Ba Yếu Tố Căn Bản của Đường Đạo – Phát Tâm Bồ Đề Như Thế Nào – W7

Tuần 7: Phát Tâm Bồ Đề Như Thế Nào

[7] Bị bốn dòng nước mạnh cuốn đi,
Bị trói chặt bởi những dây nghiệp, nên khó mà cưỡng lại
Bị mắc vào lưới thép chấp ngã,
Bị bao phủ bởi bóng đêm vô minh dầy đặc,

Hôm nay chúng ta chủ yếu sẽ nói về Tâm Bồ Đề. Như tôi đã nói ở một trong những buổi học trước đó, đây là một trong những đôi cánh mà qua đó chúng ta có thể đạt được sự giác ngộ. Bạn không thể đạt được điều gì nếu không có Tâm Bồ Đề này. Tất cả chư Phật và Bồ tát trong quá khứ, hiện tại và thậm chí trong tương lai, cách duy nhất để đạt được những chứng ngộ đó là đi qua Tâm Bồ Đề này. Vì vậy, hôm nay chúng ta nói về mức độ hoặc làm sao chúng ta có thể đạt được Tâm Bồ Đề, hoàn toàn về việc đạt được Tâm Bồ Đề.

Để đạt được Tâm Bồ Đề, bạn phải có lòng từ bi rộng lớn [lòng đại bi] với những hành động là nhân của Tâm Bồ Đề. Để có lòng từ bi rộng lớn, bạn cần phải có lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Có chút khác biệt ở đây: lòng đại bi và lòng từ bi thông thường. Lòng đại bi là hơn cả mong muốn thấy tất cả chúng sinh được thoát khỏi đau khổ; không chỉ vậy, mà lòng từ bi rộng lớn còn phải có như ‘nguyện cầu tôi có thể giải trừ đau khổ cho tất cả chúng sinh’. Đó là lòng đại bi mà người ta phải có nếu muốn thực hành Tâm Bồ Đề, nếu ai đó có tâm vị tha phục vụ tất cả chúng sinh này, để xóa bỏ đau khổ của họ và để họ cũng đạt được sự giác ngộ hoặc niết bàn.

Bài [Tam Tướng yếu Đạo] này, tôi nghĩ, là rất quan trọng, nên tôi muốn chia thành từng phần nhỏ. Vì vậy, hôm nay các câu kệ mà chúng ta sẽ đi qua cũng là về cách làm sao phát khởi Tâm Bồ Đề và có vài mức độ của Tâm Bồ Đề, vài mức độ thực hành, và đó đồng thời cũng hoàn toàn là về cách thực hành như thế nào ngay từ lúc khởi đầu. Ở bốn dòng thi kệ này, có một số ví dụ rất ấn tượng, thực sự rất hay trong một số thực hành cho chúng ta rèn luyện tâm của mình ngay từ mức độ ban đầu.

Cho nên, tôi muốn nói là, như một động lực, trước tiên, như tôi đã nói ở buổi học trước, bạn cần biết các lợi ích của việc đạt được điều gì. Khi bạn biết phẩm chất hoặc những lợi ích, chỉ khi bạn biết các lợi ích – ví dụ trong kinh doanh, khi bạn biết những lợi ích của việc làm kinh doanh như vậy – sẽ giúp cho bạn có mong muốn đạt được điều đó. Khi bạn có mong muốn có được điều đó, thì bạn có thể sẽ nỗ lực vào điều đó, đó là cách duy nhất để đạt được. Có ba con đường và kết quả:1. Bạn cần biết mục đích hoặc những phẩm chất của mục đích, những phẩm chất của thứ mà     bạn muốn đạt được.2. Sau đó, bạn tự động có mong muốn đạt đến.3. Sau đó, bạn có thể sẽ nỗ lực vào đó, rồi bạn sẽ có được những gì bạn muốn đạt được, mục đích.

Vì vậy, chính xác theo cách như vậy, ở đây, lý do tại sao chúng ta cho rằng đạt được sự giác ngộ là chỉ duy nhất đi qua việc đạt sự giác ngộ, chúng ta mới có thể giúp đỡ tất cả chúng sinh. Ngay cả khi chúng ta nghĩ về những chúng sinh là những người thực sự đối với chúng ta như các thành viên gia đình của chúng ta, thành viên gia đình hiện tại hoặc nếu bạn gần gũi với bất kỳ thành viên nào trong gia đình, thì đó là cơ hội tuyệt vời để thực hành Tâm Bồ Đề, qua đó chúng ta có thể giúp đỡ tất cả họ.  Nhưng, nếu chúng ta nghĩ về một khoảng thời gian dài, thì người mẹ hiện thời của chúng ta trong cuộc đời này nói chung là người nhân ái nhất.

Một cách duy nhất để đạt được sự giác ngộ là qua Tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề là tâm mong muốn đạt được sự giác ngộ, không có điều đó, thì không có cách nào chúng ta có thể đạt được giác ngộ. Vậy, để đạt được Tâm Bồ Đề, có rất nhiều thực hành mà bạn phải trải qua. Cho nên, đối với cuộc sống chúng ta đang trải qua, chúng ta nên nhìn như thế nào hoặc chúng ta nên thực hành như thế nào để đạt được Tâm Bồ Đề.

Trước khi thực hành, điều quan trọng là cần phải hiểu là Tâm Bồ Đề đó, như tôi đã nói, đến từ lòng đại bi, lòng đại bi xuất phát từ lòng từ bi thông thường, lòng từ bi thông thường đến khi bạn nhìn thấy nỗi khổ của các chúng sinh khác. Nếu bạn không hiểu đau khổ, nếu bạn không nhìn thấy sự đau khổ, thì không có cách nào bạn có thể vun bồi, bạn có thể có mong muốn thoát khỏi đau khổ. Ngay cả để có lòng từ bi đối với người khác, bạn cần phải nhìn thấy những đau khổ ở chính mình. Nếu bạn nhìn thấy sự đau khổ, bạn muốn đạt được hạnh phúc hoặc bạn muốn trải nghiệm đau khổ từ chính mình như thế nào, bạn cần phải hiểu người khác. Để có lòng từ bi rộng lớn mong muốn những người khác thoát khỏi đau khổ, trước tiên bạn phải có cảm giác đó ở bạn, để yêu thương những người khác, bạn cần phải yêu chính mình, không có tình yêu thương đối với bản thân thì không ai mở rộng tình yêu thương đó đến những người khác.

Hiểu được nỗi khổ giữ một vai trò rất quan trọng ở đây để vun bồi lòng từ bi và qua đó chúng ta có thể nuôi dưỡng lòng đại bi và qua đó chúng ta có thể phát triển Tâm Bồ Đề. Vì vậy, thi kệ hôm nay liên quan đến điểm đó:

Phát Khởi Tâm Bồ Đề Như Thế Nào

[7] Bị bốn dòng nước mạnh cuốn đi,
Bị trói chặt bởi những dây nghiệp, nên khó mà cưỡng lại,
Bị mắc vào lưới thép chấp ngã,
Bị bao phủ bởi bóng đêm vô minh dầy đặc,

Dòng 1: Bị bốn dòng nước mạnh cuốn đi,

Ở đây những từ này là một cách ví dụ, nên tất cả chỉ là ẩn dụ về cách chúng sinh đau khổ, giống như chúng ta đang thực sự ở trong một dòng sông chảy xiết, dòng sông như đang cuốn chúng ta đi và chúng ta thậm chí không điều khiển được bản thân để ra khỏi dòng sông, không chỉ vậy, chúng ta lại đang ở trong con sông. Có một cách người ta có thể thoát ra khỏi dòng sông, và cách duy nhất có lẽ là bạn đi qua con sông và cố gắng thoát ra khỏi dòng nước đang cuốn lấy bạn. Câu thi kệ nói về “bốn con sông to lớn” – có thể hiểu được, ngay cả khi bạn nghĩ về bản thân mình, hãy quay vào và cố gắng chiêm nghiệm về chính cuộc đời mình, luôn có đau khổ ở mọi góc độ của cuộc sống. Những thứ mà chúng ta mong muốn rất ít ỏi, chúng ta lại chạm trán nhiều tình huống mà chúng ta không muốn, chúng ta không đáng có, chúng ta không muốn hoặc vui thích. Tất cả là do nghiệp mà chúng ta đã tạo ra trong quá khứ và tiền kiếp. Vì vậy ở đây, “bốn dòng sông mãnh liệt” là bốn nỗi khổ mà bạn luôn phải chịu đựng, mà mỗi một chúng sinh trên trái đất phải gánh chịu:

1. Khổ vì sinh,
2. Khổ vì già,
3. Khổ vì bệnh,
4. Khổ vì chết.

Không có cách nào có thể thoát khỏi những đau khổ này, giống như chúng ta đang thực sự trong cuộc hành trình hoặc chúng ta đang thực sự ở trong dòng nước. Và dòng nước không thực sự là một dòng sông mà chúng ta có thể bơi đi, đó là một con sông to lớn, không chỉ có một con sông mà là bốn con sông lớn chảy rất mạnh, bạn không hề điều khiển được bản thân và không có cách nào có thể bơi ra khỏi dòng sông. Hoàn cảnh hiện tại của các chúng sinh chính xác như vậy, tình huống hiện tại của chúng sinh giống như họ đang ở trong một dòng sông chảy rất mạnh, không chỉ một dòng sông mà khi cả bốn con sông cùng hòa vào, thì vô cùng mãnh liệt, rất mạnh mẽ không có cách nào mà bạn có thể bơi được.

Hãy nghĩ về sự đau khổ vì sinh ra. Nhiều người mong muốn thực hành pháp, theo đạo Phật, khi chúng ta sinh ra, thì người ta có rất nhiều nỗi khổ, không chỉ người mẹ mà lần lượt ngay cả những đứa con, đó là những đau khổ rất lớn mà chúng ta phải trải qua, cho dù ngay sau khi sinh bạn được đặt vào chiếc chăn mềm mại như thế nào, vẫn không bao giờ giống như cách bạn từng nằm trong bụng mẹ. Vì vậy, bạn thực sự đối mặt với nhiều đau khổ.

Tất nhiên, không ai muốn già đi – ai cũng muốn mình luôn khỏe mạnh, đẹp và trẻ mọi lúc, vì lẽ đó, nhiều người sợ hãi tuổi già vì lý do tương tự. Và rồi bệnh tật, cho dù chúng ta cố gắng thế nào đi nữa, chúng ta nói chúng ta có một tiến bộ to lớn về công nghệ vật chất, tuy nhiên, không một công nghệ nào trong số này có thể tránh cho chúng ta khỏi khổ đau. Ví dụ, chỉ nghĩ về COVID thôi, những bác sĩ có uy thế nhất, những bác sĩ có kiến ​​thức về lĩnh vực y khoa nhất, họ vẫn phải trải qua nhiều bệnh tật, vì vậy không có cách nào một người có thể hoàn toàn không bị mọi bệnh tật, cho dù bạn làm gì. Bởi vì chừng nào mà chúng ta còn có cơ thể bị ô nhiễm này, giống như bạn muốn có gỗ đàn hương, nhưng bạn lại không muốn mùi gỗ đàn hương, thì không có cách nào vì điều này đi cùng với nhau. Cho nên, chúng ta có một cơ thể được tạo ra và hình thành từ nghiệp như vậy và nếu chúng ta không muốn, thì đau khổ vẫn luôn ở đó và đau khổ sẽ không bao giờ kết thúc.

Và cũng có nhiều người thực sự mong muốn thực hành bởi vì khi họ còn trẻ, họ nghĩ rằng “ô mình còn quá trẻ” hoặc nhiều người trẻ, họ thậm chí không nghĩ đến sự thực hành hoặc thậm chí họ không nhìn thấy tầm quan trọng của thực hành. Vì vậy, khi lớn hơn một chút, họ lại nghĩ “có lẽ mai mốt mình sẽ thực hành, mai mốt…” nên họ luôn trì hoãn thời gian tu tập. Vì vậy, khi họ ở tuổi 50-60-70, họ nghĩ “ồ có lẽ tôi đã lãng phí cuộc đời mình, tôi đã không thể thực hành nhiều về điều này và điều kia”. Do đó, họ dành nhiều thời gian ân hận là họ không thể học tập và thực hành. Đây là điều xảy ra với mỗi một người chúng ta, mặc dù chúng ta biết rằng, dù cho cuộc sống bên ngoài của chúng ta thoải mái như thế nào như chúng ta có những tiện nghi tốt nhất, chúng ta có thể có nhà sang trọng và xe hơi đẹp, thậm chí chúng ta cũng có thể có một cơ thể tráng kiện, nhưng điều đó vẫn không làm chúng ta tránh khỏi đau khổ. Nhất là, như bệnh tật là điều mà chúng ta luôn phải chịu đựng và không có cách nào chúng ta có thể tránh được tất cả những điều này luôn xảy ra đột ngột.

Ngay cả nếu chúng ta nhìn vào lịch sử, có rất nhiều vị vua cố gắng hết sức để sống mãi mãi. Nhiều vị vua họ thực sự đã giết nhiều người bằng cách tin vào điều kỳ quặc không xác định: “Bằng cách làm những điều như vậy, ta sẽ có được sự bất tử”. Ở một số nước, tôi nghe nói một số người đã giết một số trẻ nhỏ, họ có thể ăn một số bộ phận của trẻ em, như vậy họ có thể sống vĩnh viễn hoặc rất lâu. Nhưng không có gì xảy ra hết, kết quả là bạn có thể thấy không có ai sống quá 120-130 tuổi, có nghĩa là, nếu ngay bây giờ chúng ta khoảng 30-40 tuổi, dù chúng ta sống rất thọ, 60 hoặc 80 tuổi, nên nếu chúng ta dành cả cuộc đời của mình để làm hoặc cố gắng làm điều gì đó thì chỉ trong 40 hoặc 60 năm này, giống như một sự uổng phí bởi vì còn nhiều năm nữa sẽ đến, còn nhiều kiếp nữa sẽ đến. Và ngoài ra, cái chết là điều không thể tránh khỏi và thời gian chết cũng có thể đến bất cứ lúc nào. Chúng ta có thể nghĩ rằng hiện tại chúng ta còn trẻ và chúng ta vẫn còn thời gian. Nhưng, nếu bạn suy nghĩ và xem xét kỹ, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, bạn có thể nghĩ rằng mình rất sung sức và khỏe mạnh, và không có cách gì có thể đè nát một chiếc xe tốt bất cứ lúc nào, ngay cả được làm bằng thép hay mọi thứ, nó cũng bị nghiền nát. Tương tự – cơ thể của chúng ta không phải là chất thép – vì vậy nhiều khả năng nếu tai nạn nào đó xảy ra, chúng ta cũng có thể nghiền nát một cơ thể nào đó, thế là xong, một sự kết thúc. Trong cuộc sống này, một cách duy nhất để hạnh phúc là khi chúng ta có thể đem lại một số thay đổi về tinh thần. Nếu có thể đem lại một số thay đổi như thay đổi nội tâm, đó là cách hoặc phương tiện duy nhất mà chúng ta có thể đạt được hạnh phúc chứ không phải là bạn có bao nhiêu tiện nghi vật chất, bởi vì nhiều người sống trong những tiện nghi đó cũng phải chịu đau khổ nghĩa là những tiện nghi đó không đủ để mang lại hạnh phúc.

Tình huống hiện tại của các chúng sinh như là họ bị bốn con sông rất mạnh liên tục cuốn đi đến nỗi ngay cả muốn thoát khỏi con sông đó cũng không có cách nào nười ta có thể ra khỏi con sông bằng cách bơi hoặc làm điều gì đó tương tự, bởi vì nước chảy rất mạnh, liên tục cuốn đi, xô đẩy bạn và nó rất mạnh bởi vì không có cách nào chúng ta có thể bơi ra khỏi sông – đây là cách chúng ta bị kiểm soát bởi bốn nỗi khổ này như thế nào.

Dòng 2: Bị trói chặt bởi những dây nghiệp, nên khó mà cưỡng lại

Không chỉ vậy, thậm chí chỉ là thứ mà nước còn cuốn đi đến một nơi khác, có thể hiểu được một chút, nhưng các chúng sinh cũng bị “trói bởi những dây nghiệp”. Chúng ta thật “khó mà cưỡng lại” giống như bạn thực sự đang bị một con sông rất mạnh cuốn đi, đồng thời, giống như bạn bị một hòn đá rất lớn dưới nước giữ chặt lại. Cho nên nếu bạn cố gắng bơi ra, ngay cả khi có cơ hội, vẫn không có cách nào bạn có thể bơi ra được vì bạn thực sự bị cột chặt vào một tảng đá rất lớn cũng bị nước cuốn đi, và không có cách nào chúng ta có thể thậm chí thoát ra khỏi nó hoặc bơi lên. Đôi khi bạn bị nảy lên và xuống, nhưng bạn vẫn bị giữ chặt bởi hòn đá. Ở đây, hòn đá giống như sự bám chấp và sân giận và tất cả những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, chúng ta bị “trói bởi những dây nghiệp” mà chúng ta đã tạo ra từ những cảm xúc tiêu cực như sân giận, ghen tị, đố kỵ, tất cả những điều này. Do đó, trong nhiều kiếp trước, chúng ta đã làm nhiều điều sai trái. Bởi tất cả những cảm xúc tiêu cực đó, chúng ta đã dính líu vào nhiều hành động tiêu cực, rồi những hành động tiêu cực đó giờ tác động như hòn đá cột chặt chúng ta trong dòng nước. Và điều đó thực sự “khó cưỡng lại” hoặc thực sự khó thoát khỏi hòn đá đó, vì bạn thực sự đang bị hòn đá giữ chặt dưới nước. Cho nên, không có cách nào mà bạn có thể cố gắng thoát khỏi dòng nước, cố gắng để ra khỏi dòng nước.

Nếu bạn có nhiều nghiệp báo mà bạn đã tạo trong những tiền kiếp của mình, thì một cách duy nhất bạn có thể thoát ra hoặc loại bỏ hòn đá hoặc thoát khỏi nghiệp đó hay những nghiệp quá khứ của bạn hoặc nhờ sự đau khổ, nếu bạn đau khổ, thì nghiệp sẽ càng ngày càng giảm. Vì vậy, nghiệp báo chấm dứt hoặc nghiệp mà chúng ta có thể thoát khỏi, chỉ bằng hai cách: hoặc bạn chịu đựng hoặc bạn tịnh hóa. Nhưng chỉ có một số chúng sinh biết cách tịnh hóa, và rất nhiều chúng sinh biết cách tịnh hóa nhưng họ không làm, phần lớn họ thậm chí không nghĩ đến việc tịnh hóa, vì vậy họ đau khổ và đau khổ, nhưng họ không bao giờ nghĩ đến việc tịnh hóa, họ thậm chí không cố gắng biết làm thế nào để tịnh hóa các nghiệp quá khứ. Bởi vì điều này, họ liên tục bị vô minh cuốn đi, họ đau khổ và đau khổ. Nhiều chúng sinh biết rằng họ đau khổ vì nghiệp quả, nhưng họ không tìm kiếm cách xóa bỏ ác nghiệp trong quá khứ mà họ đã gây ra.

Dòng 3 & 4: Bị mắc vào lưới thép chấp ngã,
                     Bị bao phủ bởi bóng đêm vô minh dầy đặc,

Đây là tình huống, nhưng không chỉ có thế, ở đây nói rằng: “ Bị mắc vào lưới thép chấp ngã“. Có một cơ may là ngay cả bạn đã có một ác nghiệp nặng nề trong quá khứ, giống như một hòn đá trong nước kéo bạn xuống, và không cho bạn bơi ra khỏi sông, nếu chúng ta bắt đầu nghĩ về những người khác, nếu chúng ta. bắt đầu nghĩ đến lợi ích của người khác, thì có thể có hy vọng. Chỉ bằng cách nghĩ đến lợi ích của người khác, và chỉ bằng cách làm điều gì cho các chúng sinh khác, thì có thể giúp bạn thoát khỏi đau khổ, có thể đó là một lựa chọn, có thể đó là một cách hoặc một phương tiện. Nhưng không, tất cả những gì chúng ta nghĩ đến là đều cho chính chúng ta, chúng sinh trong thế giới này chỉ nghĩ cho chính họ, tất cả những gì họ nghĩ đến đều là bản thân họ, luôn xem bản thân mình là ưu tiên nhất.

Đó là lý do tại sao khi bạn nghĩ như vậy, thì chỉ có bạn mới muốn có hạnh phúc, vì tâm tự ái đó không bao giờ để cho chúng ta thoát khỏi đau khổ, ra khỏi dòng sông đó. Mặc dù chúng ta có thể tịnh hóa nghiệp quá khứ bằng cách nào đó, mặc dù bằng cách nào đó chúng ta có thể cởi trói mình khỏi tảng đá đang kéo chúng ta xuống, thì sự chấp thủ sẽ trở thành lưới hoặc lồng sắt bỏ chúng ta vào trong dòng nước, không cho chúng ta ra khỏi con sông. Mặc dù chúng ta không có nhiều nghiệp chướng của quá khứ, mặc dù chúng ta có thể tịnh hóa ác nghiệp của quá khứ, ác nghiệp bỏ chúng ta vào trong dòng nước, vẫn không cho chúng ta thoát khỏi khổ đau của dòng nước hoặc dòng sông bởi vì sự chấp thủ vẫn ở đó. Chừng nào mà sự chấp thủ còn ở đó thì chúng ta cuối cùng sẽ dính líu vào các hành động tiêu cực dù là qua sân giận, dù là qua bám víu, tham lam, v.v. vì những cảm xúc này, đau khổ vẫn tiếp tục. Chừng nào mà chúng ta còn có tâm chấp thủ hoặc tâm tự ái, rất mạnh mẽ và thực sự “bao bọc chúng ta” bằng một loại sương khói – sương khói của “bóng tối” khiến chúng ta mù quáng không phân biệt được đâu là đúng và đâu là sai.

Ví dụ, hãy nhìn vào lòng tham, vì tâm tham lam hay tự ái như “tôi coi trọng tôi”, nên bất kỳ những gì  người ta làm, họ cũng luôn luôn không vừa lòng nên điều đó cũng tác động như là một trong những nguyên nhân chính gây ra bởi sự vô minh. Vì vô minh hoặc vì tấm chắn của bóng tối, họ không thể nhìn thấy điều gì đúng và điều gì sai, nên những người đó rất sân giận, họ làm mọi điều xấu và thậm chí không biết mình đang làm gì, chính xác giống như họ bị bao trùm trong bóng tối nên họ không thể nhìn thấy điều gì đúng hoặc điều gì sai. Vì sự sân giận này, họ thường làm tổn thương những người mà họ quan tâm nhất, vì lòng tham mọi người cố giành giật những thứ từ những người khác mà họ không xứng đáng và vì điều đó người ta tạo ra nhiều nghiệp xấu. Một số người có thể ngấm ngầm lặp đi lặp lai từ 20, 30, 40, 50 năm qua và người ta để cho năm tháng đó trôi đi chỉ bởi hành động tham lam nhỏ nhặt, vì khi còn sự tham lam thì bạn vẫn còn suy nghĩ, rồi bạn thực hiện nhiều việc khác để có được thứ mình muốn. Khi không có được bằng mọi phương tiện đó, thì xảy ra trộm cướp, trộm cắp, ăn trộm, tất cả những việc này. Cho nên khi điều đó xảy ra, cho dù cuộc đời bạn tốt đẹp và dễ chịu như thế nào – tất cả những sự lặp đi lặp lai đó của bạn – mà bạn đã thu lợi được trong suốt cuộc đời, tất cả những điều đó đều có thể bị cuốn trôi chỉ bởi một hành động.

Như khi bạn có tâm chấp thủ này, thì nó thực sự tạo ra một loạt đau khổ và rửa sạch tất cả danh tiếng của bạn, tất cả công đức của bạn, nên đây là tình huống, chính xác là hoàn cảnh của tất cả chúng sinh như thế nào, thậm chí còn là hoàn cảnh của chúng ta. Hãy nghĩ về cuộc sống của chúng ta, chúng ta sân giận, ghen tị, đố kỵ, cố chấp, kiêu hãnh. Khi một người có tất cả những cảm xúc tiêu cực này, thì kết quả là gì? Đầu tiên nó khiến chúng ta không vui, không ai cảm thấy hạnh phúc khi họ ghen tị, đố kỵ, cố chấp hoặc tham lam. Bất cứ khi nào bạn có loại cảm xúc này, bạn luôn cảm thấy không vui, bạn có tất cả những thứ này, bởi vì bạn ưu tiên cho bản thân mình.

Những người khác là nhiều vô kể, nhưng bạn vẫn nghĩ rằng, bạn quan trọng hơn những người khác, khái niệm ‘bạn’ và ‘người khác’, nếu bạn đang cố chăm sóc cho thân mình như “Đây là thân của tôi, tôi phải có một ngôi nhà đẹp để ở, tôi phải có quần áo đẹp, thức ăn ngon để ăn và tất cả những thứ này”, vì điều này, nếu bạn không tham lam cho cái mà bạn nói là “Tôi ”, nhưng khi bạn nhìn thật kỹ, đó là thân của bạn cần thức ăn, quần áo và nhà cửa. Do vậy, hãy nghĩ về thân của bạn, nó có thực sự là cơ thể của bạn hay không? Cùng một cái thân mà bạn nghĩ rằng “Đó là tôi và đây là cơ thể của tôi”, Hãy nghĩ xem liệu nó có luôn là của bạn không? Không, đây là thứ mà bạn nhận được từ cha mẹ của bạn. Cơ thể này đã sử dụng những tế bào máu thật nhỏ bé, cho nên máu đó không phải là thứ thuộc về bạn, nó là thứ thuộc về cha mẹ của chúng ta.

Cái thân mà chúng ta nghĩ rằng nó là cơ thể của chúng ta lại là cơ thể của tất cả mọi người, theo một nghĩa nào đó; hoặc là cơ thể của cha mẹ bạn. Không có gì để nghĩ rằng nó là của tôi và của người khác, bởi vì thứ bạn nghĩ đó là của bạn, cũng là thứ đã từng là của người khác. Và thậm chí ngày nay, giống như nếu bạn nghĩ về cơ thể của mình, thì có rất nhiều sinh vật khác trải nghiệm cơ thể này nhiều hơn bạn. Có rất nhiều vi khuẩn trong chúng ta, và cơ thể này cũng thuộc về chúng, một số bác sĩ nói lý do tại sao họ cho thuốc hoặc albendazol là vì chúng có thể lấy đi dinh dưỡng từ thực phẩm mà bạn đang ăn cho chính mình, tôi nghĩ rằng albendazol tiêu diệt những sinh vật đó, một số vi sinh vật đó trong cơ thể chúng ta. Một số bác sĩ cũng nói rằng, những vi sinh vật này có thể ở bất kỳ hai hoặc ba dạng, tôi nghĩ vậy. Chúng tiêu thụ nhiều dinh dưỡng từ thức ăn của chúng ta, cơ thể này cũng là một thế giới đối với họ.

Cho nên cơ thể mà chúng ta từng nghĩ rằng “Đó là cơ thể của chúng ta”, “Tôi không quan tâm đến của người khác, cơ thể đó là của tôi hay dành cho tôi”. Bạn có thực sự nghĩ rằng đó thật là tôi không khi mà cơ thể này là một thế giới của nhiều sinh vật, nhiều vi sinh vật và nhiều vi khuẩn? Vì vậy, cơ thể mà chúng ta từng nghĩ rằng ‘đây là tôi’, cũng thuộc về họ. Chính xác giống như bạn nghĩ “ồ thế giới này là của tôi”, nhưng chúng ta không thực sự công bằng vì còn rất nhiều chúng sinh khác, không chỉ là của riêng bạn. Tương tự như vậy, cơ thể này mà bạn từng nghĩ rằng đó là cơ thể của tôi, nhưng chúng ta là một cái gì đó được phóng chiếu cùng với cơ thể này như là một nền tảng [sở y].

Khái niệm ‘tôi’ và ‘người khác’ xuất phát từ “thói quen vô thỉ”. Và cả điều mà bạn nghĩ “tôi và hạnh phúc của tôi”, cũng đến từ những người khác. Không phụ thuộc vào người khác không phải là cách bạn có thể đạt được bất kỳ hạnh phúc nào, nhất là khi bạn không thực hành thiền định, bạn sẽ tìm thấy rất ít hạnh phúc mà chính bạn tạo ra. Nếu bạn thực hành thiền, và (…) thì bạn có thể tìm thấy một số hạnh phúc đến từ những người khác theo một ý nghĩa nào đó. Bên cạnh đó, nhiều hạnh phúc mà bạn trải qua cũng là do những người khác. Bạn có một ngôi nhà đẹp, có phải bạn thực sự xây ngôi nhà đó không? Chúng ta đã từng có quần áo đẹp, không, không phải chúng ta làm ra quần áo này, bạn ăn thức ăn ngon, không, có nhiều nông dân làm việc bên cạnh đó. Vì vậy, bất cứ điều gì bạn cố đạt được bằng cách phân biệt ‘tôi’ và ‘người khác’, hạnh phúc mà bạn đang cố đạt được cũng đến từ người khác, vậy điểm nào phân biệt ‘bản thân bạn’ với ‘người khác’?

Tâm chấp thủ này là nguyên nhân của mọi đau khổ, mặc dù bạn cố gắng tịnh hóa ác nghiệp trong quá khứ của mình. Tâm chấp thủ, tâm xem bản thân là quan trọng và bỏ qua người khác, và nói ngắn gọn là tâm tự ái là nguyên nhân chính khiến chúng ta đau khổ lặp đi lặp lại, không chỉ chúng ta, mà tất cả chúng sinh đang đau khổ theo cùng một cách. Một cách duy nhất để thoát khỏi mọi đau khổ là khi một người đạt được quả vị Phật, khi đạt được trí tuệ mà Đức Phật đã giảng dạy, thì qua đó chúng ta có thể giúp đỡ tất cả chúng sinh đang đau khổ theo cách này. Đó là lý do tại sao cố gắng phát khởi Bồ đề tâm, tâm mong muốn giác ngộ là rất quan trọng. Chỉ thông qua tâm đó, chúng ta mới có thể loại bỏ hoặc giảm bớt sự đau khổ này, không chỉ cho những người khác, mà còn cho chính bản thân mình. Có được cơ thể con người tuyệt vời này, chúng ta mới gặp được pháp, chúng ta biết pháp, chúng ta có niềm tin đối với pháp, chúng ta đang thực hành pháp và thứ có thể tốt hơn điều này là cơ hội sử dụng cuộc sống này để thực hành pháp, vì vậy không những có thể làm lợi ích đời này, mà còn nhiều đời khác, không chỉ cho chính chúng ta, mà cho tất cả chúng sinh khác.

Do đó, tôi muốn kết luận điểm trên là chúng ta là toàn bộ duyên của tất cả các chúng sinh, ở điều kiện như vậy chúng ta liên tục đau khổ. Hãy cố gắng tìm một ngày mà bạn không có cảm giác khó chịu, không có ngày nào chúng ta trải qua mà không có cảm giác khó chịu, nhiều người thậm chí còn đau khổ cả trong giấc mơ. Vì vậy, chúng ta trải nghiệm rất ít thời gian hạnh phúc tột cùng, bạn có thể hạnh phúc ngay bây giờ, nhưng khoảnh khắc mà bạn hạnh phúc lại rất ít; và trước khi khoảnh khắc này kết thúc, chúng ta lại bắt đầu lo lắng “ồ khoảnh khắc này sẽ hết”; trước khi kết thúc hạnh phúc mà bạn trải qua, bạn lại sợ rằng “À nó sắp hết rồi”; và ngay sau khoảnh khắc dễ chịu nhanh chóng mà chúng ta trải qua trong thời gian rất ngắn, chúng ta bắt đầu có những cảm giác khó chịu vì khoảnh khắc tốt đẹp đã kết thúc. Ngay trong cuộc đời này, không thực hành giáo pháp và không cố gắng điều phục tâm mình, không cố gắng tu dưỡng nội tâm mình vì hạnh phúc của chính mình, thì không có cách nào, không có điều gì có thể đạt được cả.

Khi bạn thấy nhu cầu thực sự của việc thực hành pháp để đạt được Phật quả cho bản thân, nên bạn có thể nghĩ rằng những người khác cũng cần điều tương tự. Vòng luân hồi, tất cả chúng sinh trong luân hồi, họ đang bị tra tấn theo nhiều cách, bạn có thể xem ví dụ ở đây. Đầu tiên người đó bị dòng nước cuốn đi, rồi nước chảy xiết đến mức người đó không thể bơi ra khỏi; không chỉ vậy, người đó còn bị một tảng đá rất lớn giữ chặt. Nhưng ngay cả khi người đó tự mình có thể cởi trói khỏi tảng đá, thì vẫn bị một chiếc lồng sắt giữ lại bên trong. Đây là tình trạng của tất cả chúng sinh, chính xác là những chúng sinh đã từng là mẹ, cha, bạn bè và gia đình của chúng ta, những người đã đối xử tốt với chúng ta nhất. Tất cả những chúng sinh đau khổ theo cách này, cũng đang đau khổ theo những cách khác.

Một cách duy nhất giúp họ thoát khỏi mọi đau khổ là chỉ khi bạn đạt được sự giác ngộ. Đó là lý do tại sao một tâm mong muốn giác ngộ, dù bạn chỉ nghĩ về điều đó trong một giây, hai giây sẽ giúp bạn tích lũy một công đức mạnh mẽ như vậy, bởi vì bạn không mang lại cho bản thân mình mà bạn mang lại cho toàn thể chúng sinh, nên bạn tích lũy công đức như con số chúng sinh.

—————————————————————————————————————————————————————————————————————

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào đang viết ra không? Trong thời gian chờ đợi, tôi chỉ nói điểm này:Một trong những trở ngại có thể nảy sinh khi bạn cố gắng nghĩ về lợi ích của tất cả chúng sinh là tại sao tôi lại quan tâm đến hạnh phúc của người khác? Họ đang đau khổ, vậy tại sao tôi phải quan tâm đến người khác?

Một, như tôi đã nói là một sự đền đáp lòng tốt vì tất cả chúng sinh đều là những con người tuyệt vời nhất và tất cả họ đều rất tốt với chúng tôi. Đây là cơ hội tuyệt vời để đáp lại lòng tốt đó, đây là lúc bạn có thể thực hành làm điều gì đó cho họ. Một lý do.

Lý do thứ hai là hãy nhìn kỹ lại bản thân mình, hạnh phúc và sự bình yên chân thật mà người ta có thể đạt được ngay cả trong cuộc đời này là khi bạn bắt đầu nghĩ về người khác. Khi bạn cố gắng làm điều gì đó cho người khác, hãy dành thời gian của bạn cho người khác, cung cấp kiến ​​thức của bạn cho người khác, cho bất cứ điều gì bạn có cho người khác, dù trong tâm bạn nghĩ đến việc giúp đỡ ai đó là một trong những cách rất bí mật có lẽ để đạt được hạnh phúc chân thật ngay cả trong cuộc đời này, những người đó đang ngủ một giấc ngủ yên bình, những người thực sự dành cả ngày của họ vì lợi ích cho người khác. Điều này thực sự tạo ra sự khác biệt rất lớn, chỉ cần thử trong vài phút, bạn sẽ thử trải nghiệm điều đó ngay.

Nếu bạn nghĩ đến việc giúp đỡ người khác, thì sẽ có rất nhiều khả năng mà mong ước của bạn có thể được thực hiện, bạn sẽ luôn có cơ hội để làm cho ai đó hạnh phúc. Rất nhiều người trên thế giới luôn tự cho mình là trung tâm về nhiều mặt, tất cả những gì họ quan tâm là bản thân mình. Nếu bạn giúp đỡ người khác, bạn sẽ có cả hàng trăm, hàng triệu cơ hội giúp đỡ người khác và làm cho ai đó hạnh phúc. Nếu bạn nghĩ về hạnh phúc của chính mình thì có rất ít thời gian, ít  cơ hội làm cho mình hạnh phúc, nhất là khi bạn không rèn luyện tâm của mình, đây là tâm tham, bạn có cái này, bạn muốn tìm đến ba cái, bạn có ba, bạn sẽ tìm bốn, bạn có bốn, bạn sẽ tìm năm rồi sáu, rồi bảy, rồi tám rồi chín, và điện thoại apple 10, apple 11, apple 12, apple 13 và apple 14, tâm này không bao giờ dừng lại, trừ khi bạn rèn luyện tâm của bạn.

Vì vậy, nếu bạn nghĩ về bản thân, thì ngày thực sự càng khó khăn cho bạn đạt được hạnh phúc của chính mình. Và hạnh phúc của người khác sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc, ví dụ, nếu bạn có anh em trai, nếu bạn chỉ nghĩ về hạnh phúc của mình và bạn không quan tâm đến anh em trai của mình; hoặc mặt khác, bạn quan tâm đến anh em trai mình, bạn không quan tâm đến bản thân. Vì vậy, khi bạn quan tâm đến anh em trai mình, bạn không quan tâm nhiều đến hạnh phúc của chính mình, thì sẽ có hai người cùng tìm kiếm hạnh phúc cho bạn. Nếu bạn quan tâm đến hạnh phúc của anh em trai bạn, anh em trai bạn cũng sẽ bắt đầu quan tâm đến hạnh phúc của bạn, sẽ có hai người sẽ là duyên cho hạnh phúc của bạn. Nếu bạn chỉ nghĩ đến hạnh phúc của mình, bỏ qua anh em trai của bạn, thì sẽ chỉ có mình bạn.

Ngay cả để đạt hạnh phúc của mình thì tốt hơn hãy làm điều gì đó cho người khác, bạn động viên giúp đỡ người khác thì hạnh phúc của bạn sẽ luôn đến. Nếu bạn muốn giúp đỡ người khác thì khi bạn giúp đỡ người khác, bạn hài lòng là bạn đã đạt được hạnh phúc, đó cũng là hạnh phúc.

Và cũng nên nghĩ khi tất cả những người nông dân bị bệnh và không vui, thì tất cả các nhà máy, họ có nhà máy, gặp vấn đề, ở đây và kia. Nhìn vào tình hình hiện tại những ngày này, nếu các nông dân bị bệnh, họ không thể làm việc trong trang trại, thì thế giới sẽ ăn gì nếu đại dịch này kéo dài trong vài năm? Chúng ta không thể ăn cây và chúng ta không thể sống trên không hoặc dưới nước. Chúng ta phải dựa vào nông dân, hạnh phúc của chúng ta liên quan rất nhiều đến hạnh phúc của người khác. Nếu không có phúc lợi của người khác, chúng ta không thể đạt được gì nhiều. Nếu bạn suy nghĩ theo quan điểm đó, có thể hữu ích để nhận ra những người khác đang đóng nhiều vai trò như thế nào trong hạnh phúc của bạn. Bạn đến một nhà hàng thanh lịch, ăn một bữa ăn ngon, thử xem giống như  có đến hàng trăm người hỗ trợ bữa ăn đó.

Ngoài ra, để có lớp học này, nhiều nỗ lực bỏ ra: người tạo ra trang web, người điều hành trang web, người duy trì trang web, và mọi thứ hoặc ứng dụng. Vì lẽ đó, chúng ta thực sự sống cách xa vạn dặm nhưng chúng ta lại được gặp nhau và nói chuyện như đang ở ngay trước mặt nhau. Chúng ta có thể trải nghiệm những tiện ích này vì có nhiều người khác: người đã tạo ra các ứng dụng, đó cũng vì nhiều kiến ​​thức đã được để lại trong những tài liệu làm nền tảng để người đó nghiên cứu, người sáng tạo ra zoom chẳng hạn, anh ta đang đứng trên vai của những người khổng lồ. Nếu chúng ta chuyển tất cả loài người đến một hành tinh khác, họ sẽ phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát để tạo ra một chiếc máy bay mà vài trăm năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu được đặt ra (…)

Ghi lại từ bài Pháp Thoại của Lama Nawang Kunphel ngày 01/06/2021, do The Aura of Wisdom tổ chức. 

Source.
https://e.pcloud.link/publink/show?code=kZo6zkZhop5WuXEceJR9nc9bJcFpjptGuvV