The Heart of the Perfection of Wisdom Sutra
Kính lễ chư Phật, Bồ Tát [kính lễ Tam Bảo chư Thánh]
Tôi nghe như vầy, một thời,
Đức Thế Tôn, ngự tại núi Linh Thứu,
nơi thành Vuơng Xá cùng với chúng đại Tỳ kheo
và chúng đại Bồ tát đồng câu hội.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập chánh định thậm thâm quang minh tuyên thuyết chánh pháp.
Cũng ngay khi ấy, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát hành thậm thâm Bát-nhã ba-la- mật- đa
Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu phần thứ hai, thực ra là về Tâm Kinh.
THỜI THIỀN NGẮN
Trên thế giới này, tùy theo mức độ tâm trí khác nhau, bối cảnh khác nhau, văn hóa khác nhau, nơi chốn khác nhau, chủ yếu chỉ vì chúng ta sinh ra trong những gia đình khác nhau, phần lớn con người trên thế giới này trong số những người tín đồ, trong phần lớn các trường hợp họ tin vào tôn giáo nọ hoặc niềm tin kia mà cha mẹ của họ tin tưởng.
Có lẽ, điều này phù hợp với tất cả tôn giáo của họ, chẳng hạn, nếu cha mẹ bạn theo đạo Phật thì rất có thể những đứa trẻ lớn lên trong sự liên quan đó và cuối cùng những đứa trẻ rốt cuộc là Phật Tử. Điều tương tự cũng xảy ra với Hồi giáo, nếu bố mẹ bạn theo đạo Hồi, rất có thể bạn sẽ theo đạo Hồi, đôi khi bạn thậm chí không biết khi nào mình trở thành người theo đạo Hồi, bạn bắt đầu xưng hô như vậy, ví dụ như nếu bạn sinh ra ở Ấn Độ, bạn bắt đầu xưng hô rằng “Ồ, tôi là người Ấn Độ”, miễn là bạn biết cách làm sao nói như vậy. Do đó, bạn bắt đầu nói điều đó hoặc tôi đang tin điều này và điều kia là một hướng rất khá giống nhau.
Vì vậy, thành thật mà nói, chúng ta không có đặc quyền để lựa chọn tôn giáo của riêng mình theo nghĩa đen, khá lâu trong một cuộc phỏng vấn, có thể là 12-13 năm rồi, đó là một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh và tôi đã nói rằng vì một số lý do, tôi thật sự nghĩ rằng có một luồng suy nghĩ và tôi vừa trò chuyện với nhau và sau đó tôi nghĩ rằng có lẽ sẽ thật dễ chịu nếu mọi đứa trẻ trên thế giới này có cơ hội chọn tôn giáo mà chúng muốn. Sau 18 tuổi giống như phần lớn các quốc gia, bạn có thể lái xe khi bạn 18 tuổi, bạn thực sự có thể mua khá nhiều rượu và thứ này, thứ kia chỉ khi bạn trên 18 tuổi và tôi không chắc nó diễn ra như thế nào ở Ấn Độ. Cho nên giống như vậy, sẽ thực sự dễ chịu và thoải mái nếu không có ai ảnh hưởng đến những đứa trẻ, nếu nó không xảy ra.
Tôi cũng đang nói về Phật giáo. Điều đó sẽ phù hợp, tế nhị và dễ chịu có lẽ có ích lợi, khi đó bạn có thể chọn những gì bạn tin tưởng. Điều đó rất tốt khi trên thế giới này chúng ta có quyền có tín ngưỡng. Nó không phải là điều tiêu cực mà tôi có thể nói là tẩy não. Nó giống như “tôi đã bị ảnh hưởng rất nhiều vào niềm tin đó”. Nó có thể tích cực, nó phụ thuộc vào người đó và rồi tôn giáo phù hợp với người đó hoặc bất cứ tín ngưỡng nào phù hợp, cho dù đó là niềm tin rằng thế giới có hiện hữu nhưng chúng ta không bao giờ có cơ hội để kiểm tra, Có những nhà sư sống xung quanh sợ hãi thế gian nhưng họ lại sợ sống hoặc ở lại một mình. Tôi không biết họ sẽ thiền như thế nào trong tương lai. Họ thiền trong một số ngọn núi, tôi thực sự không biết việc này sẽ diễn ra như thế nào. Có nhiều thứ mà chúng ta rất tin tưởng lại bị ảnh hưởng bởi xung quanh có cái này, cái kia.
Trên màn hình lúc này tôi có thể thấy có chín người, bao gồm cả tôi, nếu tôi hỏi từng người trong số các bạn rằng liệu bạn đã nhìn thấy ma chưa, thì tôi không nghĩ, có thể có người vẫn nhìn thấy ma, nhưng những người còn lại thì không thấy nhưng trong lòng họ vẫn có. Trong tâm chúng ta giống như “Ồ, có ma chứ.” Nếu bạn ở chỗ này hay chỗ kia tối đen, thì những thứ đó sẽ hiện ra trong đầu bạn, mặc dù chúng ta chưa nhìn thấy, và sau đó nếu bạn hỏi những người sợ ma, đây là điều mà tôi phải thừa nhận trong các buổi học trước đó, chúng ta hầu như không tìm thấy ai bị ma làm hại, có thể vài người trên hàng triệu người, nhưng chúng ta sẽ tìm thấy những người bị chó cắn và cũng bị tai nạn trong ô tô nhiều hơn.
Nhưng người ta lại không sợ ô tô, người ta không sợ chó, mà người ta sợ ma thứ mà bạn chưa từng thấy, nếu có ma tồn tại, rõ ràng họ sẽ tức giận vì bạn vô lý sợ họ. Họ không làm gì bạn cả, tại sao bạn lại sợ họ? Bạn sẽ cảm thấy gì nếu một ngày, cả thế giới đều sợ bạn? Tôi không biết, đây chỉ là một suy nghĩ thôi.
Nhiều thứ mà chúng ta thực sự tin rằng có hiện hữu, có thể không tồn tại, nhưng bất kể chúng có thực sự tồn tại hay không, thì điều rất quan trọng là phải có một sự tôn trọng thực sự đối với tất cả các tín ngưỡng, cho dù đó là một tôn giáo hay nói chung nó là gì đi nữa. Luôn luôn có lý do tại sao tổ tiên của chúng ta lại tin vào điều gì đó, cho dù đó là mặt trăng, cho dù đó là mặt trời, cho dù đó là nước hay cây cối. Ở Ấn Độ, chúng tôi đúng là có những người thờ mặt trời, mặt trăng, nước, cây cối, khá nhiều thứ.
Vì vậy, điều tôi thực sự muốn nói ở đây là chúng ta hãy thử thiền quán về những gì chúng ta thực sự tin tưởng và cách điều đó tồn tại, chỉ cần nghĩ về điều gì đó mà bạn thực sự tin tưởng và làm thế nào để bạn biết điều đó tồn tại. Nó có thể là nghiệp, nhưng nếu bạn thực sự tin vào nghiệp và nghĩ về lý do tại sao là nghiệp, nó có ý nghĩa như thế nào? Nếu bạn thực sự tin rằng cây cối giống như một thứ gì đó để được tôn thờ và nghĩ về lý do tại sao điều này là thực sự thì hãy nghĩ rằng Đức Phật có thứ gì đó để được tôn thờ và thực sự tin nó như lý do tại sao là nó. Vì vậy, đó là điều mà chúng ta thực sự bắt đầu thiền quán.
Kiểm soát bản thân nếu đây là một cách duy nhất để tìm ra những sai lầm trong chính chúng ta, đó là nơi những đứa trẻ có được sự kiểm soát. Và trước khi kiểm tra, chúng ta xem chúng ta có thể viết ra được hay không hoặc không có điều gì cả. Và đó là lý do tại sao chúng ta chỉ suy nghĩ hoặc thiền quán về những gì chúng ta tin tưởng mà thôi, những điều gì ở đó mà chúng ta thực sự tin tưởng, và sau đó bất cứ lý do gì chúng ta giữ vững quan điểm đó, những điều nào mà chúng ta hiểu chúng thực sự hiện hữu. Được rồi, vậy chúng ta hãy suy ngẫm về điều đó, ba và hai và một. (Thời thiền trong vài phút)
Thông thường khi tôi thực hiện kiểu thiền này. Kiếp sau là gì vậy? Tiếp theo, ý nghĩa lớn hơn, sự hiện hữu của kiếp sau thực sự là vấn đề theo nhiều cách. Nhưng bất kể người đó có tin vào kiếp sau hay không, có rất nhiều thực hành tuyệt vời mà chúng ta có thể thực hành thậm chí để có được sự yên bình, hòa hợp và khinh an trong chính mình. Có sự sắp đặt trong việc rèn luyện tâm trí mà thông qua đó chúng ta có thể đạt được một số hạnh phúc bên trong chính mình mà không thực sự dựa vào các điều kiện bên ngoài.
DẪN NHẬP
Những điều đó rất quan trọng, vì vậy lý do tại sao tôi hoàn thành bài thiền này là điều thực sự giúp ích, đôi khi biết được điều họ thực sự tin tưởng và những lý do. Nếu bạn không có lý do, chúng tôi có thể cố gắng tìm ra lý do để bạn có thể có sự tin tưởng với cách tiếp cận hợp lý, điều này rất quan trọng, và luôn có lý do đằng sau mỗi và mọi thứ mà chúng ta tin tưởng. Luôn có điều gì đó tích cực đằng sau và biết những điều tích cực đó là rất quan trọng và nếu bạn đã tin vào điều đó từ rất lâu và những lý do đằng sau đó và cố gắng tìm hiểu những lý do này, tôi nghĩ điều này thực sự giúp biết được mục đích sống của cá nhân một người và làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Ví dụ, là một tu sĩ Phật giáo, tôi thực sự nghĩ rằng mọi người nên có quyền lựa chọn một trong những tôn giáo, tại nơi tôi đang ở, có rất nhiều chú tiểu nhỏ như 3, 4,5, 6,7 tuổi. Ở đây chúng tôi cố gắng dạy những đứa trẻ này bằng sự tiếp cận hợp lý, không phải như chúng tôi ép buộc chúng tin điều đó, suy nghĩ điều này điều kia, nhưng dựa trên những gì chúng có thể học được với cơ sở hợp lý, với lý do đằng sau. Có nhiều thứ thay đổi theo thời gian, có nhiều lời khuyên có thể thay đổi theo thời gian. Một số lời khuyên có thể có ý nghĩa từ 100 năm trước, nhưng bây giờ nó có thể không còn ý nghĩa nhiều nữa. Một số thứ từng được coi là rất tốt trong khoảng 1000 năm trước, nhưng nó không còn tốt nữa. Một số điều có thể rất tệ trước đây như một hoặc hai năm trở lại đây, nhưng ngày nay nó không còn tệ nữa.
Vì vậy, những điều này được thay đổi, những điều này không chắc chắn ổn định, nhưng có một số sự kiện trong nhiều lời dạy của Đức Phật, bạn thật ra có thể phân loại những lời dạy của Đức Phật thành hai loại. Một loại mà Phật nói tùy theo người, đó rất giống bài thuốc tùy theo người, có thể không áp dụng được cho tất cả mọi người. Có một số lời khuyên mà Đức Phật đưa ra cho một số người theo cách có thể truyền cảm hứng cho người đó, không phải cho tất cả mọi người, và rồi bạn không thể áp dụng những lời dạy đó cho tất cả mọi người.
Có một số câu thần chú mà Đức Phật có thể nói như “Ồ nếu ông nhìn thấy câu thần chú này 1000 lần hoặc ông sẽ nhận được điều đó, ông sẽ nhận được điều này”, cho một người cụ thể. Nhưng ngày nay đôi khi nó đang bị hiểu sai theo một cách nào đó. Bây giờ nếu bạn nói câu thần chú này, bạn sẽ đạt được điều này, đạt được điều đó không thực sự đúng, nó không thích hợp với tất cả mọi người. Nếu mọi người nghĩ rằng họ sẽ đi cùng với tôi và hành động dựa trên điều đó, thì điều đó có thể không hợp với bạn. Vì vậy, những điều này giống như một lời khuyên được đưa ra với tư cách cá nhân cho một cá nhân mà không thể áp dụng được cho mọi người và những lời dạy không có khẳng định rõ ràng.
Nhưng có một số lời dạy đã được xác định rõ ràng, Đức Phật đã nói loại giáo lý này không có ý nghĩa thứ hai đằng sau, bạn có thể hiểu ý nghĩa đúng như vậy đối với những lời dạy này, là loại giáo lý thứ hai này. Vì vậy những giáo lý này rõ ràng giữ ý nghĩa xác định đó và điều này là vô thời hạn. Loại giáo lý này là thứ không thể thay đổi, sẽ không bao giờ thay đổi, vì vậy đúng là bạn có thể có giáo lý này. Nó đã được hoàn tất và đã 2000, không phải 2600 năm. Vì vậy, những giáo lý này vẫn chính xác như cách nó như vậy. Mặt khác, những lời dạy này chỉ giống như những lời dạy chung chung dựa trên một số cá nhân. Đây là lý do tại sao không trộn lẫn hai loại này. Đức Phật nói “Ông phải phân tích lời dạy của ta vì không phải lời dạy nào cũng dành cho ông”. Có một số giáo lý, ví dụ, nếu chúng ta so sánh giáo lý của Đức Phật với khoa học, thì có nhiều người nghĩ rằng giáo lý nhà Phật là khoa học, Đạo Phật là tâm lý học, Đạo Phật khoa học về tâm, Đạo Phật là triết học, không phải là một tôn giáo bla bla, bla, bla… Đúng vậy, Phật giáo không tin vào Đấng Sáng Tạo, nên tất cả mọi thứ đều là nghiệp. Đối với tôi, thật hữu ích khi nghĩ theo cách này, tất nhiên nó khác nhau ở mỗi người, đối với tôi nó thực sự có ý nghĩa và nó có một tiềm năng để mang lại yên bình và hòa hợp trên thế giới này theo cách này.
Nếu bạn tin vào, giả sử, Brahma, một vị Thần Tạo Hóa của Ấn Độ, chừng nào mà người ta tin vào một Đấng Sáng Tạo, thì người ta sẽ phải như vậy, một ngày nào đó bạn qua đời, và sau đó bạn sẽ chờ đợi nghiệp quả giống như khuynh hướng phán xét hoặc đại loại như vậy hơn, sẽ có một ngày rồi Thượng Đế sẽ phán xét bạn có lên thiên đường hay xuống địa ngục dựa vào nghiệp tích cực hay tiêu cực của bạn. Nếu bạn có hơn 51% đạo đức, những điều tốt đẹp mà bạn đã làm trong đời, bạn sẽ được lên thiên đàng, ngay cả khi bạn có 49% điều xấu mà bạn đã làm trong đời, thì không sao cả, bạn vẫn sẽ được lên thiên đường, vì vậy cho dù bạn có làm 99% điều tốt hay 51% những điều tốt đẹp hay không bởi vì chỉ có hai cách mà bạn có thể lựa chọn, đây là thiên đường hay địa ngục, tất nhiên bạn sẽ lên thiên đường. Cho dù bạn đã làm 99% điều tích cực hay 51% điều tích cực, miễn là bạn đã làm được nhiều điểm hơn với những điều mà bạn muốn lên thiên đường. Mặt khác, nếu bạn làm điều gì đó tiêu cực, nếu bạn làm nhiều hơn 50%, giả sử 51% điều tiêu cực trong cuộc sống của bạn, bạn sẽ đi đến địa ngục.
Vì vậy, cho dù thật sự là 51 hay 41 hay 31 hay 11 cũng không thành vấn đề. Tất nhiên những giáo lý này giúp hàng triệu người kiềm chế tham dự vào những hành động tiêu cực. Giáo lý này thực sự hữu ích, bởi vì tất cả những lời dạy này cũng tin rằng tại sao bạn phải cố gắng thực hiện ít nhất 51% hành động tích cực và tại sao có nhiều cách để thực hành tính tích cực.
Từ bi là thứ mà tất cả các giáo lý, tất cả các tôn giáo đều nói về, tình yêu thương, sự tha thứ, độ lượng, đây đều là những lời dạy và đây là sự kiên nhẫn thú vị, vì vậy đây là những lời dạy thú vị mà bạn sẽ tìm thấy. Về cơ bản tất cả các tôn giáo đều giống như nhau, tất cả các tôn giáo đều rất hữu ích cho từng cá thể, cho một số người nhất định. Đối với tôi, cá nhân tôi tin vào nghiệp báo vì điều đó giúp ích cho tôi nhiều hơn và tôi cũng nghĩ rằng điều đó cũng có thể giúp ích cho nhiều người khác, bởi vì ngay cả khi tôi làm 80% những điều tích cực trong cuộc sống của mình, tôi vẫn thấy không ổn cả khi dính líu đến 20% tiêu cực, bởi vì tôi tin vào nghiệp. Vì vậy, mặc dù tôi tham dự vào 80% tích cực, nếu tôi dính líu vào 20% tiêu cực, tôi sẽ nhận được kết quả tiêu cực. Cho nên, dựa trên điều đó cũng tránh cho tôi tham dự vào 20% tiêu cực còn lại đó.
Tại sao lại có thể xảy ra vậy, đó không phải là lỗi của tôn giáo nào đó, mà có thể là do một số người lạm dụng loại niềm tin này, ví dụ, nếu một người cứu được 80 mạng người, giả sử một người là bác sĩ, anh ta cứu được 80 mạng người. Và rồi vì một lý do nào đó, bất kể lý do gì, anh ta có thể không ngần ngại giết một người, dù sao anh ta cũng sẽ lên thiên đường vì anh ta đã cứu 80 người và rồi việc giết một người đó đúng là có thể khiến anh ta trở thành tỷ phú, triệu phú hoặc bất cứ điều gì anh ta ước muốn trong cuộc sống của mình. Và cũng người đó đã làm tất cả những điều tiêu cực trong cuộc sống của mình, và anh ta sắp chết, vì vậy anh ấy nghĩ rằng “Cả cuộc đời mình, tôi đã làm tất cả những điều sai trái và không có cách nào để tôi có thể lên thiên đường, bởi vì tôi đã thực hiện quá nhiều tiêu cực cho đến bây giờ”. Vì vậy, anh ta có thể không ngần ngại tham gia vào, ví dụ, việc giết 9000 người, và sau đó anh ta có thể không ngần ngại giết thêm 1000 người nữa. Bởi vì ngay cả khi anh ta cứu được 1000, nó sẽ không đưa anh ta lên thiên đường, vì vậy anh ta có thể không ngần ngại giết thêm 1000 người để mang lại hạnh phúc cho gia đình hoặc bạn bè của mình hoặc bất kể đó là gì.
Đây thực sự là quan điểm cá nhân của tôi, từ cách tiếp cận khách quan rất hợp lý đối với tâm trí của tôi. Việc tin vào nghiệp, bất kể bạn có tin vào Đạo Phật hay không, có ích lợi cho cá nhân tôi, giống như tôi đang bị đau dạ dày và thuốc dạ dày hữu ích hơn cho tôi. Việc tin vào cách đó có thể hữu ích cho hàng triệu người trên thế giới này và tôi thực sự đánh giá cao tất cả những người có sự tôn trọng đối với tất cả những giáo lý nói về tình yêu thương, sự bố thí và lòng từ bi, sự cảm thông, sự nhẫn nhịn, nhưng điều tôi thực sự cố gắng nói ở đây là: Tâm Kinh là một trong những bài giảng được làm công phu, giải thích về một sự thật chung không thay đổi theo thời gian, và cho đến nay tôi phải hiểu ra, tôi phải thừa nhận, nhưng đồng thời tôi phải nói rằng nếu hiểu điều này, người ta thật sự có thể đạt được, người ta thật sự giống như bạn thật sự nâng tâm trí của mình lên bậc cao hơn. Rất nhiều thứ đúng là khiến bạn đau khổ, lại không tiếp cận bạn, không thể làm hại bạn ở mức độ đó hoặc ở giai đoạn đó. Ví dụ, có rất nhiều tầng lớp của sự thực, và đây là những giáo lý, Đức Phật nói rõ ràng rằng giáo lý về tánh không, giáo lý, chẳng hạn, về vô thường, thì luôn ở đó. Không phải Đức Phật là người đã phát minh ra điều gì, Đức Phật đã nhận ra điều đó đã thật sự hiện hữu, vì vậy những lời dạy này là điều thực tế đang hiện hữu trên thế giới này không phải Đức Phật đã đưa ra một quy tắc như từ bây giờ bạn làm điều này điều nọ và điều kia.
Vì vậy, không phải theo cách đó, nhưng những điều này thực sự hiện hữu như là bản chất của các hiện tượng. Một trong những giáo lý là tất cả các hiện tượng hữu vi đều vô thường. Vì vậy, đây là điều mà ngay cả trước khi Phật thành đạo, ngài đã hiểu điều đó và thực hành chúng. Dựa vào đó, ngài đã có thể loại bỏ một số cảm xúc tiêu cực của mình. Khi chúng ta không thể nhìn thấy vô thường như là bản chất của các hiện tượng, nó mang lại nhiều đau khổ cho chúng ta. Chúng ta không thể chấp nhận sự thay đổi, ai đó bị bệnh làm phiền bạn, ai đó đã qua đời làm phiền chúng ta, có điều gì đó không ổn làm phiền chúng ta. Có thể điều nhỏ nhất chống lại tâm của chúng ta, làm phiền chúng ta bởi vì hình ảnh trong tâm trí của chúng ta được xử lý rất nặng nề đối với việc nhìn thấy mọi thứ nổi bật rằng ngày mai tôi nên là, ngày mai tôi nên là, phải là ngày mai và chúng ta luôn nghĩ rằng “À tiếp theo mình sẽ làm điều này”, vì vậy suy nghĩ đó không bao giờ kết thúc, thậm chí một người sẽ chết sau 3-4 giờ nữa, vẫn nghĩ rằng “Ồ năm sau mình sẽ làm điều này” .
Vì vậy, tâm đó là điều khiến bạn thất vọng “Hay ngày mai tôi sẽ đi chợ”, vì vậy ngày mai bạn thất vọng vì bạn có kỳ vọng rằng bạn sẽ đi chợ vào ngày mai. “Ngày mai tôi sẽ làm điều này, ngày mai tôi sẽ chạy”, vì vậy ai mà biết được.
Đôi khi chúng ta đau khổ chỉ vì cách chúng ta nghĩ như “ồ ngày mai tôi sẽ chạy”, vì vậy ngày mai bạn không cảm thấy muốn chạy, điều đó khiến bạn không vui vẻ. Mọi thứ không theo tâm ý của bạn, hoặc bạn đã nói với ai đó rằng ngày mai sẽ cùng chạy nên ngày mai bạn không thể chạy, bạn không muốn chạy, một lần nữa, điều đó lại mang đến cho bạn sự không vui.
SỰ VÔ THƯỜNG
Vì vậy, cánh cửa mang đến cho chúng ta sự không vui là rất vô tận và tất cả những điều đó chỉ do tâm trí tạo ra. Tôi chỉ muốn nói điều gì đó đang được người ta phóng chiếu, nhưng có những điều hiện hữu trong bản chất của chính nó. Trong bản chất của hiện tượng, chẳng hạn sự vô thường, không ai phải làm điều đó, không ai cả, nhưng không có gì thay đổi được điều đó, sự vô thường luôn ở đó. Vì vậy, việc tin vào vô thường thực sự có ý nghĩa, bởi vì cho đến nay không có những lý do, không có gì có thể có ở đó chống lại quy luật vô thường, mọi thứ đều thay đổi. Hôm nay là ngày tốt, ngày mai là ngày xấu. Hôm nay là thời điểm tốt đẹp, ngày mai là thời điểm khó khăn. Cây không phải lúc nào cũng là cây và thành phố không phải lúc nào cũng là thành phố. Chính xác theo cùng một cách, một cảm giác tốt đẹp sẽ không mãi mãi, thời điểm khó khăn sẽ không mãi mãi. Một trong những giáo pháp đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, khi ngài giải thích về Tứ Diệu Đế, một trong những điều mong đợi đầu tiên là sự vô thường, vô thường của cuộc sống. Chính sự hiện hữu, mỗi và mọi thứ mà chúng ta bám chấp vào đều là vô thường. Tất cả những gì bạn nghĩ rằng sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc là vô thường. Mỗi và mọi hiện tượng nhỏ mà bạn hành động kỳ vọng hạnh phúc, mỗi và mọi hiện tượng nhỏ mà bạn đang mong chờ, bạn đang dựa vào để có được sự an bình của tâm hay hạnh phúc nào đó, cho dù đó là một cây đàn dương cầm, cho dù đó là một khu vườn xinh đẹp, đó là một ly cà phê ngon, một chiếc xe tốt, đó là một điều dễ chịu bất kể nó là gì tất cả đều là vô thường.
Nếu bạn đang suy nghĩ trong tâm rằng mọi thứ đã thay đổi, thì chỉ cần nghĩ rằng mọi thứ đã thay đổi, chúng sẽ không còn ở đó nữa. Chỉ cần có suy nghĩ đó thôi đã thực sự làm giảm đi kỳ vọng đối với hiện tượng đó. Bạn càng có thể giảm bớt đi sự kỳ vọng đó, thì bạn đúng là đang mở một cánh cửa để có nhiều hạnh phúc hơn, bạn đúng là đang đóng một cánh cửa đau khổ.
Đau khổ từ đâu đến? Từ góc độ đó, nó không phải là sách, xe hơi, điện thoại di động, máy tính, tivi, bất cứ thứ gì, đó không phải là thứ thật sự khiến bạn đau khổ, mà chính sự mong đợi của bạn mới khiến bạn thật sự đau khổ. Nếu bạn nghĩ rằng “Ngày mai tôi có thể bị ốm”, như là bạn đã chuẩn bị tâm lý trước, nếu bạn đang chuẩn bị tinh thần cho kỳ thi mặc dù điều đó xảy ra vào ngày mai, thì điều đó cũng không khiến bạn đau khổ.
Nếu bạn nghĩ rằng “Ồ, tôi có một mối quan hệ tuyệt vời với người phụ nữ này, người đàn ông này”, bất kể mối quan hệ gì, đồng thời, bạn quá gắn bó với mối quan hệ đó, và sau đó bạn đã lên kế hoạch hàng tỉ lần như “OK, cái này ở đó, chúng tôi đến đó, chúng tôi làm điều này, chúng tôi làm điều đó, có rất nhiều kế hoạch”. Bạn càng có nhiều kế hoạch, bạn càng có nhiều kỳ vọng hơn từ người khác, càng bị thất vọng hơn khi có điều gì đó chen giữa xảy ra. Chà, bạn thấy đấy, nếu bạn chỉ tận hưởng khoảnh khắc hiện tại mà không kỳ vọng quá nhiều, thì bạn có thể tận hưởng cũng thứ như vậy mà không có tạo ra quá nhiều thứ bạn có thể phải chịu đựng. Giống như bạn cố gắng dán bằng keo, có những hòn đá mà bạn bị quăng trúng sẽ rất đau đớn, bạn bít lên mái nhà của bạn bằng rất nhiều đá, những viên đá này chính xác giống như sự mong đợi, nếu bạn thực sự dán keo quá nhiều đá lên mái nhà của mình, sớm muộn gì nó cũng sẽ sụp đổ xuống, rồi đủ dẫn đến sự đau đớn, nên ích lợi gì mà dán quá nhiều đá trên mái nhà.
Khi bạn có thể thoải mái nằm ngửa ra ngủ mà không bị quá nhiều gai ở áo choàng đâm vào. Ngay cả với sức khỏe của một người, cũng chính xác như vậy, tôi có thể bị bệnh này, tôi có thể có điều đó, tôi có thể có điều này. Đó là mối quan tâm trước, bạn không giống một siêu nhân đâu, siêu nhân cũng có thể bị ốm, kể cả những cơn bão cũng bị lụi dần, sắt cũng vẫn bị đập vỡ. Vì vậy, chúng ta chẳng là gì cả, cây cối khỏe hơn chúng ta, điều này cũng kết thúc. Cho nên sự vô thường, bản chất của sự thay đổi là điều rất quan trọng cần phải suy ngẫm lại, chúng ta không được kỳ vọng quá nhiều vì mọi thứ có thể thay đổi. Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn có thể nghĩ rằng “A, tôi sẽ dự trữ 1.000.000 miếng sô cô la để tôi có thể ăn cả đời”. Vâng, bạn có thể ăn một năm, hai năm, ba năm, bốn năm khi bạn khoảng 25 hoặc 30 tuổi, bạn có thể mắc bệnh tiểu đường và khi đó mong muốn giống như vậy sẽ bắt đầu bị tẩy sạch, điều giống như vậy mà bạn mong đợi, mọi hạnh phúc hóa ra sẽ bắt đầu mang lại cho bạn tất cả các vấn đề.
Vì vậy, sự vô thường này dễ dàng hơn, Đức Phật nói (1)tất cả các hiện tượng hữu vi đều vô thường, (2)tất cả mọi thứ phát sinh từ nhân quả đều là bản chất của đau khổ, (3)mỗi và mọi hiện tượng đều rỗng không, chỉ là ảo ảnh, không hiện hữu theo cách nó tồn tại, cách nó xuất hiện đối với chúng ta. Ba điểm rồi điểm thứ tư là (4)thoát khỏi mọi cảm xúc tiêu cực mới là sự bình yên thực sự. Vì vậy, bốn điều này, bốn dòng này, bạn thật sự có thể kiểm tra.
Tôi sẽ lặp lại, tôi không chắc mình sẽ lặp lại điều tương tự, sự diễn dịch của tôi thật kém cỏi, tất cả các hiện tượng hữu vi đều vô thường, mọi thứ phát triển đều là những cảm xúc tiêu cực và nghiệp là sự đau khổ tất nhiên bao gồm cả cơ thể chúng ta . Mỗi và mọi hiện tượng chỉ là ảo ảnh không hiện hữu theo cách nó xuất hiện với chúng ta. Không có sự hiện hữu, không có mọi cảm xúc tiêu cực là sự an bình thực sự.
Vì vậy, trong số bốn điểm này, bản kinh mà chúng ta đang nói ngay bây giờ đã giải thích điểm thứ ba. Mỗi và mọi hiện tượng, chỉ là một ảo ảnh, đối với tâm trí của chúng ta, tâm trí của chúng ta bị nhầm lẫn, chúng ta không thể nhìn thấy thứ đó như nó hiện hữu, sẽ có rất nhiều nghi ngờ từ nhiều góc độ khác nhau.
Và rồi chúng ta nói mọi thứ chỉ là ảo ảnh, không có nghĩa là thứ đó không tồn tại. Sự vật hiện hữu nhưng không phải theo cách chúng ta nhìn thấy nó. Nó có thể là một con bò, nhưng nếu chúng ta nghĩ rằng đây là một con lừa, thì con bò hiện hữu nhưng theo cách chúng ta thấy thì không hiện hữu, nó khá giống các ảo thuật gia, họ nói rằng họ thực sự làm một số phép thuật sau đó ngay cả sự vật xuất hiện là một con bò. Tôi không biết làm thế nào. Tôi không biết ngày nay có ảo thuật đó không, nhưng tôi đã nhìn thấy một số chim bồ câu xuất hiện từ một chiếc khăn tay, có một số chim bồ câu đúng là biến mất và một số chim bồ câu xuất hiện từ một số bông hoa, cái này trong cái kia. Đó là một sự ảo giác.
Sự vật không hiện hữu theo cách nó biểu hiện đối với mắt. Chính xác giống như vậy, đó không chỉ là những con chim bồ câu, mà mọi thứ, bất cứ thứ gì trình hiện trước mắt chúng ta hay bất cứ thứ gì chúng ta nghe, nếm, cảm nhận. Mỗi và mọi hiện tượng trong thế giới này chính xác giống như vậy, ý tôi không phải là mỗi và mọi hiện tượng đều giống như chim bồ câu, nhưng về mặt lý thuyết, những gì chúng ta thấy không giống nhau đối với cách mà sự vật hiện hữu. Khả năng sự vật hiện hữu tự nó vốn có mà không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, chúng ta có thể đi sâu hơn vào điều đó.
TÂM KINH
Như vậy cùng với điều đó làm cơ sở, tôi cũng nên nói giáo pháp đó của Đức Phật, cho nên Tâm Kinh này chủ yếu là cuộc thảo luận giữa Xá Lợi Phất, một trong những đệ tử thân cận của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được biết đến là một trong hai đệ tử chính của Đức Phật, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Hai đệ tử này bạn có thể tìm thấy ở hai bên của Đức Phật nếu bạn đến thăm bất kỳ chùa Phật giáo nào, bạn sẽ tìm thấy hai vị đệ tử. Vì vậy, Xá Lợi Phất là người ở phía bên phải, nhưng ông được biết đến là người thông minh nhất trong các đệ tử về trí tuệ, thông minh nhất trong các đệ tử.
Vì vậy, trong Tâm Kinh, có khá nhiều cuộc trò chuyện giữa đệ tử Xá Lợi Phất và Bồ Tát Quán Tự Tại [Avalokitesvara], ở nhiều nước Châu Á, Bồ Tát Quán Tự Tại được biết đến như một người nữ, Đức Phật của lòng từ bi và còn có tên khác Chenezig trong tiếng Tây Tạng hoặc tiếng Ladakh, đó là một vị bồ tát, bồ tát chưa phải là một vị Phật, nhưng đang trên con đường đạt đến Phật quả. Vì vậy, bây giờ bạn có thể xem kinh, lát nữa tôi sẽ giải thích, nhưng theo Phật giáo ở Tây Tạng, Bồ Tát Quán Tự Tại là Phật nhưng sau đó lại tái sinh thành bồ tát, bồ tát là giai đoạn trước khi thành Phật. Vì vậy, trước khi bạn trở thành Phật, bạn trở thành một vị bồ tát và sau đó có bốn giai đoạn và rồi trở thành Phật.
Vì vậy, đây là cuộc trò chuyện giữa hai người này, nhưng thậm chí ở đó, cuộc trò chuyện được biết như là một bản kinh, lời dạy của Đức Phật, nó giống như những lời dạy của Đức Phật, đôi khi Đức Phật giảng dạy thực sự không phải bằng lời nói, tôi không biết nó có giống như khả năng thông tin liên lạc bằng ngoại cảm hay không. Giống như một người không biết ngôn ngữ, ví dụ, đôi khi có thể người đó thậm chí không biết nói như giả sử tôi không thể nói tiếng Ả Rập hay tiếng Nhật, nhưng thông qua oai lực của thiền định, thông qua oai lực của tâm trí giống như Đức Phật ban phước cho họ, và họ không phải viết, qua hành động nói, các câu hỏi và câu trả lời tự động thoát ra khỏi miệng của họ, không phải với ý định của họ, nhưng giống như Đức Phật đã tác động đến họ để nói điều này, hãy để họ thảo luận.
Lúc bấy giờ Đức Phật ở trên Đỉnh Núi Linh Thứu, đó là một ngọn núi được viết ra ở đây, Đức Phật chỉ ngồi đó. Tôi sẽ diễn giải theo nghĩa đen, Đức Phật chỉ đang thiền định về tính không và duyên khởi trên sự đa dạng của các hiện tượng, nên đó là khi Đức Phật đang thiền định, theo nghĩa đen, ngài đã ban phước cho hai vị Xá Lợi Phất và Bồ Tát Quán Tự Tại đang ngồi ngay bên cạnh ngài. Vì vậy, sau đó Xá Lợi Phất hỏi bất kỳ các câu hỏi, không giống như Xá Lợi Phất thực sự tự hỏi câu hỏi của mình, nhưng thông qua thần lực của Đức Phật, câu hỏi đúng là thoát ra từ miệng vị ấy, giống như vậy hơn và Bồ Tát Quán Tự Tại đã trả lời các câu hỏi bằng cách gắn liền với 5 uẩn, tôi sẽ giải thích trong các buổi học tới, vì vậy khi bồ tát giải thích năm uẩn, sau đó bồ tát trả lời sự thận trọng mà Xá Lợi Phất đã nêu ra, kế đó Đức Phật ở phần cuối, chỉ có vài lời, mà nói rằng đúng thật như thế. Vì điều này chúng ta sẽ tìm thấy khi đó vai trò của Đức Phật giống như rất nhỏ, những gì Đức Phật thực sự nói từ miệng của mình chỉ có vài từ. Phần lớn bản kinh cũng được coi là lời dạy của Đức Phật, mặc dù Đức Phật không nói điều đó bằng lời nói. Vì vậy, với điểm này, bạn có thể tự hỏi như làm thế nào điều này xảy ra bởi vì những lời dạy của Đức Phật đại loại là ba thời điểm, chẳng hạn thời điểm một (1), Đức Phật ban phước cho ai đó và thông qua một số người khác, Đức Phật cho họ thấy điều đó qua sự ban phước của Đức Phật. Và thời điểm hai là (2)những lời dạy mà Đức Phật đã nói bằng lời nói của Đức Phật.
Thời điểm thứ ba, (3)giống như Phật dạy các đệ tử viết, chẳng hạn, khi các đệ tử viết ra những lời dạy của Đức Phật, Đức Phật nói, “Ồ, ông cũng nên ghi tên nơi chốn mà bài giảng này được đưa ra, chủ đề của giảng bài”. Đây là những điều mà Đức Phật đã yêu cầu hoặc nói với các đệ tử để thêm vào bản kinh, vì vậy, đây cũng là những điều mà Đức Phật có thể đã không trực tiếp nói, giống như từng nơi và mỗi nơi như nếu ngài đang giảng dạy ở New York, Đức Phật có thể không nói New York nhưng Đức Phật cũng bảo bạn viết rằng giáo pháp đã được ban cho người này, ở New York, đây là chủ đề, Đức Phật đã ngồi ở đây, trong đó hay bất cứ điều gì như vậy. Vì vậy, đó là điều mà Đức Phật đã nói để thêm vào mỗi và mọi lời dạy, đó là lý do tại sao sau này khi họ viết ra, họ thêm vào những điều này, Do đó, đây cũng được gọi là lời dạy của Đức Phật. Bây giờ chúng ta lại đi vào Tâm Kinh.
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (tiếp theo)
Kính lễ chư Phật, Bồ Tát [kính lễ Tam Bảo chư Thánh]
Tôi nghe như vầy, một thời,
Đức Thế Tôn, ngự tại núi Linh Thứu,
nơi thành Vuơng Xá cùng với chúng đại Tỳ kheo
và chúng đại Bồ tát đồng câu hội.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập chánh định thậm thâm quang minh tuyên thuyết chánh pháp.
Cũng ngay khi ấy, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát hành thậm thâm Bát-nhã ba-la- mật- đa
“Kính lễ chư Phật Bồ Tát, [chư Thánh Tam Bảo]” như tôi đã nói lần trước, đây cũng là một truyền thống mà họ kính lễ một số chư thánh khi khởi đầu, và sau đó họ dịch bản văn từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Họ nói “kính lễ” đối với vị này và vị kia, nhất là những vị thần của họ, những vị hộ pháp của họ, Đức Phật hoặc bất cứ điều gì đó, như vậy công việc của họ được suôn sẻ.”Kính lễ chư Phật Bồ Tát, [chư Thánh Tam Bảo]”, vì vậy đây không phải là kinh, đây không phải là khởi đầu của kinh,
” Tôi nghe như vầy, một thời, “. Vì vậy, đây là những gì nó là, vì tôi đã nghe thấy tại một thời điểm, như tôi đã nói, điều này cho thấy chủ đề. Bởi vì câu văn trực tiếp nói rằng tôi nghe thấy cùng một lúc, ở đây ý nghĩa là tánh không, là điều thực sự đã được nghe thấy. Vì vậy, ở đây nó cho thấy chủ đề của việc giảng dạy.
“Đức Thế Tôn ” [Bhagavan] là gì? Đức Thế Tôn, đây cho thấy người giảng dạy, Đức Thế Tôn là Đức phật ” ngự tại núi Linh Thứu”. Vì vậy, điều này cho thấy nơi chốn mà Đức Phật ban cho lời giảng, “Ở Rajagriha”, đó là một địa điểm, một bang.
“cùng với chúng đại Tỳ kheo và chúng đại Bồ tát đồng câu hội”, như vậy khi ngài ban cho lời dạy, thì có một cộng đồng lớn các vị tỳ kheo như những người thực hành theo Đại thừa, như những nhà sư hành giả và cũng có một cộng đồng lớn các vị Bồ tát, không chỉ là các vị bồ tát bình thường mà còn có
các vị bồ tát chứng ngộ cao. Vì vậy, đó là ý nghĩa của câu này, thật là một thời điểm khi tất cả các vị này cùng đến với nhau, khi Đức Phật ở đó trên đỉnh núi Linh Thứu, giảng dạy về điều này và điều kia.
“Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập chánh định thậm thâm quang minh tuyên thuyết chánh pháp” Vì vậy, khi các vị tỳ kheo và bồ tát ở đó vào lúc Đức Thế tôn [Bhagavan], “Đức Thế tôn” một lần nữa là Đức Phật, nhập chánh định. Vì vậy, tất cả họ tụ tập ở đó vì lời dạy của Phật, và Phật đã đi đến thiền định, giống như Phật dạy tất cả mọi thứ mà không nói một lời nào, giống như khi mọi người ở đó thì mọi người đều mong đợi một lời dạy của Đức Phật. Phật lặng lẽ ngồi thiền đằng kia, thiền tịch. Ngài nhập vào chánh định như thể ngài chỉ nhìn vào bên trong và bắt đầu tập trung vào thiền định. Và đối tượng thiền định lúc đó về các loại sự vật hiện tượng giống như có nhiều loại hiện tượng, có nhiều phân loại hiện tượng trong kinh văn Phật giáo, đặc biệt là trong siêu hình học Phật giáo. Có rất nhiều loại sự vật hay hiện tượng, những loại sự vật hiện tượng đó giống như là một cơ sở, nếu bạn nghĩ về sự vô thường của một con bò, thì con bò trở thành cơ sở mà ở đó bạn nghĩ về sự vô thường, mà bạn lấy đó làm cơ sở để nghĩ về sự vô thường. Nếu bạn nghĩ về mọi thời tiết thay đổi như vậy, thì thời tiết thay đổi thường xuyên là vô thường, vì vậy, thời tiết là một cơ sở, vô thường là một tương lai. Tương tự, loại sự vật hiện tượng là một cơ sở. Và tương lai, những gì Đức Phật nghĩ về các hiện tượng sự vật là một nhận biết thậm thâm, một số người giải thích nó là tính không toàn hảo thâm sâu, và điều này là không ổn, nó là tính không, là bản chất tột cùng thâm sâu, cái thâm sâu ở đây không là gì khác ngoài tính không. Sự nhận biết, trong một số kinh văn, sự nhận biết được diễn dịch nhiều là một sự trình hiện. Vì vậy, ở đây nhận biết hay sự trình hiện là phụ thuộc lẫn nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng là mặt kia của cùng một đồng tiền khi một mặt là rỗng không, vì vậy tính không và duyên khởi, sự phụ thuộc lẫn nhau này chính xác là cùng một đồng tiền nhưng hai mặt khác nhau.
Bất cứ cái gì nằm trong sự tùy thuộc đều là rỗng không, cái gì là rỗng không cũng đều tùy thuộc lẫn nhau. Vì vậy, khi bạn giải thích tính không, bạn có thể giải thích khá nhiều về sự phụ thuộc lẫn nhau. Bởi vì khi chúng ta không thể thấy được tánh không, thì những gì chúng ta nhìn thấy vốn dĩ đang tồn tại bởi tất cả những gì không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì khác. Do vậy, đó là những gì Đức Phật đã suy nghĩ hoặc thiền định, đó là chủ đề mà Đức Phật đã nhập vào chánh định, thiền tịch, đó là điều mà Đức Phật đã thiền quán.
Và cùng lúc đó, khi Phật đang thiền quán.
“Cũng ngay khi ấy, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát hành thậm thâm Bát-nhã ba -la- mật- đa”
Cho nên cùng lúc đó, khi Đức Phật thiền quán về giới luật thâm sâu, bồ tát theo nghĩa đen là những hành giả có bồ đề tâm [boddhichitta], boddhi là Phật, citta có nghĩa là tâm, nên có nghĩa đen giống như là tâm giác ngộ hơn. Và ở đây nó không có nghĩa là tâm ở trong các bậc giác ngộ, điều này có nghĩa là tâm mong muốn đạt được sự giác ngộ.
Vì vậy, khi bạn có tâm đó, người mà trong họ có tâm đó được gọi là Bồ tát [Bodhisattva]. Ma Ha Tát [Mahasattva], Ma Ha giống như khổng lồ hoặc cao lớn, vì vậy người có hình thức tâm cao quý của tâm bồ đề, bậc Thánh [Arya, người đang đi trên đường đạo] giống như là phi thường, giống như không phải người bình thường, đây là bậc thánh hoặc người phi thường. Vì vậy Bồ Tát Quán Tự Tại của chúng ta, đây chỉ là tương lai của tất cả các Bồ Tát Quán Tự Tại. Bồ Tát Quán Tự Tại một lần nữa là Quán âm, đây là một trong những hành giả vĩ đại, hành giả Đại thừa và là nhân vật rất nổi tiếng trong nhiều kinh điển Đại thừa.
KẾT THÚC BUỔI HỌC
Được rồi, có lẽ do thời gian, chúng ta hãy dừng bài giảng ở đây cho ngày hôm sau. Một trong những lý do tại sao tôi đặt ra thêm vài điều ngay từ đầu là để trình bày một chút về cơ bản, đồng thời để bạn cũng có thứ gì đó nhẹ nhàng để mang về sau buổi học này, nếu không bạn có thể cảm thấy “Ah hôm nay chỉ toàn là tính không và nó thật là thâm sâu và rồi cũng không phải là thứ mà tôi có thể dễ dàng mang về và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của chúng tôi”. Và sau đó bạn có thể nghĩ rằng “Ồ, buổi học khó quá”. Vì vậy, đó là lý do tại sao tôi nghĩ có thể chúng ta xem qua một số điểm cơ bản chung thực hiện cùng một lúc. Và bạn sẽ có thứ gì đó để nắm giữ.
Đối với Tính không, có thể mất một chút thời gian để bạn thật sự có được nội tâm tốt đẹp, thứ mà bạn có thể mang lại nhiều thay đổi trong cuộc sống của mình, có thể mất một chút thời gian, bạn phải có một chút kiên nhẫn và cũng phải thêm nhiều gia vị hơn để bạn có thể cảm nhận được vị giác mặc dù không phải đối với tính không từ điều gì khác. Bởi vì tôi tin rằng bạn có thể chưa tận hưởng được vị giác của tính không, chỉ bởi vì nó quá thâm sâu và cũng bởi vì bạn không ở ngay trước Đức Phật. Tôi chỉ là một nhà sư bình thường mà đôi khi không có khái niệm về mức độ tâm trí của bạn, cách bạn suy nghĩ.
Và rồi thì tôi cũng phải giảng dạy nhưng không nhìn vào bất kỳ khuôn mặt nào, khi tôi nói, tất cả những gì tôi thấy là những con chữ, nên thậm chí còn khó hơn. Tôi cảm thấy rất vui, may mắn vì công việc này. Ở vùng Himalaya, mọi người đều đọc bản kinh này, họ có thể không hiểu gì cả. Ví dụ bằng tiếng Ladakhi, bằng tiếng Tây Tạng, họ hiểu tiếng, họ hiểu Đức Phật hoặc có thể một số, họ thậm chí không hiểu biết rõ ràng về kinh này, nhưng họ đọc được kinh này, vì vậy mặc dù họ đọc hoặc đôi khi ngay cả mở một bản kinh văn mà họ cũng coi đó thực sự là cao siêu, họ nghĩ như “Ồ, thật là may mắn! ”, họ thậm chí còn mời một số nhà sư chỉ để mở trang kinh.
Vì vậy, vấn đề mà tôi đang nói ở đây là tôi cảm thấy rất may mắn, có lẽ là do một chút của ảnh hưởng đó. Và tất nhiên, kinh rất thâm sâu, đó là một bản văn có khả năng chuyển đổi thật sự cuộc sống của ai đó thành hạnh phúc ngập tràn. Đúng vậy, với ghi chú này, tôi xin kết thúc buổi học hôm nay.
Bản ghi lại bài Pháp Thoại về bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh của Lama Nawang Kunphel, ngày 13/06/2021, do “On the road of yoga” tổ chức.