Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – W4

Này Xá Lợi Tử, vì thế hết thảy các pháp đều rỗng không, không có tướng;
không sanh, không diệt, không nhớp, không sạch, không thêm, không bớt.”

“Này Xá Lợi Tử, cho nên trong không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức;
không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi, không thân, không ý;
không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp;
không có nhãn giới, không ý giới, cho đến cũng không có ý thức giới;
không có vô minh và không có hết vô minh;
không có già chết, cho đến cũng không có hết già chết.

Tương tự, không khổ, tập, diệt, đạo;
không trí, không đắc và cũng không có không sở đắc.

Thời Thiền Ngắn

Như thường lệ, chúng ta sẽ bắt đầu với một bài thiền nhỏ, sau đó chúng ta sẽ chuyển sang tính không, tất nhiên là Tâm Kinh. Tôi nghĩ là tôi đã nói trong một buổi học trước của chúng ta về tâm coi trọng bản thân, hoặc có thể chỉ nghĩ về những nhược điểm của sự ích kỷ – nếu bạn nghĩ sự ích kỷ đôi khi cũng tốt – cũng như những ưu điểm của ích kỷ. Bởi vì điều này liên quan khá nhiều đến tính không, vì sự vô minh đối với tính không, sự ích kỷ, sự thiếu hiểu biết về tính không đã tạo ra tính ích kỷ, khiến chúng ta đôi khi đúng là mù quáng, và chúng ta không thể phân loại được đâu là đúng, đâu là sai.

Vì lẽ đó, trong cõi này, có rất nhiều hoàn cảnh, có rất nhiều vấn đề về đau khổ để mọi người trải nghiệm. Tất cả những vấn đề này có thể được giải quyết khá dễ dàng. Sự vô minh tạo ra tính ích kỷ, nên chúng ta hãy chỉ suy ngẫm về tính ích kỷ hoặc ưu điểm hoặc nhược điểm của tính ích kỷ để nhận biết nó, để hiểu biết nó tốt hơn. Tôi hy vọng ở đây không ồn ào quá vì ở chỗ của tôi có hơi ồn một chút, nên chúng ta phải học trong tình trạng này thôi. Nhưng đối với người mới bắt đầu, nếu bạn đang tập trung, đang thiền thì tốt hơn là ở một nơi yên tĩnh hơn một chút. Nhưng đối với thiền phân tích, ý tôi là, bạn không thể lúc nào cũng đi đến  chỗ yên tĩnh để suy nghĩ và phân tích, cũng như tình trạng này không phải là thật sự khó khăn, dù sao cũng dễ hơn theo một nghĩa nào đó.

Tâm ích kỷ là cái chúng ta sẽ tập trung vào ngày hôm nay, hoặc các ưu điểm của việc không có tính ích kỷ hoặc các nhược điểm của có tính ích kỷ. Nào, ba, hai và một

[Hãy tan vào trong tâm nơi mọi thứ bắt nguồn, như tôi đã nói trong buổi học trước rằngmọi thứ chỉ là sự phóng chiếu của tâm, mọi thứ đã được tâm thức này phóng chiếu. Hãykhám phá một phần của tâm này gọi là tính ích kỷ, hãy suy ngẫm về các ưu điểmcác nhược điểm của tâm ích kỷ này].

(Thời thiền trong vài phút)

Sự ích kỷ

Từ nhiều góc độ, sự ích kỷ dường như là một nguyên nhân to lớn, nguyên nhân đáng kể trong những nguyên nhân chính mang lại mọi đau khổ cho thế giới này. Tất cả những cuộc chiến, đánh nhau, gian lận, tham lam, tất cả dường như đều phát sinh từ tâm ích kỷ này. Vậy chính tâm trí ích kỷ này, từ ‘ích kỷ’ trong tiếng Anh có nghĩa là làm điều gì đó cho bản thân của mình, thì có nghĩa tích cực và tiêu cực. Nếu ‘ích kỷ’ có nghĩa là làm điều gì đó chỉ vì bản thân là ích kỷ, thì tôi muốn nói là tất cả ích kỷ đều không sai. Nếu bạn có một vết sẹo trên cơ thể rồi bạn bôi thuốc lên vết sẹo đó, tất nhiên, bạn đang làm điều đó cho chính mình. Nếu điều đó là ích kỷ thì sự ích kỷ không phải là xấu, điều đó là tích cực.

Nếu bạn cho rằng chăm lo cho gia đình mình là một sự ích kỷ thì sự ích kỷ đó là tốt, chăm sóc cho bản thân của bạn là một sự ích kỷ thì sự ích kỷ đó là tốt. Nhưng nếu bạn đang làm điều gì đó gây hại cho người khác trong quá trình bạn đang cố gắng chăm sóc cho bản thân mình hoặc người mà bạn thích hoặc người đó đứng về phía bạn, thì ích kỷ đó thật tệ. Vì vậy, tất cả những mưu mô, chiến tranh, đánh nhau này là những ích kỷ tiêu cực. Có thể bạn đang làm điều gì đó tốt, bạn đang cố gắng làm điều gì đó tốt cho bản thân hoặc đất nước, nơi ở, ngôi nhà của bạn, cha mẹ bạn, bất kể đó là gì, nhưng về khía cạnh nào đó, bạn cũng đang hại người nào đó để có lợi cho phía bạn, nên nếu chúng ta làm điều gì có hại cho người khác, mặc dù có ích cho bản thân chúng ta, thì đó là sự ích kỷ tiêu cực, đó là điều chúng ta cần phải loại bỏ. .

Nói chung có nhiều lý do, nhưng nếu tôi chia sẻ một số điều mà tôi đã suy ngẫm, thì trên hành tinh này, thực sự có rất nhiều vấn đề mà con người phải gánh chịu. Ngay cả dịch bệnh Covid, đã từ lâu cả thế giới ước ao, cầu nguyện, chờ đợi một phương pháp chữa bệnh hoặc tiêm phòng. Hiện nay trên thế giới đã có tiêm phòng, nhưng ở nhiều nơi trên thế giới này người ta vẫn chưa có tiêm phòng, có những nơi người ta thậm chí không có được liều tiêm đầu tiên. Mặc dù dịch bệnh lấy đi những mạng sống, nhưng ích kỷ tiêu cực có đóng một phần hoặc một số vai trò trong đó, là một điều hơi buồn. Khi thế giới tìm ra loại tiêm phòng, ví dụ, nếu một quốc gia này tìm ra cách chữa bệnh như ít nhất là một loại tiêm phòng, thì thường họ không chia sẻ với những dân tộc khác hoặc các quốc gia khác. Có thể hiểu được trong một số trường hợp, nhưng không thể khi dịch bệnh lấy đi nhiều mạng sống do việc không chia sẻ điều đó, gọi là gì nhỉ? IP, sở hữu trí tuệ, như là bạn không chia sẻ công thức, cách làm thế này và thế nọ, nên cũng có một trong những sự ích kỷ là bạn chỉ tập trung vào lợi ích của chính mình, lợi nhuận của chính mình hơn để có thể bán cái này, thật đáng buồn.

Ở tình hình hiện tại, tôi muốn nói, ví dụ, ở Ấn Độ, có nhiều nhà sản xuất, thuốc của họ ở ba nơi khác nhau nhưng rồi vẫn vậy, thay vì cho, thay vì bán vaccine như nhiều nước khác – có thể chỉ chia sẻ công thức để họ có thể tự làm, dễ dàng hơn và không phải lo lắng – ngay cả trong Bang này người ta đang chết, nơi gần như cả triệu người như vậy đã mất mạng, nhưng vẫn để một tình hình như vậy, họ chỉ nghĩ đến việc kinh doanh và họ nói như là “À nhà sản xuất của tôi và tôi sẽ không cung cấp cho bạn giải pháp, thành phần hoặc những IP này, nhưng tôi muốn tăng doanh số bán vaccine”. Và hệ quả là ở Ấn Độ, họ không có đủ cho chính mình.

Lại nữa, tôi không có ý nói đó là sự thiếu hiểu biết, bởi vì họ có sẵn những thuốc này, nhưng vẫn là sự ích kỷ và một chút tham lam ở một ý nghĩa nào đó, bởi vì tất cả những gì họ nhìn thấy là giá trị tài sản và đôi khi họ quên dành ưu tiên cho chính những người dân của họ, mà chỉ lo tiền tài. Và thật khá là buồn vì đây là một đất nước đông dân cư và người dân sống san sát nhau, nên trong tình huống như vậy, khả năng mọi người bị lây nhiễm cho nhau là thật sự rất lớn. Nhưng vẫn vậy, cho dù là một quốc gia hay là một cấp xã hội nhỏ hay thậm chí giữa bất kỳ loại quan hệ nào, miễn là có một chút ích kỷ dính dáng thì sẽ rất khó, bởi vì bạn không có cảm thấy sự phúc lợi của người khác.

Và đó là nơi tạo ra mọi các vấn đề, nhưng đồng thời nếu chúng ta nghĩ rằng tiêu cực hoặc nhược điểm của sự ích kỷ hoặc lợi ích của việc không ích kỷ,thì có rất nhiều, chúng thực sự có rất nhiều, ví dụ, sự sống còn của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, yêu thương của người khác, đó là cách chúng ta đã được phát triển, đó là cách chúng ta trưởng thành. Ngày nay, một sự chăm sóc khác ngay cả chính quần áo chúng ta đang mặc, sách, thực phẩm, hoa, trái cây mà chúng ta tiêu thụ, mỗi và mọi thứ đều có ở đó là do sự đóng góp của ai đó. Có rất nhiều người đứng đằng sau và có sự đóng góp của nhiều người, bạn có thể có cả một đám đông hoặc mối liên kết khổng lồ.

Nhưng vấn đề là gì? Không có những người nông dân, chúng ta không thể có đậu hoặc gạo để ăn, không có những người trồng cây táo hoặc cây xoài, thì không có cách nào chúng ta có thể ăn xoài. Giống như vì sự ích kỷ này mà nhiều người không thể nhìn xa, họ khá thờ ơ với nguồn hạnh phúc của chính họ. Tất cả những người đã đóng góp cho bạn và rồi, bạn chế tạo một quả bom ném vào những người đã gần như nuôi sống bạn, trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nếu chúng ta thực sự đi đến sao Hỏa hoặc sao Kim hoặc Mặt trăng và nhìn lại trái đất, có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy còn nhiều hơn cả thiên đường mà chúng ta đang mong đợi ngay bây giờ. Tôi thực sự cảm thấy những người đi lên mặt trăng và dành một hoặc hai tuần ở đó trên mặt trăng, khi họ trở lại trái đất, khi họ nhìn thấy trái đất từ ​​một khoảng cách xa, tôi nghĩ họ thấy như thể ai đó nhìn thấy một thiên đường, họ nhìn những thứ có thể ở đó còn hơn ở cả thiên đường giống như chúng ta có khá mọi thứ. Mặc dù chúng ta có khá mọi thứ, nhưng chúng ta đúng là đang phá hủy trái đất này, ngôi nhà của chúng ta, để cố gắng tìm ngôi nhà khác nào đó ngoài kia, nơi mà mọi thứ gần như không như chúng ta mong đợi hoặc như chúng ta cần. Ở đây chúng ta có đủ mọi thứ như không khí, nước, thức ăn, đất thích hợp để trồng rau và đậu, gạo và tất cả các loại ngũ cốc, những thứ chúng ta thật sự cần. Ý tôi là vì đó là tất cả những gì con người chúng ta cần.

Khi chúng ta có mọi thứ ở đây và rồi bỏ mặc và thật sự phá hủy tất cả những thứ này, rừng và nước bị ô nhiễm, không khí bị ô nhiễm và tất cả mọi thứ cho mục đích là cố gắng tìm một nơi nào đó mà bạn có thể tồn tại. Chúng ta thực sự có đầy đủ! Vì vậy, những thứ này hoàn toàn đều là một phần tham lam, một phần vô minh, một phần ích kỷ. Khi có nhiều vấn đề mà con người trải qua trên thế giới này, chúng thực sự có thể được giải quyết dễ dàng bằng một chút cộng tác hoặc cảm giác vị tha, ý thức quan tâm đến phúc lợi của người khác. Có một số vấn đề khá khó khăn như động đất, hoặc có thể một số lũ lụt ở một mức độ nào đó, rất có thể hiểu được, ngay cả hầu hết các trận lũ lụt đều rất có thể tránh được, nhưng con người lại gặp phải nhiều hơn. Rất nhiều trong số những điều hoặc vấn đề này và sau đó những đau khổ mà họ trải qua trong cuộc sống này có thể được giải quyết, nhưng chúng ta đã bỏ qua khá nhiều.

Đó thật là một loại vô minh theo một nghĩa nào đó, bởi vì tất cả những gì chúng ta quan tâm là bản thân chúng ta, đó không phải là vấn đề. Giữa nhiều cặp vợ chồng hoặc bất kỳ loại tình bạn nào hoặc bất kỳ mối quan hệ nào, đều có vấn đề này gây ra bởi một số ích kỷ. Nếu bạn bắt đầu quan tâm người khác nhiều hơn đến bản thân, thì sẽ không có khoảng trống cho bất kỳ sự tan vỡ nào, bởi vì ai cũng mong ước hạnh phúc. Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến người khác, thì 90% mối quan hệ có thể được cứu vãn và có thể tránh được nhiều vụ tự tử.

Đây là cách chúng ta có thể tạo ra một nền hòa bình thế giới, nếu không chỉ bằng cách cầu nguyện chúng ta không thể thậm chí bật đèn của mình lên. Bạn thức dậy vào nửa đêm và bạn cầu nguyện và sau đó xem công tắc có tự bật hay không, bạn có thể cố gắng trong khoảng 50 năm, tôi không nghĩ rằng công tắc sẽ bật tự động nếu bạn cầu nguyện. Bạn phải bật đèn để xóa tan bóng tối bằng cách bật đèn. Chỉ việc cầu nguyện thôi thì tôi thực sự không biết.

Bạn có thể học hỏi, tôi bắt đầu với các tu sĩ, những thầy tu đó, các thầy tế trong mọi tôn giáo, các tu sĩ trong mọi tôn giáo. Khi họ bị virus trong máy tính, hãy kiểm tra xem họ sẽ đến nhà nguyện để cầu nguyện hay họ đang dựa vào các cách đối trị, phần mềm diệt vi rút. Bạn có thể kiểm tra xem họ có dựa vào phương pháp đối trị hay không, đó là một bài học rất hay cho chúng ta.

Tôi thực sự đánh giá cao nếu một thầy tế có virus trong máy tính và rồi để loại bỏ virus, ông ấy sẽ đến gặp Thượng Đế hoặc Phật hoặc Thế Tôn hoặc bất cứ vị nào để cầu nguyện như “Con bị một virus ở đó, ngài là người đã tạo ra mọi thứ, ngài là người có thể loại bỏ mọi thứ, giờ con đang cầu nguyện ngài, xin hãy giúp con loại bỏ virus”. Tôi thực sự đánh giá cao vị thầy tế đó, tôi tin là không có người vị tha nào cả.  Đó là một thông điệp rất hay và tôi nghĩ đó là điều mà chúng ta nên nghĩ đến. Và có một thông điệp rất lớn về cuộc sống, để mang lại hòa bình thế giới chúng ta cũng phải bước đi, có những điều chúng ta có thể làm trong lãnh vực của chúng ta, trong khả năng của chúng ta.

Nếu chúng ta chỉ làm một phần nhỏ thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giống như một tỷ năm mươi thì sẽ hơn một tỷ bốn mươi chín. Nếu bạn cố gắng một chút, thì thế giới sẽ trở nên tốt hơn, nếu bạn trở nên tốt hơn, thì thế giới sẽ tốt hơn. Vì vậy, nếu mọi người trở nên tốt hơn, thậm chí 25% thế giới bắt đầu nghĩ về phúc lợi của người khác, tôi nghĩ chúng ta đã đạt đến hòa bình thế giới, bởi vì sự đánh nhau xảy ra khi có hai người khởi đầu, bởi vì tất cả các vấn đề trong các cuộc chiến và mọi thứ không phải do một nguyên nhân, mà rất nhiều nguyên nhân.Vì vậy, điều đó được đóng góp bởi nhiều người và môi trường xung quanh, bạn bè, v.v. cho nên nếu ngay cả một phần của điều đó bị loại bỏ, thì vấn đề không còn vẫn như vậy, giống như chiếc ghế có bốn chân, nếu một trong số đó bị gãy, thì cái ghế sẽ không tồn tại theo cách như vậy. Không mất cả thời gian cho chuyện này, chúng ta hãy đi vào Tâm Kinh. Điều này thật thú vị khi ngay cả hạnh phúc của chính mình cũng đến từ người khác. Cho nên, hạnh phúc của người khác là rất quan trọng bời vì chúng ta đang thực sự làm tăng lên hoặc giúp cho nhân hạnh phúc của chúng ta phát triển. 

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (tiếp theo)

Vì vậy, hãy vào trang số 3, chúng ta đã nói về cách thực hành của tư lương đạo [con đường tích lũy], thực hành của gia hành đạo [con đường chuẩn bị] bây giờ là lúc chuẩn bị cho kiến đạo [con đường của nhìn thấy].

Kinh nói rằng:

Này Xá Lợi Tử, vì thế hết thảy các pháp đều rỗng không, không có tướng;

Vì vậy, ở đây giải thích về ba cổng giải thoát, và làm thế nào để rèn luyện về ba cổng giải thoát, về kiến đạo. Trong Đạo Phật chúng ta có Phật, Pháp và Tăng, vì vậy, kiến đạo là giai đoạn mà khi một người bước vào giai đoạn kiến đạo, người đó được gọi là Tăng. Đó là khi bạn là hành giả Đại thừa với tâm bồ đề và từ bi,. Ở giai đoạn này bạn không có bất kỳ đau khổ và cơ thể của bạn thay đổi, bạn không ở trong thân thể bình thường như chúng ta có. Đây là giai đoạn thứ ba, như tôi đã nói trước đó, trong số năm giai đoạn, tư lương đạo, gia hành đạo, đây là kiến đạo, nên ở kiến đạo họ sẽ tu tập ba cổng giải thoát.

Ở đây, ba cổng giải thoát là cánh cổng giải thoát của tánh không, cánh cổng giải thoát của tính ít thuộc tính, cánh cổng giải thoát của sự bớt khát vọng. Vậy ở đây, “Này Xá Lợi Tử – đó là tiếng gọi vị Xá Lợi Tử – vì thế hết thảy các pháp đều rỗng không”.

Cho nên thấy mỗi và mọi hiện tượng không có tồn tại bởi chính nó, và chỉ đơn thuần là được tác động bởi tâm, không có phóng chiếu của tâm, thì không có hiện tượng nào tồn tại bởi chính nó. Vì vậy tất cả mọi hiện tượng đều là rỗng không, điều này cho thấy phần đầu tiên, cánh cổng giải thoát đầu tiên là cánh cổng giải thoát của tánh không.

Kế đến đối với ‘không có tướng, ở đây là bắt đầu cánh cổng giải thoát của tính ít thuộc tính bởi vì ở đây ‘không có tướng nghĩa là không có gì có tướng [đặc tính] riêng của chính nó. Khi tâm phân biệt hoặc khi ý nghĩ phân biệt không phóng chiếu nó, thì không có tướng của bất kỳ hiện tượng nào. Tất cả đều do chính tâm tạo ra, chỉ đơn thuần là do chính tâm tác động hoặc không có đặc tính nào độc lập bởi chính nó cả, phải có rất nhiều nguyên nhân và điều kiện ở đó để hình thành điều đó, nên phụ thuộc rất nhiều vào các phần của chính nó và vào cả tâm thức là thứ tạo ra nó.Vì vậy, không có sự tạo ra của tâm hoặc phóng chiếu của tâm, tác động của tâm hoặc không có các thành phần của nó, không có gì, thì ‘không có tướng nào bởi chính nó cả.

không sanh, không diệt, không nhớp, không sạch, không thêm, không bớt.

và cũng ‘không sanh, không diệt’, không sanh là bởi vì chúng ta thường hay nói rằng mọi thứ được sanh ra [tạo ra], như sữa chua được tạo từ sữa, sữa được tạo ra từ con bò, v.v, xoài có từ cây, cây mọc từ hột, chúng ta đều nói về mọi thứ được tạo ra này. Cho nên tất cả những thứ này không được sanh bởi chính nó, những thứ này phát triển từ đó cũng phải được phóng chiếu bởi tâm. Vì vậy, không có tâm phóng chiếu nó, không có tâm, không có các phần khác nhau của chính nó, rất nhiều phần khác nhau thì không có thực thể nào bởi chính nó. Vì vậy mỗi và mọi thứ đều không sanh bởi chính nó, thực sự không sanh bởi chính nó, vốn dĩ không sanh, đó là ý nghĩa của không sanh.

Ở đây ‘không diệt’, nên mọi thứ tan biến, mọi thứ không còn tồn tại cũng là do sự phóng chiếu của tâm, do tâm tạo ra, xảy ra do nhiều nhân duyên. Và do đó, không có gì dĩ là bị diệt hoặc không diệt.

Ở đây nói ‘không nhớp’, nên ‘không nhớp’có nghĩa là ngay cả sự giải thoát, thậm chí sự giác ngộ, cũng là một cái gì đó ‘không nhớp’.

Trước tiên, bạn phải hiểu rằng, sự giải thoát chỉ là khi chúng ta thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, do đó ngay cả những cảm xúc tiêu cực cũng ‘không nhớp’ bởi chính nó. Vì vậy, cảm xúc tiêu cực là một cảm xúc xấu khi tâm bạn phóng chiếu, khi có rất nhiều nhân và duyên tích tụ cũng như khi ý nghĩ phân biệt của bạn phóng chiếu. Vì vậy, không có ý nghĩ phân biệt phóng chiếu, thì ngay cả những cảm xúc tiêu cực cũng không còn bị vấy bẩn, là ‘không nhớp’.

không sạch’, có nghĩa là đang nói về sự giải thoát, sự cứu độ hay sự giác ngộ, và điều này ‘không sạch’ bởi chính nó dĩ  là không không có vấy bản [không sạch]. Đúng vậy, nó trong sạch và thanh tịnh, nhưng không sạch và thanh tịnh bởi chính nó mà không tùy thuộc vào tâm của chúng ta hay các phần khác nhau của nó, những thứ này vốnkhông không có vấy bẩn. Đến chỗ này là đã nói về cánh cổng giải thoát của tính ít thuộc tính.

Cánh cổng tiếp theo là cánh cổng giải thoát của sự bớt khát vọng, và đó là ‘không thêm, không bớt’[không có khiếm khuyết, không trọn vẹn]. Vì vậy, ở đây, khiếm khuyết [thiếu] giống cảm xúc tiêu cực hơn, như tôi đã nói, ánh sáng có thể xóa tan bóng tối, không chỉ có qua cầu nguyện. Tương tự như vậy, các cảm xúc tiêu cực này có thể được loại bỏ, giống như bóng tối có thể được xóa tan bởi ánh sáng, cảm xúc tiêu cực có thể được loại bỏ bằng cách thực hành về những phẩm chất thiện, bằng cách thực hành về những mặt tích cực, về cái đối trị là tình yêu thương, lòng từ bi, sự cảm thông, trí tuệ, đạo đức, tinh tấn, v.v. Cảm xúc này có thể bị loại trừ bằng cách đó, cảm xúc này vốn dĩ không thể bị loại bỏ, bởi vì phải có rất nhiều nhân và duyên, sự phóng chiếu của tâm và mọi thứ. Không phải hết thảy các cảm xúc tiêu cực đều bị loại bỏ, có thể bị loại trừ, có thể bị giảm thiểu, có thể bị loại bỏ, nhưng vốn dĩ không bị loại bỏ, vốn dĩ không thể. Không có gì vốn dĩ có thể bị loại bỏ.  Lại nữa, ‘không bớt’ [không trọn vẹn], không có những phẩm chất kể cả sự giải thoát vốn dĩ có thể đạt được, có thể đạt được mà không có bất kỳ nhân và duyên. Đến đây, cho thấy về thực hành các cổng giải thoát của kiến đạo.

Dưới đây là cách rèn luyện trên con đường thiền định [học đạo], vậy đây là con đường thứ tư. Ở đây, nói về làm thế nào để rèn luyện trên con đường thiền định qua sự hiểu biết về tính không của các giới và xứ.  Bây giờ đang nói về học đạo:

Này Xá Lợi Tử, cho nên trong không không có sắc, không thọ, không tưởng,
không hành, không thức;

Bởi vì ba cánh cổng giải thoát, bởi vì không có gì vốn dĩ tồn tại, không có gì tồn tại bởi chính nó mà không phụ thuộc vào tâm thức hay sự phóng chiếu của tâm thức, đó là lý do tại sao ‘trong không không có sắc. Có nghĩa là khi một người chứng được sự tồn tại vốn dĩ rỗng không, thì tâm thức chứng ngộ sự tồn tại vốn có, tâm thức đó không thể nhìn thấy, không thể nhận thức được sắc. Nếu sắc tồn tại theo cách nó trình hiện, thì sắc phải ở đó để nhận thức khi tâm nhận thức được tính không của sắc. Vì vậy, khi tâm nhận thức được tính không của sắc, thì tâm không thể chứng được sắc bởi vì sắc không tồn tại bởi chính nó đối với tâm mà chúng ta chứng được tính không, như nó trình hiện đối với tâm thức bình thường của chúng ta,

 ‘…không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức’;

Ở đây nói về năm sắc. Sắc ở đây giống như là có năm loại sắc, sắc chỉ là một cái tên được đặt cho phạm trù hiện tượng chức năng đầu tiên, và phạm trù đó bao gồm: đối tượng mà bạn có thể nhìn thấy, đối tượng mà bạn có thể nghe, đối tượng mà bạn có thể ngửi, với mũi bạn có thể ngửi, lưỡi có thể nếm, cơ thể có thể cảm nhận được, như vậy là đối tượng của năm căn thức. Khi chúng ta nói về ‘không có sắc, vậy sắc này là đối tượng của năm căn thức.

Nói về ‘không thọ’. Các cảm thọ có ba: lạc [hạnh phúc], khổ [khó chịu] và kế đó là xả [cảm giác trung tính].

không tưởng’ mà sự tưởng ở đây lại là một trong những tâm sở giúp chúng ta nhìn và hiểu hoặc cảm thọ “Ồ đây là thứ đó”, vì vậy đây là công việc của tâm sở được gọi là tưởng [suy nghĩ phân biệt]. Vì vậy, tưởng cũng không tồn tại.

không hành’, như vậy hành giống như mỗi và mọi sự vô thường đều là một tâm sở hành.

Và ‘không thức’. Lý do tại sao Phật nói ‘không sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức’? Có 2 lý do: một lý do, có chuỗi nối tiếp theo trình tự này bởi vì sự vi tế và thô, sắc là cái thô nhất và ý thức là cái vi tế nhất; một lý do khác, bởi vì cái tiêu cực từ quan điểm phát triển hoặc phát sinh cảm xúc tiêu cực; do chúng ta nhìn thấy sắc trước tiên, chúng ta phải làm một cái gì đó nói chung do vì mọi sự bám víu hoặc thích hoặc không thích, khi chúng ta thấy thứ gì đó dễ thương chúng ta bám chấp vào, khi chúng ta nhìn thấy thứ gì đó tồi tệ, chúng ta giật mạnh ra.

Vì vậy, sắc xảy ra trước, từ sắc đó, khi chúng ta nhìn vào sắc, thì nó cho chúng ta một cảm nhận dễ chịu hay thoải mái, không thoải mái, trung tính, bất kể mọi thứ là gì. Cho nên, khi chúng ta có cảm nhận đó thì chúng ta có tưởng [sự phân biệt], như là chúng ta phóng đại nhiều lên “Ồ, cái này thật là tốt. Ồ, cái này không tốt ”. Chúng ta đúng là thổi phồng nhiều hơn so với sự vật thực sự tồn tại ở đó, chúng ta phóng đại nhiều lên về các hiện tượng, nên ở đây là sự tưởng. Khi chúng ta phóng đại lên thì chúng ta tạo ra các nghiệp, các hành như hành động của thân, tâm hoặc lời nói, với hành động tích cực hay tiêu cực này thì cho ý thức. Đây cũng được gọi là năm uẩn, vì vậy, ở đây giải thích về tính không của năm uẩn.

Sau đó, nói về 12 xứ là:

không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi, không thân, không ý;
không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp.

trong tâm thức, tâm chứng ngộ tính không, thì không có mắt, không có khả năng nhận thức được mắt, bởi vì mắt không tồn tại theo cách nó trình hiện đối với chúng ta. Vì vậy, nếu mắt thực sự tồn tại, thì cách mắt trình hiện như thể là nó độc lập [không phụ thuộc]. Nhưng đối với tâm thức, chúng ta thực sự thấy sự rỗng không, đó là không thể nhìn thấy được mắt bởi vì nó không tồn tại theo cách nó trình hiện đối với chúng ta. Nó không thực bởi vì cách nó tồn tại và cách nó trình hiện là khác nhau.

Nó trình hiện như là một yếu tố độc lập, nhưng cách nó tồn tại lại là độc lập. Cách nó trình hiện đối với chúng ta thì giống như vốn dĩ đang tồn tại, nhưng cách nó thực sự tồn tại vốn dĩ là sự tồn tại rỗng không. Vì vậy, đối với tâm thức, chúng ta thực sự thấy bản chất của mắt là rỗng không. Khi nhìn thấy bản chất thật của mắt, thì không thấy mắt. Cho nên, mắt vốn dĩ đã không tồn tại là lý do tại sao không mắt, không tai, cũng như vậy không mũi, không lưỡi, không thân và không ý. Vì vậy, ở đây giải thích về tính không của năm giác quan, đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, nên đây là sáu, năm cái kia liên quan đến năm giác quan và cái thứ 6 là ý thức, và cũng giải thích không sắc [không nhìn thấy sắc], vì vậy đây là những đối tượng [trần] của năm giác quan và tâm thức.

Đối tượng [trần] của nhãn thức là sắc, đối tượng của nhĩ thức là âm thanh, mũi là khứu giác, lưỡi là vị giác, cơ thể là đối tượng của xúc giác và đối tượng của tâm thức là hiện tượng, vì vậy không chỉ giải thích tính không của năm giác quan trong tâm thức, mà còn giải thích luôn tính không của đối tượng của năm giác quan trong tâm thức. Nên sau đó giải thích về tính không của 18 giới. Tâm thức chứng ngộ tánh không cũng không nhìn thấy, không chứng được, ngay cả 18 giới cũng vốn dĩ không tồn tại, nếu không, thì tâm thức chứng ngộ bản chất tột cùng của những hiện tượng này sẽ chứng được điều này, cho nên đó là lý do tại sao những thứ này vốn dĩ không đang tồn tại. Do đó giải thích về 18 giới, 18 giới là:- Sáu lực [sáu căn], 5 lực giác quan và ý lực có nghĩa là lực thứ 6 giúp ý thức nhìn thấy sắc hoặc bất kỳ các đối tượng nào khác. – Sáu thức, 5 thức giác quan và ý thức là sáu. Sáu lực giúp cho ý thức phát triển. – Sáu đối tượng [trần]Sáu căn, sáu thức, và sáu trần trở thành 18 giới. 

không có nhãn giới, không ý giới, cho đến cũng không có ý thức giới;

Điều này đã được đề cập thật ngắn gọn, không có riêng lẻ. Và sau đó nữa:

không có vô minh và không có hết vô minh;
không có già chết, cho đến cũng không có hết già chết;

Vì vậy, giống như đang nói về 12 nhân duyên. Cách chúng ta đi vào trong luân hồi và cách chúng ta có thể thoát khỏi luân hồi. Vì vậy, sự tồn tại vốn có của tất cả 12 nhân duyên này cũng là rỗng không. Vì thế

Tương tự, không Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Như vậy tương tự, ‘không có khổ, không có nguồn gốc của khổ, không có diệt và không có đạo, nghĩa là ở đây, tương tự như vậy, giải thích tính không của Tứ Diệu Đế [bốn sự thật cao cả], đó là sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân của đau khổ, sự thật về sự chấm dứt khổ và con đường dẫn đến sự chấm dứt. Vì vậy, ngay cả điều này cũng không tồn tại bởi chính nó.

Cho nên, ngay cả đối với tâm chứng ngộ tánh không, ngay cả bốn sự thật cao cả cũng không tồn tại vì bản chất của Tứ Diệu Đế cũng là tánh không. Vì vậy, đối với tâm quán tưởng về tánh không, ngay cả bốn sự thật cao quý này cũng không phải là một đối tượng của tâm đó, đối tượng của sự chứng ngộ của tâm thức đó, vì vậy nếu những điều này vốn dĩ tồn tại bởi chính nó thì nó phải được chứng bởi tâm quán tưởng tính không, nhưng không chứng được.

không trí, không đắc và cũng không có không sở đắc.

Cho nên, ‘không trí, vậy con đường dẫn đến sự đoạn diệt cũng không có trí tuệ cao cả. Ở đây nói ‘không đắc và cũng không có không sở đắc’, nên không có gì là bạn có thể đạt được, không có sự đạt được mà bạn vốn dĩ có thể đạt được. ‘Không có không sở đắc’ là vốn dĩ sẽ không đạt đến được. Vì vậy, sau khi giải thích Tứ Diệu Đế, ở đây nói chung về trí tuệ cao cả cũng như những điều chúng ta nói “Ồ cái này sẽ đạt được, cái này sẽ không đạt được”, nhưng cả hai đều vốn dĩ tồn tại, chỉ là được tạo ra bởi tâm thức, nhưng không tồn tại bởi chính nó. Có lẽ chúng ta có thời gian cho một câu hỏi và câu trả lời thôi. Chúng ta sẽ dừng ở đây cho ngày hôm nay. Thật tốt khi nghe kinh này một lần và sau đó từ từ, đây là một trong những bộ kinh có lực tác động rất mạnh, khi bạn chứng ngộ, giống như cơn giận có thể được xóa bỏ bằng tình yêu thương và lòng từ bi hoặc sự nhẫn nhịn. Vì vậy, tình yêu thương và lòng từ bi, sự nhẫn nhịn, tất cả đều là nhũng đối trị đặc biệt của điều này, sân giận. Vì vậy, tình yêu thương, lòng từ bi, những thứ này có thể không hiệu quả đối với một số cảm xúc tiêu cực khác, nhưng việc chứng ngộ tính không lại có hiệu quả đối với mỗi và mọi cảm xúc tiêu cực. Bởi vì nếu bạn chứng được tính không, loại bỏ thật sự nền tảng của tất cả những cảm xúc tiêu cực đó. Nền tảng của tất cả những cảm xúc tiêu cực đó là sự vô minh, cho nên bạn thật sự đang cố gắng tác động đến nền tảng hoặc nguyên nhân chính hoặc gốc rễ để những cành nhánh đó là những cảm xúc tiêu cực, giống như những cành và lá có vẻ thích hợp cho đau khổ hơn.

Vì vậy, gốc rễ hoặc lá là đau khổ và các nhánh phụ giống như những hành động bất thiện, các nhánh giống như cảm xúc tiêu cực, và toàn bộ thân cây giống như cảm xúc tiêu cực và rễ giống như sự vô minh. Vì vậy, khi bạn chứng được tính không, thì bạn đang thật sự loại bỏ gốc rễ, cho nên, sau đó, toàn bộ cây tự động sụp đổ trong sự khô héo.

Có thể có phần nào khó khăn bởi vì tất cả chúng ta đều thực sự không có thói quen, không giống như chúng ta đã biết điều này từ những kiếp trước. Có rất nhiều điều mà chúng ta biết từ khi chúng ta sinh ra, không có gì phải được dạy dỗ như tức giận, ghen tị, những điều này không phải là điều mà bạn cần phải biết. Và ngoài ra người ta khi mới sinh ra, không ai dạy chúng ta cách uống sữa từ vú mẹ là một sự hiểu biết bởi vì chúng ta đã quay vòng nó hàng triệu lần trong những kiếp trước của chúng ta. Vì vậy, đây không phải là điều mà bạn phải học và tôi cũng đã nghe qua trong ví dụ về kangaroo, khi chúng sinh một con kangaroo con, thì kangaroo con đã biết quay trở lại túi vì ở đó có sữa và nó có thể tồn tại. Tôi thực sự không biết về mặt khoa học gọi là gì.

Vì vậy, có những điều chúng ta biết từ khi sinh ra, nhưng đây không phải là những điều chúng ta biết từ khi sinh ra và cả thế giới hoàn toàn chống lại điều đó, giống như cả thế giới hoàn toàn không biết về điều này và mặc dù họ có biết họ cũng hoàn toàn phớt lờ. Vì vậy, có thể không thật dễ hiểu, có thể không thực sự tiện dụng, nên cần một số phân tích ý nghĩ.

Bạn sẽ có thể thực hiện điều đó một cách rất thoải mái và bạn sẽ hiểu điều đó và bạn sẽ không đánh mất tâm an bình của chính mình. Bất kể tình huống như thế nào, cho dù một ngày nào đó thân thể bạn không còn ở với bạn nữa, cho dù cơ thể của bạn như chống lại bạn, nếu cơ thể đang bị ung thư, giống như bệnh này, cho dù cơ thể của bạn không ở với bạn nữa, thân thể mà bạn thực sự yêu quý chăm sóc nhiều hơn bất kỳ thứ gì khác trên thế giới này. Một ngày nào đó cơ thể này cũng có thể chống lại chúng ta, và ở giai đoạn đó, thì tính không này sẽ đóng vai trò giữ và duy trì sự bình an và hạnh phúc bên trong chúng ta.

Câu hỏi. Thưa Lama, với năm uẩn, có vẻ như sẽ bắt đầu với sắc, chẳng hạn chúng ta nhìn thấy ai đó bằng mắt, sau đó chúng ta có cảm thọ, rồi tưởng, … cuối cùng là thức?

Đúng, bạn nói đúng, đúng vậy, không chỉ mắt, mà cả tai nữa, vì như tôi đã nói, ở đây sắc không chỉ có nghĩa là thứ mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt, mà ở đây sắc là đối tượng của năm giác quan. Ngoài ra, ngay cả với một người mù, đôi mắt có thể không hoạt động, nhưng năm giác quan khác sẽ hoạt động hoặc đôi mắt có thể không hoạt động, nhưng sau đó anh ta có thể tạo ra một hình dạng trong tâm trí của mình, anh ta tưởng tượng ra một số hình dạng trong tâm thức của anh ta, vì vậy cho dù mắt không thấy, anh ta vẫn có thể có sắc hình dung trong trí của anh ta, tôi sẽ phải hỏi người mù.Điều đó rất khó vì mắt bạn chỉ có thể nhìn thấy màu sắc và hình dạng, mắt sẽ không thể nhìn thấy gì nếu không có màu sắc, nếu không có hình dạng thì mắt đơn giản là không thể nhìn thấy. Vì vậy, một người mù bẩm sinh, anh ta chưa bao giờ nhìn thấy một màu sắc, anh ta không bao giờ nhìn thấy một hình dạng. Có thể bạn hiểu được hình dạng qua bàn tay của mình, và sau đó bạn có thể hình dung ra một hình dạng trong tâm trí, nhưng về màu sắc thì tôi không biết. Giống như một người không bao giờ nhìn thấy màu sắc, bạn sẽ giải thích như thế nào về màu sắc? Tôi không biết. À, đó là một câu hỏi rất hay, lần sau, tôi sẽ cố gắng để biết.

Nhờ những công đức mà chúng ta tích lũy được từ việc thiền quán về những nhược điểm của sự ích kỷ, thảo luận về tính ích kỷ và trách nhiệm, và cả về tính không,

Nguyện sẽ giúp chúng ta trở thành một người tốt hơn,

Nguyện sẽ giúp chúng ta chuyển biến mình thành một người tốt hơn để chúng ta có thể giúp đỡ và tác động thế giới trở nên tốt đẹp hơn,

Nguyện cho những công đức mà chúng ta tích lũy được từ việc học tập và suy ngẫm những điều như vậy, cầu mong sẽ mang lại hòa bình thế giới,

Nguyện cho cả thế giới không còn bệnh tật và các bệnh mn tính như covid, v.v.,

Nguyện cho cả thế giới không còn ung thư và tất cả những căn bệnh chưa được chữa khỏi,

Nguyện cho họ tìm ra phương pháp chữa trị và cầu mong toàn bộ chúng sinh luôn ở trong trạng thái vui vẻ trong hạnh phúc,

Nguyện cho những chúng sinh không có thức ăn sẽ có được thức ăn,Nguyện cho những chúng sinh vẫn chưa có nước dùng sẽ lấy được nước,

Nguyện cho những chúng sinh không có kiến ​​thức và hiểu biết sẽ được kiến ​​thức và hiểu biết và cùng nhau cầu mong tất cả chúng ta có thể tạo ra hạnh phúc trong sự yên bình của thế giới này.

Ghi lại từ bài Pháp Thoại của Lama Nawang Kuphel vào ngày 22/6/2021, do “On the Road of Yoga”  tổ chức.