Trí Tuệ mỗi ngày

Các trích dẫn đều lấy từ các bài pháp thoại của Lama Kunphel trong các lớp thầy giảng dạy về thiền và giáo Pháp của Đức Phật cho các học trò của mình từ nhiều quốc gia  từ năm 2020.

Các trích dẫn này như là những hương hoa đóng góp vào bó hoa thơm của trí tuệ. Việc đọc và suy ngẫm ý nghĩa của mỗi câu để phát triển tri kiến trong tâm thức của mình và để chuyển biến tâm tích cực hướng đến hạnh phúc trong cuộc sống như ai đó đã nói hạnh phúc là con đường.

5,085 Lotus flower drawing Stock Photos, Images | Download Lotus flower drawing Pictures on Depositphotos®

THỪA NHẬN

  • Thừa nhận những lỗi lầm đã qua có thể không thay đổi được quá khứ nhưng nó chắc chắn giúp kiềm chế những lỗi lầm như vậy trong tương lai.

 HÀNH ĐỘNG

  • Mỗi hành động tích cực đều truyền cảm hứng cho chúng ta tham gia vào một thiện hành khác và mỗi hành động tiêu cực đều thôi thúc chúng ta dính líu vào một bất thiện hành khác.
  • Nhiều hành động tự khắc trở thành tích cực nếu mục đích ban đầu của bạn là tốt đẹp. 
  • Hầu hết các vấn đề trong cuộc sống đều vì hai 2 lý do:
    – Chúng ta làm mà không suy nghĩ hoặc
    – Chúng ta vẫn suy nghĩ mà không làm.

SÂN GIẬN

  • Sân giận có thể được loại bỏ hẳn qua sự thực hành yêu thương, bởi vì sân giận mong muốn làm tổn thương kẻ khác và sân giận có thể hoàn toàn được diệt trừ qua việc thực hành lòng yêu thương đối với tất cả các chúng sinh kể cả chính chúng ta. Lô-gích đó là bạn không thể cùng lúc vừa yêu thương vừa ghét bỏ một người. 
  • Sân giận là một vấn đề mà mọi loại chúng sinh đều có hết, nó làm cho chúng ta tất cả đều không hạnh phúc và các phương pháp để kiểm soát sân giận của Đức Phật là món quà lớn nhất cho thế gian. 
  • Sân giận là tên khủng bố thật sự trong thế giới này.
  • Sân giận là tên trộm lấy cắp đi sự bình yên và hạnh phúc của chúng ta và còn lấy đi mất công đức của chúng ta luôn. Tên khủng bố thật sự chính là sân giận và đáng tiếc là chúng ta không thể diệt trừ nó trừ phi chúng ta thực hành thiền.
  • Sân giận phát sinh từ sự tham ái. Tham ái bắt nguồn từ thái độ tự cho mình là trung tâm.
  • Khi nổi giận, chúng ta giống như chất củi và sân giận giống như ngọn lửa. Tất cả những thứ nó đốt chính là chúng ta.

THÁI ĐỘ

  • Nếu bạn có thái độ hòa nhã, thì bạn tự nhiên sẽ miễn dịch với nhiều vấn đề và phiền hà. 

ĐỨC PHẬT

  • Đức Phật khuyên chúng ta thực hành ba điều để trở thành Phật:
    1. Lắng nghe và nghiên cứu kinh điển (Văn),
    2. Suy ngẫm về kinh điển (Tư),
    3. Thiền (Tu).
  • Phật là hạt giống mà chúng ta gieo trồng hạnh phúc phát triển trong tâm.
  • Phật là vầng thái dương xóa tan vô minh của tâm và để gieo trồng yêu thương, từ bi và tất cả các phẩm chất khác phát triển trong tâm.
  • Đức Phật, suối nguồn của bình yên và hạnh phúc.
  • Khái niệm về Phật ở thân nữ cho thấy phụ nữ có thể đạt được mọi thứ mà nam có thể đạt. 
  • Mỗi một và mọi lời dạy của Đức Phật đều nhắm đến việc làm giảm các cảm xúc tiêu cực như sân giận, tham lam, ghen tị, sợ hãi và vân vân…
  • Tôi yêu Đức Phật vì Đức Phật đã dạy yêu thương, từ bi, hòa bình và bất bạo lực.
  • Chân thật với chính mình và với Đức Phật là rất quan trọng. Hãy để cho những lời cầu nguyện của bạn là một cuộc trò chuyện nhỏ bé với Đức Phật và học từ Đức Phật qua cách đó.
  • Bảo tháp là biểu tượng của tâm và trí của Phật.
  • Giáo pháp của Đức Phật cho chúng ta đôi cánh để bay.
  • Sự căm ghét và bất bình đẳng sẽ được xóa bỏ hoàn toàn nhờ giáo pháp quý báu của Đức Phật
  • Cách duy nhất mà Đức Phật có thể cứu chúng ta khỏi các khổ đau là bằng cách chỉ cho chúng ta con đường để giải thoát khỏi khổ đau. 
  • Giáo Pháp của Đức Phật không chỉ thuộc về Người Phật Tử. Đó là kho tàng chung. Vì vậy bất cứ ai cũng đều có thể thực hành để tạo nên sự hài hòa, yêu thương, lòng từ bi, ý nghĩa của sự bình đẳng, quyền của động vật, bình đẳng về giới tính, tránh nhiệm của tất cả mọi người, hiểu biết về sự phụ thuộc nhau vân vân.
  • Nghĩ về vô lượng các kết quả tích cực mà Đức Phật đã mang đến cõi này, tự động bạn sẽ có thể phát khởi một tín tâm vô bờ đối với Đức Phật. Khi có niềm tin rồi, bạn sẽ mong muốn biết về giáo pháp của người, và đó là khi cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy an lạc. 
  • Dưới những ân phước của Đức Phật qua những lời dạy của người, ai cũng có một con đường phù hợp để đạt đến hạnh phúc tối thượng.
  • Tất cả chúng ta đều có khả năng trở thành Phật bởi vì mọi cảm xúc tiêu cực của chúng ta đều có các đối trị của chúng.
  • Chúng ta phải nhớ ba việc làm đại cát tường của Đức Phật và học những bài học từ ba hành động đó:
    1. Đi vào tử cung của mẹ”. Từ hành động cát tường này, chúng ta biết được có sự hiện hữu của các kiếp quá khứ và vị lai và      dựa trên cơ sở đó chúng ta phải tu tập cho phù hợp.
    2. Sự giác ngộ. Hành động đại cát tường này cho thấy chúng ta ai cũng có Phật tánh và chúng ta ai cũng có khả năng đạt          đến sự giác ngộ và các cảm xúc tiêu cực có thể bị loại trừ hoàn toàn.
    3. Đại Bát Niết Bàn. Điều này cho thấy bản chất của sự vô thường. Bất kể chúng ta là ai và chúng ta đang làm gì, chúng ta        ai rồi cũng sẽ rời bỏ thế giới này một ngày nào đó, và chỉ có sự thực hành pháp mới giúp ích khi chúng ta rời bỏ cuộc đời        này.
  • Khi chúng ta có Phật và những lời dạy của Phật trong tâm mình, bình yên và hạnh phúc sẽ không bao giờ ngừng theo đuổi chúng ta và hương của thiện quang toát ra sẽ tràn đầy chung quanh chúng ta.   
  • Khi chúng ta thật sự yêu hòa bình, bất bạo lực và bình đẳng, thì sẽ không có vị đạo sư nào ngoài Đức Phật dạy bảo một cách rõ ràng tầm quan trọng của các phẩm chất như hòa bình, bất bạo lực và bình đẳng với con đường đi đến.
  • Khi bạn hiểu biết những lời dạy của Phật, bạn sẽ biết con đường đến hạnh phúc và hạnh phúc là cách sống. 

ĐẠO PHẬT

  • Đạo Phật toàn bộ đều nói về việc chuyển biến các cảm xúc và năng lượng tiêu cực sang tích cực chứ không phải về việc làm hài lòng người nào cũng không phải về việc quy thuận ai đó.
  • Theo quan điểm của Phật Giáo, bình đẳng về giới tính nghĩa là dù cho mọi người không có khéo léo và khả năng đều nhau, nhưng mọi người phải được tôn trọng như nhau và mọi người cũng đều phải được cơ hội, giáo dục và sự lưu tâm như nhau. Chính xác giống như loài khỉ có thể leo trèo và cá có thể bơi lội, cả hai đều có năng lực riêng biệt của mình, và chẳng có loài nào thua kém hơn loài nào.

TỪ BI

  • Từ bi là suối nguồn tối thượng mà từ đó mọi hạnh phúc phát triển, chính xác như là chúng ta được sanh ra từ mẹ của mình. Vì thế tại sao Bồ Tát Quán Âm rất quan trọng trong Đạo Phật.
  • Nếu có một thứ quý nào mà chúng ta có thể mang hạnh phúc đến thế giới này bằng thứ quý giá đó, thì đó là lòng từ bi.
  • Nếu bạn không có lòng từ bi đối với chính bạn, thì bạn không có cách nào có thể khởi phát lòng từ bi đối với những người khác.
  • Nếu chúng ta luyện tâm mình hướng về yêu thương và từ bi, thì thân và khẩu tự khắc sẽ đi theo điều đó.
  • Nét đẹp thật sự của một người là ở các phẩm chất bên trong của họ như tình yêu thương và từ bi, là những phẩm chất phải mất thời gian rất lâu mới biết. Vì vậy không bao giờ phán xét một cuốn sách qua bìa sách.
  • Tâm chúng ta khi tràn đầy yêu thương và lòng từ bi, sẽ tỏa sáng dưới hình thức các hoạt động thân, khẩu của chúng ta.

 HÀI LÒNG

  • Sự hài lòng tuyệt đối là khi bạn có thể chuyển biến trong từng phút cuộc sống của bạn thành sự thực hành pháp. 
  • Hài lòng là một từ khác thay cho hạnh phúc, hạnh phúc là một từ khác thay cho sự toại nguyện.

PHÁP

  • Lắng nghe pháp mà thiếu sự thích thú nghe pháp thì giống như cái chén kia.

GIẤC MƠ

  • Không có cây nào có thể lớn lên qua đêm, vì vậy mặc dù còn là bước chân non nớt chúng ta vẫn phải tiến về những giấc mơ của mình.

GIÁO DỤC

  • Giáo dục là của cải duy nhất không ai lấy mất đi của bạn
  • Như con chim cần hai cánh để bay lượn, chúng ta cần sự giáo dục cả về hiện đại và đạo đức để có cuộc sống an lạc.
  • Không có giáo dục về đạo đức, thì giáo dục hiện đại giống như con chim có một cánh. Vì vậy không thể nào có được hành trình cuộc sống yên lành và hạnh phúc.

CẢM XÚC

  • Tất cả sáu loại chúng sinh đều có các vấn đề của chính họ với các cảm xúc tiêu cực đặc thù làm cho họ không hạnh phúc. Vì vậy việc nhận ra sự mặc định riêng của các chúng sinh là rất cần thiết để thoát khỏi họ.

BÌNH ĐẲNG

  • Bình đẳng giới tính không có nghĩa là phụ nữ có thể làm bất kỳ thứ gì mà nam giới có thể làm được và nam giới có thể làm bất kỳ thứ gì mà nữ giới có thể làm được. Cả hai đều có đặc trưng và khả năng riêng của họ. Vì vậy bình đẳng giới tính đơn giản chỉ là chúng ta phải tôn trọng họ một cách như nhau và cả hai giới phải được giáo dục và có các cơ hội như nhau.
    Đức Tara, là vị Phật nữ.
  • Điều quan trọng của việc đối xử với mọi người như nhau bất kể đẳng cấp, màu da, chủng tộc, giới tính và vân vân là một lời dạy và các thực hành chính yếu mà đức phật đã dạy cách đây 2600 năm về trước. Trong kỷ nguyên tối tăm nhất của sự bất bình đẳng, những giáo pháp của Đạo Phật đã là ánh sáng và hy vọng cho thế giới bằng việc truyền cảm hứng về sự bình đẳng.

KỲ VỌNG

  • Sự mong chờ là mầm mống cho cây thất vọng mọc lên. Chúng ta hãy khởi đầu cuộc sống không có mong đợi gì cả.

THA THỨ

  • Tha thứ cho kẻ khác là cách duy nhất chữa lành cho chính mình, nhất là khi đau khổ do kẻ khác gây ra.
  • Hình thức bố thí lớn lao nhất là sự tha thứ

BẠN

  • Hãy là người mà ai cũng muốn kết bạn.
  • Nếu bạn tử tế, chân thật và bi mẫn thì ai cũng đều muốn kết bạn.
  • Bạn bè là những người hỗ trợ nhau để trau dồi điều gì đó tích cực mặc dù họ sống cách xa nhau.
  • Những người bạn thật sự của chúng ta là những người đi cùng với chúng ta trên con đường tích cực đến mục đích tích cực.
  • Họ là những pháp hữu thật sự của bạn. Đồng hành với họ, các phẩm chất nội tâm tích cực của bạn như yêu thương và từ bi sẽ gia tăng và các cảm xúc tiêu cực như sân giận và ghen tị sẽ giảm xuống.
  • Chúng ta phải khôn ngoan và cẩn thận chọn lựa những người bạn và những người chúng ta sống chung. Điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều nhất là khi chúng ta là người mới học.

BỐ THÍ

  • Hình thức bố thí cao nhất là hiến tặng thời gian và kiến thức của bạn cho người khác.
  • Hình thức bố thí đắt giá nhất là thời gian và nỗ lực và cao hơn đó là bố thí giáo pháp.

HẠNH PHÚC

  • Hạnh phúc thật sự cũng có thể là nhiên liệu tốt nhất cho chúng ta có thể làm mọi thứ như học hỏi mà không mệt mỏi.
  • Hạnh phúc bắt nguồn từ việc chia sẻ. Từ sát na đầu tiên của cuộc đời, chúng ta đã nhận được tình thương và yêu mến vô bờ bến của cha mẹ.
  • Hạnh phúc đến một cách tự nhiên như ánh sáng dưới sự dẫn dắt của một bậc thầy vĩ đại như vầng thái dương. 
  • Hạnh phúc chỉ là trạng thái của tâm mà chúng ta có thể phát triển bên trong chúng ta.
  • Bản chất của tâm chúng ta dùng cho yêu thương, chăm sóc và từ bi. Vì vậy khi chúng ta ở trong một thiện hành như vậy, chúng ta cảm thấy như thật sự ở nhà và hạnh phúc. Vì thế tại sao chúng ta nên thực hành hạnh bố thí và cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa.
  • Hạnh phúc là hình thức thành tựu cao nhất và cuộc sống là hình thức ban tặng lớn nhất.
  • Hạnh phúc là mục đích cuộc sống của chúng ta. Tất cả chúng ta đều khát khao hạnh phúc.
  • Hãy đi trên con đường mang đến hạnh phúc như đóa sen dù cho chúng ta sinh ra trong thế giới đầy những khổ đau.
  • Cuộc sống ngắn ngủi, nên hãy vui vẻ và làm một người tốt hơn. Hãy giúp đỡ những người khác và lan tỏa sự yêu thương và hạnh phúc.
  • Yêu thương và từ bi là những hạt giống của mọi hạnh phúc trên thế gian này.
  • Tính giản dị là dấu hiệu của sự toại nguyên, toại nguyện là dấu hiệu của hạnh phúc.
  • Hạnh phúc thật sự là trong hành động từ bi và yêu thương đối với người cần đến.
  • Hạnh phúc vô hạn chỉ có thể đạt được khi bạn bắt đầu nghĩ về hạnh phúc của người khác.
  • Khi bạn hài lòng với cuộc sống, thì hạnh phúc ở khắp mọi nơi.
  • Chúng ta tất cả đều giống nhau ở chỗ mong ước hạnh phúc và không muốn khổ đau.

HÒA HỢP

  • Sự hòa hợp là sức mạnh ở bạn bè, ở cặp đôi, trong gia đình, trong cộng đồng, trong quốc gia, trên thế giới. Bất cứ gì cũng đều có thể đạt được nhờ sống trong sự hòa thuận.
  • Hòa hợp bằng cách hiểu biết nhược điểm của nhau là nước giúp cho cây yêu thương phát triển.

NGHIỆP

  • Nghiệp luật là thứ mà ngay cả động vật cũng có thể nhận biết.
  • Một trong những lý do tại sao phật Tử không tin có thượng đế sáng tạo – Cha mẹ hy sinh cả đời chăm sóc cho chúng ta và thật không công bằng lại đưa tất cả sự tin tưởng vào cái gọi là Thượng Đế, chúng ta không thể nói tất cả các ngôn ngữ, nhưng có thể nói tiếng mẹ đẻ vì chúng ta đã học nó bao lâu nay – là điều mà chúng ta có niềm tin vào Đạo Phật và đó được gọi là nghiệp.

TRẺ CON

  • Trẻ có thể đạt được nhiều điểm hơn trong những bài kiểm tra bằng cách biểu lộ sự giận dữ đối với chúng. Nhưng chúng lại mất sự tự tin với chính mình, chúng mất đi sự kính trọng và tình yêu thương đối với bạn. Vì vậy chúng ta không nên đổi chác tất cả các phẩm chất đó ở trẻ để lấy thêm vài điểm số trong kiểm tra qua sự giận dữ.
  • Trẻ con đều thấy thế giới bình yên và không có bạo lực mặc dù cha mẹ luôn giữ cho trẻ ở lứa tuổi còn rất nhỏ dại trong phòng. Các thầy tăng sẽ dẫn dắt cho trẻ có tình yêu thương và ân cần đối với cha mẹ. Đó là nơi giáo lý Đạo Phật bắt đầu rèn luyện cho mình sự nhẫn nhịn và lòng khoan dung.
  • Thật đáng tự hào về các đệ tử của Đức Phật vì lòng yêu thương và sự tử tế của họ.

TỬ TẾ

  • Sự tử tế là ngôn ngữ dễ nhất qua đó chúng ta có thể giao tiếp với mọi chúng sinh hữu tình.
  • Lòng tốt là bí quyết để có được hạnh phúc, không chỉ cho những người khác mà còn cho chính mình.

TRI THỨC

  • Tính ham biết và hồ nghi là nguồn tri kiến thật sự.
  • Đó là lý do tại sao Đức Phật khuyến khích chúng ta phân tích những lời dạy của chính ngài.
  • Nếu muốn tri thức của mình vẫn tồn tại ngay cả khi bạn đã qua đời, hãy truyền tri thức đó cho bọn trẻ.
  • Sự hiểu biết là gốc rễ của lòng tin. Lòng tin là gốc rễ của mọi mối quan hệ. Mối quan hệ là gốc rễ của sự hòa hợp. Sự hòa hợp là gốc rễ của mọi đại thành tựu.

CUỘC SỐNG

  • Cuộc sống hoàn toàn có ý nghĩa khi được người chỉ dẫn tâm linh như thế ban phúc.
  • Cuộc sống ngắn ngủi, vậy hãy sống có ý nghĩa.
  • Sống cuộc đời đơn giản là một bí mật hướng đến cuộc sống không có nhiều ước vọng. Nếu càng ít ước vọng thì càng ít thất vọng. Vì vậy cuộc sống đơn giản là một cuộc sống hạnh phúc.
  • Giống như hoa sen, chúng ta nên sống một cuộc đời thanh tịnh và lương thiện dù cho chúng ta đang trong một thế giới bùn lầy.

 YÊU THƯƠNG

  • Ngay cả các con vật cũng có thể cảm thấy khi chúng ta biểu lộ tình yêu thương và chăm sóc đối với chúng.
  • Mỗi một tình yêu thương và lòng tử tế đều làm cho thế giới này trở thành một nơi hạnh phúc hơn cho mọi chúng sinh.
  • Thật thà và thẳng thắn là hai bánh xe của tình yêu thương. Không có sự hoàn hảo ở người bình thường, vì vậy đừng mong đợi điều gì không có.
  • Nếu bạn yêu thương mọi người, thì mọi người sẽ yêu thương bạn. Đó là luật phản chiếu lại.
  • Nếu bạn thương người khác với sự kỳ vọng, thì đó không phải là tình yêu. Nó là một sự kinh doanh. Chúng ta phải yêu thương người khác với tấm lòng trong sáng không có sự mong đợi nào cả.
  • Nếu bạn yêu thương mọi chúng sinh, thì một cách tốt nhất và thiết thực để giúp chúng là bằng cách chăm sóc các cây cỏ. 
  • Giống như bạn mong ước được yêu thương, thì mọi chúng sinh cũng khao khát được yêu thương. 
  • Giống như loại gỗ tầm thường cũng bắt đầu có mùi trầm nếu được để cùng với gỗ trầm trong một thời gian dài. Chúng ta cũng có thể được tràn đầy tình yêu thương và lòng từ bi nếu bao quanh chúng ta là Đức Phật, giáo pháp của Đức Phật và với những người nhân từ và bi mẫn.
  • Yêu thương là mong muốn thấy hạnh phúc, yêu thương đối với mẹ là mong muốn thấy người mẹ hạnh phúc. Yêu thương đối với một sự vật thật ra là yêu thương chính chúng ta dựa vào ước muốn thấy chính mình hạnh phúc vì sự vật đó.
  • Yêu thương giống như là nước cam lồ chữa lành mọi vết thương và đau đớn, ngay cả cho con vật nguy hiểm nhất như sự sân giận.
  • Tình yêu thương là thứ vũ khí duy nhất trên thế giới này có thể làm cho thế giới trở thành thiên đàng sống cho mọi chúng sinh.
  • Yêu thương là suối nguồn của mọi hạnh phúc.
  • Người khác cũng khao khát tình yêu thương nhiều như bạn mong muốn yêu thương. Vì vậy hãy yêu thương người khác và được người khác yêu thương.
  • Yêu thương chính mình không phải là ích kỷ, đó là tinh thần trách nhiệm. Để yêu thương người khác bạn phải yêu thương chính mình trước.
  • Thế giới chúng ta sống không chỉ thuộc về con người. Các động vật, chim chóc, các sinh vật biển và côn trùng cũng đáng để sống và được yêu thương.
  • Nét đẹp thật sự của một người là ở các phẩm chất bên trong của họ như tình yêu thương và từ bi, là những phẩm chất phải mất thời gian rất lâu mới biết. Vì vậy không bao giờ phán xét một cuốn sách qua bìa sách.
  • Tâm chúng ta khi tràn đầy yêu thương và lòng từ bi, sẽ tỏa sáng dưới hình thức các hoạt động thân, khẩu của chúng ta.

THIỀN

  • Thiền quán là cách duy nhất để phát sinh trí huệ.
  • Đừng nhầm lẫn ngủ với thiền. Nó sẽ không khác với ngủ nếu bạn chỉ làm tâm trở nên mình trống  rỗng dưới danh nghĩa của thiền.
  • Bước đầu tiên của thiền là hãy bắt đầu thiền định khi bạn hoàn toàn tỉnh thức, còn nếu bạn buồn ngủ thì trước hết hãy đi ngủ đi.
  • Nếu trầm cảm, lo âu và căng thẳng là căn bệnh thì những vị tu sĩ và thiền giả là các bác sĩ.
  • Nếu trên thế giới mỗi đứa trẻ đều bắt đầu thiền giống như học các môn học khác, thì chúng sẽ không bị căng thẳng và trầm cảm.
  • Nếu bạn đeo cặp kính mát màu vàng, thì toàn thể cảnh hiện ra đều màu vàng và tương tự như thiền tập lòng yêu thương và sự tử tế.
  • Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên tâm bạn sẽ tràn ngập niềm vui khi bạn trải nghiệm được vị của thiền.
  • Học là nghệ thuật định hình tâm chúng ta. Suy ngẫm là nghệ thuật làm cho tâm đó trở nên tinh tế. Thiền là nghệ thuật làm cho tâm đó là một suối nguồn hạnh phúc.
  • Giống như lạnh đối kháng với nóng, ánh sáng diệt trừ bóng tối, trí huệ là thuốc giải độc vô minh và hiểu biết lầm lẫn, và hài lòng là đối trị với tham lam. Vậy chúng ta hãy thiền về sự hài lòng và trí huệ.
  • Thiền là cách duy nhất hướng tới cuộc sống đầy bình yên và hạnh phúc
  • Thiền là chiếc dù bảo vệ chúng ta tránh cái nóng của sân giận và cơn mưa của đau khổ. 
  • Vệ sinh tinh thần cho sức khỏe tinh thần.
  • Vệ sinh tinh thần quan trọng hơn vệ sinh thân thể. Thiền là một bài tập tốt nhất cho điều này. Chỉ có thiền mới dẫn đến hạnh phúc thật sự.
  • Thiền là một bài tập cho sức khỏe tinh thần.
  • Thiền là bài tập then chốt để vệ sinh tinh thần. Chúng ta nên chú trọng đến vệ sinh tinh thần của chính mình bởi vì không có thuốc giảm đau nào chữa khỏi những đau khổ về tinh thần. Mặc dù trên thế giới này có nhiều vị bác sĩ, tất cả thứ mà họ có thể điều trị là các bệnh tật và đau đớn thể xác. Các vấn đề như căng thẳng, lo âu, trầm cảm vân vân đang giết con người mỗi ngày trước khi cái chết mang họ đi. Vì vậy thiền là một biện pháp.
  • Thiền là phương thuốc cho hạnh phúc và sự hài lòng. Nó là đối trị với căng thẳng và trầm cảm.
  • Thiền là cách duy nhất để biết được nội tâm của chính mình.
  • Thiền là cách duy nhất kiểm soát các cảm xúc tiêu cực nội tâm, bởi vì (kẻ thù ở bên trong chứ không nằm ở bên ngoài) Tình Thương và sự Bình Yên bắt đầu ở trong chúng ta và đó là nơi đầu tiên chúng ta phải khởi lên và kế đó trong gia đình, cộng đồng, làng mạc, đất nước, quốc gia và sau đến là trên thế giới.
  • Thiền quán sát là một trong những thực hành tốt nhất để làm giảm đi hành động vô kỷ luật của thân.
  • Tăng sĩ bước về phía Đức Phật để nhận giáo huấn đúng đắn về thiền để mang tình yêu thương và từ bi vào thế gian vì sự bình yên trọn vẹn.
  • Các tăng sĩ Phật Giáo tại sao lại hạnh phúc hơn, bí mật đơn giản nằm đằng sau là họ đều nghĩ đến tất cả lợi tha và họ thấy sự cần thiết của thiền như chúng ta cần thức ăn.
  • Cách mà bạn nhìn cuộc đời và các vấn đề sẽ hoàn toàn chuyển biến một khi bạn bắt đầu cuộc hành trình của mình vào thế giới bên trong, thế giới của tâm thông qua thiền tập.
  • Toàn bộ thế giới chỉ là sự sáng tạo của chính tâm chúng ta. Thiền là bài thực tập tâm cao nhất để nhận ra điều đó.
  • Ba điều kiện đơn giản và hiệu quả nhất cho sức khỏe tinh thần ngoài thiền tập:
        1)Tiếp xúc với thiên nhiên.
        2)Tôn trọng những người khác kể cả những con vật chung quanh bạn.
        3)Tiếp tục trau dồi và học hỏi những điều mới.
  • Nhiên liệu thật cho thiền tập là nhận được sự chỉ dẫn thích đáng.
  • Thiền trong lúc đi là thực hành tốt nhất để giảm hành động vô kỷ luật của thân và khẩu.
  • Chúng ta đều có mọi khả năng và phẩm chất, giống như thân thể chúng ta tự khỏi bệnh, tâm của chúng ta cũng có một phẩm chất tự chữa lành, bạn chỉ cần biết và nhận thức điều đó qua sự thiền tập.
  • Trong khi đang bị cách ly, bạn hãy cố gắng sử dụng tốt nhất thời gian của mình, khảo sát tỉ mỉ mọi điều ngạc nhiên bên trong bạn như Tình Yêu Thương, Lòng Từ Bi, Trí Tuệ, Quán Sát, vân vân qua sự thiền tập.
  • Khi tính cố chấp và tự mãn khởi lên từ bên trong, chúng ta phải suy nghĩ có bao nhiêu phần thân thể, tài sản, kiến thức, vân vân của chúng ta là thực sự thuộc về mình.
  • Hãy quan sát các ý nghĩ và cảm xúc của bạn cứ như là nó khác với bạn. Giống như một con voi đứng trước mặt bạn, đừng có phản ứng lại với nó cứ như nó là bạn vậy. 

TÂM

  • Quán sát đến thân, ý và khẩu tự khắc sẽ cải thiện bạn qua việc hiểu rõ lỗi lầm và khuyết điểm của mình.
  • Quán sát đến thân, ý và khẩu của chính bạn là công cụ then chốt cải thiện chính mình bằng việc nhìn thấy lỗi của chính mình.
  • Hãy chú tâm vào vệ sinh tinh thần, chẳng có thuốc giảm đau nào có tác dụng với cơn đau của tinh thần. Trên thế giới có rất nhiều bác sĩ nhưng họ chỉ điều trị các vấn đề của thân, còn tự tử, căng thẳng, sợ hãi, lo âu và trầm cảm đang giết dần mọi người trước khi họ chết. Thiền là một biện pháp.
  • Sự phát triển trạng thái tâm thần cũng quan trọng như sự phát triển thể chất cho một cuộc sống hạnh phúc
  • Vệ sinh tinh thần quan trọng hơn là vệ sinh thân thể, bởi vì tâm sẽ đem lại đau khổ nhiều hơn là thân thể. 
  • Nếu tâm là ông chủ và thân khẩu là nô lệ, thì hãy để tâm là một ông chủ có lòng bi mẫn và yêu thương.
  • Nếu bạn có thể làm chủ được tâm, bạn có thể kiểm soát được thân và khẩu.
  • Tâm là ông chủ, thân và khẩu là các nô lệ.
  • Tâm là cái quan trọng nhất.
  • Tâm có tác động rất mạnh và khi nó đã nhất quyết thì chúng ta không cảm thấy chút xíu khó chịu nào ngay cả cái đau thân thể nào đó. Vì vậy chúng ta cần thiền tập để làm cho NÓ MẠNH MẼ HƠN.
  • Tâm giác ngộ là nguồn vô tận của công đức và giác ngộ
  • Thân và khẩu là nô lệ của tâm của chúng ta, hãy để tâm chúng ta trở thành một ông chủ tốt, để được như vậy chúng ta phải hành động suốt cuộc đời.
  • Bản chất của Tâm chúng ta trong sáng giống như bầu trời, và các cảm xúc hủy hoại giống như những đám mây trôi tạm thời.
  • Thế giới hiển hiện trước chúng ta là sự phóng chiếu của mắt chúng ta. 
  • Bạn không thể kiểm soát cả thế giới, điều duy nhất bạn có thể kiểm soát là chính bạn.
  • Chúng ta phải chăm sóc thân người và chúng ta phải sử dụng nó tốt nhất. Hãy luôn nhớ rằng thân người là một nhà khách với quá nhiều tiện nghi, và tâm chúng ta là vị khách sống trong đó.
  • Những gì bạn nhìn thấy bên ngoài chỉ là sự phản ảnh của mắt mình thôi.

ĐỘNG CƠ

  • Động cơ thúc đẩy là nguồn gốc của mọi hành động thiện và bất thiện.
  • Động cơ thúc đẩy là cái điều khiển từ xa làm thay đổi, ra quyết định và kiểm soát hành động của thân và lời nói.
  • Với động cơ mang sự an lạc vào tâm của mọi người qua những lời dạy của Đức Phật.

 YÊN BÌNH

  • Sự bình yên có thể được tìm thấy ở bên trong nếu chúng ta quán sát chính mình.
  • Sự bình yên có nguồn gốc từ bên trong, vì vậy hãy tìm kiếm bình yên bên trong chính mình qua sự thiền tập.
  • Bản chất bên trong của con người là sự bình yên.
  • Chúng ta cảm thấy thoải mái trong một bầu không khí của sự tử tế, từ bi, yêu thương và tôn trọng bởi vì bản chất nội tâm của chúng ta là sự yên bình.

 AN LẠC

  • Hãy tung bay trong thế giới bình yên và hạnh phúc, thế giới của sự tái sanh cao hơn và bay đến cõi niết bàn.
  • Người ta nên suy ngẫm rằng ai cũng muốn có an lạc như chúng ta mong muốn an lạc.
  • Sự an lạc bắt nguồn từ bên trong, vậy hãy tìm kiếm an lạc đó ở trong chúng ta.
  • Thực hành bảy bước để khắc phục các cảm xúc tiêu cực và đem an lạc vào trong tâm.
  • Tìm kiếm sự bình yên và hạnh phúc ở bên trong, đây là những phẩm chất bên trong có thể đạt đến bằng sự nội chuyển biến.
  • Bản chất cố hữu của tâm là ước muốn bình yên và hạnh phúc. Không ai muốn bị tổn thương hay đau khổ. Nhờ biết sự thật này ở chính mình, chúng ta không nên làm hại ai kể cả các con vật, chim chóc và các sinh vật biển.

TÍCH CỰC

  • Như mọi cây đều cần một thời gian để phát triển, mọi vấn đề đều cần một thời gian để giải quyết, hãy giữ tĩnh lặng và tiếp tục thực hiện các bước hướng tới các tích cực.
  • Mỗi hoàn cảnh đều có mặt tích cực. Người trí sẽ nắm lấy khoảnh khắc và vui thích nó bằng việc phản ánh mặt tích cực này.

THỰC HÀNH

  • Giúp đỡ những người cần giúp là thực hành thật sự các lời dạy của Đức Phật.
  • Nếu bạn thật sự kiên định, thì sẽ luôn có thời gian để học và hiểu giáo pháp của Phật đối với hạnh phúc của mọi chúng sinh hữu tình.
  • Không thể thực hành từ bi nếu bạn không có sự nhận thức về bình đẳng giới tính trong tâm mình.
  • Chia sẻ những lời dạy của Đức Phật là cách tốt nhất để cảm nhận Đức Phật và cảm nhận Phật tánh ở bên trong chúng ta và bên trong những người khác.
  • Các thực hành về thân và khẩu giống như sự chuyên chở tới đích đến của sự chuyển biến tâm.
  • Bạn có thể tiếp tục thực hành ngày và đêm chỉ khi bạn có thể chuyển biến ngay cả giấc ngủ thành hành động công đức.

CẦU NGUYỆN

  • Khi lời cầu nguyện đến từ tâm thanh tịnh thì mọi thứ đều có thể xảy ra.
  • Nguyện cho mọi chúng sinh thoát khỏi nghiệp xấu và nguyện cho mọi chúng sinh hữu tình đều khỏe mạnh.
  • Nguyện cho mỗi hơi thở tôi hít vào là nhân của năng lượng mà tôi có thể dùng để phụng sự các chúng sinh hữu tình khi họ cần đến. Nguyện cho mỗi pháp ngữ tôi học là nhân của pháp cú mà tôi chia sẻ giáo pháp của Đức Phật để mang đến hạnh phúc trong thế giới này.
  • Khi những lời cầu nguyện của bạn xuất phát từ đáy lòng, thì mọi thứ đều có thể xảy ra.

TÙY HỶ

  • Tùy hỷ là cách tích lũy công đức dễ nhất.

TÔN GIÁO

  • Nếu bạn ăn cùng lúc quá nhiều loại thức ăn thì sẽ tạo ra một số phản ứng hóa học và bạn khó mà hồi phục lại được. Tương tự bạn nên tôn trọng mọi loại thuốc trị bệnh nhưng bạn chỉ dùng và dựa vào một thứ thuốc uống vào một thời điểm. Cũng vậy, chúng ta phải tôn trọng mọi tôn giáo, nhưng chỉ theo và thực hành một tôn giáo mà thôi.

TÔN TRỌNG

  • Tôn trọng các chúng sinh khác là cách tốt nhất tôn trọng bản chất tâm ở bên trong mình, bởi vì bản chất tâm của chúng ta hoàn toàn không có bất thiện.    
  • Tôn trọng Đức Phật không gì ngoài tôn trọng tính thiện và sự an hòa ở bên trong chính mình.
  • Tôn trọng tất cả các chúng sinh hữu tình này là nguồn thừa nhận sự bình đẳng là lý do tại sao trong Đạo Phật không có sự bất bình đẳng giới tính, không có đẳng cấp, không có sự phân biệt dựa trên bất kỳ điều gì, đều như nhau trong khát khao hạnh phúc và không muốn đau khổ.
  • Lòng tôn trọng đối với giáo pháp của Đức Phật và đi trên con đường tu mà Đức Phật đã chỉ ra là nguồn của hạnh phúc.
  • Tôn trọng tất cả nhưng tin vào một loại thôi bởi vì bạn không nên dùng cùng lúc các loại thuốc khác nhau để tránh phản ứng hóa học. 
  • Nên nhớ, sự cảm thông là nguồn của sự tôn trọng.
  • Chúng ta phải tôn trọng mọi chúng sinh:
  • Họ tất cả đều đáng hạnh phúc như bạn,
  • Họ tất cả đều đáng được yêu thương như bạn,
  • Họ tất cả đều đáng sống một cuộc đời như bạn,
  • Họ tất cả đều đáng được chăm sóc như bạn.

LUÂN HỒI

  • Mặc dù là sanh ra trong thế giới luân hồi này, chúng ta cũng nên như là đóa hoa sen nở ngát dẫu cho mọc lên từ bùn.   
  • Với thân người như là con thuyền, người ta có thể ra khỏi luân hồi. Vì thế chúng ta nên làm điều tốt nhất cho sự tái sinh làm người quí giá này.

NỤ CƯỜI

  • Nụ cười chân thật làm mọi người thật đẹp.
  • Nếu chỉ nhìn một nụ cười thật sự bi mẫn trong một giây là có thể phá hủy những ngọn núi sân giận và những đại dương buồn bã, thì hãy tưởng tượng xem nó có thể làm cho cuộc sống của bạn tích cực lên biết bao nếu bạn nở nụ cười thường xuyên!
  •  Nụ cười bi mẫn với sự yêu thương và quan tâm đến những người khác sẽ chữa khỏi cơn đau, sự nghi ngại mờ ám và lo âu.
  • Một cách tốt nhất để tạo ra vẻ mặt tươi cười là nụ cười, đơn giản đó là ý nghĩa của nghiệp. Bạn nhận những gì bạn cho đi.
  • Nụ cười không chỉ thể hiện hạnh phúc và bình an mà còn là sự chân thật.
  • Bạn cần mỉm cười để chỉ cho người nào đó cách mỉm cười như thế nào. Chỉ đưa ra lý thuyết mỉm cười thì không đủ cho ai đó biết cách mỉm cười như thế nào và mỉm cười. Đó là lý do vì sao cần cho các trẻ nhỏ thấy được sự tử tế, rộng lượng, lòng từ bi, như thế chúng có thể học và trở thành một người như vậy trong cuộc đời của chúng.
  • Bạn có thể thấy nụ cười trong gương chỉ khi bạn cười với tấm gương.

ĐAU KHỔ

  • Những hoa và lá có chất độc không bao giờ ngừng phát triển, cho đến khi chúng ta nhổ bật rễ cây có chất độc. Khổ đau cũng vậy không bao giờ chấm dứt cho đến khi chúng ta nhổ bật các cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân.

KINH ĐIỂN

Tâm kinh, cốt lõi của tất cả các kinh điển. Tinh túy của mọi kinh kiển Ba La Mật.

THẦY

  • Bằng việc nắm lấy bàn tay của một vị thầy vĩ đại và bi mẫn, chúng ta ra khỏi đau khổ của thế gian.
  • Chọn lựa một vị thầy đạo hạnh, người giúp chúng ta giảm đi các điều xấu của mình và giúp chúng ta tăng trưởng các phẩm chất tốt đẹp thật là quan trọng như đã được giải thích trong 37 Pháp Hành của Bồ Tát.
  • Cách xóa bỏ sự vô minh là bằng cách dựa vào một vị thầy.
  • Chúng ta nên là vị thầy của chính chúng ta và thận trọng với thân, khẩu, ý của mình, là điều có thể làm được và đó là điều làm cho chúng ta trở nên một người tốt.

TONGLEN

Các Lợi Ich Của Việc Thực Hành Cho Nhận [Tonglen] là gì?
Bằng cách nghĩ về những người khác, những người có cùng trải nghiệm nỗi đau và khổ sở với bạn, bạn trải rộng lòng từ bi và nhân từ đối với những người khác.
Bạn giảm đi sự chấp ngã và bám víu vào chính nỗi đau và khổ sở của bạn.
Hãy gieo trồng thiện nghiệp bằng cách cho đi và giúp đỡ người khác.
Hãy giúp bạn nhận ra nỗi đau không phải dành riêng cho bạn và thực ra nó được con người trên khắp thế giới trải nghiệm.
Hãy gieo trồng ý nghĩa sâu sắc hơn của sự bố thí.
Hãy giúp bạn đối diện với nỗi đau của bạn và nỗi đau của người khác.
Hãy phát triển thêm nữa lòng nhân từ và từ bi đối với chính bạn.
Hãy giảm đi những sự lo âu và sợ hãi bằng cách đối diện với chúng.

CHUYỂN BIẾN

  • Chuyển biến tâm vào tính tích cực với thực hành quán sát. Thân và khẩu sẽ tự động trở nên bi mẫn và yêu thương.
  • Chuyển biến các cảm xúc tiêu cực là tinh túy của giáo pháp của Đức Phật.

 TRÍ TUỆ

  • Nếu tử tế và bi mẫn gây cho bạn sự thất vọng, thì bạn cần củng cố hay nâng cao trí huệ của mình.
  • Nhiều mối quan hệ bị đổ vỡ vì sự hiểu lầm. Vì thế tại sao Đức Phật lại thuyết về tầm quan trọng của trí huệ và sự cảm thông.
  • Cuộc sống quá ngắn ngủi và không có thời gian sống trong vọng tưởng, trí huệ là cách duy nhất sống trong thực tế.
  • Trí tuệ không có chỗ cho sự hiểu lầm và cả không hiểu lầm là những nguyên nhân chính của nhiều loại đau khổ đặc biệt trong một mối quan hệ.  Chúng ta cần sự thiền tập bởi vì trong năm 2000, thời gian chú ý trung bình của con người là 12 giây và giờ chỉ có 8 giây.
  • Hãy thoát khỏi chuỗi 8 giây bằng sự tập trung.
  • Bạn không thể che giấu tình thương và trí tuệ, dù cho bạn có cố gắng như thế nào. Bạn sống hầu hết cuộc đời của mình trong trí nhớ. Hãy bảo đảm đó là một nơi dễ chịu để sống.
  • Trí tuệ là ánh sáng xóa tan bóng đêm vô minh.
  • Trí huệ là tâm thức mà với tâm thức đó bạn sẽ có thể quyết định chọn cái tốt hơn từ hai điều tốt cũng như từ hai điều xấu. Vì vậy trí huệ giúp chúng ta ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống của chúng ta một cách dễ dàng.

YOGA

  • Đây là điều yoga thật sự có nghĩa, nhưng đáng tiếc người ta thổi phồng ý nghĩa của nó và ý nghĩa của nó thay đổi theo trí nhớ của họ, vì vậy người ta thường hiểu sai và không hiểu đúng ý nghĩa thật của nó.
         – Yoga theo nghĩa đen là “làm cho nó thích hợp”,
         – Yoga thể chất có nghĩa là “làm cho thân thể thích hợp để thiền”,
         – Yoga tinh thần có nghĩa là “làm cho tâm thích hợp để đạt đến hạnh phúc qua thiền”.
Compassionate Seed.
Meditation Minimalist Buddha Tattoo - Novocom.top