Ba yếu tố căn bản của đường đạo – Huấn Thị Đốc Thúc Thành Tựu Khi Đã Xác Định Chắc Chắn – W13

Tuần 13: Huấn Thị Đốc Thúc Thành Tựu Khi Đã Xác Định Chắc Chắn

[14] Khi bản thân đã chứng ngộ chính xác
Các trọng điểm của tam tướng yếu đạo như thế
Này con ta, hãy ẩn tu (tìm nơi cô tịch), khiến sanh lực tinh tấn,
Và chóng thành tựu nguyện vọng (mục tiêu) tối hậu của mình.

Lama Tsongkhapa đang cho chúng ta lời khuyên nhỏ phải làm gì để có được tri kiến ​​về ba yếu tố căn bản của đường đạo này. Vì vậy, tôi nghĩ đây là một trong những điểm rất quan trọng và tôi thực sự muốn nhấn mạnh hoặc khuyên tất cả các bạn hãy hiểu phần này thật nghiêm túc, bởi vì khi bạn hiểu phần này một cách rất nghiêm túc, bạn sẽ biết cách đưa vào thực hành. Cho nên phần này, chúng ta sẽ đi qua mục đích của tất cả các điểm mà Lama Tsonkhapa đưa ra, trong những buổi học trước.

Chúng ta chỉ đề cập các điểm theo thời gian, trong lúc đó, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, tôi thực sự rất vui giải đáp vào cuối buổi như thế mọi thứ có thể rõ ràng rất nhiều, và chúng ta sẽ có một chủ đề mới cho buổi tiếp theo. Vì vậy trước hết, không làm mất nhiều thời gian, tôi muốn đi qua các điểm nói rằng:

Huấn Thị Đốc Thúc Thành Tựu Khi đã Xác Định Chắc Chắn

Câu này phác thảo những nét chính nói rằng ‘Huấn Thị Đốc Thúc Thành Tựu Khi đã Xác Định Chắc Chắn’, đó là thời điểm trong khoảnh khắc lúc Lama Tsongkhapa đang khuyên bảo về việc thực hiện những điểm mà bạn đã học trước đó vào thực hành. Vì vậy, ở đây câu thi kệ nói rằng:

Khi bản thân đã chứng ngộ chính xác
Các trọng điểm của tam tướng yếu đạo như thế
N
ày con ta, hãy ẩn tu (tìm nơi cô tịch), khiến sanh lực tinh tấn,
Và chóng thành tựu nguyện vọng (mục tiêu) tối hậu của mình.

 Vậy, sau khi chứng ngộ [nhận ra] và hiểu rõ điều này, bạn hãy ‘ẩn tu‘ hoặc bạn hãy ‘tìm nơi cô tịch‘ hoặc bạn hãy tìm một nơi mà bạn có thể thực hành và ‘khiến sanh lực tinh tấn’ và qua ‘sanh lực tinh tấn này’, có vẻ mọi thứ sẽ suôn sẻ, nhất là khi bạn là hành giả.

Sẽ có nhiều lúc thực sự khó khăn cho thực hành. Nhiều người thử nghiệm và nói như là “Có thể Đức Phật đang thử thách tôi”. Không có ai ở đó để thử thách bạn, nhưng vì nghiệp bất thiện của chính chúng ta, vì những dấu ấn tiêu cực của chính chúng ta trong quá khứ mà chúng ta gặp phải nhiều tình huống gay go khó mà đối mặt. Hệ quả, nhiều người thất bại, nhiều người không thể tiếp tục.

Tại tu viện của tôi, chúng tôi nói ‘cân nặng thực hành khác nhau’ mà tôi sẽ diễn dịch thành cái gì đó cho bạn hoàn toàn hiểu. Giống như  là tư duy hoặc hiểu biết để có được một gram hiểu biết về tri kiến ​​của Đức Phật, bạn phải có 10 kilogram công đức. Vì vậy, đó là lý do tại sao bạn phải có nhiều công đức, nếu không bạn có thể ở đó thực hành những điều nào đó, bạn có thể bắt đầu thực hành những điều nào đó, nhưng sẽ có rất nhiều trở ngại vì dấu vết của những nghiệp bất thiện trong quá khứ mà bạn đã can dự vào. Vì vậy, đó là lý do tại sao mọi thứ có thể không dễ dàng, nhưng bạn thực sự cần phải nỗ lực, vì vậy nỗ lực đúng đắn là rất quan trọng.

Và nỗ lực đúng đắn khi bạn thoát khỏi ba loại lười biếng mà tôi đã đề cập trước đó:1.  sự lười biếng trì hoãn chẳng hạn “Tôi sẽ làm điều đó sau, ngày mai và ngày mai nữa”, giống như sự lần lữa,2.  một sự lười biếng khác là sự thiếu sự tự tin “Tôi không thể/ không có khả năng làm được”, “Có thể tôi gặp vấn đề này mà nó phải là thế này, phải là thế kia”, bạn có mọi lý do để chứng minh rằng bạn không thể làm được, giống như bạn tự hạ mình xuống, bạn bước lùi lại với việc rèn luyện hoặc đi uống một thứ gì, đó là một kiểu lười biếng.3.  và loại lười biếng thứ ba là tham gia vào những việc ít quan trọng hơn, chẳng hạn như khi phải thực hành giáo pháp, chúng ta lại chỉ tham gia vào các sự việc và vấn đề của cuộc sống này. Giống như đa số Phật tử, không chỉ thế giới, giống như bạn có thể nói nhiều về cả thế giới, họ dành cả đời để làm những việc chỉ mang lại những thú vui nhất định trong cuộc sống này, ngoại trừ một số hành giả nghiêm túc.

Mọi người kiếm tiền, mọi người kiếm của cải và mọi người kiếm danh tiếng, nhưng không thứ nào trong số này có thể mang sang kiếp kế tiếp, đó chỉ là thứ của kiếp này. Người ta có lẽ thực sự thích dành nhiều thời gian cho một món ăn ngon, người ta dành nhiều thời gian cho một chút danh vọng, người ta dành nhiều thời gian cho địa vị nào đó trong xã hội.

Có rất nhiều người đã thực sự làm việc cả ngày lẫn đêm để giành những giới hạn nào đó, những mục tiêu nào đó mà họ mong muốn đạt được để có thể cảm thấy giàu có. Vì vậy, có rất nhiều người chết khi đang trong quá trình thực hiện, giống như họ không đạt được gì cả, họ dành cả cuộc đời để cố gắng đạt đến và họ không đạt được gì. Cho nên, đó cũng là một kiểu lười biếng mà bạn có thời gian, bạn biết cách rèn luyện, bạn hiểu cách thức, tầm quan trọng của sự thục hành, vậy mà bạn chỉ nghĩ rằng “OK, trước tiên tôi sẽ làm điều này, rồi tôi sẽ thực hành, trước tiên tôi sẽ trả lời một số thư từ đã và sau đó tôi sẽ thực hành”. Bạn có thời gian để thiền hoặc thực hành vào buổi sáng, nhưng bạn lại nghĩ “Có lẽ tôi làm việc đó trước rồi tôi sẽ làm việc này, hoặc có thể ngủ thêm một chút nữa rồi tôi sẽ làm việc này”, thì không bao giờ có thời gian để thực hành.

Chúng ta không chỉ dành nhiều ngày và giờ, mà chúng ta còn dành nhiều tháng, nhiều năm và rồi cuối cùng mọi người dành cả cuộc đời nghĩ rằng họ sẽ làm được điều gì, biết rằng tầm quan trọng của việc thực hành nhưng họ đã kết thúc cuộc đời mình mà không có thời gian thực sự để thực hành. Ngay trong giới tăng ni, họ cũng biết sự thực hành thật sự là việc chuyển hóa tâm, cầu nguyện chỉ là một phương tiện. Cầu nguyện là quan trọng, làm những việc khác cũng quan trọng, nhưng không quan trọng bằng việc thực hành từ bi, tâm bồ đề, tính không, buông xả hay không thực sự quan trọng bằng việc chuyển hóa tâm một cách trực tiếp, bởi vì bất cứ điều gì bạn làm về thân hay lời nói, bất cứ sự thực hành nào bạn làm về thân hay lời nói, rõ ràng nó đều không ảnh hưởng trực tiếp đến tâm.

Vì vậy, việc tác động trực tiếp lên chuyển hóa tâm là cách trực tiếp thực hành, do đó cuối cùng, cho dù bạn rèn luyện cơ thể của bạn hay lời nói của bạn nhiều bao nhiêu, nó cũng để lại những dấu ấn trong tâm bạn, nhưng cuối cùng thân, khẩu này không đi qua kiếp sau. Tất cả những công đức mà bạn làm qua thân hay lời nói đều rất hữu ích nhưng không hữu ích bằng việc chuyển hóa tâm một cách trực tiếp. Vì vậy, có rất nhiều tăng, ni hiểu được điều này, họ nghĩ rằng “Ồ có lẽ sau này mình sẽ thiền, có thể mình sẽ thiền tốt hơn, có thể sau này mình sẽ thực hiện thiền định nghiêm túc”. Nhiều trường hợp ‘sau này’ không bao giờ xảy ra hoặc cái chết lại trước cái ‘sau này’ mà họ đang mong đợi.

Vì vậy, không cần phải nói về những hành giả tại gia, rõ ràng điều này đã xảy ra với nhiều người nữa. Tình huống là không có việc thực sự lừa dối bản thân bằng cách nói việc đó để sau, như ở một số nơi, tôi chắc chắn khi người ta đang yêu cầu chính phủ hoặc bất kỳ điều gì khác hoặc bất kỳ ai khác về quyền của chính họ, thì có một số trường hợp một số người nói “OK, có thể tôi sẽ trao cho sau này và sau này” giống như họ không bao giờ trao cho cả.

Tôi xem điều này trong một bài báo ngắn, một số người đòi hỏi điều gì từ chính quyền địa phương, mọi người đang yêu cầu quyền của riêng họ ở đó – Có thứ gì đó là quyền của mọi người – nhưng họ đã yêu cầu từ 20 năm qua, tất cả các chính phủ địa phương luôn nói như là “Được rồi, có thể chúng tôi sẽ ban cho sớm, chúng tôi sẽ sớm cấp cho”, cái sớm đó không bao giờ đến. Đã 20 năm trôi qua, có lẽ nhiều người hăng hái yêu cầu điều đó ngay từ ban đầu có thể đã chết, nhưng cái sớm đó không bao giờ xảy ra.

Tương tự như vậy, ngay cả khi xảy đến với chúng ta, có những thực hành nào đó có thể có trong đầu mà chúng ta nghĩ rằng “Ồ, tôi sẽ thực hành, tôi sẽ thực hành, điều này và điều kia”. Rất có thể sư việc có thể kết thúc cuộc đời của chúng ta trước khi chúng ta thực sự bắt đầu thực hành những điều này. Vì vậy, cho dù chúng ta biết bao nhiêu là pháp, thì điều quan trọng là phải thực hành, nếu không, giống như chúng ta đang lừa dối chính bản thân của mình.

Nhưng không phải mọi thực hành đều diễn ra suôn sẻ hoặc dễ dàng, đó là lý do tại sao phải bỏ một chút nỗ lực là rất quan trọng. Leo lên ngọn núi, bạn cần sự nỗ lực, nhưng để rơi xuống, không ai cần cố gắng cả. Làm những điều sai trái hoặc nói những lời không hay, những lời thiếu tôn trọng hoặc làm những điều xấu, điều đó dễ dàng hơn rất nhiều. Ngay cả khi đã thành thói quen, nếu bạn bắt đầu hút thuốc hoặc làm điều gì đó tiêu cực, bạn có thể nhanh chóng tạo thành thói quen rất dễ dàng, không cần cố gắng nhiều, nó thật dễ dàng. Nhưng để tạo thói quen đối với điều gì tích cực, bạn thực sự cần phải nỗ lực chính là vì thói quen của chúng ta. Đó là cách chúng ta đã quen thuộc trong nhiều kiếp như thế nào, đó là điều chúng ta phải đối phó và đó là điều chúng ta phải kết thúc.Ở đây, bản kinh mà bạn đã học, ‘Ba yếu tố chính của đường đạo’ có lực rất mạnh vì cho thấy cả ba căn bản. Để có sự hiểu biết về tính không hay để có tâm bồ đề, trước tiên bạn phải có sự buông xả, sự xuất hiện rõ ràng hay ước muốn đạt được giải thoát, ước muốn thoát khỏi mọi đau khổ và đạt đến sự thoát khổ. Để có được điều đó, bạn phải có mong muốn thoát khỏi đau khổ của các cõi thấp.

Khi bạn có mong muốn thoát khỏi sự đau khổ của các cõi thấp, thì bạn có thể từ từ sinh khởi ý nghĩ rằng “Dù tôi sinh lên cõi cao hay cõi trời nào đó, thì đau khổ vẫn còn đó, đau khổ sẽ không chấm dứt ở đó, vì vậy đau khổ vẫn tiếp tục trừ khi tôi thoát ra khỏi luân hồi này”. Dần dà theo cách đó bạn có thể phát sinh ý nghĩ thoát khỏi luân hồi để giải thoát, bằng cách này, bạn sẽ có tình yêu thương chân thực đối với chính mình.

Khi bạn có tình yêu thương chân thật đó đối với bản thân để mang lại hạnh phúc tối hậu lâu dài, hạnh phúc vĩnh cửu, và bạn mong muốn thoát khỏi mọi đau khổ cho chính mình, thì bạn có thể chuyển đổi điều này cho tất cả chúng sinh khác, chẳng hạn “Tôi đau khổ, người khác cũng đau khổ”, như là “Tôi không muốn bất kỳ đau khổ nào dù là đau khổ nhỏ nhất, người khác cũng không muốn đau khổ dù là đau khổ nhỏ nhất”, như là “ Tôi xứng đáng được hạnh phúc, những người khác cũng xứng đáng được hạnh phúc ”. Khi bạn có những suy nghĩ này, thì dần dần bạn có thể có tình yêu thương và lòng từ bi đối với những người khác, bởi vì, giống như là bạn quan trọng, thì những người khác hiển nhiên quan trọng hơn bạn, bạn chỉ là một người, những người khác là vô số, không đếm xuể.

Khi chúng ta có thể thực hành thì thật đáng tiếc là chúng ta chỉ dùng nó cho bản thân mình, chúng ta chỉ dành toàn bộ thời gian cho chính mình khi chúng ta có thể làm cho tất cả chúng sinh. Giống như cả thế giới đang chết đói, bạn đến được một nơi mà bạn thấy có một loại máy có thể nuôi sống một người, nhưng chiếc máy quá nhỏ, nên thật là buồn nếu bạn chỉ mang về một chiếc máy khi bạn có khả năng mang về vô số những cỗ máy nhỏ bé đó mà mỗi cái máy trong số chúng có thể nuôi sống một người trong khi cả thế giới đang chết đói. Rõ ràng, lập luận đó nói rằng chúng ta nên mang theo tất cả các máy đó, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc khi cả thế giới đang chết đói, ngay cả khi bạn có thức ăn.

Chúng ta đang ở trong tình huống là chúng ta hiểu pháp và thực hành pháp chính là cỗ máy đó, khi bạn đạt được Phật quả, giống như bạn có được chiếc máy đó. Cho nên chỉ nghĩ về mình, khi bạn có khả năng nghĩ về tất cả chúng sinh, đó thực sự là một chút ích kỷ. Giờ chúng ta có cơ hội tuyệt vời này, sự hiểu biết, thời gian, niềm tin và mọi thứ, và chúng ta cũng có một sự tái sinh làm người tuyệt vời như vậy với tất cả những điều kiện có thể để thực hành pháp, chúng ta có tất cả những điều kiện thuận lợi mà tất cả chúng sinh khác đang không có. Thật vô cùng may mắn!

Nhiều người được sinh ra là Phật tử am hiểu pháp, mong muốn thực hành pháp, có niềm tin đối với pháp, biết những lợi ích của pháp nhưng vẫn nghĩ như “Ôi mình thật không may vì không giàu có”. Tôi muốn nói như thế thật là ngớ ngẩn khi nghĩ rằng “Ồ, tôi thật không may khi tôi không phải là người này, đáng lẽ tôi phải là …” Bạn cần gì hơn nữa?

Bạn có cái gì đó lớn hơn nhiều so với mọi thứ, mọi người trên thế giới này, nếu bạn thực hành một chút về pháp, bạn có thể có được yên bình hơn nhiều so với một số Nữ Hoàng của một số quốc gia, bạn có thể hạnh phúc hơn nhiều khi bạn thực hành một chút về pháp, hơn cả nhiều tỷ phú trên thế giới này. Bạn cần gì khác nữa? Bạn có tất cả những điều kiện đó, bạn có tất cả những điều kiện mà bạn có thể nấu ra hạnh phúc, bạn có tất cả những loại rau và nguyên liệu để bạn có thể nấu nên hạnh phúc. Tuy nhiên, việc phàn nàn “Ồ, tôi không có cái kia, tôi không có cái này” là thực sự không công bằng. Vì vậy, có được khoảng thời gian tuyệt vời này, không lãng phí khoảng thời gian tuyệt vời này, để nhận ra rằng chúng ta đã may mắn như thế nào và không lãng phí cuộc sống quý giá và sử dụng tất cả các thực hành mà chúng ta biết vào thực tế là điều rất quan trọng. Do đó chúng ta có thể có kết quả, nếu không, giống như bạn đang chết đói, bạn có tất cả thức ăn nhưng bạn không nấu. Vậy mục đích có tất cả những thức ăn đó là gì, tất cả gạo đó và mọi thứ, có bất cứ mọi thứ là gì? Khi bạn bắt đầu chết hoặc khi bạn biết làm thế nào để nấu? Đó là lý do tại sao có cơ hội tuyệt vời này, chúng ta không nên bỏ qua nó, chúng ta nên biết sự tái sinh làm người này mà chúng ta có quý giá như thế nào, chúng ta nên cố gắng hết sức để sử dụng theo cách tốt nhất có thể. Không cần phải từ chối những thứ ở thế tục, bạn vẫn có thể tận hưởng một sofa, hoàn toàn được, bạn vẫn có thể tận hưởng một chiếc xe hơi đẹp, một chuyến du lịch bằng xe hơi, hoàn toàn được, nhưng chúng ta nên biết ưu tiên cái nào. Tất cả những thứ ở thế tục này đều tốt, bởi vì tất cả những thứ này có thể tiết kiệm thời gian để làm những trách nhiệm cần thiết khác của bạn, nhưng nên ưu tiên về việc chuyển hóa tâm thức, bởi vì đó là điều quan trọng sẽ ở bên bạn khi không có ai ở bên bạn, sẽ ở đó để mang lại cho bạn sự bình yên và hạnh phúc khi bạn cần điều đó nhất. Sự thực hành của bạn sẽ là người bạn trung thành nhất mà bạn có thể có, không chỉ có thể giúp ích cho đời này, mà còn giúp ích cho bạn khi bạn qua đời, mà còn giúp ích cho bạn trong những kiếp sau và kiếp sau nữa. Vì vậy, bỏ bê điều đó thực sự không phải là một quyết định sáng suốt, một điều khôn ngoan nên làm.

Vì vậy Lama Tsongkhapa đang giải thích cho đệ tử, nói rằng ‘Và chóng thành tựu nguyện vọng (mục tiêu) tối hậu, con của ta’. Ở đây ‘con của ta’ là nói đến Tsakho Ponpo Ngawang Drakpa, một đệ tử của Lama Tsongkhapa khi Lama Tsongkhapa giảng dạy giáo pháp từ xa: với những lời dạy của ngài, với sự thực hành của ngài, đặc biệt là cách ngài hiểu Kim Cương Thừa, cách ngài hiểu Luật tạng, cách ngài thực hành các giới luật của tăng, ni, Luật tạng, cách Ngài hộ trì và gìn giữ nó. Cách ngài hiểu, chứng ngộ, hộ trì và thực hành các thực hành Kim Cương Thừa, thực sự thu hút sự chú ý của toàn bộ các hành giả ở Tây Tạng. Bởi vì không có ai có thể so sánh được với sự thực hành của ngài, và rõ ràng, ngài đã từng nhìn thấy Đức Phật Trí Tuệ [Văn Thù Sư Lợi] như chúng ta nhìn thấy nhau, thậm chí có thể có rất nhiều vị Phật cũng xuất hiện trước ngài để ban cho ngài những lời dạy.

Lama Tsongkhapa được nhiều người biết đến và kính trọng vào thời đó, không chỉ bởi một số truyền thống, một số người, một số nơi, mà từ toàn bộ Tây Tạng vào thời điểm đó. Khi ai đó đang tìm Lama Tsongkhapa và đến xung quanh Lhasa, mọi người biết điều đó và họ chỉ ngón tay đến Tu viện nơi Lama Tsongkhapa sống. Có câu chuyện kể rằng một trong những vị đạo sư khác hỏi Lama Tsongkhapa sống ở đâu, người phụ nữ vào trong nhà, mang theo chiếc khăn và hương, cùng với chiếc khăn và hương, cô ấy chỉ nơi Lama Tsongkhapa sống.Vì vậy, với sự tôn kính như vậy, nhiều nhà sư đến gặp Lama Tsongkhapa với ý định tranh luận về ngài, để bác bỏ những gì ngài nói, để chứng minh điều ngài nói là sai. Nhưng chỉ mới vài lời đầu tiên, nhiều học giả đã trở thành học trò của Lama Tsongkhapa. Không chỉ là một học giả, ngài còn là một đại hành giả, một hành giả chứng ngộ cao. Nhiều đạo sư nói rằng ngày Lama Tsongkhapa nhập Đại Bát Niết Bàn, ngày Lama Tsongkhapa viên tịch, là ngày Lama Tsongkhapa thành Phật.

Trong vô số, thực sự vô số, vô số đệ tử, có một đệ tử tên là Ngawang Drakpa, thường được gọi là Tsakho Ponbo Ngawang Drakpa, vị này là người thỉnh cầu Lama Tsongkhapa giảng về nghiên cứu và thực hành. Vì vậy, sau đó Lama Tsongkhapa đã viết bản thi kệ này đính kèm với lá thư và gửi cho vị đệ tử, Ngawang Drakpa. Do đó, theo sự thỉnh cầu của Ngawang Drakpa, bản thi kệ này đã được viết ra, bản kinh nhỏ mà chúng ta đã học này được viết nên thực hành những gì và thực hành như thế nào.

Vị đệ tử đó hay Ngawang Drakpa, sống khá xa Lama Tsongkhapa, không phải lúc nào vị này cũng có thể đến thăm Lama Tsongkhapa. Nhưng sau đó, để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng đó đối với Lama Tsongkhapa, và cũng qua việc nhận ra rằng những lời dạy của Lama Tsongkhapa có thể giúp ích cho nhiều vô số chúng sinh trên trái đất này. Ông đã nghĩ đến việc xây dựng 108 ngôi chùa và ông đã làm. Và khi ông hoàn thành việc xây dựng 108 ngôi chùa ở những nơi khác nhau, và tất cả đều dành cho Lama Tsongkhapa. Thậm chí ngày nay còn có một ngôi chùa được gọi là Da Tshang Gonpa có nghĩa là ‘Ngôi chùa bây giờ đã hoàn thành. Ngôi chùa vẫn được gọi là ‘Ngôi chùa bây giờ đã hoàn thành. Ông đặt tên cho ngôi chùa là Now Is Complete’ [‘Ngôi chùa bây giờ đã hoàn thành] vì đã có 108 ngôi chùa như ông muốn. Vì vậy, khi ông hoàn thành ngôi chùa đó, ông viết thư cho Lama Tsongkhapa hỏi về làm sao thực hiện những lời khuyên của ngài, làm sao thực hành, “điều con cho là truyền cảm hứng cho các nhà sư của các ngôi chùa khác nhau để nghiên cứu tất cả những điều này”. Vì vậy, sau đó Lama Tsongkhapa đã viết bản thư kệ này và gửi cho ông như là: “Được rồi, đây là những gì con phải học và thực hành”.

Khi bản thân đã chứng ngộ chính xác
Các trọng điểm của tam tướng yếu đạo như thế
Này con ta, hãy ẩn tu (tìm nơi cô tịch), khiến sanh lực tinh tấn,
Và chóng thành tựu nguyện vọng (mục tiêu) tối hậu của mình.

Cho nên, ‘Tam Tướng Yếu Đạo’ [Ba yếu Tố Căn Bản của Đường Đạo] là những điều bạn phải học, hiểu và thực hành và ở đây ngay cả ở đoạn thi kệ cuối, những từ cuối nói rằng: “Con của ta, sau khi nhận ra tất cả những điều này với một nỗ lực to lớn để đạt được Phật Quả nhanh chóng trong chính một đời, con hãy tu tập tất cả những điều này với một nỗ lực hết sức”. Vì vậy, ngay cả đến giờ phút cuối của chúng ta, khi chúng ta hiểu điều này, vẫn không thực sự lãng phí thời gian của mình để đạt được sự giác ngộ giải thoát khỏi luân hồi, giúp đỡ tất cả chúng sinh.

Chúng ta thực sự không có thời gian để trì hoãn bởi vì chúng ta thực sự không biết khi nào chúng ta sẽ đi đến sự kết thúc cuộc sống có thể đến bất cứ phút nào. Vì vậy, phải thật sự đưa vào thực hành bất cứ điều gì chúng ta biết là điều cực kỳ quan trọng, bởi vì nếu chúng ta không thực hành ngay bây giờ, chúng ta có thể không có ngày mai. Thậm chí không thực hành trong năm nay, chúng ta có thể không có năm tới. Vì vậy, cái ý nghĩ mà họ nghĩ rằng “Được rồi, có thể để sau, có thể là lần sau”, là một suy nghĩ lừa dối chính chúng ta, theo kinh điển Phật giáo, đây là một trong những sự lười biếng, và cũng nghĩ rằng “Được rồi, đầu tiên tôi sẽ làm điều này và sau đó tôi sẽ thực hành” cũng vậy, điều đó không bao giờ xảy ra. Rõ ràng, sự lười biếng thường gặp, chúng ta nghĩ “OK để lần sau”, ‘lần sau’ đó không bao giờ đến, ‘ngày mai’ không bao giờ đến. Nếu bạn không thực hành ngay bây giờ thì ngày mai không bao giờ đến, ngày mai sẽ luôn là ngày mai.

Nếu bạn là Phật tử, bạn biết thực hành và bạn không thực hành ngay bây giờ do nghĩ rằng “Có lẽ tôi phải làm việc khác”, sau đó ‘việc khác phải làm’sẽ luôn ở đó, thì bạn không bao giờ thực hành được. Vì vậy, để thoát khỏi sự ràng buộc của cuộc sống này, chúng ta phải nghĩ về vô thường của cuộc đời.

Nếu bạn nghĩ rằng cuộc sống rất mong manh có thể kết thúc bất cứ lúc nào, thì bạn có thể tách rời khỏi những thứ thế tục của cuộc sống này. Để thoát khỏi sự bám víu kiếp sau, chúng ta có thể nghĩ đến luật nhân quả, nhân và quả, chúng ta có thể nghĩ đến nghiệp mà chúng ta chỉ ở đó tạm thời, bạn không thể luôn là chư Thiên, bạn không thể luôn là một con người. Dù bạn sinh ra là chư Thiên hay người thì sớm muộn gì cũng sẽ phải đau khổ, nên dù là người hay Thiên thì cũng không có gì cả, tất cả đều là đau khổ. Ngay cả hạnh phúc cũng là bản chất của đau khổ. Bạn vui thích kỳ nghỉ rất nhiều, bạn thực sự thích thú với kỳ nghỉ, bạn nghĩ rằng thật là dễ chịu, thật là hạnh phúc. Không, đó là một bản chất của đau khổ, vì bạn rất thích kỳ nghỉ nên khi bạn quay lại với công việc thật khó khăn sau kỳ nghỉ, không có gì dễ chịu cả, tất cả đều là đau khổ. Không phải vì công việc, không phải vì cách bạn cảm thấy công việc ngoài kia, do bạn đã từng yêu thích công việc trước đây, nhưng vì kỳ nghỉ đó đã phá hỏng mọi thứ. Bạn có thể thấy kỳ nghỉ đó là một khoảng thời gian tuyệt vời hoặc một điều gì đó tốt đẹp, nhưng nếu bạn suy nghĩ thật kỹ, thì kỳ nghỉ đã phá hủy nhiều hơn là hạnh phúc, kỳ nghỉ gây hại cho chúng ta nhiều hơn nó giúp chúng ta. Kỳ nghỉ chỉ có bảy ngày, nhưng nó đã phá hỏng toàn bộ phần còn lại của 30 ngày hoặc một năm.

Tôi không bảo là không nên vui thích và không nên đi nghỉ, dĩ nhiên bạn có thể đi nghỉ, bạn có thể tận hưởng cuộc sống, đồ ăn, thức uống, bất cứ thứ gì, miễn đó không phải là điều gì tiêu cực. Nhưng đồng thời, hãy dành thời gian cho tu tập, hãy dành thời gian cho thực hành hôm nay nếu bây giờ bạn có thời gian, bởi vì chúng ta không biết ‘cái sau đó’ sẽ xảy ra không, chúng ta thậm chí không muốn buổi chiều tối đến, chúng ta không biết ngày mai sẽ đến không. Nếu bạn không biết pháp, đó là một trường hợp khác, bạn mới bỏ qua nó, nếu bạn biết pháp, và tại sao lại không? Nếu chúng ta có thể dành cuộc đời này một cách rất có ý nghĩa cho một điều gì rất tích cực, tại sao lại không?

Đó là lý do tại sao khi chúng ta già đi, nếu có thể, điều rất quan trọng là tiếp tục ngay cả khi bạn đang ở với gia đình, điều rất quan trọng là có thời gian yên lặng chỉ để thực hành, suy nghĩ về vô thường, tính không hàng ngày, thậm chí khi bạn ở với lũ trẻ hoặc thậm chí khi bạn phải làm nhiều công việc khác ở nhà, hãy nghĩ về điều này trong tâm của bạn. Thân của bạn có thể bận rộn làm những việc khác, nhưng tâm của bạn có thể phân tán, như tôi đã nói, hãy chuyển hóa tâm đó vào thực hành. Hoặc trong tương lai, nếu bạn có thể có thời gian, chỉ ở một nơi, bạn có thể chỉ là chính mình để bạn có thể hỗ tương dành toàn bộ thời gian cho thực hành bởi vì chúng ta thực sự không biết cuộc sống của chúng ta dài bao lâu.

Khi có thể, chúng ta nên dành một khoảng thời gian cho mình và cho thực hành, chúng ta hoàn toàn có thể tận sức cho việc thực hành giáo pháp khoảng thời gian như vậy. Vì vậy, khoảnh khắc bạn dành cho thực hành chân thật để hiểu mọi người, tôi muốn nói đó là thời gian bạn dành cho kiếp sau. Cuộc sống này ngắn ngủi, cuộc sống tiếp theo sẽ dài hơn rất nhiều, thật không hợp lý nếu bạn dành cả cuộc đời để kiếm sống cho đời này và bạn không dành được gì cho đời sau bởi vì rõ ràng bạn có thể nói rằng sự giàu có hay bất cứ thứ gì bạn kiếm được trong kiếp này qua công việc hoặc bất cứ điều gì, thậm chí bạn không thể mang sang kiếp sau một xu nào, thậm chí không một xu nào trong số đó sử dụng cho bạn kiếp sau.

Điều rất quan trọng là dành mỗi một phút vào thực hành nếu có thể, như tôi đã nói rằng bạn có thể thực sự chuyển hóa mọi thứ vào thực hành. Dù bạn phải ở cùng với gia đình, hãy chuyển hóa bất cứ điều gì bạn có thể vào sự thực hành. Nếu bạn không ở cùng với gia đình, tôi nghĩ đó là một trong những điều kiện thực sự thuận lợi cho bạn thực hành pháp, bởi vì khi đó ít có trách nhiệm hơn, ít trách nhiệm thế tục hơn.

Nếu bạn là một người cha, người mẹ hoặc giáo viên, thì bạn có thể phải thực hiện nhiều trách nhiệm thế tục, chẳng hạn nếu bạn là một người mẹ, bạn phải nấu ăn cho lũ trẻ. Bạn sẽ làm việc này cho trách nhiệm đó và rất nhiều thời gian, có những việc không bao giờ kết thúc đến với người cha, người mẹ, bạn là thế này, thế kia và bạn phải quan tâm việc này và việc kia, thậm chí như vậy bạn vẫn nên luôn bận tâm rằng “Tôi đang giúp đỡ chúng sinh” để bạn có thể chuyển hóa trách nhiệm đó, không chỉ đối với trách nhiệm của cuộc sống này, mà còn đối với thực hành pháp.

Nhưng khi bạn thoát khỏi trách nhiệm đó, ở đây thi kệ nói rằng ‘dựa vào nơi cô tịch, tách biệt mình đến vùng xa xôi trong tu tập tinh tấn để đạt được thành tựu cuối cùng, con yêu của ta’. Vì vậy, tôi nghĩ đây là một lời khuyên tuyệt vời, bạn không cần phải là một nhà sư, bạn không cần phải là một ni sư. Dĩ nhiên, đôi khi nếu bạn có thời gian, bạn có thể thọ giới trong một ngày, giống như bạn có thể trở thành một nhà sư hoặc một ni cô trong một ngày, ví dụ, thọ Tám giới luật Đại thừa, nhưng nói chung không cần phải là một nhà sư hay một ni sư để thực hành. Và cũng để đạt được Phật quả, không cần phải là một vị tăng hay một vị ni, bạn có thể thực hành hàng ngày và bạn có thể đạt được mọi thứ mà một vị tăng hay một vị ni có thể đạt được. Nếu bạn có thể tận dụng những điều kiện bất lợi để thực hành, thì có lẽ là một cư sĩ, bạn có thể có nhiều cơ hội hơn để thực hành.

Trả lời câu hỏi.

1.  Thưa Lama, có thể chúng ta không có sự lười biếng, nhưng nỗi sợ hãi và lo lắng về khả năng nhiễm Covid khiến chúng ta mất tập trung vào thực hành. Về tình huống này có thể được thực hành như thế nào?Đúng vậy, tình huống Covid này có thể là điều kiện bất lợi cho thực hành của chúng ta. Là một hành giả Đạo Phật, tôi muốn nói rằng, nếu bạn bị bệnh, có rất nhiều thứ mà bạn có thể thực hành như trao đổi lúc khó khăn của người khác với hạnh phúc, công hạnh và thời gian bình yên của mình vì đó là điều mà bạn có thể làm rất tốt vì bạn có thể cảm nhận được nỗi đau. Vì vậy, bạn giống như đánh đổi những điều bình yên của mình với những đau khổ và tiêu cực của người khác.

Nếu bạn không gặp vấn đề gì, nhưng vẫn có nỗi sợ hãi và lo lắng rằng “Có lẽ tôi có thể bị bệnh hoặc nhìn thế giới, có thể cộng đồng của tôi có bệnh này và bệnh kia”. Đó cũng có thể là một điều kiện thực sự rất thuận lợi bởi vì theo khía cạnh này chúng ta biết như thế nào, giống như có nhiều người đang sống ở một số hòn đảo nhỏ hơn xung quanh. Hãy lấy một ví dụ về Jakarta, Indonesia, Jakarta có tất cả các điều kiện thuận lợi này, có sẵn cơ sở vật chất và tất cả thiết bị và cơ sở y tế. Nhưng ở nhiều nơi, nhiều hòn đảo của Indonesia họ không có nhiều cơ sở vật chất. Có lần tôi thấy trên bản tin, người đứng đầu một hòn đảo nhỏ hơn nói rằng “Ồ nếu Covid xảy ra, nếu điều này và điều kia xảy ra, chúng tôi không thể kiểm tra, chúng tôi không có cơ sở vật chất, tôi chắc phải gửi bạn đến Jakarta”.

Có một số người sống như Nữ Hoàng hoặc Ông Vua ở một số hòn đảo nhỏ hơn. Vì Indonesia là một trong những quốc gia có rất nhiều đảo, nên nếu bạn sở hữu hòn đảo, bạn khá giống Nữ Hoàng hoặc Ông Vua trên đảo, bạn có thể có rất nhiều tiện nghi, bạn có thể có tài sản, bạn có thể có một ngôi nhà bằng vàng, bạn có thể có một cái giường bằng vàng, bất cứ thứ gì, bạn có thể có nhiều phụ tá, đầu bếp, bạn bè, mọi thứ mà ai thực sự yêu mến những thứ thế gian đều có thể mong muốn. Bạn có thể là một tỷ phú hoặc bạn có thể giàu có hơn tỷ phú. Nhưng khi những điều như vậy xảy ra, nếu Covid xảy ra nơi đó, giả sử bạn là người như vậy, hãy tưởng tượng chúng ta là người đó, chúng ta có mọi thứ, đồng thời chúng ta bị bệnh, nếu bạn bị Covid đó, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ làm gì với chiếc giường bằng vàng? Bạn sẽ làm gì với ngôi nhà bằng vàng? Bạn sẽ làm gì với chẳng hạn 500 người bạn, 50 chiếc xe hơi sang trọng? A, bạn có tất cả của cải để mua oxy, bạn mua ở đâu? Bạn đang ở giữa đảo, bạn không thể đi đâu cả.

Khi Covid đến, tôi đọc tin tức thấy một số đảo, họ nói rằng “Chúng tôi không có các cơ sở vật chất này, nếu có một số vấn đề, chúng tôi sẽ sắp xếp thứ gì đó để chuyển bạn đến Jakarta”, và tôi tưởng chừng như sẽ có nhiều hòn đảo người ta thực sự sợ hãi, sự sợ hãi thực sự. Măc dù giàu đến đâu thì họ cũng phải dựa vào phần còn lại của thế giới, họ không thể làm ra chiếc xe cho dù họ giàu có, họ không thể làm máy bay, họ không thể chế tạo máy bay phản lực, họ có thể tự mình làm ra mọi thứ, họ phải dựa vào người khác. Do phong tỏa [lockdown], nhiều người giàu có thể trải qua sự thiếu ăn, tôi không biết, có thể là như vậy. Bạn có tiền và của cải, nhưng, ví dụ, ở Ấn Độ, họ đóng các cửa hàng khá lâu, nếu bạn không trữ thực phẩm, thứ này thứ kia, tôi không biết đói ăn như thế nào, tôi thực sự không hình dung ra.

Cho nên loại tình huống này, chúng ta hãy hiểu, những thứ thế tục không có đầy hy vọng, những thứ của thế gian không có hứa hẹn. Quên đi những người khác, cuộc sống của con người, bạn có thể nghĩ rằng bạn rất khỏe mạnh và tất cả những điều này. Hôm qua, có thể hôm kia, một người bạn của tôi đã chia sẻ một đoạn video ngắn trong một bản tin, giống như một người Hồi giáo, có thể là một người Công giáo hoặc đạo gì đó mà tôi không chắc. Ông ấy đúng là đã đến bệnh viện hoặc nơi nào đó, bởi vì ông ấy không tin vào Covid, nên ông ấy thực sự hít hơi thở từ một người bị nhiễm bệnh và sau đó tôi nghe nói rằng ông đó đã chết, vì vậy không có gì dừng lại cả.

Dù cho bạn có tin vào kiếp sau hay không, bạn cũng phải đi đến đó, dù cho bạn có tin rằng sự chuyển hóa của tâm là quan trọng hay không, đó là sự thật, dù cho bạn có thấy tầm quan trọng của thiền hay không, đó là một sự thật. Cuối cùng, hiểu được lời dạy của Đức Phật không phải là một sự giúp đỡ, sẽ không giúp ích gì cả. Một điều duy nhất hữu ích là thực hành những phẩm chất này để chuyển hóa bản thân trở thành tốt hơn, nếu không sẽ chẳng giúp được gì. Nhưng hiểu được tất cả những bất lợi này, mặc dù chúng ta ở nhà thực hành chỉ là một mình, hãy chuyển hóa tâm mình, hãy cố gắng nghiên cứu thêm một chút pháp để bạn có thể khắc sâu vào thực hành của mình, hãy luôn nghĩ về tình yêu thương và lòng từ bi để bạn có thể cải thiện nó, nâng cao nó, làm cho nó mạnh mẽ hơn.

2. Làm thế nào chúng ta có thể thực hành lòng từ bi và nhẫn nhịn đối với người luôn làm tổn thương chúng ta? Chúng ta có nên giữ mối quan hệ với họ không?

Để thực hành lòng từ bi và sự nhẫn nhịn đối với người luôn làm tổn thương chúng ta, nếu đó là bạn bè hoặc bất kỳ mối quan hệ nào hoặc có thể là một người bạn, thậm chí có thể là thành viên trong gia đình, có thể là giữa các bạn cùng lớp hoặc bất kỳ ai khác.

Nói chung sự nhẫn nhịn và lòng từ bi trong Đạo Phật, những chủ đề hoặc thực hành này đã được dạy theo cách phổ biến, ví dụ như lòng từ bi, rất dễ thực hành lòng từ bi đối với các thành viên trong gia đình hoặc người mà bạn quan tâm, luôn luôn khó hơn để thực hành đối với kẻ thù. Nhưng khi các thành viên trong gia đình của chúng ta còn bị tổn thương, khi một người bạn còn bị tổn thương hoặc làm điều gì đó, thì thực hành đó có thể còn khó khăn hơn.

Bạn có lòng từ bi đó, nhưng bạn không thích những gì người kia có, nói hay làm hoặc bất cứ điều gì, thậm chí đó còn gây tổn thương hơn trong trường hợp bạn lại không có. Lòng từ bi vẫn ở đó, giá trị nhất định của sự nhẫn nhịn, sự thực hành nhẫn nhịn sẽ luôn ở đó, điều bạn cần tập trung là cố gắng tìm lý do và cả sự hiểu biết xem điều đó có quan trọng hay không. Nói chung, trong xã hội Ấn Độ, họ có rất nhiều đức tin, dựa trên đẳng cấp như “Ồ nhà bạn thuộc đẳng cấp cao hơn, nhà tôi thuộc đẳng cấp thấp hơn, thế này thế nọ”.

Vì vậy, khi họ kết hôn và họ cũng đều hỏi “Ô khi bạn kết hôn, cha bạn không cho của hồi môn này hay cha bạn chỉ cho có chút này hay bạn đã mang theo những gì? Cha bạn chẳng cho mang theo gì hả, thế này thế nọ”. Tôi không chắc sẽ diễn ra như thế nào với các quốc gia còn lại, nhưng ở Ấn Độ thì điều này thường xuyên, tôi không chắc có thật cởi mở hay không, nhưng ai cũng đều biết điều này xảy ra. Khi một người phụ nữ kết hôn với một người đàn ông thì người phụ nữ đó mang theo nhiều thứ mà nhà bên phụ nữ phải biếu nhà chồng trong thời gian đám cưới.

Nhà bên chồng đúng thực sẽ hỏi bằng lời nói hoặc thường vào phút cuối họ đòi gấp đôi, gấp ba, nên đó là lý do tại sao những người Ấn Độ sống xung quanh đó, nếu sinh con từ khi vẫn còn rất trẻ, khó khăn quá, họ thực sự tiết kiệm tiền để họ có thể tặng cho nhà chồng khi đứa nhỏ này sẽ lấy chồng trong tương lai. Vì vậy, người Ấn Độ thông qua việc làm nông, họ có thể kiếm được kha khá, nhưng cách họ sống, cách họ ăn uống thực sự đáng buồn.

Khi nhìn vào đĩa thức ăn của họ, bạn có thể thấy hoặc nghĩ rằng “Gã này có thể không có tới 50 đô la trong ngân hàng”. Nhưng nếu bạn thực sự kiểm lại ngân hàng, bạn sẽ tìm thấy ít nhất vài ngàn. Nhưng cách họ ăn ít ỏi cũng có vài lý do, một là để dành một số tiền để có thể đưa cho bên nhà chồng, lý do khác là nếu họ sống kiểu xa hoa, kiểu trung lưu thì khi con gái lấy chồng, gia đình chồng sẽ đòi hỏi nhiều hơn vì họ nghĩ “Ôi ông sống khá quá, vậy là phải có nhiều tiền”. Cho nên, họ buộc phải sống cuộc sống nghèo khổ, tuy có tiền gửi ngân hàng nhưng không thể ăn không thể mặc.

Nếu ăn ngon, mặc đẹp thì phải trả tiền xứng đáng, nên họ sẽ đòi hỏi cao. Tôi thường trêu chọc một người bạn của tôi, anh ta là một người Ấn Độ. Tôi biết rằng anh ta có thể kiếm được một khoản kha khá từ việc bán rau. Anh ta có một trang trại và đôi khi tôi giúp anh ta làm một số y kiến, vì đôi khi anh ta không thực sự khôn khéo trong việc tính toán và những điều như vậy, nên tôi thỉnh thoảng giúp anh ấy một số lời khuyên thông thường, do đó tôi biết khá nhiều về tình trạng giàu có của anh ấy. Nhưng cách anh ta sống thì thực sự khó khăn vì tôi hiểu rằng đây không chỉ là một sai lầm cá nhân, mà đó là sai lầm của xã hội, sai lầm về văn hóa.

Vì vậy, đó là lý do tại sao trong mọi mối quan hệ, điều này cũng có thể xảy ra ở các cặp vợ chồng rằng “Cha của em hiện nay có vẻ rất giàu, khi em lấy chồng, cha của em cho em nhiều tiền thế này thế kia”, một số phụ nữ đã kể nên họ có thể bị đòi hỏi thêm. Lý do tại sao người chồng và gia đình đã không đòi hỏi thêm là do người cha có vẻ thật là nghèo, sau khi một cô con gái đi lấy chồng thì người cha sống đầy đủ, cho nên khi họ sống khá giả thì nhà chồng thực sự ép con gái phải lấy tiền từ bên nhà vợ, bên nhà cha mẹ, đó là toàn bộ một số luân hồi. Vì vậy, trong mọi mối quan hệ, không cần sai lầm của cá nhân, đó có thể là lỗi lầm của vợ, có thể là khả năng lỗi lầm của chồng, nhưng không nhất thiết phải như vậy, rất có thể đó không phải lỗi của chồng, cũng không phải lỗi của vợ.

Để tiếp tục một mối quan hệ như vậy, tôi muốn nói như thế này nhìn chung là rất khó, nhưng chúng ta phải đo lường không chỉ mối quan hệ, mà còn nếu bạn uống nước cam, bạn đang tạo mối quan hệ với nước cam, nếu bạn ăn pizza, bạn đang tạo mối quan hệ với pizza, nếu bạn nghiên cứu cuốn sách này hoặc cuốn sách kia, bạn đang tạo mối quan hệ với cuốn sách này hoặc cuốn sách kia. Không chỉ là mối quan hệ với con người, mà chúng ta còn tạo mối quan hệ này với nhiều thứ khác mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc sống.

Mặc loại vải đặc biệt này hoặc mặc màu cụ thể này hoặc mặc bằng vải nylon hoặc vải len hoặc bất kỳ loại vải nào, ăn thức ăn này, thức ăn kia, uống thứ này, thứ kia, cho dù bạn có tiếp tục mối quan hệ đó hay không, bạn vẫn có thể đo lường nó bằng cách xem nó có hữu ích cho bạn phát triển hay không. Nếu quan hệ với nước cam giúp bạn tăng cường vệ sinh thân thể, thậm chí còn có ích cho bạn về mặt vệ sinh thân thể, thì hãy tiếp tục.

Nếu thứ đó quá nhiều hay tương tác quá nhiều, tôi không biết, ăn nhiều quá thì không tốt cho cơ thể thì bạn nên tránh. Vì vậy, tương tự như bất kỳ mối quan hệ nào, bất kỳ loại quan hệ nào, nếu nó giúp bạn phát triển, thì tôi chắc chắn sẽ đồng ý nên tiếp tục. Nếu bất kỳ mối quan hệ chỉlàm bạn yếu đi, làm bạn yếu hơn về tinh thần, thể chất hoặc bất kỳ mối quan hệ nào khiến bạn khỏe mạnh hơn hoặc mạnh mẽ hơn về thể chất, tinh thần, thì tôi sẽ nói rằng chúng ta có thể tiếp tục, tôi biết như trong cuộc sống có rất nhiều điều phức tạp, nhưng nói chung Tôi muốn nói điều  gì như vậy. 

Ghi lại từ buổi Pháp Thoại của Lama Nawang Kunphel vào ngày 20/07/2021, do Aura of Wisdom tổ chức.

Source.
https://e.pcloud.link/publink/show?code=XZyNV0Z0plbfkU6ouuQpGEmfhiP3RvTzf47