SÁU BA LA MẬT– BÁT NHÃ BA LA MẬT  (PRAJNA PARAMITA)

MỞ ĐẦU

Chào một buổi sáng thật tốt lành đến mọi người. Hôm nay, tôi nghĩ có lẽ chúng ta sẽ tiếp tục nếu chúng ta có hai điều, một là, chúng ta sẽ nói về Nghiệp và nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thế nào cũng như, ngay cả buổi thiền ngày hôm sau, nó diễn ra như thế nào trong khi thiền, và chúng ta cũng sẽ tiếp tục xuyên suốt về Ba La Mật.

Paramita (Ba La Mật), là trí tuệ viên mãn trong Phật Giáo Đại Thừa hay trong Kim Cang Thừa mà chúng ta nói đến hay trong Đạo Phật, chúng ta hãy nói đến khả năng tái sanh cao vào kiếp sau. Nói chung, có một số thực hành để đạt được giải thoát khỏi Luân Hồi, và có một số thực hành để đạt được Phật Quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh hữu tình. Chính xác như những gì Đức Phật đã dạy trong quá khứ, đó là những gì chúng ta đang nói một chút. Nhưng trước đó, như thường lệ, chúng ta sẽ bắt đầu một bài thiền ngắn, với động cơ để thúc đẩy chúng ta.

Vì vậy, hôm nay có lẽ chúng ta sẽ thiền về tầm quan trọng của trí tuệ, chúng ta sẽ thiết lập một động cơ theo cách là trước tiên chúng ta sẽ suy nghĩ một chút về việc thúc đẩy trí tuệ và tầm quan trọng của nó, sau đó chúng ta sẽ thúc đẩy bản thân học hỏi những điều lien quan đến trí tuệ để mang lại lợi ích cho bản thân, giúp ích cho cộng đồng, lợi ích cho tất cả chúng sanh hữu tình và mang lại an lạc vào trong thế giới này. Đây là cách chúng ta bắt đầu buổi thiền của mình. Vậy hãy bắt đầu theo cách này.

NGHIỆP

Mỗi người trong chúng ta từ khi thức dậy sau khi ngủ cho đến lúc chúng ta đi ngủ vào buổi tối, tất cả những gì chúng ta làm, tất cả những thứ mà chúng ta tham gia vào mỗi một hành động đều trực tiếp hay gián tiếp để đạt được điều gì đó hay đạt được một sự hài lòng, đạt được một hạnh phúc nhất định. Vì vậy việc khao khát hạnh phúc nằm sâu trong chúng ta và bất kể chúng ta đang làm gì thì đó luôn là thứ hoạt động để mong muốn hạnh phúc. Ngay cả cảm xúc tiêu cực, thậm chí là cảm xúc điều khiển chúng ta bằng cách này hay cách khác cũng thúc đẩy chúng ta với điều đó.

Nên không có gì được thực hiện mà không có mong muốn hạnh phúc như là một mô-típ nền tảng cho động cơ hoặc ý định. Nhưng vấn đề không phải là ham muốn hạnh phúc, mà đó là quyền: Tất cả đều được hạnh phúc. Chúng ta có thể xem đó là quyền của mình, chúng ta được vui sướng và hạnh phúc là quyền của chúng ta, hoàn toàn đúng đắn. Nhưng vấn đề là khi bạn không biết hoặc khi bạn hơi nhầm với phương hướng mà bạn được cho là tìm kiếm hạnh phúc.

Đây là lý do tại sao trong thế giới này, như bạn có thể thấy, nhiều người thật sự mong đợi hạnh phúc từ thế giới vật chất ở bên ngoài. Giống như hạnh phúc ngắn hạn mà bạn có thể đạt được ngay cả với những thứ vật chất. Nhưng những hạnh phúc đó chỉ là tạm thời, và sau mọi khoảng thời gian đẹp đẽ mà bạn có được, thì bạn cảm thấy không thoải mái vì bạn mong đợi khoảng thời gian tốt đẹp đó vẫn tiếp tục, và tiếp tục và tiếp tục.

Dù cho đó là một buổi họp nhỏ với gia đình hay một buổi tiệc nhỏ với bạn bè hay chỉ là một khoảng thời gian thú vị mà bạn tận hưởng trong cuộc sống, thì mỗi khi kết thúc, nó đều mang lại cho bạn một chút cảm giác không dễ chịu cho thấy tâm trí bạn đang rất mong chờ điều đó tiếp tục xảy ra. Nhưng tiếc là không có gì cả!

Bạn có lẽ đã từng trải qua hay mong đợi hạnh phúc trong cuộc sống này kéo dài lâu phải không? Chỉ là tạm thời, hoàn toàn tạm thời. Điều tệ nhất là nó gây cho bạn nhiều đau khổ hơn khi nó kết thúc. Giả sử bạn có một ngày đi chơi rất vui vẻ với một người bạn, bạn có lẽ vui thích với buổi đi chơi đó, nhưng rồi bạn buồn khổ ngay sau buổi đó, bởi vì khi kết thúc, thì những ngày bình thường của bạn không còn thật sự bình thường nữa. Sau đó bạn sẽ bắt đầu nhớ về nó nhiều hơn và nó sẽ làm cho bạn buồn bã khi bạn nhớ về những điều này. Như vậy, hạnh phúc duy nhất và có thể tồn tại mãi mãi là khi bạn có thể loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực của nó. Tâm sai lầm là tâm cho là bạn phải đạt được hạnh phúc vĩnh viễn.

Và nghiệp là, nếu bạn tham gia vào các nguyên nhân mà qua đó bạn có thể loại bỏ các cảm xúc tiêu cực, thì đó là một nghiệp. Vì vậy, theo nghĩa đen, từ “nghiệp” có nghĩa là hành động, nó có thể là bất kỳ hành động nào. Bạn di chuyển, bạn nói chuyện, bạn thấy, bạn không thấy, bạn ngủ, bạn thức dậy, tất cả mọi thứ đều là nghiệp. Mỗi và mọi hành động, hành động thể chất, lời nói của bạn hay thậm chí mỗi ý nghĩ đều cần một chút năng lượng, vì vậy mọi thứ đòi hỏi một chút năng lượng đều xuất hiện. Cho dù đó là hoạt động tinh thần, hoạt động về thể chất hay hoạt động bằng lời nói, thì đây đều là nghiệp bởi vì đây là hành động.   

Bây giờ khi chúng ta nói “Bạn có tin vào nghiệp không?”, chúng ta đang nói về việc bạn tin vào khái niệm của luật nhân quả, bạn tin vào khái niệm nhân và quả. Vì vậy, luật nhân quả, theo tôi, là ý nghĩa của nghiệp báo, không phải theo nghĩa đen, nhưng đó là ý nghĩa người ta muốn nói khi bạn tin hay khi bạn nói về nghiệp báo. Đối với những người tin vào nghiệp, theo các bản văn cổ, thì mỗi và mọi hành động đều mang lại một kết quả, đều tạo ra một kết quả. Vì vậy, mỗi và mọi sản phẩm hoặc một kết quả hoặc một hiệu ứng đều được gây ra bởi một hành động trước đó. Nếu bạn tin vào luật này, thì chúng ta đang tin vào nghiệp báo.

Vậy Big Bang đã xảy ra như thế nào? Làm thế nào mà các con khủng long biến mất khỏi thế giới này? Hay tại sao có nhiều loại loài thằn lằn đến vậy? Có thể không tạo ra nhiều khác biệt trong cuộc sống của chúng ta để mang lại hạnh phúc. Nhưng điều thật sự quan trọng là khi nói đến nghiệp? Điều thật sự quan trọng là hạnh phúc đó đến từ đâu và hạnh phúc đó đến như thế nào?

Nghiệp có liên quan như thế nào đến việc mong muốn hạnh phúc của chúng ta và làm thế nào chúng ta có thể đạt được thông qua luật nhân quả hay luật nghiệp báo? Tôi nghĩ đó là điều quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, bởi vì đó là điều chúng ta thật sự muốn, đó là điều tất cả chúng ta đều mong chờ. Bạn uống cà phê, bạn không thích cà phê, bạn uống trà, bạn uống nước trái cây hay dù cho bạn đang nghĩ đến việc uống một thứ gì đó không ngon, thì tất cả đều được thúc đẩy với ước muốn được hạnh phúc, vì khi bạn làm điều đó, bạn sẽ cảm thấy hài lòng một chút, và đó là ý nghĩa của hạnh phúc.

Người ta thường nói hạnh phúc và đau khổ, hay nỗi đau mà chúng ta không mong muốn, tất cả đều xuất phát từ một nguyên nhân trước đó, đó là nghiệp. Vì vậy để nói rằng nó xuất phát từ một nguyên nhân trước đó, xem chừng dễ dàng hơn một chút. Nhưng sau đó không dễ dàng gì? Cái gì là quan trọng? Điều quan trọng hơn cần được suy ngẫm là nguyên nhân nào mang lại cho chúng ta hạnh phúc?

Nguyên nhân duy nhất mang lại cho chúng ta hạnh phúc mặc dù loại bỏ các cảm xúc tiêu cực, nếu bạn đang nhức đầu, thì cách duy nhất để có hết nhức đầu là bạn loại bỏ nguyên nhân gây ra cơn đau.

Bởi vì bản chất của hạnh phúc, sự yên bình đó, vốn đã là bản chất tốt đẹp, bản chất của chúng ta đã là tích cực, tốt đẹp, nhân ái và yêu thương. Vì thế chúng ta không hề thiếu tất cả những thứ này vì những thứ đó đã có sẵn trong chúng ta. Ý tôi là, nhiều người trong số các bạn có lẽ đã có kinh nghiệm, khi bạn trở thành cha mẹ, bạn đã không hề học cách chăm sóc một đứa trẻ như thế nào, bạn không hề học cách tạo ra sự yêu thương và lòng từ bi đối với một đứa trẻ, bởi vì bạn đã có sẵn điều đó bên trong bạn.

Khi bạn có một đứa con, nó sẽ được kích hoạt bởi vì bạn đã có sẵn những thứ trong bạn. Vợ tôi sẽ đi giao hàng vào ngày mai, nên tôi sẽ đi chợ mua một ít yêu thương và từ bi, để cô ấy có thể cho đứa trẻ. Bạn không cần phải làm như vậy, khi bạn nhìn thấy một con chim nào đó, một con chim nhỏ, bị gãy chân hoặc gãy cánh và rơi xuống ở đằng kia, bạn thật sự cảm thấy rằng đó tình yêu thương và từ bi đối với con chim đó. Bạn không cần phải đến gặp một người bạn và nói “Bạn có thể vui lòng cho tôi tình yêu thương và từ bi nào đó và thứ này, thứ kia bởi vì tôi nhìn thấy một con chim và tôi đã hét lên với con chim đó.” Bạn không cần tất cả những thứ đó bởi vì bạn đã có những thứ đó bên trong bạn.

Bây giờ, một điều duy nhất đang thiếu đó là cần có được hạnh phúc, đó là xóa bỏ những gì là đau khổ của bạn bởi vì các điều kiện (duyên) và nguyên nhân (nhân) giữ cho bạn hạnh phúc đã có sẵn trong bạn, nhưng bạn vẫn không hạnh phúc bởi vì cũng có những điều khiến bạn không hạnh phúc và đó là những cảm xúc tiêu cực như sân giận, ghen tị, đố kỵ, cố chấp, tự mãn, tham lam, bất cứ thứ gì. Và sau đó những căng thẳng, lo âu, trầm cảm là kết quả của những cảm xúc mà tôi vừa đề cập.

Như vậy nhờ sự hiểu biết, khi bạn tin vào luật nhân quả thì bạn sẽ tham gia vào các nguyên nhân. Việc thiền quán về yêu thương sẽ giúp ích, việc thiền quán về lòng từ bi sẽ giúp ích, hoặc làm thế nàoo để loại bỏ sân giận. Hãy tìm kiếm những phương pháp qua đó chúng ta có thể loại bỏ sự sân giận và những vấn đề tiêu cực, vì vậy đây là phương pháp nhờ đó chúng ta có thể đạt được trạng thái tâm không còn các cảm xúc tiêu cực và đó là lúc chúng ta sẽ hạnh phúc.

Sự giải thoát hay Niết Bàn chỉ là bản chất của tâm, bản chất của tâm không có các cảm xúc tiêu cực như sân giận, tham ái, ghen tị. Bản chất của tâm đó được gọi là Niết Bàn hay sự giải thoát. Giải thoát khỏi Luân Hồi, đó là sự giải thoát khi bạn loại bỏ các cảm xúc tiêu cực này.

Đây là một chút về nghiệp và bạn có thể áp dụng với tất cả mọi thứ như khi bạn sân giận, bạn nói những điều tệ hại, trong tình thế đó là nghiệp, luật nhân quả ở đó, bạn giận dữ, bạn nói những điều tệ hại, sau đó có một số kết quả tiêu cực, nó phá vỡ, nó hủy hoại mối quan hệ giữa bạn và bạn của bạn hoặc bạn và mẹ bạn. Khi bạn cắt đứt mối quan hệ giữa bạn và mẹ bạn, cảm giác khó chịu, căng thẳng, cảm thấy như bạn bỏ lỡ điều gì hay bạn đang thiếu điều gì, đồng thời bạn phải đối phó với ai đó, bạn không hạnh phúc ở ở đó.

Mặc dù bạn đang làm điều gì tốt đẹp mà bạn đã từng vui thích, lúc đó bạn sẽ không còn vui thích nữa, đây là nghiệp. Khi bạn hiểu rằng khi bạn không cảm thấy thoải mái với ai thì bạn nên tránh làm những điều sai trái như bạn sẽ cố gắng làm điều gì để kết nối bạn với người đó như “OK, đúng, tôi sẽ bớt cố chấp lại.”

Tôi vẫn thường nói vì sân giận, một phần của con người, mà người ta xa cách nhau hay cắt đứt bất kỳ mối liên hệ nào, nhưng cho dù đó là bạn hay bất cứ là gì, thì sân giận vẫn làm rạn nứt mối quan hệ. Nếu một người không có sự cố chấp, họ sẽ muốn quay trở lại và hòa giải, nhưng vì bản ngã họ không hòa giải. Họ không thể đi và nói chuyện với nhau, họ không thể đi và nói xin lỗi điều này điều kia bởi vì cái tôi này. Vì thế sân giận làm phá vỡ mối quan hệ, và bản ngã giữ khoảng cách giữa mọi người với nhau.

Như vậy, nhờ hiểu biết luật nhân quả hay nghiệp báo này, bạn sẽ cố gắng làm giảm các nguyên nhân khiến bạn không hạnh phúc. Hãy cố gắng cải thiện hoặc cố gắng nâng cao hoặc cố gắng tham gia vào các nguyên nhân khiến bạn hạnh phúc hơn. Đó là nghiệp và đó là điều chúng ta nên hiểu và đóng một vai trò dựa trên nghiệp.

Vì vậy để đạt được sự giải thoát, đặc biệt trong Đạo Phật, trong Phật giáo Đại thừa, điều chúng ta mong đợi là không chỉ giải thoát cho riêng mình. Đó là điều làm cho Phật giáo Đại thừa có chút khác biệt so với Phật Giáo Nguyên Thủy hay Tiểu Thừa.

Trong Phật Giáo Nguyên Thủy, Niết Bàn giống như giải thoát tự tại là điều mà họ chú trọng đến. Đó là sự thành tựu cuối cùng, họ muốn thoát khỏi Luân Hồi, họ muốn đạt được sự tự do vì lợi ích của chính mình.

Phật Giáo Đại Thừa, họ không quan trọng, nhưng người khác lại quan trọng hơn là họ là gì, họ chỉ là một, những người khác lại rất nhiều. Vì vậy, qua cách nghĩ như thế, bạn thấy những người khác quan trọng hơn là bạn là gì. Nên thay vì phấn đấu cho hạnh phúc cá nhân, Phật tử Đại thừa là những người thật ra nỗ lực mang lại hạnh phúc cho những người khác.

Bạn cần giúp đỡ những người khác. Bạn thật sự làm tất cả các công việc nhân văn này để đem lại hạnh phúc cho những người khác, và một trong những cách dễ dàng nhất để biết là, Đức Dalai Lama là một trong những tấm gương mẫu mực mà chúng ta có thể lấy làm ví dụ. Từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ hay thậm chí cả lúc ngủ, tất cả những điều ngài làm là cố gắng mang sự an lạc cho thế giới này. Một nhà sư già với cái túi rỗng không, đi khắp thế giới để cho đi, để giảng dạy, truyền bá yêu thương và lòng từ bi. Có nhiều người xem ngài như là một vị Phật, nhưng cá nhân tôi thấy ngài là một vị đại sư, một người thầy tuyệt vời.

Từ người mà bạn thật sự có thể truyền cảm hứng như bạn có thể thôi thúc làm bất cứ điều gì bạn ước muốn làm. Giống như khi bạn thật sự không quan tâm đến hạnh phúc của mình, khi tất cả những gì bạn mong muốn là người khác hạnh phúc, thì bạn thấy chẳng có chỗ cho sự ghen tị, chẳng có chỗ cho bản ngã, bởi vì bạn muốn người khác chiến thắng, chẳng có chỗ cho sự ghen tị vì bạn muốn người khác hạnh phúc, chẳng có chỗ cho sự đố kỵ vì bạn muốn người khác hạnh phúc, chẳng có chỗ cho sự tức giận bởi vì bạn muốn cho mọi người thật bình đẳng, chẳng có chỗ nào cho phép sự tham lam bởi vì bạn muốn người khác có được điều đó, như thế những người khác có thể hạnh phúc. Vì vậy loại đề cập này, loại tâm như vậy không thật sự đạt được dễ dàng.

Bạn có thể thực hành từ bây giờ, bạn càng thực hành, bạn sẽ ngày càng sẽ tốt hơn. Vì vậy để đạt được tâm đó, bạn phải bắt đầu với yêu thương bản thân mình, yêu thương cha mẹ bạn, yêu thương những người thân trong gia đình của mình, bởi vì nhiều các đau khổ của họ đến từ bạn. Họ xứng đáng có một gia đình êm ấm và bạn cũng xứng đáng có được hạnh phúc, và khi đó hạnh phúc của bạn tùy thuộc rất nhiều vào các thành viên gia đình bạn, nhất là cha mẹ bạn và người bạn đời của bạn.

Vậy theo cách này, bạn sẽ khởi phát yêu thương đối với chính bạn và gia đình bằng cách nghĩ đến và chiêm nghiệm về các phẩm chất tích cực của họ. Khi bạn có thể nảy sinh một tình yêu thương mạnh mẽ đối với bản thân và gia đình mình, thì bạn có thể mở rộng đối tượng của sự yêu thương đó. Bây giờ bạn yêu thương chính mình, thay vì bạn, thì thay thế bạn bằng những người khác. Khi bạn có thể tạo ra yêu thương trong chính mình thì bạn sẽ có thể khởi phát yêu thương đối với người khác.

Và để có thể tiếp tục những loại thực hành này và đạt được sự Giác Ngộ, bởi vì mặc dù bạn thật sự làm việc chăm chỉ để mang lại hạnh phúc cho cuộc sống của người khác, bạn sẽ không thể làm được gì nhiều nếu bạn không thể, nếu bạn không được trang bị công cụ phù hợp để bạn có thể giúp đỡ tất cả chúng sinh hữu tình. Hãy hình dung, Đức Phật chính xác là một người giống như chúng ta, Đức Phật trông giống như chúng ta. Người không phải là Thượng Đế hay đại loại như thế, người chỉ là một người, một Thái Tử, một người sinh ra được một số người xưng hô mình như một vị vua. Nơi người sinh ra là một khu vườn xinh đẹp, nhưng khi đó người cũng chỉ là một người như chúng ta.

Hãy nhìn vào thực chất của hạnh phúc, hãy nhìn vào số lượng những lời dạy tuyệt vời, như tôi đã nói trong buổi học trước, bình đẳng giới, lòng bi mẫn. Trong một buổi thiền như vậy, thông qua một người có thể thật sự đạt được hạnh phúc là điều mà người đó đã đạt được qua sự thực hành phi thường và khi bạn có được điều như vậy, bạn có thể thật sự giúp đỡ tất cả mọi chúng sinh hữu tình như bạn mong muốn, như là một tiểu hành giả thực hành.

Và để đạt được một điều như vậy, nói chung có sáu cách thực hành, nhất là đối với những ai là hành giả Đại Thừa, những người thực hành để đạt được sự giác ngộ. Có sáu điều được cho là thực hành chính của bạn. Sáu điều này được gọi là Ba La Mật (Paramita). Trong tiếng Anh, Paramita giống như sự toàn hảo hơn.

BÁT NHÃ BA LA MẬT

Ô, cách phát âm từ paramita, pa-ra-mi-ta. Nó mang ý nghĩa là sự toàn hảo. Vậy sáu Ba La Mật là trí huệ, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ của chúng ta phải không? Nên bạn có thể gắn từ ba la mật vào như ba la mật của điều này, ồ bố thí là ba la mật đầu tiên, ba la mật của trì giới, ba la mật của nhẫn nhịn, ba la mật của tinh tấn, ba la mật của thiền định, ba la mật của trí tuệ, vậy đây là sáu ba la mật, đây là sáu sự toàn hảo.  

Bạn phải thực hành sáu phẩm chất này, đây là thực hành cho đến khi đạt đến một mức độ ở đó nó được viên mãn. Ba la mật là sự toàn hảo, nên bạn được cho là phải thực hành từ sự bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ, bạn được cho là phải hoàn thiện tất cả những điều này cho đến khi bạn đạt đến một mức độ này ở đó nó được toàn hảo. Bạn được cho là phải thực hành nó, một trong những thực hành Đại Thừa tuyệt vời là khi bạn thực hành tất cả sáu cái này cùng với nhau.

Ví dụ, bạn gặp một người ăn xin hay bạn tặng những thứ cho ai đó cần đến. Khi bạn thực hành sự bố thí như khi bạn đang cho đimột thứ gì, bạn đang thực hành sự bố thí, nhưng đồng thời, bạn cho một cách thật lịch sự, về thân thể hay về lời nói. Bạn phải đưa một cách tử tế, không phải như thể bạn ném mẫu bánh mì cho một con chó, nhưng như thể bạn đưa một thứ gì cho thầy giáo của mình, bạn phải đưa hết sức đàng hoàng.  Điều đó đi cùng với thực hành bố thí, bạn đang thực hành trì giới với một cử chỉ cơ thể hay lời nói rất tử tế, rất đàng hoàng, bạn đang đưa thứ gì cho người cần đến. Như vậy đó là khi bạn thực hành trì giới.

Rồi đến sự nhẫn nhịn, mặc dù người đó nói điều gì không tốt, mặc dù người đó nói như “ Ô, đây không phải là thứ tôi thích” hoặc “Tôi không thể có thêm một cái nữa sao? Tôi không thể có mỗi ngày à?” Hoặc như mặc dù người đó nói những điều không tốt về bạn hoặc với bạn hoặc một người biểu lộ một kiểu tham lam, bạn cũng không nên mất sự nhẫn nhịn của bạn, bạn không nên tỏ ra nóng nảy hoặc không phải là bạn tham lam như thế nào, bạn không tốt như thế nào hay bất cứ thứ gì. Bạn phải nhẫn nhịn, bạn phải hiểu hoàn cảnh và bạn phải thực hành sự nhẫn nhịn đồng thời bạn cúng dường điều đó cho người đó  hoặc cho các chúng sinh.

Đó là sự nhẫn nhịn ba la mật, rồi đến sự tinh tấn ba la mật, giống như đôi khi bạn cảm thấy buồn chán về điều gì đó. Bạn phải làm một số công việc khác thế này, thế khác, nhưng sau đó bạn phải làm việc chăm chỉ, bạn cho thấy bạn thực hành tinh tấn, nỗ lực đúng đắn. Mặc dù hơi khó khăn đối với bạn, nhưng bạn nghĩ “Người thì thiếu ăn, người thì bị bệnh, nên mặc dù hơi khó khăn, mình cũng sẽ làm vì người đó, vì vậy hãy nỗ lực lên làm được điều gì đó cao cả.”  

Rồi đến thiền định. Nó không giống như đang bố thí cho người đó và sau đó sự chú ý của bạn lại ở nơi nào khác, đó là một sự thiếu tôn trọng ngay cả ngày nay.

Và cuối cùng là trí tuệ ba la mật. Tôi luôn nói rằng không có trí tuệ bạn có thể trao con dao kẻ đang giết các con vật. Không có trí tuệ, điều bạn đang làm, có thể đang làm hại người thay vì giúp người và như tôi đã nói trong một vài lần, theo tôi, giống như bạn đang cho tiền người ăn xin kẻ sẽ dùng tiền đó để uống rượu. Nhưng bạn cho anh ta bởi vì anh ta đã van nài và nói anh ta hay cô ta sẽ dùng để mua thức ăn. Nhưng nếu có thể, thay vì cho cô ta tiền, bạn hãy cho cô ta thức ăn. 

BÁT NHÃ TÂM KINH

Đó là ba la mật, sáu ba la mật rất quan trọng, thể hiện một vai trò rất quan trọng, đó là lý do tại sao Tâm Kinh được biết đến ở những quốc gia nơi có thực hành Đại Thừa hay Kim Cang Thừa, Kim Cang Thừa chỉ là một phần của Đại Thừa. Vì vậy ở tất cả các quốc gia này, và trong số tất cả những người đang thực hành Kim Cang Thừa hay Đại Thừa, thì Tâm Kinh là rất quan trọng. Bởi vì nó là tinh túy, nó giống như nước cam lồ, nó giống như là cốt tủy của tất cả giáo lý Đại Thừa. Đó là lý do tại sao nó được gọi là Tâm Kinh hay tinh túy của giáo lý Đại Thừa.

Vì vậy, loại trí tuệ đó, như khi chúng ta nói về trí tuệ, điều rất quan trọng là phải hiểu trí tuệ khi bạn thực hành trí tuệ. Từ trí tuệ, tiếng Phạn hay tiếng Tây Tạng dành cho trí tuệ là hoàn hảo, tâm hoàn thiện. Đây là tâm được hoàn thiện, vì vậy bạn phải suy nghĩ thật cẩn thận không bị kiểm soát bởi một số tâm thành kiến, hay bạn phải suy nghĩ hết sức khách quan và phải phân tích điều gì là đúng và điều gì là không đúng. Nhưng nếu bạn ảnh hưởng bằng tham chấp, khi bạn ảnh hưởng bằng sự thiên lệch, khi bạn ảnh hưởng bằng một số cảm xúc tiêu cực, thì trí tuệ của bạn sẽ không hoạt động đúng đắn.

Rất quan trọng khi bạn thực hiện phân tích, thì trí tuệ là cái thực hiện phân tích, phân tích là những gì trí tuệ làm khi bạn thực hiện một số thiền phân tích (thiền chỉ). Sự phân tích như thế nào là hữu ích và cái gì tốt hay không tốt, bạn phải có một tâm khách quan. Nếu bạn không có một tâm khách quan, nếu bạn đã có một tâm thành kiến, thì bất cứ điều gì bạn nghĩ cũng sẽ nghiêng về một phía mà thôi.

Vì vậy, tâm khách quan rất quan trọng, nếu không, thì giống như bạn có một cái bình đã bị bụi bẩn. Bạn vắt một trái chanh vào bình và trước khi rửa, bạn đổ sữa vào đó, bạn cho bất cứ thứ gì vào đó, nó cũng sẽ làm hỏng thứ đó. Đó chính xác là cách giống như khi chúng ta thực hiện. Khi chúng ta không có một tâm khách quan và cố gắng suy nghĩ điều gì đó thì mọi thứ sẽ trở nên sai lầm. Vậy tâm khách quan, tâm không thành kiến, tâm không có sự tham chấp và các cảm xúc khác là rất quan trọng, nhất là khi bạn thực hiện thiền phân tích và khi bạn thực hiện một số phân tích bằng trí tuệ.

Vì vậy, đó là những gì tôi muốn nói ở đây. Lý do tại sao Tâm Kinh rất quan trọng và nội dung của Tâm Kinh là sáu ba la mật, sáu ba la mật là những gì mà Tâm Kinh nói về. Đây là một cuốn kinh thâm sâu, rất thâm sâu và đồng thời, có tác động rất mạnh khi bạn hiểu ý nghĩa, nó thật tuyệt vời. Nhưng chỉ cần trì tụng kinh thâm sâu và tuyệt vời này cũng đem lại vô số lợi ích. Đó là những gì tôi muốn nói.

Vấn đáp

1. Một trí tuệ cho đi mà không có dính mắc là gì?

Theo Đạo Phật, khi bạn cho tặng một thứ gì, khi bạn đang thực hành bố thí, bạn nên thực hành mà không bị dính mắc vào những thứ bạn đã cho đi, bởi vì bố thí không phải là hành động cho đi. Đó là dāna-pāramitā (bố thí ba la mật), dāna giống như bố thí hơn, trong Đạo Phật là tâm mong muốn cho đi, nên nếu bạn bị dính mắc vào thứ mà bạn đang cho đi, thì đó không phải là một thực hành bố thí đúng đắn. Tùy thuộc vào bạn và động cơ nếu tâm của bạn, một hành giả, bạn nghĩ đó hoàn toàn vì lợi ích của những người khác. Và việc không có dính mắc vào thứ mà bạn đang cho, thì đó là một thực hành tuyệt vời, nó chính xác như nó là.

2. Nếu tôi tham dự làm từ thiện cho những chúng sanh khác với mục đích thực hành sáu ba la mật, thì mục đích cá nhân đạt được có thể trở thành một chướng ngại để trở thành giác ngộ hay không? Trình tự ba la mật không thể thay đổi, phải không?

Ah, một câu hỏi hay !

Ví dụ, khi bạn thực hành bố thí trong hình thức từ thiện hay bằng bất cứ cách nào, không, nó giúp ích cho những người khác, cũng giống như những gì tôi đã thấy, và từ quan điểm triết lý đạo Phật, tôi sẽ nói rằng nếu bạn thực hành bố thí đối với ai đó, nó sẽ để lại một dấu ấn về thực hành bố thí rất sâu đậm nơi người đó. Vì vậy rất có thể người đó cũng sẽ thực hành bố thí. Nên trong cái cách bạn cho đi một thứ gì, thì đồng thời bạn cũng thể hiện điều gì đó, một hành động tử tế và trong tương lai khi người đó có thứ gì, họ cũng sẽ thể hiện lòng tử tế đối với những người khác. Rất có thể như vậy, đó là cách hoạt động của tư duy.

Giống như nếu bạn tức giận và bạn có một đứa con nhỏ với bạn và rồi bạn luôn nổi giận, điều đó cũng để lại một dấu ấn sâu đậm ở đứa trẻ và sau này đứa trẻ cũng có thể nổi giận. Nếu một người đánh nhau với mẹ của người đó và nếu đứa trẻ nhìn thấy điều đó thì rất có thể đứa trẻ sẽ ôm giữ, đứa trẻ cũng sẽ đánh nhau với người đó khi đứa trẻ lớn lên. Đó là cách tâm hoạt động và thể hiện tình yêu thương và sự rộng lượng, đối xử tử tế với đứa bé cũng rất quan trọng bởi vì đó là lúc chúng học hỏi và như thế giúp ích cho những người khác.

Vậy trình tự ba la mật có thể bị thay đổi hay không?

Bạn có thể tập trung nhiều hơn vào sự trì giới và khi bạn thực hành sự trì giới, bạn có thể thực hành tất cả những cái khác trong trì giới. Khi bạn thực hành sự tinh tấn, cũng có thể nói điều tương tự. Ý tôi là, trong số sáu ba la mật này, bạn có thể thực hành bất cứ cái nào mà bạn cảm thấy thoải mái, mà bạn muốn.  Tùy thuộc vào, nếu một người có một thói quen rất xấu là nói xấu hoặc làm điều gì đó xấu hoặc nghĩ điều gì đó xấu, có thể việc thực hành trì giới có tác  động trước tiên. Hoặc nếu một người rất táy máy không yên, và kích thích tâm hoặc không thể ngừng suy nghĩ về nhiều chuyện không thật sự cần thiết, thì bạn có thể thực hiện thiền định ba la mật.

Nếu bạn thật tốt bụng và có lòng trắc ẩn, nhưng đồng thời bạn gặp nhiều phiền não, mặc dù có lòng bi mẫn, thì có lẽ bạn nên thực hành trí tuệ ba la mật.

Nếu bạn quá sức lười biếng, bạn chỉ nghĩ đến ngủ hay uống thứ gì không hướng vào điều bạn thật sự muốn đạt được thì có thể sự thực hành tinh tấn là thứ có tác động nhiều hơn.

Vì vậy nó phụ thuộc vào từng cá nhân, nhưng cuối cùng như tôi đã nói, bạn phải hoàn thiện, bạn phải đạt sáu thực hành này đến mức toàn hảo hoặc đến ba la mật đó, thì bạn mới giác ngộ được, sau đó bạn mới có thể giúp ích cho tất cả chúng sanh hữu tình được.

Hãy tưởng tượng xem thật sự giống như thế nào từ góc nhìn của tôi, tôi nghĩ Đức Phật là, một mặt trời chúng ta thấy hàng ngày, đối với tôi một mặt trời khác là Đức Phật. Giống như mặt trời giúp loại bỏ nhiều vấn đề như lạnh và bất kỳ bụi bẩn nào, mọi thứ phát triển trên trái đất cũng là nhờ mặt trời, ngày nay có lẽ nhờ kỹ thuật, bạn có thể trồng một số rau cải, tôi không biết chúng lành mạnh như thế nào, nhưng giống như mọi thứ phát triển trên trái đất là nhờ có mặt trời. Hãy thử tưởng tượng sẽ chẳng có thức ăn ở đây nếu như không có mặt trời.

Các nhà khoa học nói rằng lý do tại sao hiện nay không thấy có loài khủng long bởi vì ánh sáng mặt trời không thể chiếu đến được trái đất trong khoảng 2-3 năm do mức độ bụi bẩn cao nhất xuất hiện. Khi có những thứ gì rơi xuống trái đất, tôi không biết nó được gọi là gì, thì nó là như vậy. 

Mặt trời, tôi đã nói mặt trời là một nguồn ánh sáng, đối với tôi Đức Phật là một mặt trời khác và Đức Phật có thể không giúp tăng trưởng nhiều cây trồng, nhưng Đức Phật chắc chắn giúp phát triển tình yêu thương và lòng từ bi bên trong chúng ta, và điều đó thay đổi toàn bộ thế giới. Đối với tôi mỗi hạnh phúc, bình yên, hài lòng đều đến từ Đức Phật. Bởi vì qua tri thức của Phật tôi có thể thấy, ngay cả khi trải qua một số hoàn cảnh rất khó khăn, tôi có thể thấy mình đối phó với nó một cách dễ chịu mà không có bất kỳ vấn đề nào.

Ý tôi là khi tôi thấy rằng tôi thậm chí có thể giúp đỡ cho nhiều người khác khi họ đang gặp một số vấn đề, đồng thời, mặc dù tôi đang gặp vấn đề còn nghiêm trọng hơn nhều so với người khác. Thật ra nó giống như làm giảm thiểu hay chế ngự vấn đề của chính tôi hơn hoặc ngay cả không nghĩ về vấn đề của riêng tôi, mặc dù người khác có ít vấn đề hơn rất nhiều, tôi có thể ở đó để giúp người đó loại bỏ vấn đề nhỏ hơn, thậm chí vấn đề cho thấy lớn hơn, tôi cũng có thể trải qua theo một ý nghĩa nào đó.

Vì vậy tôi nghĩ đó là xu hướng, cũng là điều mà tôi thấy, tôi biết ơn Đức Phật và cũng như thiền quán sát, tất cả những điều này cuối cùng đều đến từ Đức Phật. Vì thế các hành giả  có thể phải thực hiện hướng tới điều đó. Và bạn có thể đôi khi trong hoàn cảnh  khó khăn nào đó, nhưng sự hài lòng mang lại cho bạn tình yêu thương trọn vẹn dành cho người khác, mặc dù bạn đang học, thức giấc, ngủ, tất cả mọi thứ cho người khác. Bạn phải ngủ bởi vì nếu không ngủ, bạn sẽ không có sức khỏe tốt và bạn không thể làm được nhiều điều cho những người khác, mức độ ngủ đó là khác biệt.

3. Trong thời gian đại dịch này, tôi dễ nổi nóng về những điều nhỏ nhặt. Vậy tôi phải làm gì trong hoàn cảnh này? Bởi vì đôi khi tôi cáu giận vô cớ.

Vì vậy tôi muốn nói thiền là một điều tuyệt vời bởi vì bạn không cần bất kỳ lý do gì để nổi giận. Sân giận là thứ bạn sinh ra thích hợp với bạn khi có những điều bị mất cân bằng trong tâm của bạn và đó có thể là do các yếu tố bên trong cũng như những yếu tố bên ngoài, nhưng nếu bạn nghĩ rằng không có gì xảy ra, nhưng tôi vẫn còn cảm hơi tức giận và như thế này và như thế kia, thì có thể thiền sẽ rất hiệu quả, nhất là nó có thể là thiền tập trung (thiền tịch) trong thời gian ngắn hoặc thiền về yêu thương, từ bi, có thể thiền về yêu thương bản thân bằng cách phản chiếu các phẩm chất tích cực của chính mình.

Compassionate Seed
Bài ghi từ buổi Pháp Thoại về Six Perfections – Perfections of Wisdom của Lama Nawang Kunphel, được tổ chức bởi On the Road of Yoga