất là nó có thể là thiền tập trung (thiền tịch) trong thời gian ngắn hoặc thiền về yêu thương, từ bi, có thể thiền về yêu thương bản thân bằng cách phản chiếu các phẩm chất tích cực của chính mình.
Thỉnh thoảng khi thiền, tôi nghĩ về một số khoảnh khắc vui nhộn trong cuộc sống của mình. Làm thế nào tôi có thể ngừng điều đó? Đôi khi nó khiến tôi bật cười.
Nói chung đều phụ thuộc vào lý do tại sao một người ngồi thiền. Nếu bạn muốn tìm một chút bình yên, hạnh phúc, tình yêu thương chốc lát, có lẽ bạn có thể nghĩ tức thì về một số khoảnh khắc hài hước. Nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào loại thiền nào mà bạn đang thiền nếu ý định bạn đang thiền là thiền tịch [thiền tập trung], và thiền cũng là một công cụ để áp dụng các đối trị. Thiền là một công cụ mà bạn có thể áp dụng các đối trị như tình yêu thương, lòng từ bi, cảm thông, nhẫn nhịn, độ lượng, đạo đức, trí tuệ; các khả năng thiền phân tích là tất cả những thứ này. Vì vậy, nếu bạn đang thiền để giảm bớt căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, tức giận, ghen tị và cố chấp, kiêu hãnh, những thứ này, bạn phải chắc chắn rằng bạn không phân tâm vào những thứ khác ngoài các đối trị đó, bởi vì đây là thứ sẽ giúp chúng ta làm điều này, nhưng nói chung là không sai khi suy ngẫm về những khoảnh khắc hài hước, nó giống như chúng ta xem một đoạn video vui nhộn hoặc chúng ta nghe một số câu chuyện cười và tất nhiên nó mang lại cảm giác bình yên và hạnh phúc chốc lát chỉ để tạo ra một lúc dễ chịu. Vâng, đây cũng không sao, không phải là vấn đề.
Trong vật lý lượng tử, không thể tách rời thực thể quan sát ra khỏi vật thể đối tượng. Thực thể quan sát không thể tách nó ra khỏi đối tượng. Điều đó thực sự thú vị và rất giống với Đạo Phật.
Vâng, điều đó rất đúng. Ở những người theo Đạo Phật, có 4 trường phái khác nhau: Trường phái Hữu Bộ, Trường phái Kinh Lượng Bộ, Trường phái Duy Thức và Trường phái Trung Đạo. Theo Trường phái Duy Thức, bạn không thể tách rời mắt và sắc. Sắc là một thực thể với mắt, vì vậy, chỉ là không có gì bên ngoài, chỉ là trong mắt bạn. Ví dụ, bạn đang ngủ và bạn đang mơ, bạn vẫn có thể thấy một trăm con voi trong căn phòng nhỏ của mình, điều này là không thể, không có hàng trăm con voi trong phòng, nhưng điều đó có thể xuất hiện đối với tâm của bạn. Trong những giấc mơ có thể có nhiều điều buồn cười có thể không tồn tại, nhưng mọi thứ đã trình hiện đối với nhãn thức, nhưng đó không có thật, không phải là đúng thật. Cho nên Trường phái Duy Thức mới nói rằng đó chính xác giống như những giấc mơ, không có xe hơi hay cây cối ngoài đó, nó chỉ là một thực thể của tâm. Đây là một thực thể của nhãn thức, vì vậy, thực thể quan sát hay ý thức chẳng khác nhau, không có ý thức, không có sắc mà sắc đó là thực thể khác với ý thức.
Có phải sự rỗng không tương tự với hư vô. Thầy có thể giải thích thêm về sắc và vô sắc không?
Rất khác nhau. Bạn có thể thấy một số người giải thích sự rỗng không gần như không có gì khác, nhưng đây là một sự nhầm lẫn rất lớn trong đó, sự khác biệt rất lớn, hư vô và rỗng không. Hư vô,theo tôi hiểu từ hư vô nghe có vẻ như sự vật hoàn toàn không tồn tại, theo nghĩa đó, sắc không phải là hư vô bởi vì sắc tồn tại. Nhưng sắc là rỗng không có nghĩa là sắc đó tồn tại, nhưng nó không tồn tại theo cách nó trình hiện đối với tâm của chúng ta. Hãy xem các màu sắc hiện hữu, à, lần trước chúng ta đã thảo luận về điều này là có một số loài động vật không nhìn thấy được nhiều màu sắc, chúng giống như là bị mù màu nên tất cả những gì chúng nhìn thấy có thể giống như màu trắng và đen và tôi không biết liệu chúng có nhìn thấy bốn loại màu hay không, nhưng chúng không thể nhìn thấy nhiều màu. Vì vậy, nếu ai đó hỏi liệu màu tự nó có thực sự tồn tại hay không, thì đó là một câu hỏi lớn. Không, tất cả là đều trong mắt, không phải ở ngoài kia. Màu không tự nó hiện hữu, nên nó chỉ là trong mắt. Nó chỉ được phóng chiếu bởi đôi mắt nhìn thấy nó. Vì vậy, đôi mắt phóng chiếu các màu khác nhau có thể nhìn thấy các màu khác nhau, mắt không chiếu các màu khác nhau thì không nhìn thấy các màu khác nhau.
Vậy sắc và tính không có phải là hai mặt của đồng tiền?
Đúng vậy, sắc và tính không giống như bạn không thể tách rời sắc ra khỏi tính không và tính không ra khỏi sắc. Những gì chúng ta thấy là do tâm của chúng ta phóng chiếu và những gì tâm của chúng ta phóng chiếu là những gì chúng ta thấy. Sắc là những gì tâm của chúng ta phóng chiếu và những gì tâm của chúng ta phóng chiếu là sắc. Điều này thật thú vị và qua vật lý lượng tử có lẽ nó có thể rõ ràng hơn một chút. Cố gắng suy nghĩ về những gì mà nhà vật lý lượng tử nói, thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, giống như chúng ta tiến gần hơn đến tính không vậy, là thứ về ảo ảnh, thứ về nhà ảo thuật và những thứ này sẽ thực sự giúp chúng ta đến gần hơn và hiểu nó nhiều hơn.
Chẳng lẽ chúng ta nói rằng Phật tánh cũng là rỗng không?
Đúng vậy, mọi thứ, Đức Phật, Phật tánh, kinh văn, bản thân tánh không, cũng là rỗng không, mọi thứ. Mỗi và mọi thứ đều được tâm chúng ta phóng chiếu, nhưng vấn đề là chúng ta có thấy nó phụ thuộc lẫn nhau, chúng ta có thấy nó tự hiện hữu không phụ thuộc vào tâm, vốn đã tồn tại hay không, vì vậy đó là những gì chúng ta bị nhầm lẫn. Ồ, đây là một câu hỏi rất hay. Cảm ơn bạn.
Và cũng vậy khi chúng ta hiểu được sự phụ thuộc lẫn nhau thì chúng ta có thể hiểu được tính không?
Đúng vậy, nếu chúng ta có thể hiểu được sự phụ thuộc lẫn nhau vi tế nhất thì chúng ta đã hiểu được tính không đó. Cho nên, duyên khởi hay sự phụ thuộc lẫn nhau có ba tầng lớp, khi nhận ra được cái vi tế nhất, chúng ta phải đi qua tánh không.
Có khi nào chúng ta chứng được tính không?
Có đấy, sự phụ thuộc lẫn nhau là định nghĩa của tính không, không nghĩ đến sự phụ thuộc lẫn nhau, thì không có cách nào mà người ta có thể chứng được tính không.
Chúng ta có thể nói lòng tốt là một biểu hiện của Phật quả hay không?
Ý tôi là mọi người đều có lòng tốt ở bên trong mình, cho dù là lớn hay nhỏ. Lòng tốt là thứ mà ai cũng có trong tâm. Cho nên lòng tốt có thể thực hiện được, lòng tốt, chính là ở đó bởi vì chúng ta có Phật tính, chúng ta có khả năng nâng cao, gia tăng và phát triển tâm chúng ta đến tâm của Phật. Vì vậy, tất cả những cảm xúc tiêu cực – ích kỷ và keo kiệt, cả hai đều là phía tương ứng thực sự của lòng tốt. Khi lòng tốt được kích hoạt, sự ích kỷ và keo kiệt sẽ giảm xuống. Vì vậy, có hai thứ này không phải là bản chất của tâm chúng ta. Bản chất của tâm chúng ta là trong sáng, không có bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào, không có mọi cảm xúc phiền não, vì vậy lòng tốt là một trong những điều thật sự trong tâm chúng ta. Vì chúng ta có Phật tính, nên lòng tốt là có thể.