Tuần 6: Mục Đích của Khởi Phát Tâm Bồ Đề
Mục đích của khởi phát tâm bồ đề
[6] Mặc dù buông xả chân thật đã phát triển,
Nhưng nếu không được nắm giữ bởi tâm bồ đề,
Thì tâm buông xả này sẽ không là lạc nhân viên mãn của giác ngộ vô song.
Vì vậy, các bậc hữu trí nên phát tâm Bồ Đề tối thượng.
Theo một số kinh văn Phật giáo, hôm nay là ngày các vị Chư Thiên trẻ – Con trai và con gái của các Chư Thiên – đến thế gian để xem mọi người đang tu tập, vì vậy hôm nay cũng là một ngày đặc biệt. Và ngày mai là ngày Đức Phật không chỉ thành đạo mà còn là ngày Đức Phật nhập thai mẹ, và cũng là ngày Đức Phật nhập Đại Bát Niết bàn, hay nhập diệt. Vì vậy, ngày mai là kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, ngày giỗ của Đức Phật và cũng là ngày Đức Phật thành đạo. Đối với các Phật tử, đó là một ngày rất đặc biệt và vô cùng quý giá, vì vậy, tham gia vào càng nhiều hành động thiện lành là điều rất quan trọng. Bạn thậm chí có thể thọ “Tám Giới Luật Đại Thừa”, ngay cả trước tượng của Đức Phật. Khi bạn muốn có cuốn sách thọ tám giới, thì chỉ cần cho tôi biết, tôi có thể chia sẻ. Đó là lý do tại sao hôm nay chúng ta vô đề ngoại lệ.
Hôm nay chủ đề chúng ta sẽ nói đến là khởi phát Tâm Bồ Đề, khởi phát tâm mong muốn đạt được giác ngộ. Chủ đề rất hay, tôi thực sự rất vui với chủ đề này ngày hôm nay, vì vậy bạn có thể biết hôm nay là một ngày lễ, ngày mai bạn có thể thực sự thực hành. Lợi ích của việc luyện tập tâm này lớn hơn bất kỳ loại công đức nào mà người ta có thể tích lũy, có thể tham gia vào. Và tôi cũng mong sẽ có một số câu hỏi mà bất kỳ bạn nào cảm thấy muốn hỏi, bất kỳ câu hỏi mà bạn cảm thấy thoải mái hỏi. Vì vậy, bạn có thể xem những câu thi kê “Ba yếu Tố Căn Bản của Đường Đạo” mà chúng ta sẽ đi vào hôm nay:
Mục đích của khởi phát tâm bồ đề
[6] Mặc dù buông xả chân thật đã phát triển,
Nhưng nếu không được nắm giữ bởi tâm bồ đề,
Thì tâm buông xả này sẽ không là lạc nhân viên mãn của giác ngộ vô song.
Vì vậy, các bậc hữu trí nên phát tâm Bồ Đề tối thượng.
1Mặc dù buông xả chân thật đã phát triển,
2Nhưng nếu không được nắm giữ bởi tâm bồ đề
Do trong buổi học trước, những câu thi kệ trước là ‘cách khởi phát sự buông xả chân thật’. Như tôi đã nói, ý nghĩa của sự buông xả chân thật đích thực là một tâm thức mong muốn thoát khỏi đau khổ, mong muốn đạt được Niết Bàn hay sự giải thoát, đó là ý nghĩa của sự buông xả.
Ngay cả khi bạn phát triển sự buông xả nghĩa là mặc dù bạn phát triển sự mong muốn thoát khỏi luân hồi, nếu ước muốn này không được nắm giữ, giống như là ước muốn này không được đi liền với – tôi nghĩ [đi liền với] ở đây từ này đúng hơn – bởi vì mong muốn đạt được giải thoát và mong muốn đạt được giác ngộ là hai tâm thức khác nhau, không phải là một tâm; nếu không được đi liền với nhau, thì cả hai tâm này có thể ở đó: một mong muốn đạt được giác ngộ, và đồng thời, một mong muốn đạt được Niết Bàn hoặc thoát khỏi luân hồi.
Vì vậy ‘nhưng nếu không được đi liền với tâm bồ đề’
Tâm giác ngộ thực ra là Tâm Bồ Đề, lý do tại sao gọi ‘tâm giác ngộ’ – nên dịch sát nghĩa là một tâm giống với ‘tâm giác ngộ’- không có nghĩa là tâm trong Phật Quả, không có nghĩa là một thứ gì đó mà chỉ có Phật mới có, nhưng thực ra đó là thứ mà chúng ta có thể phát khởi, chúng ta có thể thực hành từ bây giờ. Nếu thực sự tâm mong muốn đạt được giác ngộ, nếu một người đã phát khởi một mong muốn thật sự giải thoát khỏi luân hồi hoặc đau khổ, thì điều đó vẫn chưa đủ, bởi vì bạn cần phải có tâm giác ngộ để đạt được Phật quả. Nếu bạn muốn đạt được Phật quả thì bạn cần có sự buông xả đó đi liền với một tâm khác mong muốn đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Đó là ý nghĩa của nó.
Vì vậy trước khi chúng ta đi đến dòng thi kệ này, tôi chỉ nói vài lời về tâm, bởi vì bạn có thể nhầm lẫn làm thế nào tâm thức có thể mong muốn cả hai điều, làm thế nào một người có thể muốn cả hai thứ được, hoặc nếu bạn muốn cái đó có nghĩa là bạn không muốn cái khác, nhưng ở đây có một sự khác biệt lớn. Vì vậy, chúng ta hãy làm rõ điều đó. Chúng ta thực sự có 5 tâm vương khác nhau hoặc bạn có thể nói 6 tâm vương khác nhau: tâm liên quan đến 5 thức và ý thức. Mỗi thức trong số này, như nhãn thức, có rất nhiều nhãn thức. Khi bạn nhìn con bò, bạn có nhãn thức chấp trì con bò; nên khi bạn nhìn một thứ khác, thì tâm thức đó thực sự biến mất và ở trong một trạng thái không hoạt động hoặc nó trở thành một chủng tử và quay trở lại dòng tương tục của tâm thức – ý thức.
Vì vậy, nếu bạn nhìn 5 thứ khác nhau bằng mắt của mình, thì dòng liên tục của nhãn [thức] trước đây hoặc chất của nhãn [thức] trước đây không đi đến chất của nhãn thức tiếp theo. Vì vậy, mỗi và mọi nhãn thức là khác nhau. Khi bạn nhìn con người, sau đó bạn nhìn con bò, thì nhãn thức mà con bò xuất hiện hoàn toàn khác với nhãn thức mà con người xuất hiện. Đây chỉ là hai nhãn thức khác nhau. Tương tự, nhãn thức thay đổi và thay đổi và luôn luôn khác nhau. Vì vậy, bạn nhìn con bò và sau đó phút thứ hai bạn nhìn con người, nhãn thức nhìn thấy con bò biến thành chủng tử trong tâm thức. Do vậy, đây là một quá trình rất nhanh chóng. Khi bạn nhìn con người, đầu tiên hình ảnh của con người xuất hiện đối với nhãn căn, cho nên nhãn căn là một hình sắc, không phải là thức, mà nó là một hình sắc, một vật chất, giống như một tấm gương. Vì vậy, khi bạn nhìn con bò, hình ảnh của con bò xuất hiện trong gương đó giống như nhãn căn hoạt động là điều kiện [duyên] với sự trợ giúp một phần của ý thức, một chủng tử kích hoạt lên tâm thức, và nhãn căn đóng vai trò là một duyên đối với chủng tử đó giúp hạt giống đó dấy lên như là nhãn thức.
Đi cùng với nhãn thức của một người, thì có nhiều tâm sở đối với những sự vật, cái chúng ta bám víu, cái chúng ta nhìn, cái chúng ta cảm thấy, cái chúng ta chạm vào hoặc chà xát, hoặc nhìn thấy, nắm bắt… có nhiều tâm sở mà chúng ta gọi là tâm thức phụ thêm vào, tâm phụ gợi nhớ đi kèm với nhãn thức giúp nhãn thức nhìn thấy con bò. Tương tự, ý thức cũng khá hoàn chỉnh và rất sâu sắc. Ý thức khá tương tự với một số giác quan mà không cần có đối tượng chung quanh, phần lớn ý thức được tạo ra bởi căn thức.
Đối với ý thức của bạn nhiều đối tượng chỉ do tự ý thức nghĩ ra, không cần sự trợ giúp của căn thức. Nó có thể chỉ nhớ sự vật và có thể tạo ra một đối tượng bởi chính nó. Nhiều sự hiểu lầm là điều mà chỉ ý thức tạo ra bởi chính nó, không có đối tượng nào cả nhưng nó lại tạo ra bởi chính nó. Tuy nhiên phần lớn ý thức của chúng ta là thứ được tạo ra với sự trợ giúp của căn thức, chúng ta đang nhớ điều gì đó, chúng ta đang bám chấp vào một thứ gì đó, hầu hết suy nghĩ của chúng ta hoặc một cái gì đó giống như vậy. Tâm thức ấy lại không phải một đối tượng, có rất nhiều tâm, ý thức, tâm nghi, không biết cái người đó tốt hay xấu nữa, tâm biết con bò hay tâm nhận biết, chẳng hạn Anh ngữ hay tâm nhìn thấy bầu trời, hoặc nghĩ về hoặc nhớ về quê hương đất mẹ hoặc thấy tầm quan trọng của ngày lễ Vesak… tất cả chỉ là những tâm thức khác nhau. Nhưng tất cả những tâm này sẽ rời đi, khi những tâm này được kích hoạt thì những tâm khác vẫn ở chế độ ngủ, không hoạt động, giống như bạn có điện thoại và sau đó bạn mở một biểu tượng, giả sử đó là Om Ah Hum, sau đó ứng dụng này xuất hiện, nhưng phần còn lại của các biểu tượng khác vẫn ở đó nhưng không hoạt động. Vì vậy, chính xác tương tự như vậy, khi chúng ta nhớ ra điều gì đó, thì tất cả các ý thức khác đều ở trạng thái không hoạt động. Nói tóm lại, có rất nhiều ý thức có thể đồng thời ở đó.
Tương tự, có tâm thức mong muốn điều này, có tâm thức mong muốn điều kia, tất cả những thứ này có thể ở cùng nhau. Bạn có thể mong muốn giác ngộ, cùng lúc bạn có thể mong muốn thoát khỏi đau khổ, đồng thời bạn có thể mong muốn điều này, mong muốn điều kia, vì vậy mong muốn không có giới hạn, có thể tích cực, có thể tiêu cực. Ngay cả khi điều đó tích cực hoặc ngay cả khi điều đó không bị phóng đại về hoàn cảnh, về đối tượng, thì đây là điều tốt, bởi vì một số người nói rằng mong muốn đều là điều xấu nhưng nó có thể tốt.
Ở đây có nghĩa là nếu bạn chỉ có mong muốn thoát khỏi luân hồi, thì chưa đủ. Bạn cần có một ước muốn khác đạt được giác ngộ, chỉ khi đó các thực hành của bạn mới là nguyên nhân của giác ngộ, nếu không, bạn chỉ muốn thoát khỏi luân hồi vì lợi ích của riêng bạn, đó là điều tạo nên một hành giả Tiểu Thừa hay Nguyên Thủy, bởi vì đó là những gì họ thực hiện. Nếu bạn muốn đạt được giác ngộ, nếu bạn muốn giúp đỡ tất cả chúng sinh khác, nếu bạn có lòng từ bi đối với chúng sinh khác, nếu bạn muốn giải thoát và giúp đỡ tất cả chúng sinh vì đã là mẹ của chúng ta trong những kiếp trước, thì chỉ giải thoát khỏi luân hồi sẽ không giúp bạn có thể đạt được những gì bạn thực sự mong muốn để giúp đỡ tất cả chúng sinh.
Nếu bạn thực sự muốn giúp đỡ tất cả chúng sinh, thì đó là cách duy nhất và công cụ duy nhất để đạt được giác ngộ, đó là duy nhất khi bạn có thể giúp đỡ tất cả chúng sinh. Đức Phật đã đưa ra các mức độ giáo lý khác nhau, bởi vì vào thời điểm đó, nhiều người có nền tảng tư tưởng cho rằng ‘À, một số mức độ cao hơn trong một số cõi Trời là giác ngộ’; có những hành giả nữ từng nghĩ rằng một số cõi Trời là Niết Bàn. Họ có suy nghĩ này trong tâm của họ “Ồ, tôi đã tái sinh trong một số cảnh giới của Trời”, bởi vì đó là những gì họ đã từng ở trước đây. Vì vậy, theo suy nghĩ của họ và theo nền tảng, sự hiểu biết, suy nghĩ và ước muốn của họ, Đức Phật đã giảng dạy những giáo lý tập trung nhiều hơn vào việc sinh vào một số cõi Trời vì đó là ước muốn của họ. Và, Đức Phật cũng đã giảng day như “Ô ông sẽ đạt được Niết Bàn và sau đó ông không bao giờ có thể tái sinh nữa”, bởi vì những nền tảng này, những tâm thức này trong nhiều môn đồ họ nghĩ rằng“ À, tái sinh là một vấn đề, cho nên tôi không muốn tái sinh nữa, vì ở đâu cũng có đau khổ, chừng nào còn sinh ra, thì còn có đau khổ. Vì vậy, tôi không muốn sinh ra nữa”. Do vậy, theo những người đó, Đức Phật nói “Phải, nếu ông đạt được Niết Bàn thì ông có thể không bao giờ tái sinh nữa” – là điều không đúng thật, nhưng chỉ để khuyến khích họ thực hành, nên Đức Phật nói theo cách này.
Vào thời đó, người ta thường đi đến những hòn đảo khác nào đó để lấy ngọc hoặc đá quý, họ lái tàu đi, nên trước khi họ thực sự đến được nơi họ định đến, thì đôi khi người dẫn chỉ cho tất cả họ thấy một hòn đảo nhỏ chỉ để khuyến khích họ “Ô tới chỗ rồi, bây giờ sắp tới rồi” để tránh cho họ nản lòng “Ôi xa quá, mình chẳng thể tới được đó đâu”, họ chỉ một nơi rồi nói với những người đó “A, đó là đích đến của chúng ta”. Tương tự như vậy, Đức Phật đã giảng dạy ở các mức độ khác nhau, nhưng động cơ thực sự của Đức Phật là đưa tất cả chúng sinh đến con đường giác ngộ. Và để đạt được sự giác ngộ, bạn phải có tâm mong muốn đạt được sự giác ngộ. Cho nên, sự buông xả, tâm mong muốn thoát khỏi luân hồi không đủ, nó cần được đi liền với một tâm mong muốn giác ngộ.
3Thì tâm buông xả này sẽ không là lạc nhân viên mãn của giác ngộ vô song.
Điều này rất hợp lý bởi vì nếu chúng ta không mong muốn điều gì, thì dĩ nhiên bạn sẽ không nỗ lực để đạt được điều đó, bạn sẽ không hy vọng đạt được giác ngộ. Để đạt được bạn cần phải có một số nỗ lực, nếu không thì chắc hẳn bạn sẽ không đạt được. Đây là điều mà bạn phải có một số nỗ lực trong thực hành và thực hành để đạt được. Cho nên, để thực hành, để đạt được, bạn cần phải thực hiện miệt mài, bạn cần phải có mong muốn đạt được giác ngộ, và để có mong muốn đạt được giác ngộ, bạn cần phải thấy phẩm chất của sự giác ngộ, bạn cần phải thấy và hiểu lợi ích của việc đạt được.
4Vì vậy, các bậc hữu trí nên phát tâm Bồ Đề tối thượng.
‘Vì vậy, các bậc hữu trí’, ở đây, ‘bậc hữu trí’ là Boddhisatva [Bồ tát], chẳng hạn, bậc hành giả hữu trí như những Bồ tát mà chúng ta cần được những vị hành giả đó làm cho tỉnh ngộ. ‘Phát tâm giác ngộ vô thượng’ tức là Tâm Bồ Đề, tâm mong cầu sự giác ngộ. Vậy, khoảng thời gian chúng ta đạt được tâm mong muốn không chỉ thoát khỏi luân hồi mà còn đạt được giác ngộ, tức là khoảnh khắc bạn đạt được tâm mong muốn giác ngộ, tôi đang nói về Tâm Bồ Đề chân thật, khoảnh khắc bạn đạt được là bạn thực sự trở thành đối tượng của sự tôn kính, không chỉ bởi con người mà ngay cả các chư Thiên, bạn thực sự trở thành một vị cứu tinh, bạn thực sự trở thành một người con trai hoặc con gái của Đức Phật. Đó là khi công đức của ba a tăng kỳ kiếp bắt đầu bởi vì bây giờ bất kỳ công đức nào chúng ta tích lũy được, nó không bao gồm công đức của ba a tăng kỳ kiếp mà người ta cần tích lũy để đạt được giác ngộ. Khi bạn đạt được tâm giác ngộ, thì không có sự thoái lui nữa, bạn đi vào con đường hướng về Đức Phật.
Để đạt được điều đó, bạn cần có một mong muốn chân thật đạt giác ngộ. Một mong muốn chân thật là một cái gì đó, như tôi đã nói lần trước rằng bạn cần phải có mong ước thật mạnh mẽ, mạnh mẽ như mong muốn của một người đang ở trong nhà tù đen tối nhất, khủng khiếp nhất, muốn thoát nhà tù đó, hoặc muốn có được tự do ra khỏi nhà tù. Nếu bạn có loại mong muốn mạnh mẽ như người tù nhân, thì đúng vậy, bạn có Tâm Bồ Đề chân thật này. Và, do một số điều kiện thuộc về nghiệp, cho dù bạn sinh vào một cõi thấp nào đó như súc sinh hoặc ngạ quỷ hay chúng sinh địa ngục, đó là lúc giống như một quả bóng, nếu bạn đập quả bóng trên mặt đất, nó sẽ nhảy vọt lên ngay lập tức, cùng lúc, khi nó chạm đất, nó sẽ đẩy quả bóng nẩy lên trở lại. Chính xác theo cùng một cách, nếu bạn đạt được tâm mong muốn giác ngộ như vậy, bạn sẽ nhảy vọt lên ngay lập tức tại đó.
Sở dĩ chúng ta vẫn còn ở trong sinh tử là bởi vì trong suốt những năm qua, tất cả những gì chúng ta làm đều là mong muốn hạnh phúc cho bản thân. Tâm coi trọng bản thân mình đó là nguyên nhân chính khiến chúng ta vẫn còn ở trong luân hồi. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni người đã đạt giác ngộ vào ngày rằm tháng tư âm lịch – cùng ngày với ngày mai – lý do tại sao chư Phật đó đạt được giác ngộ là vì họ trân trọng hạnh phúc của người khác. Họ thật sự đánh đổi hạnh phúc của mình bằng hạnh phúc của người khác. Thay vì mong muốn hạnh phúc cho riêng mình, họ đã thực sự thay đổi tâm trở thành mong muốn hạnh phúc cho tất cả những người khác. Đó là lý do, đó là sự khác biệt giữa chúng ta và chư Phật. Chư Phật đã từng là những hành giả giống hệt như chúng ta, họ đã từng giống hệt tất cả chúng sinh như chúng ta, lý do tại sao họ là Phật vì họ trân trọng hạnh phúc của người khác, lý do tại sao chúng ta vẫn còn trong luân hồi là vì chúng ta vẫn coi trọng hạnh phúc của chúng ta, tất cả vấn đề của nó là ở chỗ hạnh phúc của chúng ta, vì vậy điều đó có nghĩa là một cái gì đó phải rất mạnh mẽ trong chúng ta bởi vì chúng ta vẫn còn trong luân hồi.
Chúng ta có một cảm giác rất mạnh về chúng ta và người khác, bản thân và người khác. Khi chúng ta nói về ‘bản thân’ và ‘người khác’, chúng ta cắt ra thành hai thứ đó là hai thứ khác nhau rất lớn. Nhưng trên thực tế, cơ thể mà chúng ta nghĩ trong thế tục này, tôi không nói về Phật tử, mà là những người không có tín ngưỡng hoặc những người tin vào một số tôn giáo khác, nói chung, chẳng hạn như Cơ đốc giáo, Hồi giáo, đạo Sikh, Ấn Độ giáo, tất cả họ đều nghĩ rằng ‘Ồ, tôi muốn sinh vào cõi tịnh độ, tôi muốn sinh lên thiên đàng hay cõi Trời’, bất cứ điều gì họ nghĩ; hoặc nhiều người trên thế giới này nghĩ rằng “Ồ, tôi muốn có một nơi ở tốt, có thức ăn và quần áo đẹp để mặc”, có rất nhiều suy nghĩ thế tục. Nói chung về việc làm hài lòng cơ thể vật chất này, tôi muốn có thức ăn ngon cho cơ thể này, những quần áo đẹp, một lần nữa cho cơ thể này, một nơi tốt đẹp để sống lại cho cơ thể này, hoặc để đi du lịch, tôi cần một chiếc ô tô để đi đây đó, một lần nữa cho cơ thể này. Nếu một người thực sự dành cả cuộc đời chỉ để làm hài lòng cơ thể này, thì bạn tham gia vào tất cả các loại nghiệp khác nhau chỉ để làm hài lòng cơ thể này. Cơ thể mà bạn nghĩ “À nó là của tôi”, bạn tạo ra nhiều nghiệp bằng cách tức giận với người khác, bằng cách có cái này, bằng sự ghen tị, đố kỵ, cố chấp, bám víu, tham lam… chỉ cho cơ thể này – cơ thể mà bạn nghĩ chắc nịch “À đó là của tôi. Nhưng nếu bạn suy nghĩ kỹ, thì cơ thể này không phải là thứ đã từng là của bạn. Cơ thể này đến từ người khác, nó từng là một phần của người khác, nó đến từ cha mẹ, nó từng là một loại chất lỏng hoặc máu của cha mẹ. Đó là thứ mà cơ thể của chúng ta có! Dù chúng ta có gắn bó với nó đến đâu, nhưng đã có lúc cơ thể này không phải là của chúng ta. Và ngoài ra khi chúng ta suy nghĩ kỹ, liệu thân thể này có ở bên chúng ta mãi mãi không? Không, cơ thể này sẽ không ở đó mãi mãi. Ngay cả đối với những người nghĩ rằng họ sẽ lên thiên đường hay những thứ tương tự như vậy, họ cũng không mang cơ thể đi theo.
Đó là lý do tại sao Đức Phật muốn chúng ta đi trên con đường trung đạo. Chúng ta không cần phải ném cơ thể của mình đi, đồng thời cũng không cần phải làm hỏng cơ thể này. Dĩ nhiên, bạn sẽ chăm sóc nó, bạn sẽ ăn thức ăn để sinh tồn, như thế bạn có thể sử dụng cơ thể này cho một điều gì đó tốt đẹp nếu có thể. Bạn có bộ não thông minh này chỉ khi bạn có cơ thể này. Nếu tâm thức này đi ra khỏi cơ thể và nhập vào con bò, bạn sẽ không có trí thông minh này bởi vì trí thông minh đó không đi cùng với cơ thể bò. Nhưng trí thông minh đó của con người đã đi cùng với cơ thể con người. Đó là lý do tại sao bạn cần phải tận dụng nó một cách tốt nhất.
Vì vậy, ‘bản thân’ và ‘người khác’ giống như, người mà bạn ghét nhất có thể trở thành người mà bạn gắn bó nhất. ‘Người này’ và ‘người khác’ giống như ‘cái nhìn của người này’ và ‘cái nhìn của người khác’, không thực sự là cố định. Đôi khi người mà bạn yêu quý hôm nay có thể là kẻ thù của ngày mai, người mà bạn ghét nhất, bạn có thể sinh vào gia đình đó ngày mai, điều đó cũng có thể xảy ra! Thứ mà bạn yêu quí nhất – cơ thể – và người mà bạn ghét nhất, bạn có thể dựa vào gia đình đó hơn chính cơ thể của mình, rất có thể, bởi vì chúng ta không bao giờ biết ngày mai đến trước, hay kiếp sau đến trước. Giả sử ở kia có mười người chết, ở đây có một người chết, nếu bạn có ít thời gian để cứu thôi, rõ ràng bạn sẽ cố gắng cứu mười người, đúng không? Nếu bạn không có lựa chọn nào để cứu cả hai, rõ ràng là vì họ có tới mười người và còn đây chỉ có một, bạn không muốn người này chết, rồi bạn muốn cứu mười người, lý do rõ ràng. Đó cũng là điều bạn có thể áp dụng cho chính mình. Bạn chỉ là một, những người khác là vô số. Dựa vào đó, nếu bạn đo lường, những người khác là vô số, tôi chỉ là một. Tất nhiên, bạn xứng đáng được hạnh phúc, nhưng hạnh phúc của bạn phụ thuộc rất nhiều vào người khác. Và cái khái niệm “tôi” quan trọng, những người khác không quan trọng, đó là một suy nghĩ sai lầm, đó là một tâm thức mà vì nó, bạn vẫn còn trong luân hồi.
Nếu bạn nhìn vào những kiếp trước của Đức Phật, hàng trăm kiếp xa xôi mà Đức Phật đã bị đưa vào cõi thấp, có rất nhiều kiếp mà Đức Phật thậm chí đã hy sinh cả mạng sống của mình để cứu người khác. Rất dễ hiểu, đó chính xác là những gì Đức Phật đã làm bởi vì Đức Phật đã nhận ra rằng nếu bạn cho đi tấm thân này, thì việc bạn cứu được người khác cũng không phải là vấn đề lớn; bởi vì nếu bạn cứu người khác, bạn không chỉ giúp đỡ người khác mà bạn còn tích lũy được một công đức to lớn mới có thể đạt được hoặc có được nhiều thân như thế này. Vậy, có ích gì khi cố gắng giữ cho cơ thể này thật tốt khỏe với tâm bám chấp, khi bạn thực sự không biết khi nào cơ thể này sẽ biến mất? Đồng thời, bạn cũng hiểu rằng đó là một cái thân có thể mang lại cho bạn nhiều hậu quả, đau khổ và nhiều vấn đề nhất.
Khi hiểu được điều đó, thì thật quan trọng là đo lường mức độ quan trọng là bạn – một cá nhân là quan trọng hay những người khác là quan trọng. Về mặt logic, nếu bạn thực sự ngày đêm thực hành, làm việc chăm chỉ vì lợi ích của người khác, mọi người sẽ thấy điều đó, và khi mọi người thấy, họ sẽ không để bạn chết đói, bởi vì một người như vậy rất cần trên thế giới này. Thế giới cần những con người với tấm lòng yêu thương, bi mẫn như vậy, vì có nhiều người không thể tự chăm sóc bản thân. Có rất nhiều chúng sinh cần sự hỗ trợ, cần một chút giúp đỡ, như nhiều loài động vật, họ cần sự giúp đỡ nào đó. Là nguyên nhân hạnh phúc của người khác là điều bạn có thể coi là một cuộc sống có ý nghĩa, nếu sự tồn tại của bạn mang lại hạnh phúc trong cuộc sống của ai đó và nếu sự tồn tại của bạn mang lại ánh sáng trong cuộc sống của ai đó, tôi muốn nói rằng đó là một cuộc sống có ý nghĩa. Để có một cuộc sống có ý nghĩa, không cần phải đọc hết một nghìn cuốn sách, hoặc không cần phải nổi tiếng, bởi vì hôm nay bạn có thể nổi tiếng, cũng cùng một người nhưng sẽ khác vào ngày mai, nó giống như nhịp độ là hạnh phúc của luân hồi, nếu bạn nổi tiếng là vấn đề, bạn không nổi tiếng cũng lại là vấn đề, và rồi không bao giờ kết thúc câu chuyện và cái đập nhẹ [cái búng tay] của cảm xúc thay đổi liên tục, ngày mai bạn nổi tiếng nhưng bạn vẫn không vui, bạn đạt được điều gì đó nhưng bạn vẫn không hạnh phúc, vì vậy không có cách nào để phàn nàn tâm thức đó, rõ ràng bởi vì đó là bản chất của luân hồi, sự vật và tâm thức.
Mong muốn người khác hạnh phúc là rất hợp lý và đó là loại hạnh phúc duy nhất trong số những hạnh phúc này. Mong cho hạnh phúc của người khác không chỉ mang lại hạnh phúc bằng cách đạt được giác ngộ, mà ngay cả trong cuộc sống này, nếu bạn thực sự mong muốn hạnh phúc của người khác, nếu tất cả những mong muốn của bạn là hạnh phúc của người khác, nếu tất cả những hành động của bạn đều hướng tới việc phục vụ các chúng sinh khác, thì bạn thực sự đang loại bỏ sân hận, tâm của bạn không cơ hội để nổi giận với người khác, bởi vì bạn muốn người khác vui vẻ, cho nên không có cách nào để nổi giận với điều đó. Và ngoài ra, tự động bạn sẽ có thể loại bỏ sự ghen tị, bởi vì bạn muốn tất cả những người khác được hạnh phúc, nên không có cơ hội cho sự ghen tị cũng như rất nhiều cảm xúc tiêu cực này, bạn có thể loại bỏ chúng một cách tự nhiên, cho nên đương nhiên không có bản ngã, không tham lam bởi vì bạn muốn người khác hạnh phúc, bạn sẽ không tham lam, nên bạn muốn người khác cũng có.
Dĩ nhiên, loại tâm này là cần thiết để đạt được giác ngộ, ngay cả cho sự bình yên và hạnh phúc của cuộc đời này. Tâm như vậy đúng là bảo bối và là bí quyết để mang lại và đạt được hạnh phúc trong kiếp này. Ai nghĩ rằng bí mật của hạnh phúc trong cuộc đời này là mong cho hạnh phúc của người khác, thay thế hạnh phúc của bạn với người khác? Mọi người sẽ nghĩ “ồ, không đâu”. Nhưng đây là bí quyết, bởi vì tất cả những vấn đề này như bạn ghen tị vì bạn muốn bạn cũng phát triển, bạn muốn bạn cũng có những gì người khác có. Lại bắt nguồn từ việc mong muốn hạnh phúc của bạn, bạn tức giận vì nghĩ rằng “ồ bạn quan trọng mà”, đối với bạn họ nên buồn bã vì điều đó bởi vì bạn thấy bản thân bạn là quan trọng, bạn có cái tôi này bởi vì bạn nghĩ rằng “ồ tôi là dah, dah, vậy làm sao họ có thể nói rằng dah và dah…” bạn tìm mọi lý lẽ để có sự ghen tị, đố kỵ này, cố chấp, lòng tham, sự kiêu ngạo. Nếu bạn chỉ mong muốn hạnh phúc của người khác, thì tất cả những điều này chỉ hoàn toàn ở đó.
Đó là lý do tại sao các Bồ tát mong muốn đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả hạnh phúc của người khác, bởi vì đó là điều họ mong muốn. Bạn nhìn thấy nhu cầu đạt được giác ngộ bởi vì bạn mong muốn hạnh phúc của tất cả chúng sinh, đó là lý do tại sao mong muốn hạnh phúc cho tất cả chúng sinh đóng vai trò là một gốc rễ hoặc nguyên nhân hoặc động lực thúc đẩy bạn đạt được giác ngộ. Và cách để làm điều đó là bằng cách nhìn thấy tất cả chúng sinh là rất quan trọng. Bởi vì qua việc nhìn thấy, hiểu biết, quán chiếu về nhiều kiếp, bạn thấy rằng tất cả chúng sinh đều là mẹ của chúng ta, đã đối xử rất tốt với chúng ta giống hệt như mẹ của kiếp này; hoặc cha của kiếp này, hoặc chồng, vợ… bất cứ ai tốt với chúng ta trong kiếp này, bạn chỉ có thể thực hành từ đó. Như thấy rằng, vì người này rất tốt với chúng ta trong kiếp này, nên tất cả chúng sinh cũng tốt với chúng ta trong những kiếp khác nhau, và người tốt với bạn trong kiếp khác hay người tốt với bạn trong kiếp này, chính xác đều là tốt với chúng ta, hoàn toàn giống nhau. Giống như một người nói với bạn cách đây năm mươi năm không phải là người nói với bạn ngày hôm nay, cả hai đều như nhau, chúng ta nên tôn trọng họ như nhau, bởi vì họ tốt với chúng ta như nhau như người mẹ của kiếp này và người mẹ của kiếp trước, ví dụ trước đây bạn có người mẹ khác, hoặc chồng khác, hoặc vợ khác, cha khác, anh em ruột, bất cứ ai, đó chỉ là vấn đề thời gian, với logic này, bạn có thể biết rằng tất cả chúng sinh đều đối xử tốt với chúng ta như nhau.
Vậy bạn có cơ hội để làm điều gì đó cho họ, làm điều gì đó có thể xóa bỏ những đau khổ của họ. Giống như bạn là một bác sĩ có thể điều trị bệnh ung thư cho cha mẹ bạn, cha mẹ bạn đang mắc một bệnh ung thư nào đó và bạn thực sự lại nằm trên ghế sofa và xem tivi, điều đó thật là buồn! Nếu biết cách chữa trị cho họ nhưng thay vì điều trị cho họ, bạn chỉ ngồi xem tivi và không làm gì cả. Đó chính xác là tình huống của chúng ta nếu bạn không làm gì cả, bởi vì bây giờ chúng ta đã biết phải làm gì, đồng thời chúng ta có thời gian và rồi chúng ta có thể làm. Chúng ta thực sự không biết sự tái sinh làm người này khi nào nó sẽ kết thúc, nếu bạn không làm bây giờ, bạn có thể không còn thời gian trong tương lai. Tất cả chúng sinh, bây giờ tình trạng của họ còn hơn tình trạng của ung thư nào đó. Nếu một người đang bị ung thư, họ có thể phải chịu đựng 10 năm vì bệnh này, trong nhiều năm, tháng tới hoặc năm thứ năm hoặc năm thứ sáu, không ai có thể còn sống. Nếu ai đó đi vào địa ngục hoặc dính líu tới một số hành động bất thiện bởi vì họ cho rằng họ phải xuống địa ngục hoặc là một súc sinh, cõi này và cõi khác, họ có thể phải chịu đựng hàng năm, hàng nghìn năm, hoàn cảnh đó nguy cấp và nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bằng cách hiểu rằng tất cả chúng sinh đều rất giống người đang bị ung thư, và họ thực sự sẽ được cứu và bây giờ bạn biết cách cứu họ, bạn có thời gian để đi cứu họ. Nếu bạn không cứu ngay bây giờ, tôi thực sự không biết chính xác như bác sĩ biết cách chữa trị, giờ đây người mẹ của bạn đang đau khổ.
Đó là lý do tại sao ‘bậc hữu trí’, những vị Bồ tát đó, phát khởi mong muốn đạt được giác ngộ để có thể giúp đỡ tất cả chúng sinh. Nếu bạn không đạt được giác ngộ, bạn không thể làm gì nhiều, bởi vì bạn không ở trong tình huống để giúp đỡ cho chính mình, bạn thậm chí không ở trong tình huống cứu giúp chính bản thân mình hoặc cha mẹ của chính mình kiếp này, thì làm sao bạn có thể cứu được các chúng sinh khác, bạn không có công cụ để bạn có thể cứu giúp. Vì vậy, việc thực hành để đạt được công cụ như vậy rất quan trọng, đó là điều mà thi kệ nói đến. /.
Trả lời câu hỏi:
- Khi ở trong Đại thừa/ Kim cương thừa, chúng ta muốn Niết Bàn nhưng cũng muốn được tái sinh trong một cõi tịnh độ qua tâm Bồ Đề, đó sẽ là điểm đến cuối cùng hay các chu kỳ tái sinh sẽ tiếp tục xảy ra sau đó?
Đúng vậy, mặc dù bạn sinh ra ở một cõi tịnh độ nào đó, vẫn không đảm bảo rằng bạn sẽ ở đó mãi mãi. Nếu bạn muốn sinh về cõi tịnh độ thì không sao, nhưng bạn hãy đi thực hành ngay từ bây giờ để bạn có thể tiếp tục sự thực hành này ngay cả trong cõi tịnh độ, đó là điều tốt đẹp. Tuy nhiên, mặc dù bạn sinh vào một cõi tịnh độ và bạn thực hành, thì cũng có lúc bạn sẽ quay trở lại đây trong thế giới này, bởi vì có một số chứng ngộ mà bạn sẽ không thể phát triển trong cõi tịnh độ.
Tôi muốn nói rằng việc thực hành tâm Bồ Đề cũng có thể là một nhân hoàn hảo để được sinh về một cõi tịnh độ, bởi vì để được sinh vào cõi tịnh độ, bạn có được một thiện đức rất lớn và không gì tốt hơn. Để tích lũy công đức to lớn trong một thời gian thật ngắn hơn một cách dễ dàng. Tôi không nghĩ có cách nào tốt hơn để tích lũy những công đức to lớn một cách thật dễ dàng hoặc thật nhanh chóng hơn là việc thực hành Tâm Bồ Đề. Vì vậy, nếu bạn thực hành tâm Bồ Đề, mỗi và mọi hơi thở mà bạn hít thở với động lực để có được giác ngộ sẽ trở thành một công đức to lớn hơn một triệu người có thể không thể thực hành và tích lũy loại công đức đó, là lý do tại sao tôi nói rằng buổi học ngày hôm nay về Tâm Bồ Đề thật là tuyệt vời, cho nên ngày mai bạn có thể nghĩ về nó, cho dù bạn đang làm gì, bạn đang ăn gì, uống gì, đang đi bộ hay đang nấu ăn, bạn có thể làm điều đó với động cơ đạt được giác ngộ. Nếu bạn đang uống thứ gì đó, bạn có động cơ để đạt được giác ngộ này, có rất nhiều chúng sinh ở trong cơ thể của chúng ta, vì vậy chúng ta uống cũng vì chúng, ăn cũng vì chúng. Bạn đang nấu món gì đó cho ai đó hoặc cho bạn, bạn có thể nghĩ “Tôi rất vui, tôi đang tự nấu ăn hoặc tôi đang nấu cho gia đình hoặc bạn bè để họ có một cơ thể khỏe mạnh, để họ có thể sử dụng cơ thể của mình để đạt được giác ngộ ”.
- Chúng ta có 6 tâm thức khác nhau từ 5 căn thức và một ý thức, vậy từ cái gì chúng ta có thể có những cảm xúc và làm thế nào những tâm thức này có thể điều khiển những cảm xúc đó. Ví dụ, chúng ta nhìn thấy một con bò, chúng ta có nhãn thức, vậy tại sao nó lại tạo ra ý nghĩ “ôi con bò dễ thương quá” và tình yêu thương đối với con bò?
Nếu bạn nói về ‘cảm xúc’ như là cảm giác thì khác biệt, thậm chí có cả cảm xúc, chẳng hạn như sự dính mắc, v.v. Bạn có thể có dính mắc đi cùng với nhãn thức, đồng thời, bạn có thể có dính mắc đi cùng với nhĩ thức hoặc ý thức.
Đúng vậy, vì thói quen trong quá khứ và nghiệp quá khứ của bạn đối với đối tượng đó. Giống như chúng ta chấp trì và bám chấp vào những hiện tượng như vậy và chúng ta nhìn, thấy, nghe, nếm hoặc nghĩ, và sự nhớ lại lần nữa giống như một cảm xúc chẳng hạn như giận dữ, ghen tị, đố kỵ, cố chấp hoặc chấp trước, bất kể đó là gì. Điều đó vốn dĩ đi cùng với điều này bởi vì thói quen trong quá khứ hoặc nghiệp lực khác nhau trong quá khứ của chúng ta.
- Ngay cả khi tôi không nghĩ đến kiếp sau, nó vẫn sẽ đến một ngày, vì vậy tốt hơn là tôi không chú ý đến những gì sẽ xảy ra trong kiếp sau?
Đúng vậy, ngay cả khi bạn không nghĩ đến kiếp sau, nó cũng sẽ đến một ngày nào đó. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên làm điều gì đó thay vì không chú ý đến nó. Tất cả những đứa trẻ đều trưởng thành, vì vậy tốt hơn hết là hãy đi học, vì dù sao thì tuổi trưởng thành cũng sẽ đến. Bất kể bạn tin hay không, bạn sẽ trở nên lớn hơn. Khi lớn hơn, bạn cần phải có sự nghiệp, công việc, kiến thức và tất cả những thứ này, vì vậy tốt hơn hết là đứa trẻ nên học tập, thay vì bỏ mặc vì điều đó sẽ đến. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị cho kiếp sau. Nếu phải nhảy từ một chiếc máy bay, tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị một chiếc dù! Bởi vì bỏ qua nó sẽ là một nguy hiểm rất lớn, bởi vì bạn sẽ phải đến đó.
- Làm sao người ta có thể biết rằng bản thân mình đã đạt được Bồ đề tâm? Có dấu hiệu / cách nào mà chúng ta chắc chắn có thể biết một người đã đạt được Bồ đề tâm không?
Nếu tâm anh ta mong muốn sự giác ngộ mạnh mẽ như một người đang ở trong nhà tù tăm tối nhất cũng mong muốn được thoát khỏi nhà tù đó. Một người sẵn sàng mong muốn đạt được Tâm Bồ Đề, thì bất cứ điều gì người đó làm, tâm mong muốn đạt được giác ngộ luôn ở đó. Nếu bạn đang ở trong một bữa tiệc tốt đẹp mà bạn quên đi bữa tiệc đó trong vài giây hoặc vài phút, điều đó có nghĩa là bạn vẫn đang thực hành miệt mài vì người trong tù, thậm chí anh ta có một giấc mơ đẹp ở đó, thì tâm thức mong muốn được thoát khỏi đau khổ đó hoặc nhà tù đó luôn hoạt động. Một người khi đạt được Tâm Bồ Đề hay Đại bi, có nhiều dấu hiệu: bạn có thể thấy chúng sinh đau khổ, bạn có thể khóc, giọng nói thay đổi… Đây là một số dấu hiệu tự nhiên. Nó xảy ra đồng thời, có thể, khi một điều gì đó xảy ra, người đó có chút cảm xúc theo ý nghĩa nào đó, và những dấu hiệu này vẫn tiếp tục ở người đó trong khoảng nhiều năm, có nghĩa là người đó có thể đã đạt được Tâm Bồ Đề hoặc lòng từ bi.
Do vậy, bản thân anh ta qua kiểm tra tâm thức, những người khác biết anh ta qua một số dấu hiệu tự nhiên, không chỉ một lần, hai lần hoặc ba lần, mà những dấu hiệu tự nhiên này dường như đã tồn tại ở người đó rất lâu thì bạn có thể nghĩ rằng người đó có thể đã đạt được điều gì đó như vậy. /.
Ghi chép từ bài Pháp Thoại của Lama Nawang Kunphel ngày 25/05/2021