Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – W3

…một thời,
Đức Thế Tôn, ngự tại núi Linh Thứu,
nơi thành Vuơng Xá cùng với chúng đại Tỳ kheo
à chúng đại Bồ tát đồng câu hội.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập chánh định thậm thâm quang minh tuyên thuyết chánh pháp.
Cũng ngay khi ấy, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát  Ma Ha Tát
hành thậm thâm Bát-nhã ba -la- mật- đa
quán thấy năm uẩn đều không có tự tánh.
Nương nơi oai thần của Phật, tôn giả Xá Lợi Tử hướng về Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát  Ma Ha Tát thưa rằng:
“Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào muốn hành thậm thâm Bát-nhã ba-la-mật – đa thì nên tu học như thế nào?”
Khi ấy, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát  Ma Ha Tát, đáp lời tôn -giả Xá- Lợi Tử rằng:
“Này Xá Lợi Tử, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào muốn hành thậm thâm Bát nhã ba- la- mật- đa,
thì nên quan sát chân chánh
hành tướng năm uẩn đều không có tự tánh”
“Sắc tức là Không, Không tức là sắc.
Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc.
Tương tự như vậy, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều là Không.

THỜI THIỀN NGẮN

Như thường lệ, chúng ta sẽ bắt đầu với một thời thiền ngắn và sau đó chúng ta sẽ cố gắng đi qua bản văn Tâm Kinh và sau đó tôi mong có một số câu hỏi vào cuối buổi, bởi vì chúng ta đã học qua một hoặc hai lần. Nhưng tôi không hình dung được bạn đang ở đâu, nên mong nghe được một số câu hỏi để tôi có thể hiểu khá nhiều. Vì vậy, dựa vào đó tôi có thể tiếp tục buổi học tiếp theo.

Và cũng như thường lệ là một thời thiền ngắn với động cơ sẽ thực sự tốt. Những ngày này, ngay cả ở đây tại tu viện của tôi, có quá nhiều thứ đang xảy ra, dịch Covid và nhiều tu sĩ bị nhiễm bệnh bên trong tu viện, vài nhà sư đã qua đời giống như nhiều thứ đang xảy ra. Bất kể mọi thứ như thế nào, xung quanh như thế nào, chúng ta hãy cố gắng học lớp học này, chúng ta hoàn toàn có thể tập trung vào bản kinh văn mà chúng ta đang nói và thảo luận đây.

Vì vậy, những thời thiền ngắn có thể là một sự khởi động lại hoặc làm mới lại tâm trí của các bạn. Hãy làm cho tâm trí của bạn tỉnh táo để chúng ta có thể bắt đầu, và hôm nay tâm trí tôi như được tỉnh táo hơn. Vì vậy, động cơ của thiền là xóa bỏ hết mọi thứ, có lẽ chúng ta có thể đi vào thời thiền, các bạn muốn đi vào thời thiền với câu chú hoặc chỉ thiền về Tâm Kinh hoặc tính không, cách mà sự vật tồn tại.

Chúng ta lần trước đã thảo luận một chút về tính không trong buổi học trước, vì vậy tôi muốn các bạn suy nghĩ về điều này, phản chiếu, phân tích và cố gắng nhớ lại những gì bạn đã học hoặc hiểu trong buổi học trước. Vì vậy, nếu những điều ở đó không rõ ràng trong tâm trí bạn, thì cũng tốt vì bạn sẽ hỏi sau bài giảng này.

Tính không rất thú vị bởi vì càng suy nghĩ bạn càng hiểu nhiều hơn, nó không phải là điều gì ở bề ngoài, nhưng thực sự rất thâm sâu, bạn có thể phải suy nghĩ luôn mãi. Vậy chúng ta hãy làm cho nó thấm vào trong chúng ta.

Giống như vào thời cổ đại ở Ấn Độ, họ từng đến một số hòn đảo, tôi không biết, họ nói là họ đi đến đảo để lấy châu báu. Có thể lúc đó một số vỏ sò là đồ trang sức hoặc có thể có thứ gì đó mà tôi không biết, họ gọi là viên ngọc hoặc đá quý cho nên họ đến một số nơi để lấy các châu báu hoặc đá quý.

Tâm của chúng ta cũng là một nơi mà bạn có thể tìm thấy tất cả các châu báu và đá quý. Tất cả hạnh phúc, yêu thương, từ bi, nhẫn nhịn, tất cả những phẩm chất tốt đẹp đều tồn tại trong tâm của chúng ta, vì vậy, hãy đi vào bên trong tâm đó. Hãy đi đến nơi mà mọi phẩm chất tốt đẹp tồn tại, nơi mà mọi điều tốt đẹp đều có thể nảy sinh, mọi điều tốt đẹp đều có thể đạt được, phát triển được. Vì vậy, chúng ta hãy đi đến đó, đến nơi mà tất cả những điều tốt đẹp hiện hữu để chúng ta có thể thật sự có được, đạt đến, thu được tất cả những điều tốt đẹp. Nào, ba, hai và một.

(Thời thiền trong vài phút)

DẪN NHẬP

Tâm giống như một khu vườn hoa hoặc một vườn hoa nhỏ. Vì vậy, khi bạn thiền, giống như là bạn đang bước vào vườn hoa, thực tế là, không chỉ có hoa hiện hữu trong vườn hoa, mà còn có rất nhiều thứ mà chúng ta cần phải chấp nhận, cùng với bông hoa, ví dụ, nhiều bông hoa có các gai nhọn và, ồ cây xương rồng cũng có hoa đúng không? Vậy cây xương rồng hoặc một cánh hoa hồng khác, tôi cũng không biết nhiều tên, nên hoa này có gai nhọn phải không? Trong vườn hoa có thể nói là đầy hoa hồng, không chỉ là hoa trong đó, vườn hoa cũng có những cái gai nhọn trên những bông hồng trong vườn hoa đó.

Vậy, chúng ta thiền quán, cho dù chúng ta có tập trung vào những bông hoa đó hay chúng ta tập trung vào những chiếc gai đó đều nằm trong tay chúng ta. Những người nghiên cứu về gai, có thể khi bước vào Vườn Hồng, tất cả những gì họ thấy là gai hoặc ở khắp mọi nơi, nên chúng ta phải chắc rằng chúng ta sẽ tận hưởng những bông hoa trong vườn hoa, vì vậy, rất quan trọng khi bạn thiền, bạn nên suy ngẫm, tập trung vào những suy nghĩ tích cực, có thể là tình yêu, lòng từ bi hoặc bất kỳ điều gì khác, chúng đem lại bình an và hạnh phúc bên trong bạn, đó là lý do tại sao khi chúng ta thực hiện thiền sổ tức [hơi thở], thì có rất nhiều thứ mà chúng ta có thể tập trung vào. Nhưng phần lớn các sách Phật giáo và sách Phật giáo cổ đã có giải thích về việc luyện tập với hơi thở, v.v.Thiền theo hơi thở không nói đến việc thiền quán về sân giận hay ghen tị, hoặc thiền quán như bạn thực sự thích một người hay một chiếc xe hơi hoặc bất kỳ món đồ tiện ích nào, bất kỳ là gì, nó không nói về thiền quán những điều đó. Bạn có thể tập trung hơn một chút vào hơi thở đó, nhưng rồi điều đó sẽ không hữu ích bởi vì sẽ chỉ kích hoạt, tăng sự bám víu của bạn đối với điều đó. Cho nên, đó là lý do tại sao tập trung nhiều hơn vào những mặt tích cực, kiểm soát đối tượng mà bạn đang chú ý tới là rất quan trọng, không để cho tâm của bạn chạy về phía những cái gai nhọn, cuối cùng chỉ giữ tâm của bạn hướng tới những bông hoa. Cho dù bạn đang ở đâu, cho dù bạn đang lưu lại ở nơi nào, cho dù bạn có ở trong vườn hay không, bạn có thể luôn nhìn thấy những bông hoa, cho dù đó là bằng mắt của bạn hay đó là bằng ý tưởng về khái niệm của bạn.

Nếu bạn cố gắng kích hoạt những phẩm chất tích cực đó và có thể luôn suy nghĩ tích cực, thì bạn giống như có thể sẽ nhìn thấy bông hoa bất cứ khi nào bạn muốn. Nếu bạn đang ở trong một khu vườn, bạn mở mắt ra, bạn thấy những bông hoa. Nếu bạn không ở trong một khu vườn, bạn nhắm mắt lại, bạn có thể thấy những bông hoa, miễn là bạn muốn nhìn thấy, miễn là điều đó đem lại sự bình an và hạnh phúc, thì luôn có cơ hội để nhìn thấy điều đó. Trên thực tế, những đại hành giả, ngay cả trong tình huống tồi tệ nhất, họ cũng hoan hỉ, họ vui vẻ ở trong thời điểm cơ hội như vậy, bởi vì đó là nơi họ tìm thấy bình an và hạnh phúc. Cách họ tìm thấy bình an và hạnh phúc là, chẳng hạn, nghiệp là thứ mà họ có thể loại bỏ chỉ bằng hai biện pháp, chỉ hai cách thôi, hoặc bạn thanh tịnh nó hoặc bạn trải nghiệm nó, đó là nghiệp quả. Giống như nghiệp xấu có thể được loại bỏ chỉ bằng hai phương cách, một cách là bạn chịu đựng, một cách khác là bạn thanh tịnh. Nếu khôn ngoan thì bạn nên thanh tịnh, nếu bạn không khôn ngoan, đây không phải là sự lựa chọn này.

Vì vậy, các đại hành giả, ngay cả khi bị bệnh, họ đều hoan hỉ, họ vui mừng rằng họ bị bệnh. Cách họ vui vẻ là vì họ nghĩ rằng “Ồ, tôi đang loại bỏ một số nghiệp xấu của mình, và thật là may khi tôi có thể loại bỏ nó ngay bây giờ, thoát khỏi nghiệp xấu ngay bây giờ khi tôi mang thân người, tôi có rất nhiều điều kiện thuận lợi’.

Khi bạn qua đời và bạn sinh ra ở một nơi khác và rồi bạn đau khổ, bạn có thể không có những tiện nghi như chúng ta hiện nay. Ví dụ, một con vật bị bệnh và một con người bị bệnh, con người có thể nói chuyện, chúng ta có thuốc giảm đau, chúng ta có nhiều cách, phương tiện và những thứ khác có thể giữ cho chúng ta vui vẻ, điều đó có thể cố gắng giải quyết tình huống khó khăn và bệnh tật của chúng ta, nhưng những con vật, chúng không thể nói chuyện. Vì vậy, mặc dù bị bệnh, chúng không thể nói, trừ khi là một cái gì đó có thể thấy thật dễ dàng, người ta cũng không biết nó. Và ngay cả giữa các loài động vật, nếu một con vật bị bệnh, sẽ không có con vật nào đến xem, thương xót cho bạn, nếu bạn là một con vật nhỏ trong khu rừng nào đó, bạn bị ốm, rất có thể một số dã thú khác có thể đến và ăn thịt bạn.

Con người, khi bạn ốm đau vẫn có người đến giúp đỡ, nâng đỡ bạn, bạn lúc nào cũng có thể gọi 911, là số đó phải không? ở Ấn Độ thì tôi không biết, có lẽ là số 100, người ta không biết vì điều đó không có nghĩa gì cả, bạn gọi và sau đó bạn thực sự không biết khi nào điều này xảy ra hoặc đến hoặc bất cứ điều gì.Vì vậy, những đại hành giả đó họ phải vui mừng. Đây là khoảnh khắc mà mọi người đều đau khổ, mọi người đều thờ thẩn kiểu “Tôi bệnh quá”, họ đúng là phóng đại và họ có thể bị bệnh 20%, rồi họ làm cho nó giống như 50%, và nếu bạn kêu họ diễn tả, họ muốn diễn tả như thể họ là người duy nhất đang đau khổ trên thế giới, họ thực sự kiệt sức theo kiểu này, chúng ta ai cũng đều giống nhau.

Nhưng những đại hành giả, họ thực sự hoan hỉ, họ vui mừng rằng họ đang đau đớn. Họ vui vì có thể tịnh hóa một số nghiệp tiêu cực mà họ đã tích lũy trong quá khứ để không phải chịu đựng trong tương lai, trong tương lai có thể đau khổ tệ hơn nhiều, bây giờ là con người nên không hẳn là xấu. Vì vậy, dựa vào đó và cũng như khi họ đau đớn, họ cố gắng hiểu người khác và họ sử dụng nỗi đau đó để hiểu nỗi đau và nỗi thống khổ của những người khác và họ sử dụng điều đó như một năng lượng để khởi phát lòng từ bi đối với những người khác qua thấu hiểu nỗi đau của những người khác.

TÂM

Cho nên, đó chính là tâm của bạn. Bạn đang bị đau đầu dữ dội, các đại hành giả, họ sử dụng nó như một công cụ để phát triển lòng từ bi, họ sử dụng nó như một công cụ và rồi họ hoan hỉ và họ vui vẻ. Trong khi những người bình thường họ đau đầu dữ dội, họ có thể gây phiền toái cho một số người, họ có thể dễ nổi nóng, họ có thể chửi mắng và người nào đó còn la hét. Mức độ đau giống như 20%, có rất nhiều khả năng họ muốn làm như 50-60% hoặc thậm chí nhiều hơn trong một số trường hợp.

Như tôi đã nói lần trước, đây là một trong những lý do tại sao sự hiểu biết về tính không lại rất quan trọng, cực kỳ quan trọng. Khi bạn hiểu được tính không, thì bạn sẽ nhận ra rằng chính tâm phóng chiếu mọi thứ. Tất cả chính là do tâm tạo ra mọi thứ, đổ tội mọi thứ, phóng chiếu mọi thứ. Nhưng những người là chúng sinh phi thường, họ hiểu điều đó và họ không dính mắc đến mà coi đó như là ảo ảnh, vì vậy họ không bị nó ảnh hưởng. Nhưng giống như những chúng sinh bình thường, những thứ là do chúng ta phóng chiếu mọi thứ và sau đó chúng ta ở trong ảo tưởng. Chúng ta không thể xem nó như là một ảo ảnh, nhưng chúng ta lại đang ở trong ảo ảnh. Điều sai lầm là, chúng ta có nhiều thăng trầm và nó giống như chúng ta tạo ra nhiều nỗi đau, sự kỳ vọng vân vân vì ảo tưởng đó.

Tình huống của chúng ta rất giống theo kinh văn của Đức Phật, nó khá là thú vị. Nhà ảo thuật tạo ra, ví dụ, một chiếc xe hơi, nhà ảo thuật tạo ra một chiếc xe hơi tuyệt đẹp, không có thật, nó là thứ mà anh ta tạo ra bằng các kỹ năng của mình như là các kỹ năng ảo thuật. Vì vậy, sau đó anh ấy gắn chặt vào nó và anh ta biết rằng nó không rõ ràng có, nhưng anh ta lại gắn chặt vào nó.

Có vài mức độ loại người, kiểu người đầu tiên giống như anh ta tạo mọi thứ ra, rồi anh ta không biết đây là ảo tưởng và sau đó anh ta cuốn hút vào đến mức anh ta khóc, lo lắng, buồn, vui, buồn, vui, buồn, vui và anh ta giống như một làn sóng hơn.

Loại người thứ hai biết rằng mọi thứ đều là ảo ảnh, nhưng họ giống như một nhà ảo thuật biết điều này là không có thật, nhưng lại bám chặt vào nó. Khi nó có ở đó, anh ta vui vẻ, khi nó không có ở đó, anh ấy không vui vẻ, có thể người ở trạng thái thứ hai [không vui vẻ] nhiều hơn nếu nhà ảo thuật không thể nhìn thấy chiếc xe. Hãy xem những người này, những người biết rằng đó là ảo ảnh, chỉ là do ma thuật tạo ra, nhưng anh ta vẫn dính mắc vào nó. Vậy đây là loại người thứ hai, bây giờ loại người thứ ba là những người giống như những chúng sinh bậc thánh [Arya], những chúng sinh phi thường hoặc những đại hành giả đã chứng ngộ, là những người xem mọi thứ như là ảo ảnh nhưng họ không bị nó ảnh hưởng. Họ thấy mọi thứ chỉ là ảo tưởng và họ không bị nó ảnh hưởng. Vì vậy, chúng ta phải đạt đến mức độ thứ ba như loại người thứ ba nơi chúng ta có thể xem mọi thứ như là ảo ảnh, đồng thời, rất quan trọng, không dính mắc vào nó, không ở trong ảo tưởng với điều đó, không bị nhầm lẫn với điều này. Ngày nay, những lời dạy thâm sâu về tính không khá giống các phát hiện gần đây nhất của các nhà vật lý học, khá gần gũi, họ nói rằng những sự vật xuất hiện không thực sự hiện hữu như cách nó xuất hiện đối với mắt.

Hãy lấy một ví dụ về màu sắc, nếu bạn nhìn sâu hơn nữa và phân tích màu sắc, tất cả những gì bạn tìm thấy là những sóng nào đó, và nếu phân tích nhiều hơn nữa, bạn có thể không tìm thấy gì trong đó. Đây giống như chỉ được tâm chúng ta phóng chiếu khi sự vật không tồn tại bởi chính nó. Đó là do tâm phóng chiếu, nó giống như một rạp chiếu bóng bạn nhìn thấy nhiều thứ trên màn hình, phía sau bạn có một máy chiếu.

Vì vậy, lúc đầu, bạn có thể nghĩ rằng “À cái này đang được chiếu bằng một máy chiếu” và sau một lúc, bạn bị cuốn vào một bộ phim đang được chiếu nên bạn quên mất cái máy chiếu. Bây giờ bạn nhìn thấy mọi thứ như nó hiện hữu ở đó, vì vậy dựa vào đó bạn vui, bạn buồn, bạn vui hay buồn, điều gì tốt đẹp đang xảy ra, bạn rất vui, điều gì lạ không thoải mái đang xảy ra, bạn buồn, nó giống như bạn xem một bộ phim và giống như đó là những cuộc chiến tranh trong bộ phim. Vì vậy, đây chính xác là cách các sự vật, mỗi và mọi thứ, đã được phóng chiếu, vì vậy theo nghĩa đó, mọi thứ đều không có thật, không có gì là thật, không có gì là thật đối với tâm chúng ta, bất cứ những gì bạn thấy đều không có thật trong tâm của chúng ta. Cho nên, đó là lý do tại sao chúng tôi bắt đầu buổi học. Sao im lặng vậy! Điều đó thực sự khiến tôi bật cười, vẫn chưa bắt đầu vào Tâm kinh, tôi đang tự hỏi sao không thấy ai nói năng gì?

Vì vậy, giống như nhiều người có thể xem và hiểu hoặc nghĩ rằng các giáo lý của Đạo Phật giống như một số người nói rằng Đạo Phật là một loại khoa học về tâm hoặc tâm lý học, về điều này và điều kia. Họ có lý do bởi vì trong Đạo Phật, mỗi và mọi thứ đều dựa trên tâm bởi vì tâm là người tạo ra tất cả. Đạo Phật nói rằng Phật giáo không tin vào Đấng Tạo Hóa, không có một Đấng Tạo Hóa nào như vậy, nhưng tâm tạo ra tất cả. Đó không phải là tâm của ai đó, đó là tâm của chính bạn, tâm của chính bạn tạo ra mọi thứ, vì vậy, thật là tốt khi bạn hiểu rằng bạn phải chịu trách nhiệm về mọi thứ. Điều gì đó tốt đẹp là vì bạn, điều gì đó tồi tệ là vì  bạn.

Tôi có một người bạn, anh ta là một tài xế xe ô tô, nó là xe tuck tuck hay xe ba bánh, tôi không rõ bạn gọi là gì, cứ cho là xe taxi nhỏ có ba bánh, đó là cách chúng tôi đi xe ở Ấn Độ. Vậy, có một người lái xe và anh ta tin vào Hồi giáo, nên tất nhiên anh ta tin vào Đấng Tạo Hóa. Anh ta có vẻ không thực sự giàu có, nhưng nhìn chung anh ta là một người rất tốt, tôi thích anh ta ở nhiều khía cạnh. Nhưng một ngày nọ, chỉ là cuộc thảo luận của chúng tôi, bởi vì chúng tôi đang ở trong ô tô, chúng tôi phải di chuyển khoảng 7-8 phút và tôi chỉ nói chuyện gì đó. Sau đó, anh ta bắt đầu nói về gia đình mình như là anh ta có một đứa con gái vân vân, điều này đang xảy ra, điều kia đang xảy ra, vân vân và vân vân và tôi nghe có vẻ như có một số người thành thật giúp anh ta nuôi dạy con gái nên cô con gái có thể được gửi vào trường đại học để học và mọi thứ với tôi nghe có vẻ là một số người đang giúp đỡ.

Vì vậy, chỉ cần cố gắng hỏi một số câu hỏi chung chung về điều đó và tôi có thể cảm thấy như là anh ta không cảm thấy biết ơn đối với những người trợ giúp, anh ta không cảm thấy biết ơn nhiều đối với những người đã giúp đỡ. Nó hơi lạ đối với tôi và sau đó tôi hỏi một cách rõ ràng “Ý anh là gì? Anh thấy những người đó thế nào? ” Và anh ấy nói như là à Allah đang giúp đứa con gái, nhưng đối với anh ta, người thực sự đã giúp giống như một người giao hàng hơn.

Ví dụ, bạn sống xa cha mẹ và cha mẹ bạn gửi phô mai hoặc bánh quy, giả sử vậy, và sau đó có một người giao hàng giao bánh cho bạn. Khi bạn nhận được bánh quy, bạn thực sự cảm thấy rất biết ơn cha mẹ bạn đã gửi bánh, tất nhiên, nếu chúng ta thích bánh quy.

Bạn thấy đấy, đôi khi mọi người thậm chí không nhìn người giao hàng, bạn không quan tâm lắm vì bạn biết rằng anh ta có tiền trả riêng cho mình, vì vậy anh ta chẳng làm gì ở đây cả, anh ta là người duy nhất mà người mẹ gửi lòng tốt của mình vào đó. Đó là những gì mọi người thường thấy, phải không? Cho nên, người này, tôi đang nói về cá nhân người này, cách anh ta nói chuyện với tôi, tôi cảm thấy như thể anh ta nhìn người đã đối xử tốt với anh ta như một người giao hàng, và đó không công bằng.

Vì vậy, họ thấy rằng Thượng Đế là người đã gửi tất cả những sự giúp đỡ đó và người đàn ông này chỉ là một người giao hàng. Anh ta cũng không cảm thấy biết ơn người này vì người này là một người giao hàng và người này kiếm lời cho riêng mình từ việc giao hàng, chẳng hạn, những người giao hàng này được trả tiền, giống như bạn đặt hàng trực tuyến, có một người giao hàng, bạn không cảm thấy nhiều về điều đó vì bạn cũng đã trả tiền cho việc giao hàng này. Tương tự như vậy, anh ta dường như cảm thấy như thế và tôi không chắc liệu đó có phải là với tất cả mọi người hay không, tôi không nói rằng đó là cảm giác của tất cả những người theo bất kỳ tôn giáo nào. Nhưng người cụ thể mà tôi gặp này dường như đang có suy nghĩ đó. Thật là buồn và không thực sự công bằng. Anh ta có lẽ cũng không cảm thấy biết ơn cha mẹ của mình người đã thực sự hy sinh cả cuộc đời của họ, anh ta nghĩ như thể chính Đấng Sáng Tạo đã làm tất cả những điều này và những người kia giống như người trung gian, giống như người giao hàng, và người cha hoặc người mẹ đang làm tất cả những điều tử tế này, họ làm việc vất vả, chúng ta nói giống như, “OK, Đấng  Sáng Tạo nào đó khiến ông ấy làm điều đó”.

Mỗi cá nhân đều khác nhau, vì vậy tôi xem đó là một vấn đề của cá nhân. Tuy nhiên trong Đạo Phật không có Đấng Tạo Hóa nào mà là tâm, tâm tạo ra mọi thứ. Vì vậy, bạn có thể cho tâm của bạn những lời phê bình, nếu bạn vui vẻ là do cái tâm riêng biệt của bạn, nếu bạn không vui là vì cái tâm riêng biệt. Vì vậy, nếu bạn nghĩ theo cách là có một phạm vi mà bạn có thể phát triển bản thân mình thì một lần nữa, nghiệp riêng của bạn và nghiệp riêng của cha mẹ bạn là khác nhau. Người đã tốt với bạn, những gì họ đang làm là vì bản tính của bạn, nên bạn cảm kích người đó vì tấm lòng từ bi của họ. Ngay cả một số phát hiện ngày nay cũng cho những kết quả khá tương tự và những phát hiện của vật lý lượng tử cũng rất hữu ích để hiểu rằng đó chính là tâm của bạn tạo ra, gây ra, phá hủy mọi thứ xảy ra với chúng ta. Cho nên, khi chúng ta biết ý nghĩa, thì những từ ngữ chỉ là từ ngữ. Nếu bạn có thể bước đi mà không cần gậy chống, và gậy chống có mục đích gì? Vì vậy, đó là lý do tại sao chúng ta chú ý nhiều hơn vào bước đi. Vậy chúng ta hãy xem bản kinh, bạn đã hiểu khá nhiều ý nghĩa rồi, đó là ý nghĩa của bản kinh, đó là những gì kinh đã giải thích. Vì vậy, bạn chỉ có thể tiếp tục một lần nữa thì bạn có thể cảm nhận nó nhiều hơn.  

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (tiếp theo)   

Lần trước chúng ta đã nói tới…

… một thời,
Đức Thế Tôn, ngự tại núi Linh Thứu,
nơi thành Vuơng Xá cùng với chúng đại Tỳ kheo
và chúng đại Bồ tát đồng câu hội.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập chánh định thậm thâm quang minh tuyên thuyết chánh pháp.

Tôi nghĩ rằng đã nói xong phần đó.

Cũng ngay khi ấy, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát  Ma Ha Tát

Cũng ngay khi ấy, ngay khi ấy nghĩa là khi Đức Phật nhập thiền định. Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát là một trong những vị Bồ tát, một trong những đệ tử của Đức Phật vào thời điểm đó, cũng ở đó vào thời điểm đó, Quán Tự Tại Bồ Tát cũng

hành thậm thâm Bát-nhã ba -la- mật- đa
quán thấy năm uẩn đều không có tự tánh.

Vì vậy Quán Tự Tại Bồ Tát cũng thiền định về sự toàn hảo thâm sâu của trí tuệ [bát nhã ba la mật], thực hành tính không của năm uẩn. Năm uẩn là một cái gì đó mà bạn sẽ tìm thấy ở bên dưới đây. Khi Đức Phật đang thiền định, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát cũng đang quán chiếu về tính không và trí tuệ chứng ngộ tính không. Lúc ấy qua oai lực của Đức Phật, tôn giả Xá Lợi Tử đã nói điều này với Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, Xá Lợi Tử là một trong những đệ tử chính của Đức Phật như tôi đã nói ở buổi học trước. Vì vậy, Xá Lợi Tử hỏi Quán Tự Tại Bồ Tát, không phải là tôn giả tự mình nghi ngờ và tự mình hỏi, mà vị ấy giống như nhờ oai lực của Đức Phật, Xá Lợi Tử, ngay cả khi tôn giả không muốn, câu hỏi cũng tự động bật ra, vị ấy tự động nêu câu hỏi nhờ oai lực của Đức Phật. Tôn giả giống như là, qua thần giao cách cảm, mặc dù không muốn, Đức Phật đã làm cho vị ấy nói điều đó, hỏi điều đó, nên đây là nhờ sự gia trì, cách Đức Phật gia trì cho tôn giả nói những lời này mà không cần sự kiểm soát của vị ấy. Có ba loại có thể qua thân, qua ý và qua ngôn từ, vì vậy loại này là qua lực của tâm, qua oai lực thiền định của Đức Phật. Đức Phật đã gia trì cho tôn giả và cho vị ấy nhìn thấy, phát ra câu hỏi này qua oai lực của Đức Phật. Và câu hỏi là,

“Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào muốn hành thậm thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thì nên tu học như thế nào?”

vì vậy câu hỏi giống như là, tiếng Anh không thực sự giống như tiếng Tây Tạng, vì vậy, trong tiếng Tây Tạng, giống như Xá Lợi Tử hỏi Quán Tự Tại Bồ Tát là:

Làm thế nào những người mong muốn hiểu được tánh không, thực hành bát nhã ba la mật, và trí tuệ chứng ngộ tánh không và tánh không, vậy làm thế nào để người ta có thể thực hành về hai điều này, trí tuệ chứng ngộ tánh không và trí tuệ, bát nhã ba la mật và trí tuệ chứng ngộ tính không.

Vì vậy Khi ấy, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, đáp lời tôn -giả Xá- Lợi Phất rằng:

Bây giờ ở đây bạn có thể thấy có hai tên khác nhau như Xá Lợi Tử và Xá Lợi Phất, cả hai đều giống nhau, Xá Lợi Tử là tên, Tử [putra] giống như là con trai, Xá Lợi [Shari] giống người mẹ, Xá Lợi được đặt theo tên của người mẹ. Tôi sẽ không đi sâu vào câu chuyện, nhưng Xá Lợi là tên của người mẹ. Vì vậy, ông là con trai của người mẹ đó, đó là lý do tại sao mọi người gọi ông là Xá Lợi Tử.

Và Xá Lợi Phất, dvati [Phất] giống họ của người cha. Vì vậy, Xá Lợi Phất giống một phần tên người mẹ và một phần tên người cha, Xá Lợi Tử chỉ là tên mẹ. Vậy đây chỉ là cùng một người. Cho nên, khi Xá Lợi Tử  hỏi Quán Tự Tại Bồ Tát làm thế nào để thực hành bát nhã ba la mật đa và tánh không, thì Quán Tự Tại Bồ Tát trả lời, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đã nói điều này với tôn giả Xá Lợi Tử, đây là những gì mà Quán Tự Tại Bồ Tát đã nói:

“Này Xá Lợi Tử, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào muốn hành thậm thâm Bát nhã ba- la- mật- đa,
thì nên quan sát chân chánh
hành tướng năm uẩn đều không có tự tánh”

Vậy phần này giống như Quán Tự Tại Bồ Tát trả lời một cách ngắn gọn. Cho nên, sau đó Quán Tự Tại Bồ Tát trả lời bằng cách gắn liền với ngũ đạo [năm con đường]. Để đạt được Phật quả bạn phải trải qua năm con đường đạo: tư lương đạo [con đường tích lũy], gia hành đạo [con đường chuẩn bị], kiến đạo [con đường thấy], học đạo [con đường thiền định] và vô học đạo [không còn học]; vô học đạo là một trạng thái của Đức Phật. Có bốn con đường đạo mà bạn phải trải qua, đi qua, cho nên những người nói chung, những người bình thường như chúng ta, chúng ta còn thậm chí chưa ở trên con đường thứ nhất, bạn phải thành tựu Bồ Đề Tâm, khi bạn trở thành Bồ tát thì bạn sẽ đi trên con đường thứ nhất.

Nên bây giờ Quán Tự Tại Bồ Tát sẽ giải thích ngắn gọn và sau đó Bồ Tát Quán Tự Tại sẽ giải thích chi tiết, vì vậy, đây là dòng Quán Tự Tại Bồ Tát đang giải thích ngắn gọn rằng “Này Xá Lợi Tử, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào” có nghĩa là bất kỳ thiện nam tử, “thiện nam tử” ở đây có nghĩa là bất kỳ người con trai nào tin hoặc tin tưởng, hoặc mong muốn hiểu tính không, người sẵn sàng hiểu tính không, người quyết tâm hiểu tính không hoặc bất kỳ người con gái nào sẵn sàng hiểu tính không, những người mong muốn hiểu tánh không. Trên đó,

nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào muốn hành thậm thâm Bát nhã ba- la- mật- đa,”
thì “nên quan sát chân chánh hành tướng năm uẩn đều không có tự tánh”

Vì vậy, ở đây 5 uẩn, như tôi đã nói ở trên, bạn sẽ tìm thấy ở dòng cuối cùng, 5 uẩn là: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, nó giống hiện tượng hữu vi hơn và sau đó, không, đây chỉ có bốn, nên bắt đầu từ sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành và sau đó là thức. Đây là năm uẩn, vì vậy Quán Tự Tại Bồ Tát nói rằng năm uẩn đó bạn nên quan sát “một cách chân chánh hành tướng năm uẩn đó” như tôi vừa đề cập “cũng đều không có tự tánh”.

Nó chính xác là những gì chúng ta đã thảo luận trước đây, bản chất vốn có, tự nó nó không tồn tại như nó trình hiện đối với tâm của chúng ta, nó lệ thuộc theo cách phụ thuộc lẫn nhau, theo cách nó đang là. Chúng ta thấy điều này không phải vì thứ gì đó tồn tại tự nó không có phụ thuộc vào tâm, nhưng chúng ta thấy nó bởi vì tâm chúng ta phóng chiếu. Vì vậy, trước hết là một câu trả lời ngắn gọn và rồi sau đó vị bồ tát sẽ nói thêm chi tiết, cho nên ở đây bồ tát nói rằng sau khi nói qua một cách ngắn gọn, thì vị bồ tát giải thích chi tiết, vì vậy khi giải thích vào chi tiết, bồ tát sẽ giải thích bằng cách gắn liền vào các con đường đạo, như tư lương đạo, gia hành đạo, kiến đạo, học đạo, vô học đạo. 

“Sắc tức là Không, Không tức là sắc.
Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc.

Vì vậy, khi gắn liền với việc thực hành tư lương đạo, vị bồ tát nói “Sắc tức là không,sắc tức rỗng không, rỗng không tức là sắc và rỗng không chẳng khác sắc và sắc chẳng khác với rỗng không, nên gọi là tính không bốn lần. Vì vậy điều này,

 Tương tự như vậy, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều là Không”.

Đầu tiên, tính không bốn lần này, khi bồ tát nói “sắc tức là rỗng không”, có nghĩa là sắc như nó vốn đã tồn tại đối với tâm chúng ta, nhưng sắc không hiện hữu như nó trình hiện chỉ đối với tâm của chúng ta. Vì vậy, tâm trình hiện như nó vốn đã tồn tại, nhưng lại không có hiện hữu, khi bạn kiểm tra thật kỹ lưỡng, nó vốn đã tồn tại rỗng không. Vì vậy đó là lý do tại sao nó được gọi là “sắc tức là không” không có nghĩa là sắc không hiện hữu, dĩ nhiên sắc hiện hữu, nhưng sắc không hiện hữu như nó trình hiện đối với tâm của chúng ta, đó là ý nghĩa của “sắc tức là rỗng không“.

Vì vậy, bây giờ cái thứ hai là “rỗng không tức sắc“, các sự vật có thể vốn đã không tồn tại, nhưng sắc vẫn tồn tại. Cho nên, mặc dù nó vốn đã không hiện hữu, nhưng nó vẫn hiện hữu bằng cách phụ thuộc theo duyên khởi, theo cách đó, rỗng không tứcsắc.  Vậy bây giờ “rỗng không chẳng khác sắc”, có nghĩa là bạn không thể tách rời tính không ra khỏi sắc. Nó là một thực thể, nó giống như hai mặt của một đồng tiền, nó chỉ là một thực thể. Bạn không thể nào phân loại thứ mà tâm của chúng ta đã phóng chiếu, đó là sự rỗng không và đối với tôi là điều gì đó khác biệt. Cái mà chính tâm chúng ta phóng chiếu, chẳng hạn cái cốc, hay chiếc xe đang được tâm chúng ta phóng chiếu là rỗng không và cũng có một chiếc xe hơi.

Vì vậy, bạn không thể tách rời phần rỗng không đó hoặc đó là phần được phóng chiếu từ sắc hoặc từ chiếc xe. Đó là lý do tại sao rỗng không chẳng khác với sắc, và sắc cũng không khác với rỗng không, vì vậy, bạn không thể nào tách rời hai điều này ra. Cho nên, theo cách tương tự, cảm thọ cũng vậy, cảm thọ tức là không, rỗng không tức là cảm thọ, rỗng không chẳng khác cảm thọ, cảm thọ chẳng khác rỗng không. Tưởng cũng vậy, tưởng cũng là một trong các tâm sở nghĩ rằng “À đây là cái kia, à đây là cái này”, đây là tâm phân biệt các sự vật theo thực thể của chính nó. Cũng vậy tưởng là rỗng không, rỗng không là tưởng, rỗng không chẳng khác tưởng, tưởng chẳng khác rỗng không. Tương tự như vậy, hành cũng giống như vậy. Ý thức tức rỗng không, rỗng không tức ý thức, ý thức không thể tách rời khỏi tính không, tính không không thể tách rời khỏi ý thức, đó là lý do tại sao nó có ý nghĩa như vậy. Và có lẽ chúng ta dừng tại đây, như vậy chúng ta kết thúc tính không được gắn liền với tính không bốn lần và là thực hành tư lương đạo, những chúng sinh đó đã ở trên đạo lộ tích lũy. Vì vậy, chúng ta sẽ đi tiếp đến phần thứ hai, gia hành đạo, sự thực hành con đường chuẩn bị, vào tuần sau.

Vấn đáp

1.  Thỉnh thoảng khi thiền, tôi nghĩ về một số khoảnh khắc vui nhộn trong cuộc sống của mình. Làm thế nào tôi có thể ngừng điều đó? Đôi khi nó khiến tôi bật cười.

Nói chung đều phụ thuộc vào lý do tại sao một người ngồi thiền. Nếu bạn muốn tìm một chút bình yên, hạnh phúc, tình yêu thương chốc lát, có lẽ bạn có thể nghĩ tức thì về một số khoảnh khắc hài hước. Nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào loại thiền nào mà bạn đang thiền nếu ý định bạn đang thiền là thiền tịch [thiền tập trung], và thiền cũng là một công cụ để áp dụng các đối trị. Thiền là một công cụ mà bạn có thể áp dụng các đối trị như tình yêu thương, lòng từ bi, cảm thông, nhẫn nhịn, độ lượng, đạo đức, trí tuệ; các khả năng thiền phân tích là tất cả những thứ này. Vì vậy, nếu bạn đang thiền để giảm bớt căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, tức giận, ghen tị và cố chấp, kiêu hãnh, những thứ này, bạn phải chắc chắn rằng bạn không phân tâm vào những thứ khác ngoài các đối trị đó, bởi vì đây là thứ sẽ giúp chúng ta làm điều này, nhưng nói chung là không sai khi suy ngẫm về những khoảnh khắc hài hước, nó giống như chúng ta xem một đoạn video vui nhộn hoặc chúng ta nghe một số câu chuyện cười và tất nhiên nó mang lại cảm giác bình yên và hạnh phúc chốc lát chỉ để tạo ra một lúc dễ chịu. Vâng, đây cũng không sao, không phải là vấn đề.

2. Trong vật lý lượng tử, không thể tách rời thực thể quan sát ra khỏi vật thể đối tượng.  Thực thể quan sát không thể tách nó ra khỏi đối tượng. Điều đó thực sự thú vị và rất  giống với Đạo Phật.

Vâng, điều đó rất đúng. Ở những người theo Đạo Phật, có 4 trường phái khác nhau: Trường phái Hữu Bộ, Trường phái Kinh Lượng Bộ, Trường phái Duy Thức và Trường phái Trung Đạo. Theo Trường phái Duy Thức, bạn không thể tách rời mắt và sắc. Sắc là một thực thể với mắt, vì vậy, chỉ là không có gì bên ngoài, chỉ là trong mắt bạn. Ví dụ, bạn đang ngủ và bạn đang mơ, bạn vẫn có thể thấy một trăm con voi trong căn phòng nhỏ của mình, điều này là không thể, không có hàng trăm con voi trong phòng, nhưng điều đó có thể xuất hiện đối với tâm của bạn. Trong những giấc mơ có thể có nhiều điều buồn cười có thể không tồn tại, nhưng mọi thứ đã trình hiện đối với nhãn thức, nhưng đó không có thật, không phải là đúng thật. Cho nên Trường phái Duy Thức mới nói rằng đó chính xác giống như những giấc mơ, không có xe hơi hay cây cối ngoài đó, nó chỉ là một thực thể của tâm. Đây là một thực thể của nhãn thức, vì vậy, thực thể quan sát hay ý thức chẳng khác nhau, không có ý thức, không có sắc mà sắc đó là thực thể khác với ý thức.

  1. “Có phải sự rỗng không tương tự với hư vô. Thầy có thể giải thích thêm về sắc và vô sắc không? ”

Rất khác nhau. Bạn có thể thấy một số người giải thích sự rỗng không gần như không có gì khác, nhưng đây là một sự nhầm lẫn rất lớn trong đó, sự khác biệt rất lớn, hư vô và rỗng không. Hư vô,theo tôi hiểu từ hư vô nghe có vẻ như sự vật hoàn toàn không tồn tại, theo nghĩa đó, sắc không phải là hư vô bởi vì sắc tồn tại. Nhưng sắc là rỗng không có nghĩa là sắc đó tồn tại, nhưng nó không tồn tại theo cách nó trình hiện đối với tâm của chúng ta. Hãy xem các màu sắc hiện hữu, à, lần trước chúng ta đã thảo luận về điều này là có một số loài động vật không nhìn thấy được nhiều màu sắc, chúng giống như là bị mù màu nên tất cả những gì chúng nhìn thấy có thể giống như màu trắng và đen và tôi không biết liệu chúng có nhìn thấy bốn loại màu hay không, nhưng chúng không thể nhìn thấy nhiều màu. Vì vậy, nếu ai đó hỏi liệu màu tự nó có thực sự tồn tại hay không, thì đó là một câu hỏi lớn. Không, tất cả là đều trong mắt, không phải ở ngoài kia. Màu không tự nó hiện hữu, nên nó chỉ là trong mắt. Nó chỉ được phóng chiếu bởi đôi mắt nhìn thấy nó. Vì vậy, đôi mắt phóng chiếu các màu khác nhau có thể nhìn thấy các màu khác nhau, mắt không chiếu các màu khác nhau thì không nhìn thấy các màu khác nhau.

4. Vậy sắc và tính không có phải là hai mặt của đồng tiền? Đúng vậy, sắc và tính không giống như bạn không thể tách rời sắc ra khỏi tính không và tính không ra khỏi sắc. Những gì chúng ta thấy là do tâm của chúng ta phóng chiếu và những gì tâm của chúng ta phóng chiếu là những gì chúng ta thấy. Sắc là những gì tâm của chúng ta phóng chiếu và những gì tâm của chúng ta phóng chiếu là sắc. Điều này thật thú vị và qua vật lý lượng tử có lẽ nó có thể rõ ràng hơn một chút. Cố gắng suy nghĩ về những gì mà nhà vật lý lượng tử nói, thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, giống như chúng ta tiến gần hơn đến tính không vậy, là thứ về ảo ảnh, thứ về nhà ảo thuật và những thứ này sẽ thực sự giúp chúng ta đến gần hơn và hiểu nó nhiều hơn. 5. Chẳng lẽ chúng ta nói rằng Phật tánh cũng là rỗng không?

Đúng vậy, mọi thứ, Đức Phật, Phật tánh, kinh văn, bản thân tánh không, cũng là rỗng không, mọi thứ. Mỗi và mọi thứ đều được tâm chúng ta phóng chiếu, nhưng vấn đề là chúng ta có thấy nó phụ thuộc lẫn nhau, chúng ta có thấy nó tự hiện hữu không phụ thuộc vào tâm, vốn đã tồn tại hay không, vì vậy đó là những gì chúng ta bị nhầm lẫn. Ồ, đây là một câu hỏi rất hay. Cảm ơn bạn.

6. Và cũng vậy khi chúng ta hiểu được sự phụ thuộc lẫn nhau thì chúng ta có thể hiểu được tính không?

Đúng vậy, nếu chúng ta có thể hiểu được sự phụ thuộc lẫn nhau vi tế nhất thì chúng ta đã hiểu được tính không đó. Cho nên, duyên khởi hay sự phụ thuộc lẫn nhau có ba tầng lớp, khi nhận ra được cái vi tế nhất, chúng ta phải đi qua tánh không.

7. Có khi nào chúng ta chứng được tính không?

Có đấy, sự phụ thuộc lẫn nhau là định nghĩa của tính không, không nghĩ đến sự phụ thuộc lẫn nhau, thì không có cách nào mà người ta có thể chứng được tính không.

Tôi thực sự rất vui khi nói về những điểm này và tôi hy vọng rằng theo thời gian mọi thứ ngày càng rõ ràng hơn, cho nên tôi không tập trung quá nhiều vào các từ bởi vì nếu bạn hiểu được vấn đề, thì đã ích lợi. Vì vậy, nếu bạn không nắm được vấn đề, thì mặc dù chúng ta cố gắng đi qua các nghĩa của từ, bạn có thể biết được các nghĩa của từ, nhưng bạn không nắm được vấn đề, thì chẳng ích gì. Việc đọc những bản văn này trong vài lần sẽ rất tốt, bạn có thể không hiểu bất cứ điều gì, nhưng sau đó nó sẽ tạo ra một nền tảng trong tâm của bạn.

Bai ghi từ buổi Pháp Thoại của Lama Nawang Kunphel về Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, ngày 20/06/2021, do “On The Road of Yoga” tổ chức.