Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – W5

…”Xá Lợi Tử, vì không sở đắc nên chư Bồ-Tát an trú trong bát nhã bala mật đa, tâm không ngăn ngại, không sợ hãi,
xa lìa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh niết bàn.
Chư Phật trong ba đời đều nương theo bát nhã ba la mật đa mà được đạo quả vô thượng chánh đẳng, chánh giác.
Do vậy, nên biết bát nhã ba la mật đa là đại thần chú, là thần chú cực sáng,
là thần chú tối thượng, thần chú bất đồng bực mà đồng bực,
thần chú bạt trừ hết thảy khổ não, chân thật, không hư dối.
Ngài tuyên nói chú bát nhã ba la mật đa như sau:

TADYATHA [OM] GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODHI SVAHA
(Đi qua, Đi qua, Qua bờ bên kia, Qua đến bờ bên kia, Vô thượng chánh giác, Svaha!)

“Này Xá Lợi Tử, vị Bồ Tát  Ma Ha Tát nên học thậm thâm bát nhã ba la mật đa như thế.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn xuất định và tán thán Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng:
 “Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử, đúng thật như thế.
Đúng thật như thế; các ông nên hành sâu bát nhã ba la mật đa đúng như lời ông thuyết khiến chư Phật cũng đều tùy hỷ.”
Khi Đức Thế Tôn dạy thế xong, tôn giả Xá Lợi Phất,
Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát  Ma Ha Tát
cùng tất cả chúng hội Thiên, Nhân, Phi nhân và Càn thát bà, thảy đều hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

Như thường lệ, chúng ta sẽ có một bài thiền ngắn, và có lẽ chúng ta sẽ đi hết bản Tâm Kinh, bây giờ chúng ta sẽ cùng đọc hết bài kinh. Tâm Kinh là một trong những bộ kinh được biết đến nhiều nhất, và đây là một trong những bộ kinh mà hầu như bất cứ khi nào bạn nhận được bất kỳ giáo huấn nào, bất kỳ bài giảng đặc thù nào cũng là một trong những kinh mà các Đạo sư chắc chắn sẽ đi qua bản kinh này đầu tiên, và bản kinh này cũng được biết là loại bỏ được các chướng ngại. Một số người mỗi khi gặp một số trở ngại, thì đây là một trong những cách thử đến với kinh.

Vì vậy sẽ rất tốt nếu tất cả chúng ta đều có thể nói/ đọc, bởi vì tất cả các bạn có lẽ đều đã biết đặc tính cơ bản của bản kinh, nên sẽ rất tốt nếu bạn có thể vừa đọc qua bản kinh, vừa có thể suy ngẫm về ý nghĩa. Tôi chưa bao giờ đọc, tôi chưa bao giờ nói kinh này bằng tiếng Anh, vì vậy tôi không biết nó sẽ diễn ra như thế nào, hãy thử xem. Trong tu viện, tất cả chúng tôi sẽ nói bằng ngôn ngữ khác không phải bằng tiếng Anh. Nhưng rồi tôi nghe nói mọi người đọc bằng tiếng Anh theo những phong cách khác nhau của riêng họ, vì vậy đừng lo lắng về cách bạn đọc, miễn là bạn có thể đọc tiếng Anh, bạn nên tự hào và cứ đọc nó như bình thường.

Vì vậy trước khi đọc, chúng ta hãy thiền quán một chút chỉ để chọn một động lực. Lý do tại sao động lực lại rất quan trọng là vì phần lớn những sự việc chúng ta làm trong cuộc đời chỉ là để đạt được điều gì đó cho bản thân hoặc đạt được một điều gì đó thuộc về thế gian, một cái gì đó rất tạm thời. Vì vậy, Tâm Kinh này, loại giáo pháp này không phải chỉ để đạt được hạnh phúc tức thời, không chỉ là loại bỏ một số chướng ngại, không chỉ để có hạnh phúc nào đó cho kiếp này, mà còn là để chuyển hóa nội tâm của chúng ta. Trong một tâm thức bị giảm phẩm chất khiến chúng ta đau khổ không chỉ trong đời này, mà còn trong tất cả các kiếp, không chỉ cho bản thân mình, mà còn cho tất cả chúng sinh. Vì vậy, chọn động cơ đúng đắn là rất quan trọng.

Cho nên động lực đúng đắn là ngay cả từng giây, phút chúng ta đều dùng cho suy nghĩ về một tri kiến thâm sâu có khả năng không chỉ mang lại an bình bên trong bản thân mình, mà còn trên toàn thế giới, không chỉ mang lại hạnh phúc giống như hạnh phúc tạm thời, mà còn có tiềm năng mang lại hạnh phúc tối thượng bằng cách loại bỏ tất cả các tiêu cực, đó là lý do tại sao việc chọn một động lực là rất quan trọng và chúng ta sẽ đọc bản kinh. Do vậy tôi chỉ đọc bốn dòng cầu nguyện, sau đó chúng ta sẽ thực hiện thiền định.

 (cầu nguyện)

Vậy chúng ta hãy bắt đầu thiền quán. Một thời thiền ngắn để chọn một động lực đúng đắn. Ba, hai và một. 

(thời thiền ngắn trong vài phút)

Trong thế giới này, mỗi và mọi hoạt động dù là bằng thân hay khẩu, thì mỗi và mọi hoạt động đều do động cơ hoặc có thể do ý định, vì vậy, không có chủ đích hay động cơ thì sẽ không có gì xảy ra. Mỗi và mọi hành động diễn ra trên thế giới này là vì động cơ hay ý định. Cho nên, động cơ đúng đắn, động cơ tích cực hoặc ý định sẽ dẫn đến một hành động tích cực nói chung. Động cơ hoặc ý định tiêu cực dẫn đến hành động tiêu cực. Vì vậy, động cơ hoặc ý định là rất quan trọng vì không có thì sẽ không có gì xảy ra.

Điều này cũng cho thấy rằng thân và khẩu của chúng ta chỉ là nô lệ của tâm thức. Đó là tâm thức của chúng ta điều khiển, nếu tâm là cái gì đó tích cực thì sự thể hiện của thân và khẩu sẽ xuất hiện theo cách tích cực, nếu tâm là tiêu cực thì thân và khẩu sẽ trở thành tiêu cực. Và tâm tiêu cực không phải vì bản chất chúng ta tiêu cực, tâm tiêu cực bởi vì sự vô minh. Ở đó những tâm tiêu cực có rất nhiều như bám víu, ghen tị, đố kỵ, bản ngã, kiêu căng, tham lam; và tất cả giống như những cảm nghĩ hoặc cảm giác không thoải mái, và cũng bao gồm căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, và tất cả những điều này. Tất cả đều khởi phát từ vô minh và sự vô minh đó có thể được loại bỏ bằng tri kiến được trình bày trong kinh gọi là Tâm Kinh. Vậy, chúng ta hãy đi hết bản kinh.

Kính lễ chư Phật, Bồ Tát [kính lễ Tam Bảo chư Thánh] Tôi nghe như vầy, một thời,
Đức Thế Tôn, ngự tại núi Linh Thứu,
nơi thành Vuơng Xá cùng với chúng đại Tỳ kheo
và chúng đại Bồ tát đồng câu hội.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập chánh định thậm thâm quang minh tuyên thuyết chánh pháp.
Cũng ngay khi ấy, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát
hành thậm thâm Bát-nhã ba -la- mật- đa
quán thấy năm uẩn đều không có tự tánh.
Nương nơi oai thần của Phật, tôn giả Xá Lợi Tử hướng về Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát thưa rằng:
“Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào muốn hành thậm thâm bát nhã ba la mật đa thì nên tu học như thế nào?”
Khi ấy, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát  Ma Ha Tát, đáp lời tôn  giả Xá Lợi Phất rằng:
“Này Xá Lợi Tử, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào muốn hành thậm thâm bát nhã ba la mật đa,
thì nên quan sát chân chánh
hành tướng năm uẩn đều không có tự tánh”
“Sắc tức là không; không tức là sắc.
Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.
Tương tự như vậy, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều là không.
Này Xá Lợi Tử, vì thế hết thảy các pháp đều rỗng không, không có tướng,
không sanh, không diệt, không nhớp, không sạch, không thêm, không bớt.”
“Này Xá Lợi Tử, cho nên trong không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức;
không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi, không thân, không ý.
Không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp.
Không có nhãn giới, không ý giới, cho đến cũng không có ý thức giới.
Không có vô minh và không có hết vô minh,
không có già chết, cho đến cũng không có hết già chết.
Tương tự, không khổ, tập, diệt, đạo.
Không trí, không đắc và cũng không có không sở đắc.
“Xá Lợi Tử, vì không sở đắc nên chư Bồ Tát an trú trong bát nhã bala mật đa, tâm không ngăn ngại, không sợ hãi,
xa lìa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh niết bàn.
Chư Phật trong ba đời đều nương theo bát nhã ba la mật đa mà được đạo quả vô thượng chánh đẳng, chánh giác.
Do vậy, nên biết bát nhã ba la mật đa là đại thần chú, là thần chú cực sáng,
là thần chú tối thượng, thần chú bất đồng bực mà đồng bực,
thần chú bạt trừ hết thảy khổ não, chân thật, không hư dối.
Ngài tuyên nói chú Bát-nhã ba-la-mật-đa như sau:

TADYATHA [OM] GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODHI SVAHA

“Này Xá Lợi Tử, vị Bồ Tát Ma Ha Tát nên học thậm thâm bát nhã ba la mật đa như thế.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn xuất định và tán thán Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng:
“Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử, đúng thật như thế.
Đúng thật như thế; các ông nên hành sâu bát nhã ba la mật đa đúng như lời ông thuyết khiến chư Phật cũng đều tùy hỷ.”
Khi Đức Thế Tôn dạy thế xong, tôn giả Xá Lợi Phất,
Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát
cùng tất cả chúng hội Thiên, Nhân, Phi nhân và Càn thát bà, thảy đều hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

Quán chiếu về ý nghĩa trong khi chúng ta cầu nguyện là rất quan trọng. Chính mục đích của việc cầu nguyện cũng là để chúng ta có thể hiểu và chúng ta có thể quán chiếu về ý nghĩa theo trình tự. Đó là mục đích cầu nguyện và những lời cầu nguyện của Đạo Phật không giống như những lời cầu nguyện khác, không phải là cầu nguyện trong kinh này, không giống như chúng ta đang cầu nguyện một sự thỏa hiệp nào đó với Đức Phật giống như tôi đem tặng cái này cho bạn, bạn sẽ phải cho tôi cái đó hoặc tôi sẽ đưa nó cho bạn để tôi có thể có cái kia, tôi có thể có cái này. Các lời cầu nguyện của Đạo Phật không phải như vậy, mà giống như đọc đơn thuốc như tôi đã nói trước đây, khi ốm đau chúng ta đến bệnh viện, bác sĩ sẽ cho toa, chúng ta sẽ lấy thuốc theo toa đó. Vì vậy, đây là những toa thuốc cho thấy các loại thuốc và dành cho bệnh nội tâm của chúng ta có thể như là lo lắng, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, ghen tị, đố kỵ và vân vân. Vì vậy những lần đọc kinh này giống như để nhớ toa thuốc và thuốc được ghi trong đơn.

Chỉ cần nhớ thì không có hiệu quả để đạt được hạnh phúc và bình yên thực sự bên trong tâm của chúng ta. Vì vậy, không chỉ bằng cách ghi nhớ các loại thuốc được kê trong toa thuốc này, ở đây là Tâm Kinh, nhưng hãy nhớ việc hiểu biết về thuốc để áp dụng, thuốc tính không, thuốc từ bi. Ở đây, nhất là thuốc về ngũ đạo [năm con đường], ít nhất việc rèn luyện về ngũ đạo là những gì chúng ta cho là phải làm để loại bỏ các vấn đề hoặc tất cả các vấn đề về tâm và những cảm xúc đau khổ về tinh thần mang lại. Nên thật sự rất vui khi đọc kinh cùng với tất cả các bạn, một cảm giác rất khác, rất hay và tôi thực sự rất vui.

Giờ tôi nghĩ có thể chúng ta đã đến trang số sáu. Vì vậy, trước khi đi đến phần này, tôi mới nghĩ nên nói, giống như một sự ôn lại, tất cả các vấn đề và đau khổ đều đến từ những cảm xúc tiêu cực. Tất cả những cảm xúc tiêu cực này đều xuất phát từ sự vô minh và vô minh đó không ngoài sự vô minh về sự tồn tại vốn có, sự vô minh về hiểu biết bản chất thực của hiện tượng. Do vậy, bản chất thực sự của hiện tượng là bạn có thể nói bằng một từ đơn giản bản chất thực của hiện tượng là tính không.

Tính không không phải là sự không có gì cả. Sự rỗng không không có nghĩa là sự vật đó không tồn tại. Dĩ nhiên mọi thứ tồn tại, nhưng đồng thời sự vật không tồn tại theo cách nó xuất hiện đối với tâm của chúng ta. Cách hiện tượng tồn tại rất giống theo cách thức phụ thuộc lẫn nhau, không có gì tồn tại độc lập, nhưng đáng tiếc đó là cách nó xuất hiện đối với tâm của chúng ta. Khi chúng ta nhìn vào các hiện tượng xuất hiện như thể hiện tượng tồn tại bởi chính nó. Nhưng đó là một cái gì đó không tồn tại, không có gì tồn tại bởi chính nó, không có gì tồn tại vốn có. Mỗi và mọi thứ đều rỗng không của sự tồn tại vốn có, đó là lý do tại sao tính không ở đó để loại bỏ sự vô minh thực sự.

Có điều đó trong tâm, chúng ta đi vào câu kệ này như sau:

“Xá Lợi Tử, vì không sở đắc nên chư Bồ Tát an trú trong bát nhã bala mật đa, tâm không ngăn ngại, không sợ hãi,

Xá Lợi Tử, vì không sở đắc’, ở đây có nghĩa là Bồ Tát Quán Tự Tại đang nói với tôn giả Xá Lợi Tử, gọi tôn giả Xá Lợi Tử bằng tên ông là Xá Lợi Tử. “Vì không sở đắc”, trước đó chúng ta đã nói về không sở đắc, dĩ nhiên là có sở đắc, nhưng ở đây nó có nghĩa là không có sở đắc vốn dĩ tồn tại. Mỗi và mọi sự đạt được đều là phụ thuộc lẫn nhau.

Vì vậy, không có sở đắc vốn dĩ tồn tại. Trong nhiều tôn giáo khác, họ đều nói rằng sự thành tựu tối thượng, cao nhất hay trạng thái của Thượng đế là điều không đạt được, nhưng lại có một thứ trường cửu hơn, trạng thái của Thượng đế hay một Đấng Sáng Tạo không giống như là đã có một người trước đó và rồi người đó đạt được trạng thái của Đấng Sáng Tạo. Lý do là những tôn giáo đó tin vào một Đấng Sáng Tạo, thì sẽ rất khó cho họ, nhiều người trong số họ không có tượng hoặc bất kỳ hình ảnh hoặc hình dạng của Đấng Sáng Tạo bởi vì họ thấy nó mâu thuẫn. Nếu Đấng Sáng Tạo có một cơ thể, thì phải có một người nào đó đã tạo ra cơ thể đó, vì vậy giống như phải có một cái gì đó hoặc một người nào đó trước, rồi họ tạo ra Đấng Sáng Tạo đã được tạo ra.

Trong Hồi giáo, họ không có bất kỳ thứ gì, bất kỳ bức tượng nào, chỉ có những dòng chữ trong nhà thờ Hồi giáo của họ, và lý do là họ thấy thật mâu thuẫn nếu họ có hình tướng của một Thượng Đế. Ví dụ, mọi thứ có hình tướng của chúng ta phải có một cái gì trước đó để tạo thành cái đó. Do vậy, trước khi tạo thành cái tách, phải có thứ gì đó, có thể là đất sét hoặc thứ gì để tạo thành cái tách này. Miễn là cái tách có hình dạng, nên trước khi hình thành cái tách này thì phải có cái gì trước đó. Vì vậy, mỗi và mọi hiện tượng đều khá tương tự nhau, đó là lý do tại sao họ không thể nói rằng Đấng Sáng Tạo có một hình tướng, đó là lý do tại sao họ không thể viết về Đấng Sáng Tạo, họ không thể thể hiện Đấng Sáng Tạo bằng hình tướng, vì vậy thành tựu hoặc phẩm chất của Đấng Sáng Tạo là không đạt đến được.

Sử dụng từ ‘thành tựu’ hoặc ‘đạt được’[sở đắc], hẳn là có lúc người đó chưa đạt đến được. Nói rằng cây hoa đã phát triển, thì phải có lúc cây hoa chưa phát triển, nếu không bạn sẽ không thấy được thứ đang phát triển nếu đã có sẵn ở đó trong thời gian không giới hạn. Bạn không thể nói rằng bầu trời đã hoàn thành, bầu trời đã đạt tới hoặc bầu trời đang to lớn hơn bởi vì bầu trời là thường hằng, nó luôn luôn ở đó, vì vậy không có từ nào cho nó. Giống như đối với sự đang to lớn hơn, bạn không thể thấy sự đang to lớn hơn bởi vì nó đã luôn ở đó, nó đã là thường hằng. Vì vậy ở đây, tất nhiên, có sự thành tựu qua áp dụng phương cách đối trị, chẳng hạn bằng cách thực hành tình yêu thương và lòng từ bi, thì sự tức giận hoàn toàn có thể được loại bỏ, và trạng thái không giận dữ có thể đạt được, nhưng ở đây lại nói rằng không sở đắc [không đạt được], có nghĩa là không sở đắc vốn dĩ đã tồn tại, vì vậy mỗi và mọi sở đắc là rỗng không của sự tồn tại vốn có, đó là ý nghĩa của nó. Cho nên đó là lý do tại sao

nên chư Bồ Tát an trú trong bát nhã bala mật đa, tâm không ngăn ngại, không sợ hãi

cho thấy về các vị Bồ Tát, như tôi đã nói, là những hành giả có Tâm Bồ Đề, là tâm mong muốn đạt được sự giác ngộ. Vì vậy, những hành giả đó, họ an trú trong bát nhã ba la mật đa, ở đây bát nhã ba la mật đa là trí tuệ chứng ngộ tánh không. Họ thực hành và họ nương tựa vào hiểu biết về tính không để đạt được cứu cánh Niết bàn, vì vậy Niết bàn là sự giải thoát, sự thoát khỏi đau khổ để đạt đến trạng thái Niết bàn hoặc đạt đến trạng thái hoàn toàn tự do, hạnh phúc vô biên. Và cách để đạt đến hạnh phúc không giới hạn là qua loại bỏ tất cả những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, họ loại bỏ tất cả những cảm xúc tiêu cực bằng cách thực hành bát nhã ba la mật.

tâm không ngăn ngại, không sợ hãi’, ở đây tâm không bị che khuất, sự che khuất là sự che khuất của vô minh và vân vân. Dĩ nhiên ở đó tất cả chúng đều là những cảm xúc tiêu cực, nhưng cái che khuất chính ở đây là tâm bám chấp, đó là tâm vô minh. Và qua sự hiểu biết họ cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi, bởi vì đôi khi lần đầu tiên một người chứng ngộ được sự rỗng không, người đó có thể có chút sợ hãi vì mọi thứ sụp đổ. Giống như bạn dành cả cuộc đời của mình trong một loại ảo tưởng, giống như bạn dành toàn bộ thời gian để mơ những điều không có thực. Như tôi đã nói một trong những ví dụ rất hay để có cái nhìn thoáng qua về tính không là hiểu cảm giác của bạn khi vừa tỉnh dậy sau cơn ác mộng, sự vật không còn tồn tại, nhưng chúng ta hiểu rằng sự vật mà chúng ta thấy trong giấc mơ không có tồn tại trong thực tế, nhưng chúng ta vẫn có sự vô minh về sự thật là có một giấc mơ, ở đó sự vô minh về sự thật là không thực, không như nó xuất hiện.

Nếu chúng ta thấy ai đó đang đuổi theo để giết chúng ta, chúng ta chạy như là có chuyện vậy, nhưng khi tỉnh dậy, chúng ta nhận ra rằng “Ồ, không có gì cả, không có ai đuổi theo chúng ta cả”. Vì vậy, khi đó bạn nhận ra giống như một ảo ảnh nhỏ, chúng ta nhận ra ảo ảnh mà chúng ta đang ở trong đó, vì ảo ảnh đó mà nó cũng mang lại đau khổ và hạnh phúc. Nếu bạn thấy mình trúng xổ số hoặc bạn có được những gì bạn muốn, thì bạn rất hạnh phúc, nhưng khi bạn thức dậy, thì không có gì cả, có một sự thay đổi.

xa lìa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết Bàn.

xa lìa hẳn điên đảo mộng tưởng’, vậy ở đây điên đảo mộng tưởng cũng lại là sự vô minh, không hiểu, không thể nhìn thấy cách thức tồn tại thực sự, bản chất thực sự của hiện tượng, bản chất phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng. Do đó, bằng cách thực hành như những vị Bồ tát đó, ‘họ đạt đến cứu cánh Niết bàn’ hay nói cách khác bạn cũng có thể gọi nó là ‘giác ngộ, giải thoát khỏi đau khổ’. Vì vậy, hai dòng kệ này chỉ ra cách thức mà các vị Bồ tát đạt được giác ngộ.

Và sau đó là nói về việc không chỉ các vị Bồ tát mà tất cả các vị Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, tất cả đều thành tựu, bởi vì hiểu biết về bát nhã ba la mật đa hay hiểu biết về tính không là một cách và là cách duy nhất để đạt được giác ngộ. Do đó, bản kinh nói rằng:

Chư Phật trong ba đời đều nương theo Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được đạo quả vô thượng chánh đẳng, chánh giác.

Kinh nói rằng ‘Chư Phật trong ba đời’: những vị Phật trong quá khứ, những vị Phật trong tương lai và những vị Phật hiện tại. Ở đây cũng là lý do tại sao nói không chỉ một vài vị Phật, không chỉ một số vị Phật đạt được giác ngộ qua thực hành bát nhã ba la mật đa hay tính không, không chỉ một vài vị Phật mà còn mỗi một vị Phật trong quá khứ, hiện tại, vị lai là những người hoàn toàn tỉnh thức đến giai đoạn vô thượng, giai đoạn toàn hảo, giác ngộ hoàn toàn. Vì vậy, tất cả những vị Phật, họ đều đạt được giác ngộ bằng cách nương theo sự thực hành tính không, hay nói cách khác, bát nhã ba la mật đa. Vì vậy, thực hành tính không là một cách và là cách duy nhất để đạt được giác ngộ.  Một số người nói rằng “Ồ, chỉ cần đọc câu chú, bạn sẽ thoát khỏi đau khổ, tất cả những đau khổ; bạn chỉ cần cầu nguyện và bạn có thể đạt được sự giác ngộ”. Không phải, dĩ nhiên, tất cả những điều tích cực là một điều kiện [duyên] trợ giúp, không có hạt giống thì không có cách nào bạn có thể trồng cây, không có hạt táo thì không có cách nào bạn có thể trồng cây táo. Nhưng bạn cũng có thể cần một số thứ khác làm điều kiện, không chỉ là hạt giống, mà bạn cần đất thích hợp, thời tiết tốt, độ ẩm, phân bón, tất cả những thứ này. Giống như vậy, hạt giống là hai thứ: tâm từ bi hay Tâm Bồ Đề và trí tuệ chứng ngộ tánh không. Vì vậy, hai thứ này là những hạt giống, dĩ nhiên, bạn cũng cần một số thứ khác làm điều kiện.

Cho nên không có những hạt giống như vậy thì không có cách nào bạn có thể trồng một cây táo, tương tự không có sự thực hành bát nhã ba la mật thì không có cách nào người ta có thể đạt được sự giác ngộ. Vì vậy đó là lý do tại sao dưới đây lại nói về cách thực hành bát nhã ba la mật bằng việc nêu tên các câu chú. Ở đây nói về năm câu chú, bạn có thể đếm,

Do vậy, nên biết Bát-nhã ba-la-mật đa là đại thần chú, là thần chú cực sáng,

là thần chú tối thượng, thần chú bất đồng bực mà đồng bực,

thần chú bạt trừ hết thảy khổ não, chân thật, không hư dối.

Do vậy, nên biết bát nhã ba la mật đa là đại thần chú’, một, ‘thần chú cực sáng’, hai, ‘thần chú tối thượng’, ba, ‘thần chú bất đồng bực mà đồng bực’, bốn, trong bản dịch tiếng Anh là ‘the mantra equal to the unequaled’, không, tôi nghĩ nên là ‘the mantra of equal and unequal’ thì sẽ có ý nghĩa hơn.

Nên đó là câu thần chú thứ bốn và câu thần chú thứ năm là ‘thần chú bạt trừ hết thảy khổ não’, vì vậy ở đây nói về năm câu chú, nói về cách thực hành bát nhã ba la mật hoặc tính không bằng cách nêu tên các câu chú. Lý do tại sao nêu tên các câu thần chú này, như tôi đã nói trong một số buổi học nào đó trước đây, tôi không chắc rằng tôi đã nói trong lớp học này, là bởi vì câu thần chú có hai phần trong đó thể hiện sự bảo vệ tâm hoặc việc bảo vệ tâm là ý nghĩa thực sự của câu chú.

Cho nên, ở đây chúng ta nói về năm cách thực hành bát nhã ba la mật và tất cả đều được gọi tên là thần chú [mantra], có nghĩa là bảo vệ tâm vì đó là cách để bảo vệ tâm và đạt được hạnh phúc, bảo vệ tâm không rơi vào hố sâu của cảm xúc tiêu cực và sự vô minh. Vì vậy, việc bảo vệ tâm không đi vào hướng tiêu cực là bảo vệ tâm không sa vào sự vô minh.

Vì vậy, câu thần chú đầu tiên là đại thần chú, có nghĩa là sự thực hành bát nhã ba la mật. Gọi là thần chú bởi vì nó là thứ giúp chúng ta không chỉ thoát khỏi luân hồi đau khổ, mà nó còn giúp chúng ta thoát khỏi tâm tự cho mình là trung tâm – hoặc có thể là tâm ích kỷ – là thứ duy nhất mà tôi mong mỏi để đạt sự giác ngộ.

Vậy câu thứ hai là thần chú cực sáng. Đây là lý do tại sao nói thần chú cực sáng bởi vì tri kiến này, trí tuệ toàn hảo này không chỉ giúp chúng ta loại bỏ sự vô minh về sự tồn tại vốn có, mà nó còn giúp chúng ta thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, ghen tị, đố kỵ, cố chấp, v.v. Đó là lý do tại sao nó được gọi là thần chú cực sáng, bởi vì nó thực sự giúp chúng ta loại bỏ mọi sự vô minh.

Câu thứ ba là thần chú tối thượng. Lý do tại sao gọi là thần chú tối thượng bởi vì không có phương pháp nào khác hiệu quả hơn phương pháp này để đạt được giác ngộ, không có phương pháp nào khác hiệu quả hơn việc thực hành bát nhã ba la mật để đạt được sự giác ngộ, đó là lý do tại sao nó được gọi là thần chú tối thượng, vì nó là vượt trội, không có gì vượt qua được, không có gì tốt hơn được.

Thần chú bất đồng bực mà đồng bực, lý do tại sao nói thần chú bất đồng bực mà đồng bực, ở đây, bất đồng bực là thành tựu của một Thanh Văn. Các đệ tử của Phật có thể được phân thành ba: Thanh Văn, Độc Giác và Hành Giả Đại thừa, vì vậy, hai loại này là Hành Giả Tiểu Thừa, rồi Hành Giả Đại Thừa. Do vậy Hành Giả Tiểu Thừa được chia thành hai: Độc giác và Thanh Văn. Thanh Văn là những người gần Phật, nhận giáo lý từ Phật để giải thoát khỏi đau khổ chỉ cho riêng mình. Vì vậy, bạn nhận ra đây cũng tương tự với việc thoát khỏi đau khổ chỉ cho bản thân. Nhưng chủ yếu họ thường tự thực hành khi Đức Phật không có mặt, đó là lý do tại sao họ được gọi là Độc Giác. Vì thế sự thành tựu của Thanh Văn và Độc giác – thành tựu của các Hành Giả Tiểu Thừa này – được gọi là bất đồng bực bởi vì những thành tựu này không cùng bực với Phật quả, bởi vì thành tựu của họ thấp hơn nhiều, đó là lý do tại sao gọi là bất đồng bực và đồng bực là cùng bực đối với Phật quả là sự mở rộng ra.

Vì vậy, thần chú này là sự thực hành viên mãn, là một thần chú mà qua đó chúng ta đạt được thành tựu không cùng bực và cũng đạt được thành tựu cùng bực có nghĩa là sự thành tựu không chỉ Thanh Văn và Độc Giác mà còn là Phật Quả, đó là thần chú thứ tư. Và thần chú thứ năm là ‘thần chú bạt trừ hết thảy khổ não’, là bởi vì sự thực hành bát nhã ba la mật không chỉ giúp chúng ta loại bỏ đau khổ, mà còn cả nguyên nhân của đau khổ là các cảm xúc tiêu cực, đó là lý do tại sao gọi là thần chú bạt trừ hết thảy khổ não. Vì vậy, năm điểm hay thần chú này cũng được đề cập trong một số giảng giải, chúng cũng được đề cập đến bằng cách gắn liền năm thần chú này với năm đạo lộ [con đường] như tôi đã đã đề cập trước đây: tư lương đạo, gia hành đạo, kiến đạo, học đạo và vô học đạo.

Vì vậy ‘chân thật, không hư dối’, năm điểm này – bát nhã ba la mật và những điều có thể đạt được qua việc thực hành bát nhã ba la mật – đây là những điều chúng ta phải hiểu là chân thật. Cho đến nay những điều đó đã được chứng minh bởi vì có rất nhiều hành giả đã thành tựu theo cách như vậy, và do đó không bị ép buộc bởi vì nó mang lại kết quả bằng cách thực hành bát nhã ba la mật đó. Cho nên, tất cả chư Phật vị lai, đặc biệt là chư Phật quá khứ và hiện tại đều đạt được theo cùng một cách thức. Tất cả các vị Phật trong quá khứ và hiện tại và tất cả những đại hành giả đó, cách họ giải thoát khỏi đau khổ qua việc loại bỏ cảm xúc tiêu cực đó và cách họ có thể loại bỏ cảm xúc tiêu cực này bằng việc loại bỏ vô minh qua sự hiểu biết về tính không. Đó là ý nghĩa của nó. Vì vậy,

Ngài tuyên nói chú Bát-nhã ba-la-mật-đa như sau:

TADYATHA [OM] GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODHI SVAHA

Chú này thường được gọi là thần chú Tâm Kinh, tương tự theo cách chúng ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM, cũng là thần chú rất có hiệu lực để thoát khỏi những chướng ngại.

TADYATHA [OM] GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODHI SVAHA

(Đi qua, Đi qua, Qua bờ bên kia, Qua đến bờ bên kia, Vô thượng chánh giác, Svaha!)

Ở đây lại cũng cho thấy về năm đạo lộ, ‘TADYATHA’ là như thế này [một thán từ nghĩa là như thê này, như sau, như là, đó là] ; ‘OM’, đây là nguyên âm A, O, M, đây là  ba từ, ba chữ cái hoặc chủng tự, trong đó A, O, M thể hiện thân, tâm ý, khẩu. Thân, tâm ý, khẩu bất tịnh, cần chuyển hóa thành thân, tâm ý, khẩu thanh tịnh. Đó là nghĩa của OM.

GATE giống như đi qua, GATE lại đi qua, PARAGATE giống như qua bờ bên kia. PARASAMGATE qua đến bờ bên kia, hoàn toàn qua bờ bên kia, và BODHI là Đức Phật [Vô thượng chánh giác]. Vì vậy, ở đây có GATE, một, GATE, hai, PARAGATE, ba, PARASAMGATE, bốn và BODHI là năm, ở đây một lần nữa ngài nói về năm con đường.

Để đạt được Phật quả, chúng ta phải đạt được năm mức độ, năm tầng hoặc năm con đường. Vì vậy, nó giống như bằng cách thực hành tính không, bạn phải đạt được GATE, con đường thứ nhất, GATE con đường thứ hai, PARAGATE, con đường thứ ba, PARASAMGATE con đường thứ tư và cuối cùng là PHẬT QUẢ. Bạn phải trải qua hết tư lương đạo và gia hành đạo. Nếu ai đó nói rằng đó là điều duy nhất [tư lương đạo và gia hành đạo] để đạt được Phật quả, thì không, bạn cũng phải trải qua PARAGATE, đó là kiến đạo. Nhưng không chỉ vậy, bạn phải đi đến PARASAMGATE, đó là con đường thiền định [học đạo], nhờ đó bạn có thể đạt được trạng thái của Phật. Vì vậy, đó là lý do tại sao câu thần chú:

TADYATHA [OM] GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODHI SVAHA

Nên kế đó kinh cho thấy “Này Xá Lợi Tử, vị Bồ Tát  Ma Ha Tát nên học thậm thâm Bát nhã ba la mật đa như thế.”

Cho nên Bồ tát Quán Tự Tại nói với tôn giả Xá Lợi Tử “Này Xá Lợi Tử, vị Bồ Tát Ma Ha Tát nên học thậm thâm bát nhã ba la mật đa như thế.” Do vậy, cách để thực hành bát nhã ba la mật đa ​​là những gì kinh cho thấy ở đây, bạn nên thực hành bát nhã ba la mật theo cách như vậy để đạt được Phật quả. Và để đạt được Phật quả, người ta phải trải qua bốn con đường: GATE, GATE, PARAGATE và PARASAMGATE.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn xuất định và tán thán Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát  Ma Ha Tát rằng:

Bấy giờ, Đức Thế Tôn xuất định’, vì vậy vào lúc đó khi Bồ Tát Quán Tự Tại đang nói tất cả những điều này với Xá Lợi Tử, thì Đức Phật đang thiền định, do thần lực của Đức Phật mà cả hai đều đang hỏi và trả lời.

Vì vậy, vào lúc đó khi họ chấm dứt câu hỏi và trả lời, thì Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ‘xuất định và tán thán’. Đức Phật đưa ra lời tán thán với Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát  Ma Ha Tát, Bồ Tát Quán Tự Tại là Bồ Tát Quán Thế Âm, Đức Phật đã xuất ra khỏi thiền định và sau đó Ngài tán thán về những gì mà Bồ Tát Quán Tự Tại đã trả lời tôn giả Xá Lợi Tử. Đức Phật nói:

 “Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử, đúng thật như thế.

Đúng thật như thế. Các ông nên hành sâu bát nhã ba la mật đa đúng như lời ông thuyết khiến chư Phật cũng đều tùy hỷ.”

Vì vậy, đây là những lời nói của Đức Phật, cho nên đây là những gì Đức Phật thực sự đã nói như Đức Phật đã chứng kiến, và hai người kia đang hỏi và trả lời. Do đó, không phải tự chính họ đang hỏi và trả lời, mà nhờ vào thần lực của Đức Phật, họ nói ra mà không cần lực của chính họ, giống như họ chỉ nói những lời thực sự được thốt ra từ miệng nhờ thần lực của Đức Phật. Vì vậy, sau khi kết thúc, Đức Phật đã tán thán ‘Đúng vậy, đúng thật như thế, đúng thật như lời ông thuyết’.

Khi Đức Thế Tôn dạy thế xong, tôn giả Xá Lợi Phất,

Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát  Ma Ha Tát

cùng tất cả chúng hội Thiên, Nhân, Phi nhân và Càn thát bà, thảy đều hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

Vì vậy ở đây kinh nói ‘Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát  Ma Ha Tát cùng tất cả chúng hội Thiên, Nhân, Phi nhân và Càn- thát -bà, thảy đều hoan hỷ, tín thọ phụng hành. Cho nên, vào lúc Đức Phật đang thiền định ở đó và tôn giả Xá Lợi Tử và Bồ Tát Quán Tự Tại có câu hỏi và trả lời, thì có rất nhiều Bồ Tát Ma Ha Tát ở nơi đó nhận giáo pháp, có rất nhiều chư Thiên của cõi dục giới. Ở đây các vị Trời không có nghĩa là Đấng Tạo Hóa, Đấng Tạo Hóa không tồn tại, nhưng ở đây là một vị Thánh Thiên, Thánh Thiên nghĩa là họ cũng đã nhiều lần trở thành những vị Trời.

Chư Thiên chỉ là hình sắc cao của chúng sanh, chúng ta cũng đã là vị Trời nhiều lần và chúng ta cũng sẽ trở thành bất cứ lúc nào trong tương lai. Vì vậy đã có rất nhiều vị Trời cũng đến nhận giáo pháp thâm sâu này. Có rất nhiều người [Nhân], Phi nhân cũng là một vị Trời, nhưng Phi nhân là người có thần lực kém hơn, và Càn thát bà, đây chỉ là một chúng sinh khác. ‘Tất cả họ thảy đều hoan hỉtín thọ phụng hành lời của Đức Thế Tôn’. Vì vậy, đây là những gì của Tâm Kinh.

Tóm lại, tất cả những gì bạn phải hiểu là:

     – bản chất tột cùng của các hiện tượng,

     – tính không đó là điểm chính và cách tính không có thể được thực hành ở năm con đường đạt đến Phật quả.

     – và mỗi và mọi cảm xúc tiêu cực phát sinh từ sự vô minh và sự vô minh phát sinh do thiếu thực tại tương tùy [sự phụ thuộc lẫn nhau] thâm sâu .

Cho nên khi chúng ta thiếu sự hiểu biết như vậy, chúng ta sẽ có tất cả những vấn đề này và do đó chúng ta đau khổ trong thế giới này. Vì vậy, có lẽ tôi sẽ kết thúc ở đây.

Trả lời câu hỏi  

1. Nếu bầu trời là thường hằng thì không mâu thuẫn với vô thường chứ?

Ở đây sự thường hằng là cái gì đó không thay đổi theo nhân và duyên, còn vô thường là cái gì đó bị thay đổi theo những nguyên nhân của nó. Vậy vô thường phải là cái gì đó thay đổi trong từng giây từng phút cho nên mỗi và mọi thứ mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt của mình làm thay đổi mọi thứ, thay đổi liên tục. Đúng vậy, những hạt bụi trên bầu trời thay đổi liên tục, gió trên bầu trời thay đổi liên tục, nhưng bầu trời tự nó không bao giờ thay đổi, nó vẫn thấy ở đó. Nhưng dĩ nhiên, chúng ta phải làm một phân loại rất nhỏ ở đây, như có những thứ mọi người nói đến và sau đó mọi người nghĩ, và rồi có một sự thực, ví dụ, khi chúng ta nhìn vào con chó, chúng ta thấy rằng “Ồ, tôi có thể nhìn thấy một con chó” thì những gì bạn thực sự thấy là màu sắc và hình dạng của con chó.

Nếu ai đó nói rằng màu sắc và hình dạng mà bạn nhìn thấy là thứ nó thực sự là, vậy màu sắc và hình dạng có thực sự là một con chó hay không? Nếu con chó là màu sắc, thì màu sắc là con chó hay sao? Hình dạng của con chó là con chó hay sao? Vậy thì không phải, màu sắc của con chó không phải là con chó, hình dạng của con chó không phải là con chó. Nhưng người ta vẫn nói rằng “Chúng tôi nhìn thấy con chó khi chúng tôi nhìn thấy màu sắc và hình dạng của con chó”. Vậy thì cũng tương tự logic ở đây, khi chúng ta nhìn lên bầu trời, chúng ta thấy cái gì đó như chúng ta có thể thấy một số màu sắc hoặc giống hệt như khi chúng ta nhìn vào nước, chúng ta thấy màu xanh lam. Nhưng có màu nào trong đó không? Không, chỉ là sự phản chiếu của bầu trời, phải không?

Vì vậy, khi chúng ta nhìn lên bầu trời, nếu không có bụi hoặc nếu không có gì ở đó, thì chúng ta sẽ chẳng thấy gì. Cho nên, chúng ta có thể thấy là bầu trời đã làm thay đổi cái này và cái kia giống như những đám mây có thể thay đổi. Và theo nghĩa đó, những đám mây là vô thường nhưng không phải là bầu trời. Một câu hỏi rất hay.

2. Người giác ngộ không cùng bực là như thế nào? Tiểu thừa có thể đạt được Phật quả     mà không qua con đường Bồ tát đạo hay không?Không có cách nào cho sự thành tựu bất đồng bực của Tiểu thừa cho dù đó là con đường của Thanh Văn hay con đường của Độc giác, vì vậy không có cách nào họ có thể đạt được giác ngộ, sự giác ngộ hoàn toàn, trạng thái của Phật quả, trừ khi họ thực hành con đường của Bồ tát, họ phải đi suốt năm con đường này qua tư lương đạo, gia hành đạo, kiến đạo, thiền định. Đó là lúc họ có thể đạt được Phật quả, đó là lý do tại sao lại nói GATE GATE PARAGATEPARASAMGATE để đạt được BODHI.

Vì vậy, chúng ta phải đi hết qua bốn điểm này. Và có phải chúng ta đang ở mức độ đầu tiên hay không? Không, chúng ta không ở mức độ đầu tiên bởi vì chúng ta phải có được Tâm Bồ Đề, Tâm Bồ Đề chân thật, đó là khi một người bước vào con đường đầu tiên, sau đó, dần dần, từ từ, người đó đạt được trí tuệ hoặc tính không đặc thù, đó là khi người đó đạt tới gia hành đạo.

Khi một người thấy được tính không thực sự một cách trực tiếp, rõ ràng, mà không thực sự dựa vào ý niệm phân biệt, thì người đó đạt đến kiến đạo bởi vì đó là khi bạn thấy sự rỗng không một cách trực tiếp. Khi bạn đã thấy tính không, thì bạn còn phải rèn luyện lại nhiều lần, đó là con đường thiền định. Sau đó bạn đạt được Phật quả. 

3. Duyên khởi hay sự phụ thuộc lẫn nhau có ba tầng, vậy gồm những tầng nào?

Sự phụ thuộc lẫn nhau thô thiển, tinh tế và vi tế. Tầng thô là cây mọc từ hạt, chúng ta lớn lên từ mẹ của chúng ta. Tầng tinh tế là những bộ phận. Tầng vi tế [tinh tế nhất] phải đi qua sự rỗng không.

4. Xin hãy cứu lấy Đạo Phật ở Ấn Độ.

Vâng, đó là những gì tôi sẽ nói và Đạo Phật cũng có thể được lưu lại khắp mọi nơi vì lợi ích của các chúng sinh hoặc để mang lại hòa bình và hạnh phúc. Vậy thì, mỗi người và mọi người có một chút trách nhiệm, tôi sẽ cố gắng hết sức để thực hiện vai trò của mình để truyền bá Đạo Phật đến những người muốn hiểu, những người có nguyện vọng tu tập. /.

Ghi lại từ bài Pháp Thoại của Lama Kunphel, ngày 11 tháng 7 năm 2021, do “On The Road of Yoga” tổ chức.